Nụ hôn Nguyễn Mạnh Tường
(PHẠM VIẾT HOÀNG)
- Thái B́nh là tỉnh đồng bằng Bắc
Bộ bị Pháp chiếm đóng sau. V́ thế, thời kỳ
1947-1949, nhiều trí thức tên tuổi của đất
nước theo cơ quan hoặc tản cư về Thái
B́nh: Bùi Kỷ, Tăng Xuân An, Trịnh Đ́nh Rư, Vũ
Hoàng Chương, Nguyễn Tường Phượng, Hoàng
Như Mai, Nguyễn Mạnh Tường ..
Tiến sĩ Luật khoa Đào Quang Huy, học
tṛ Giáo sư - Tiến sĩ - Luật sư Nguyễn Mạnh
Tường ở trường Bưởi (nay là trường
Trung học Quốc gia Chu Văn An - Tây Hồ - Hà Nội) kể lại một
chuyện có thật nhưng đầy huyền thoại về
một phiên ṭa diễn ra ở làng Xuân Thọ, huyện
Đông Quan, tỉnh Thái B́nh.
Vào thời kỳ 1947-1949 có một câu chuyện
dân gian xuất hiện, lan truyền rất nhanh. Chuyện
rằng: Một thanh niên nông dân đi làm đồng về,
thấy anh Đại đội trưởng đóng tại
nhà, đang ôm ấp vợ ḿnh. Sẵn cái cuốc trên tay,
anh ta phang một cái, Đại đội trưởng chết
ngay. Phiên ṭa mở ra với ư định xử thật
nghiêm tội giết người và làm mờ nhạt các
t́nh tiết khác để giữ uy tín cho bộ đội.
Luật sư Nguyễn Mạnh Tường được
chỉ định bào chữa. Ông chỉ có ít phút gặp
thân chủ của ḿnh.
Diễn biến phiên ṭa đúng như chủ
định: Anh nông dân chịu án tử h́nh và được
phép nói lời cuối cùng. Anh nh́n Chánh ṭa, nh́n Luật
sư, ngập ngừng nói: "Xin phép
được hôn bà Chánh ṭa trước khi chết". Bị bất ngờ, Chánh ṭa không kịp
trấn tĩnh, đập bàn quát mắng anh nông dân rằng
tội lỗi đến thế mà c̣n dám hỗn láo, nói liều.
Nhân đó, Luật sư Nguyễn Mạnh
Tường nói thêm: "Thưa
ông Chánh ṭa, ông là người có học thức, suy nghĩ
chín chắn, mà trước một câu nói không đâu của
người sắp chết, c̣n nổi giận ghê gớm
như thế. Phương chi, anh nông dân nghèo ít học kia,
trông thấy người đàn ông khác trong buồng vợ
ḿnh th́ sự giận dữ đến mức hành động
thiếu suy nghĩ là điều có thể hiểu
được".
Kết quả cuối cùng, anh nông dân
được giảm án, thực chất là tha bổng v́
hồi ấy Thái B́nh đâu có trại giam. Sau phiên ṭa, luật
sư Lê Văn Chất mắng luật sư Nguyễn Mạnh
Tường: "toa xỏ
moa", rồi hai ông cả cười. Chánh ṭa
là luật sư Lê Văn Chất, có người vợ trẻ,
đẹp. Và ai cũng hiểu rằng câu nói cuối cùng của
anh nông dân do "ai" mớm lời, là "nụ hôn Nguyễn Mạnh Tường".
PHẠM VIẾT HOÀNG
Đoạn trên được trích từ
bài viết "Giáo
sư - Tiến sĩ Nguyễn Mạnh Tường:
người thầy giáo, nhà sư phạm tài danh" của nhà giáo Phạm Viết Hoàng, trong cuốn
"Gương mặt người thầy" (NXB Giáo dục 2008).
(Huôn Trinh sưu tầm và chuyển)