Home | TA.P GHI | TA.P GHI [tt] | TA.P GHI 1 | TA.P GHI 2 | TA.P GHI 3 | TA.P GHI 4 | TA.P GHI 5 | TA.P GHI 6 | TA.P GHI 7 | TA.P GHI 8 | TA.P GHI 9 | TA.P GHI 10 | TA.P GHI 11 | TA.P GHI 12 | TA.P GHI 13 | TA.P GHI 14 | TA.P GHI 15 | TA.P GHI 16 | TA.P GHI 17 | TA.P GHI 18 | TA.P GHI 19 | TA.P GHI 20 | TA.P GHI 21 | TA.P GHI 22 | TA.P GHI 23 | TA.P GHI 24 | TA.P GHI 25 | TA.P GHI 26 | TA.P GHI 27 | TA.P GHI 28 | TA.P GHI 29 | TA.P GHI 30 | TA.P GHI 31 | TA.P GHI 32 | TA.P GHI 33 | TA.P GHI 34 | TA.P GHI 35 | TA.P GHI 36 | TA.P GHI 37 | TA.P GHI 38 | TA.P GHI 39 | TA.P GHI 40 | TA.P GHI 41 | TA.P GHI 42 | TA.P GHI 43 | TA.P GHI 44 | TA.P GHI 45 | TA.P GHI 46 | TA.P GHI 47 | TA.P GHI 48 | TA.P GHI 49 | SUY NGÂM~ | SUY NGÂM~ [tt] | SUY NGÂM~ 1 | SUY NGÂM~ 2 | SUY NGÂM~ 3 | SUY NGÂM~ 4 | SUY NGÂM~ 5 | SUY NGÂM~ 6 | SUY NGÂM~ 7 | SUY NGÂM~ 8 | SUY NGÂM~ 9 | SUY NGÂM~ 10 | SUY NGÂM~ 11 | SUY NGÂM~ 12 | SUY NGÂM~ 13 | SUY NGÂM~ 14 | SUY NGÂM~ 15 | SUY NGÂM~ 16 | SUY NGÂM~ 17 | SUY NGÂM~ 18 | SUY NGÂM~ 19 | SUY NGÂM~ 20 | THO' HAY | THO' HAY [tt] | THO' HAY 1 | THO' HAY 2 | THO' HAY 3 | THO' HAY 4 | TÀI T̀NH | CU'̉'I CHÚT CHO'I | CU'̉'I CHÚT CHO'I [tt] | CU'̉'I CHÚT CHO'I 1 | LINKS | NHA.C HAY | VÊ` VN | -DE.P | HU'U~ ÍCH | HU'U~ ÍCH [tt] | HU'U~ ÍCH 1 | TUYÊ.T V̉'I !!! | -DÔ.C -DÁO | THÚ VI. | BÀI VIÊ'T | BÀI VIÊ'T [tt] | BÀI VIÊ'T 1 | BÀI VIÊ'T 2 | BÀI VIÊ'T 3 | BÀI VIÊ'T 4 | BÀI VIÊ'T 5 | BÀI VIÊ'T 6 | BÀI VIÊ'T 7 | BÀI VIÊ'T 8 | BÀI VIÊ'T 9 | BÀI VIÊ'T 10 | BÀI VIÊ'T 11 | BÀI VIÊ'T 12 | CÂ?N THÂ.N | CÂ?N THÂ.N [tt] | VINH~ BIÊ.T !!! | VINH~ BIÊ.T !!! *

VINH~ BIÊ.T !!!

vo_phien_1925_2015.jpg

VĨNH BIỆT VÕ PHIẾN

 

VĨNH BIT VÕ PHIN

 

VĨNH BIỆT VÕ PHIẾN

 

Tối đó trăng tròn, trăng tròn đầy,

người đi tan khuất tựa làn mây!

Cali đưa tiễn mưa không hạt,

tôi nóng ran người thương tiếc ai ..

      Con hạc vàng bay trong trăng vàng.

      Con hạc vàng bay về Quy Nhơn.

     Tôi đưa tay hứng gì, không biết.

      Một chiếc lá rơi.  Một nỗi buồn!

Tôi khóc.  Trời ơi tôi bật khóc.

Từ nay tôi mất một Tình Yêu.

Từ nay, vĩnh viễn .. người-tro-bụi,

còn lại Người .. trang sách lật theo!

      Còn lại Người .. Non Nước mỏng manh.

      Mừng Người rời được chốn hôi tanh.

