SU'U TÂ`M 19

Home | SUY NGÂM~ | SUY NGÂM~ [tt] | SUY NGÂM~ 1 | SUY NGÂM~ 2 | SUY NGÂM~ 3 | SUY NGÂM~ 4 | SUY NGÂM~ 5 | VA(N | VA(N [tt] | VA(N 1 | VA(N VUI | VA(N VUI [tt] | VA(N VUI 1 | VA(N VUI 2 | VA(N VUI 3 | VA(N VUI 4 | TA.P GHI | TA.P GHI [tt] | TA.P GHI 1 | TA.P GHI 2 | TA.P GHI 3 | TA.P GHI 4 | TA.P GHI 5 | TA.P GHI 6 | TA.P GHI 7 | TA.P GHI 8 | TA.P GHI 9 | TA.P GHI 10 | TA.P GHI 11 | TA.P GHI 12 | TA.P GHI 13 | TA.P GHI 14 | TA.P GHI 15 | TA.P GHI 16 | TA.P GHI 17 | TA.P GHI 18 | TA.P GHI 19 | TA.P GHI 20 | TA.P GHI 21 | TA.P GHI 22 | TA.P GHI 23 | TA.P GHI 24 | TA.P GHI 25 | TA.P GHI 26 | TA.P GHI 27 | TA.P GHI 28 | TA.P GHI 29 | TA.P GHI 30 | TA.P GHI 31 | TA.P GHI 32 | TA.P GHI 33 | TA.P GHI 34 | TA.P GHI 35 | TA.P GHI 36 | TA.P GHI 37 | TA.P GHI 38 | TA.P GHI 39 | LINKS | BÀI VIÊ'T | BÀI VIÊ'T [tt] | BÀI VIÊ'T 1 | BÀI VIÊ'T 2 | BÀI VIÊ'T 3 | BÀI VIÊ'T 4 | BÀI VIÊ'T 5 | BÀI VIÊ'T 6 | BÀI VIÊ'T 7 | BÀI VIÊ'T 8 | BÀI VIÊ'T 9 | CU'̉'I CHÚT CHO'I | THÚ VI. | CHÚ Ư | CHÚ Ư [tt] | CHUYÊ.N CO^? | CHUYÊ.N CÔ? [tt] | CHUYÊ.N CÔ? 1 | CHUYÊ.N CÔ? 2 | TÀI T̀NH | TÊ'U

TA.P GHI

 

 

TRÊN PHN ĐẤT ca TUI THƠ

(Chuyện phiếm của Gă Siêu)

 

 

Chuyện xưa kể lại rằng: Vào năm 479 trước Tây lịch, Khổng Tử qua đời và được mai táng trong một ngôi mộ ở Tứ Thủy Biên, thuộc bắc thành nước Lỗ. Để tưởng nhớ công ơn dạy dỗ của thầy ḿnh, Tử Cống, vừa là một học tṛ, lại vừa là một doanh nhân thành đạt, đă đề nghị với tất cả các môn sinh, là nên nhất trí cùng để tang thầy ba năm. Tiếp đó, Tử Cống c̣n tự dựng một căn lều ngay bên cạnh phần mộ, để tiện bề nhang khói cho thầy hàng ngày. Dần dần những người học tṛ khác cũng bắt chước, tất cả được hơn một trăm người, cùng dọn đến và làm nhà quanh ngôi mộ của Khổng Tử. Từ đó h́nh thành một khu dân cư sầm uất. Người đời sau đặt tên cho nơi ấy là "Thôn Khổng".

 

 Sở dĩ những người học tṛ đă dành cho Khổng Tử những t́nh cảm trân trọng nhất, là bởi v́ họ đă thấm nhuần những lời dạy bảo của Khổng Tử.

 

Thực vậy, theo Khổng Tử, trong xă hội có ba hạng người chúng ta phải tỏ ḷng tôn kính mến yêu, đó là quân-sư-phụ, vua-thầy-cha. Thầy đứng sau vua, nhưng lại đứng trước cả cha, bởi v́ cha chỉ là người cho chúng ta cuộc sống, c̣n thầy th́ dạy cho chúng ta biết phải sống cuộc sống ấy như thế nào.

 

Hơn thế nữa, thầy c̣n nắm giữ một vai tṛ quan trọng đối với vận mạng của quê hương. V́ thế, người ta thường bảo: Lương sư hưng quốc, có nghĩa là thầy giỏi th́ đất nước được phồn thịnh. Chính v́ vậy, chúng ta có bổn phận phải tôn sư trọng đạo, kính thầy và mến đạo. Đạo ở đây là đạo làm người do Đức Khổng và các bậc hiền nhân truyền lại, và cho dù thầy mới chỉ dạy chúng ta được chút xíu, th́ cũng vẫn phải trọng kính, v́: Nhất tự vi sư bán tự vi sư. Một chữ là thầy và nửa chữ cũng là thầy.