      Mừng Người, lòng vẫn nguyên lòng dạ.

      Mà quạnh hiu đời.  Tôi ngó quanh ..

Từ nay .. cánh cổng nhà ai mở?

Cánh cổng nhà tôi đứng bấm chuông.

Con quạ lặng thinh .. không thấy Bác,

không thấy gì .. gì nữa, ngoài sương!

      Bác Võ Phiến ơi, thôi vậy .. hết!

      Trăm năm, Bác thiếu nợ mười năm.

      Tách trà bay khói thơm thơm phức,

      con nhớ Bác hoài những tối trăng ..

TRẦN VẤN LỆ

 

TIN BUỒN ĐẾN LÚC ĐANG BUỒN

(Luân Hoán: thay nén hương tiễn nhà văn Võ Phiến)

 

nhịp máu đi trong người sáng nay

một-trăm-bảy-chín .. đầu xoay xoay

nhiều giây lơ lửng như bay bổng

hít thở sâu nghe nóng mặt mày

      

bỗng điện thoại reo bất thình lình

      bạn văn buồn bã giọng đưa tin:

      một nhà văn lớn vừa lười biếng

      thở tiếp hơi đời cõi nhân sinh

 

đang lo lắng buồn thêm bâng khuâng

lớp giàu tuổi thọ rụng dần dần

"vô thường" cách nói tự an ủi

chợt thoáng nghĩ qua trấn an lòng

 

      người mất với ta là đàn anh

      tuổi đời cùng mức độ thành danh

      không gần gũi lắm mà thân thiết

      vừa đủ tiếc thương thật chân thành

 

muốn gọi phone ngay ngại dở hơi

tang gia bận rộn chuyện chuyển đời

người thân qua cõi cư ngụ mới

đôi tiếng chia buồn chẳng thể vơi

 

       lợi dụng người đi viết mấy dòng

      đã là vô phép với linh vong

      khói hương hương khói trong tâm chữ

      như dựa hơi người chớ chẳng không

 

giữa những dồi dào người tiếc thương

cung kính tiễn đưa đoạn mở đường

vòng hoa liễn vải thơ phúng điếu

xin ké tấc lòng vái tứ phương

 

      Võ Phiến còn hoài Viễn Phố thôi

      ngàn trang hoa chữ nở thơm đời

      kính mong bà chị vơi thương nhớ

      thắp ấm ngọn tình anh chúng tôi ..

LUÂN HOÁN

 

(NNS sưu tầm, Trần Năng Phụng chuyển)

 

 

hoahue_trangmuot.jpeg

RỤP RỤP

 

RỤP RỤP

(Tùy bút Vơ Phiến)

 

 L.T.Đ.: Từ California, nhà văn Phạm Xuân Đài vừa cho biết một tin buồn: "Vơ Phiến đă qua đời vào lúc 7 giờ tối ngày 28 tháng Chín, 2015, tại Advanced Rehab Center of Tustin, Santa Ana, thọ 90 tuổi ..

Nhà văn Vơ Phiến là một tác giả quan trọng của văn học Việt Nam từ thời Đệ Nhất Cộng Ḥa. Trước 1975 ông là công chức thuộc bộ Thông Tin của Miền Nam, và đă cộng tác với tạp chí Bách Khoa cho đến 1975 với bút danh Tràng Thiên (một bút danh chung cho nhiều tác giả, nhưng từ sau 1965 hầu như chỉ dành cho một ḿnh ông). Ông sang Hoa Kỳ từ 1975 và làm việc cho ṭa Hành Chánh quận Los Angeles, California cho đến ngày về hưu. Tại hải ngoại, ông vẫn tiếp tục viết sách và cộng tác với các tạp chí văn học. Từ cuối thập niên 1970 ông đă chủ trương tờ Văn Học Nghệ Thuật, là tiền thân của tạp chí Văn Học sau này.

Vơ Phiến là một tác giả đa dạng. Ông viết truyện ngắn, truyện dài, tạp luận, tùy bút, lư luận và phê b́nh văn học. Các tác phẩm đă xuất bản của ông gồm có, về truyện ngắn và tiểu thuyết: Chữ T́nh, Người Tù, Mưa Đêm Cuối Năm, Về Một Xóm Quê, Đêm Xuân Trăng Sáng, Giă Từ, Thương Hoài Ngàn Năm, Thư Nhà .. ; về tùy bút, tạp bút: Tạp bút I, II, III, Đàn Ông, Ảo Ảnh, Phù Thế, Chúng Ta Qua Cách Viết, Đất Nước Quê Hương, Tùy bút I, II, Đàm Thoại v.v .. Tại hải ngoại, ông đă bỏ công sức trong nhiều năm trời để soạn bộ Văn Học Miền Nam Tổng Quan nhằm lưu giữ nền văn học miền Nam đă bị Cộng Sản thiêu hủy từ sau 1975".