 

 Bởi đó, không cần phải chờ tới tháng 7 năm 1946, khi một tổ chức quốc tế các nhà giáo tiến bộ được thành lập ở Paris, mang tên gọi là Liên Hiệp Quốc Tế các Công Đoàn Giáo dục, đồng thời không cần phải đợi tới năm 1949, khi bản "Hiến chương các nhà giáo" được Liên hiệp này ban hành tại một hội nghị ở Varszawa, thủ đô Ba Lan, ngoài ra cũng không cần phải đợi chờ đến khi Nhà nước ấn định chọn ngày 20 tháng 11 làm ngày "Quốc tế hiến chương các nhà giáo", hay gọi một các đơn sơ và ngắn gọn hơn, là ngày "Các Nhà Giáo", người Việt Nam mới tưởng nhớ tới công ơn của thầy cô, nhưng từ ngàn năm về trước, quan niệm của Khổng Tử cùng với Nho giáo đă bén rễ sâu trong tâm hồn người Việt Nam, nhất là trong lănh vực t́nh nghĩa thầy tṛ.

 

 Thực vậy, đối với người Việt Nam, từ hàng cùng đinh khố rách áo ôm cho tới bậc tài cao học rộng, tất cả đều hay biết về sự quan trọng của thầy trong việc xây dựng cuộc đời mỗi người chúng ta, bởi v́:

 - Không thầy, đố mày làm nên.

 

 V́ thế, là người học tṛ, là người môn sinh, chúng ta có bổn phận phải ghi nhớ công ơn của những vị thầy đă từng đi qua cuộc đời chúng ta:

 - Một chữ nên thầy,

    Một ngày nên nghĩa.

 

 Đồng thời phải coi trọng t́nh cảm của ḿnh đối với thầy:

 - Gương vàng rớt xuống hồ Tây,

    Công cha cũng trọng, nghĩa thầy cũng sâu.

 

 Nhất là phải yêu mến thầy:

 - Bồng bồng mẹ cơng con sang,

    Đ̣ dọc quan cấm, đ̣ ngang không chèo.

    Muốn sang th́ bắc cầu kiều,

    Muốn con hay chữ phải yêu lấy thầy.

 

 T́nh yêu và sự quí mến đối với thầy được biểu lộ một cách đặc biệt, nhất là vào dịp tết nhất và giỗ chạp, bởi v́ theo quan niệm của người Việt Nam th́:

 - Sống tết, chết giỗ.

 

 Vào dịp tết Nguyên đán, các học tṛ xa gần náo nức rủ nhau về chúc tết, thăm hỏi sức khoẻ gia đ́nh thầy. V́ thế, người ta mới qui định:

 - Mồng một tết cha,

    Mồng hai tết chú,

    Mồng ba tết thầy.

 

 Để hiểu được t́nh nghĩa thầy tṛ ngày xưa, gă xin trích lại nơi đây một đoạn trong cuốn "Việt Nam phong tục" của Phan Kế Bính:

 "Học tṛ khi mới vào học gọi là nhập môn, phải kiếm buồng cau lạy yết kiến thầy hai lạy. Lúc học gặp khi mồng năm, ngày tết như tết Nguyên đán, tết Thanh minh, tết Đoan dương, tết Trung thu, mùa nào thức ấy, hoặc cặp gà, thúng gạo, hoặc đường mứt bánh trái, hoặc dăm ba quan tiền, tùy t́nh đa thiểu mà đem đến lễ thầy.

 Khi nhà thầy có việc, hoặc việc hiếu, hoặc việc hỉ, hoặc khi có kỵ, học tṛ cũng kiếm lễ vật đến lễ và giúp đáp công việc cho nhà thầy.

 Cả bao nhiêu học tṛ hội lại gọi là hội đồng môn. Hội đồng môn của thầy lập ra hoặc của học tṛ hội lại mà đặt ra. Thầy xem trong môn sinh ai là người hiển đạt hơn hoặc có tuổi hơn th́ bầu làm trưởng tràng để đứng đầu mà coi sóc việc môn sinh. Lại bầu một người làm giám tràng để hiệp trợ với trưởng tràng ..

 Khi cha mẹ thầy mất, đồng môn cũng phải hội giúp thầy ít tiền và phải sửa lễ phúng viếng đưa đón phân ḿnh. Đến khi thầy hoặc vợ thầy mất, th́ đồng môn phải xử trọng thú hơn, mà phải phục tùng quyền huynh là người kế tự của thầy. Phải bổ bán mỗi người dăm ba đồng bạc để giúp cho thế huynh. Lúc đưa ma, hết thảy môn sinh phải khăn trắng áo trắng đưa đến huyệt, lạy tạ ba bốn lạy mới trở về. Về đến nhà, hội họp với nhau giết ḅ giết lợn tế thầy một tuần.

 Môn sinh cũng phải để tang thầy học ba năm, song không phải phục tang chế, gọi là tâm tang, nghĩa là để trong bụng mà thôi .."

 

 Và Phan Kế Bính kết luận:

 "Người ta ở đời nhờ có cha mẹ sinh ra ḿnh, lại phải nhờ có thầy dạy cho ḿnh th́ ḿnh mới khôn, biết việc này việc nọ, mới nên người, cho nên học tṛ ở với thầy như con ở với cha mẹ, ấy cũng là một mối luân thường của Á đông ta".

 

 Viết đến đây, bỗng gă lim dim đôi mắt, mơ về tuổi thơ của gă. Hồi đó, trong thôn làng của gă chỉ có một ngôi trường tiểu học. Trường tiểu học lúc bấy giờ chỉ gồm có lớp mẫu giáo, rồi lớp năm, lớp tư, lớp ba, lớp nh́ và lớp nhất. Không có nhà trẻ, mầm chồi chi hết. Đi qua ngôi trường tiểu học này, người ta thường nghe thấy tiếng học tṛ sang sảng đọc bản cửu chương, được in vào b́a vở:

 - Hai lần một là hai, hai lần hai là bốn, hai lần ba là sáu, hai lần bốn là tám ..

 

 Thầy phụ trách lớp mẫu giáo tên là Roăn, nhưng mọi người trong làng, từ già đến trẻ, tất ráo cả nam phụ lăo ấu đều gọi thầy bằng một tên gọi rất thân thương, đó là thầy giáo .. già, bởi v́ thầy cũng đă mang nặng tí tuổi đời trên đôi vai gầy của ḿnh.

 

 Lúc nào thầy cũng cầm trong tay chiếc thước kẻ, mục đích là để gơ nhịp xuống bàn khi học tṛ tập đọc, chứ chẳng đánh đứa nào bao giờ. Thầy chăm sóc từng học tṛ như một người mẹ. Dỗ dành bằng cục kẹo khi có đứa khóc nhè, nhẹ nhàng phân xử khi hai đứa .. "uấn nhau", thậm chí c̣n phải dẫn ra cầu ao giặt giũ và tắm rửa, khi có đứa lỡ .. "ị" ra quần. Bọn học tṛ lớp mẫu giáo thời bấy giờ thường được diễn tả như sau:

 - Học tṛ tḥ ḷ mũi xanh,

    Cầm miếng bánh đúc chạy quanh nhà trường.

 

 Với những môn sinh của các cụ đồ, bài học đầu tiên là một vài câu trong Tứ Thư hay Ngũ Kinh, chẳng hạn:

 - Nhân chi sơ tính bản thiện.

 

 Câu này vốn được "cải biên" để áp dụng cho xấp nhỏ:

 - Nhân chi sơ là sờ vú mẹ.

 

 C̣n học tṛ lớp mẫu giáo, bài học đầu tiên là nhận mặt những chữ cái. V́ thế, chẳng biết thầy lấy ở đâu hay tự bịa ra những câu thơ, những câu vè để cả lớp cùng đọc cho dễ thuộc và dễ nhớ, chẳng hạn như:

 - O tṛn như quả trứng gà,

    Ô thời có mũ,

   Ơ thời thêm râu!!!

 

 Hay:

 - U - cê úc là cục mắm tôm,

    A - i ai là chai nước mắm!!!

 

 Đến khi tập viết, thầy thường cầm tay từng đứa để nó nắn nót tô lại từng chữ thầy đă viết bằng bút ch́ ..

 

 Mồng ba tết, mỗi đứa được mẹ gói ba hay bốn quả trứng trong một chiếc khăn tay để nó xách tới nhà thầy. Khi đến nơi, những quả trứng ấy được gom vào một chiếc  mâm lớn để tết thày. Một vài đứa chẳng may làm bể trứng trên đường đi, bèn đứng khóc đỏ cả mắt, mất công thầy phải dỗ .. Một buổi sáng ở nhà thầy sao mà vui thế. Trước khi ra về, mỗi đứa đều được thầy ĺ x́ cho một đồng tiền mới.

 

 Qua bao nhiêu năm, thầy chỉ .. chuyên trị lớp mẫu giáo mà thôi. Được mời dạy lớp cao hơn, thầy luôn mỉm cười và từ chối. Bao nhiêu lớp mẫu giáo đă qua tay thầy đào luyện. Dù đă lên thành phố lập nghiệp, dù đă gặt hái những thành công trong cuộc sống, thế nhưng mỗi khi có dịp về làng, những người học tṛ năm xưa ấy vẫn không quên tới thăm thầy giáo già của ḿnh.

 

 Ngày tháng cứ âm thầm trôi qua. Đôi vai thầy gầy hơn. Cặp kính trên đôi mắt thầy lại dầy hơn. Rồi một buổi sáng, cả làng đều xúc động khi nghe tin thầy mới qua đời. Và ước vọng cuối cùng của thầy, đó là:

 - Xin hăy chôn cất tôi trên phần đất của tuổi thơ.

 

 Số là nghĩa địa của làng gă được chia làm hai khu vực. Khu vực bên trái dành cho những trưởng thành và già cả. Khu vực bên phải dành cho những người c̣n trẻ và các em nhỏ.

 

 Suốt mấy chục năm trời, đời thầy gắn liền với tuổi thơ. Có thể nói: Thầy sống v́ tuổi thơ và sống cho tuổi thơ, nên bây giờ, thầy đă được yên nghỉ bên cạnh những em nhỏ của thầy.

 

 

Tác giả bài viết: Gă Siêu

 

(@ Internet)

 

 

website counter