Để tưởng niệm một vì sao vừa khuất, chúng tôi xin trân trọng giới thiệu một tuỳ bút tiêu biểu của ông. Bài viết này được trích từ tập Đất Nước Quê Hương, do nhà Lửa Thiêng xuất bản lần vào năm 1973. (TƯỞNG NĂNG TIẾN)

 

***

 

Ông B́nh Nguyên Lộc quả quyết rằng trong một bàn ăn mười ba người, gồm mười hai người Việt và một người Hoa, đồng vóc dáng, đồng trang phục, ngồi im không nói, ông cũng phân biệt được kẻ Việt người Hoa.

Như vậy đă là tài, nhưng ông c̣n đi xa hơn: có thể nh́n h́nh dáng mà phân biệt được người Tàu Phúc Kiến với người Tàu Quảng Đông, người Tàu tỉnh này với người Tàu tỉnh khác.(1)

Cũng trong quán ăn, trong khi chờ đợi tô hủ tiếu, tôi có dăm ba lần theo dơi cử chỉ của người làm bếp, và chợt lấy làm ngạc nhiên về một nhận xét. Không phải ngạc nhiên về chuyện suy tưởng nhân chủng ưa liên quan với các tiệm ăn quán nhậu. Mà là v́ tôi có cảm tưởng đôi khi có thể nh́n mà phân biệt một người Việt miền Nam với một người Việt miền Trung, tức một đồng bào ở miền ông B́nh Nguyên Lộc với một đồng bào ở miền tôi. Nói cách khác, tôi có cảm tưởng ḿnh cũng .. tài giỏi như ông B́nh Nguyên Lộc: cái mới kỳ cục!

 

Một buổi trưa, tại Cần Thơ, trong ngôi quán ở đầu một ngơ hẻm gần bến xe Lam, lần đầu tiên tôi chú ư đến điệu bộ có vẻ ngộ nghĩnh của người chủ quán.

Ngôi quán khá chật và tối. Giữa trưa, trong quán vẫn có ngọn điện vàng cạch thả tọng teng trên đầu người chủ. Người này mặc mai-ô quần lính, đầu đội chiếc mũ địa phương quân rộng vành, chân mang đôi giày da đen, không vớ. Tại sao phải giày và mũ trong một chỗ kín như thế? Có thể chỉ là một thói quen, hay chỉ là một trường hợp ngẫu nhiên nào đó, tức một chi tiết không có ư nghĩa ǵ. Tuy vậy tôi vẫn ghi lại, v́ h́nh ảnh ấy tưởng c̣n hiển hiện trước mắt tôi lúc này. H́nh ảnh một người khỏe mạnh, nhanh nhẹn, và làm việc hào hứng.

Mỗi người có một cách biểu lộ sự hào hứng. Riêng cái cách của người chủ quán hôm ấy, trời ơi, trông mà mê. Hai tay ông ta thoăn thoắt: chặt khúc xương, xắt lát thịt, gắp mớ ớt, múc vá nước từ trong thùng đổ ra tô, xóc xóc mớ hủ tiếu vừa mới trụng qua nước sôi, rắc một tí tiêu bột v.v. Tất cả bấy nhiêu cử chỉ đều rập ràng, hơi có vẻ nhún nhẩy. Mỗi cái quơ tay, cái nhấc lên hạ xuống đều như có ǵ quá mức cần thiết một chút. Mỗi cử chỉ bao hàm bảy tám phần cần thiết, lại thêm vài ba phần thừa thăi, chỉ để cho đẹp mắt, để biểu diễn sự thích thú trong công việc. Động tác nghề nghiệp gần chuyển thành sự múa men. Một điệu vũ ca ngợi lao động.

Đứng bên chủ quán là bà vợ, tôi đă tưởng bà làm công việc chạy bàn. Nhưng không: Lúc một cậu bé gầy gầy cưỡi chiếc xe đạp vụt về trước cửa, xách vào cục nước đá, th́ đă rơ đây mới là người chạy bàn chính thức; người đàn bà chỉ tạm thời thay thế cậu ta trong chốc lát.

Khi đă đủ một vợ một con bên ḿnh, chủ quán điều động càng hào hứng:

- Bàn trong. Một nhỏ một lớn. Rồi! Bưng.

- Bàn ngoài, số một. Tô lớn, khô. Rồi! Bưng, bàn số một.

- Bàn số ba tính tiền. Tám chục với ba lăm là trăm mười lăm. Trăm mười lăm với tám đồng là trăm hăm ba. Trăm rưỡi trừ trăm hăm ba, c̣n lại ..

Bà vợ nhắc:

- Hăm bảy.

Hăm bảy. Nè!

Ông ta đưa món tiền lẻ, cậu con mang ra cho khách. Rảnh tay, ông ta chặt một miếng cánh gà, nho nhỏ, quăng gọn vào mồm, nhai. Lại nhanh nhẹn chặt luôn miếng khác, trao cho vợ. Người đàn bà thụt né vào sau cánh cửa; ăn xong lại ló ra, sẵn sàng ..

- Tô nước, tô khô. Bàn số hai. Rồi!

 

Cứ thế, chủ quán làm việc, cắt đặt công việc, điều khiển vợ con v.v., điệu bộ vẫn lại cứ như có ǵ thừa thăi một chút. Bảy tám phần cần thiết, đôi ba phần để bày tỏ sự hài ḷng, để biểu diễn sự hoạt động ăn khớp của một tổ chức hoàn hảo, một bộ máy hợp khuôn rập, chạy đều ro ro.

Vừa rồi có lẽ đă có sự lạm dụng: hầu hết mỗi câu nói của người chủ quán đều có một tiếng "rồi". Nếu tôi ghi nhớ sai, ấy là v́ đă quá chú ư đến tiếng đó. Nhưng hay nhất, ngộ nhất lại là cái tiếng "rồi" tưởng tượng phát ra từ mỗi cử chỉ. Mỗi cử chỉ - ngắt cọng rau, xóc mớ hủ tiếu v.v. - đến chỗ sau cùng thường được gằn mạnh. Như thể một tiếng "rồi" phát ra bằng động tác thay v́ bằng âm thanh: Một tiếng câm.

Dầu sao lần ấy tôi không có một đối tượng quan sát im lặng như ông B́nh Nguyên Lộc; nhưng các lần sau này th́ họ im lặng.

 

Sau buổi trưa ở Cần Thơ, về Sài G̣n những lần vào quán hủ tiếu, tôi sực nhớ h́nh ảnh nọ, và ṭ ṃ nh́n theo chủ quán: thỉnh thoảng lại gặp những điệu bộ ấy. Có khi ở một người đàn bà, có khi ở một người đàn ông đứng tuổi. Họ nhanh nhẹn, mau mắn; nhưng cái đặc biệt là, trong cử chỉ, họ như muốn nhấn mạnh vào tính cách toàn hảo của những hoạt động rập ràng mau mắn ấy.

Những người ấy họ có cung cách làm việc giống nhau. Cung cách ấy, gọi nó ra sao ? Tôi t́m một chữ để diễn tả. Tôi loay hoay t́m kiếm .. A! Đây rồi: "Rụp rụp"! Họ làm việc "rụp rụp".

Chữ nghĩa sao mà thần t́nh. Lại chính là một tiếng địa phương ra đời ở miền Nam này. Thế mới biết sự xuất hiện của một tiếng nói mới không bao giờ là chuyện ngẫu nhiên, không lư do. Phải có một thực tại mới, đ̣i hỏi được mô tả sát đúng. Phải có một sự cần thiết réo gọi nó, đích danh nó.

"Rụp rụp" là một đáp ứng tài t́nh cho một đ̣i hỏi như thế. Làm rụp rụp không phải chỉ là làm mau mắn, mà c̣n với một vẻ hứng chí trong sự mau mắn.

 

- Nhưng tại sao lại bảo đó là của miền Nam? Đâu phải người nào trong Nam cũng làm việc rụp rụp?

- Tất nhiên đó không phải là tác phong của toàn thể. Cũng không thể nào biết được là tác phong của một tỉ lệ người Nam lớn nhỏ ra sao. Có điều tác phong ấy không gặp thấy ở các miền ngoài. Vả lại, c̣n có chuyện khác ..

- Nào, xem chuyện khác có ǵ rơ rệt hơn chăng.

 

Trong một bài tục ca của Phạm Duy, có câu: "Người dân nh́n thoáng hết hồn luôn", lại có câu: "Lệch đi th́ chết, cấm sờ luôn". Những tiếng "luôn" dùng kiểu đó không có trong ngôn ngữ các miền ngoài.

Cũng thế, ở ngoài Trung mỗi khi xe đ̣ dừng lại dọc đường, hành khách lên xe xong, anh "ết" hô to cho tài xế nghe: "Chạy!"; ở trong Nam, anh ta hô: "Chạy luôn!".

Tại sao lại luôn? Những tiếng "luôn" ấy không có nghĩa, nhưng dĩ nhiên không phải không có công dụng. Trái lại, công dụng đó thường khi khiến nó c̣n được xem trọng hơn những tiếng có nghĩa rơ rệt đứng trước nó. Chẳng hạn trong trường hợp "chạy luôn": tiếng "chạy" hô phớt qua, tiếng "luôn" được gằn mạnh. Người ta nghe "Ch .. luôn!"; có khi chỉ nghe có một tiếng "Luôn!".

 

Không chừng đó cũng là trường hợp đă xảy đến cho tiếng "vô". Mời nhau uống rượu, anh em hô: "Dô!". Có lẽ thoạt tiên là tiếng "nhậu vô", "uống vô" chăng? Dần dần tiếng trước bị lướt phớt qua rồi bị bỏ rơi. Chỉ c̣n lại tiếng sau; từ một tiếng trợ từ, nó tiến lên nhận lấy cái nghĩa của các tiếng nhậu, uống.

Trong "chạy luôn", nghĩa ở tiếng chạy; trong "hết hồn luôn", nghĩa ở hết hồn; trong "nhậu vô", nghĩa ở nhậu v.v. C̣n tiếng "luôn"? Nó thêm vào một thái độ phát biểu, không thêm ǵ vào cái ư nghĩa đă phát biểu. Trong "chạy luôn" chẳng hạn, "luôn" là một tiếng kêu hơn là một tiếng nói: nó phát lên để tỏ thái độ thúc giục, nó không nói ǵ về cái nội dung của sự thúc giục ấỵ Nó có công dụng về ngữ khí, chứ không phải về ngữ ư.

Như vậy trong cách nói này cái nội dung, cái cần thiết, đôi khi bị lướt qua; cái phụ, có phần thừa thăi, lại được nhấn mạnh.

Lại cái thừa thăi.

 

Trong cử chỉ, một chút ǵ thừa, vượt quá sự cần thiết; trong lời nói, cũng một chút ǵ thừa, vượt quá sự cần thiết. Cử chỉ và lời nói đều được phóng đại lên ..

- Vẫn không có ǵ rơ rệt.

- Không rơ, về mặt nào ?

- Một dấu hiệu để phân biệt bản sắc địa phương như vậy không mấy cụ thể.

- Thực ra ở đây vấn đề không phải là đi t́m một dấu hiệu phân biệt. Cái đó đâu cần t́m kiếm nữa ? Đă có sự khác nhau thật rơ ràng, thật cụ thể, ấy là cái chỉ số sọ của ông B́nh Nguyên Lộc: cuộc di cư của nhóm Trần Thắng Tài, Dương Ngạn Địch làm cho đồng bào ta ở miền Nam có xương sọ hơi dài thêm.(2) Kẻ Nam người Bắc tha hồ yên lặng, ông B́nh Nguyên Lộc đo đạc là biết ngay.

 

Vậy ở đây không có chuyện t́m một dấu hiệu phân biệt. Chẳng qua là chộp bắt một nét cá tính phản ảnh trong phong cách, ngôn ngữ. Và h́nh như sự phản ảnh không dừng lại ở vài tiếng trợ từ, ở mấy điệu bộ. H́nh như trên sân khấu cải lương, một bộ môn nghệ thuật của miền Nam, chúng ta có cảm tưởng nhận thấy cá tính ấy xuất lộ ở phong cách diễn xuất ..

- Cảm tưởng? Không có ǵ rơ rệt.

- Quả nhiên.

VÕ PHIẾN

 

(1) Nguồn gốc Mă Lai của dân tộc Việt Nam, Bách Bộc xb, Sài G̣n, 1971, trang 736, 737. (2) Sđd., trang 453.

 

(Tưởng Năng Tiến giới thiệu, Ngọc Sơn sưu tầm, Ngọc Trân chuyển)

 

website counter