SU'U TÂ`M 19

Home | SUY NGÂM~ | SUY NGÂM~ [tt] | SUY NGÂM~ 1 | SUY NGÂM~ 2 | SUY NGÂM~ 3 | SUY NGÂM~ 4 | SUY NGÂM~ 5 | VA(N | VA(N [tt] | VA(N 1 | VA(N VUI | VA(N VUI [tt] | VA(N VUI 1 | VA(N VUI 2 | VA(N VUI 3 | VA(N VUI 4 | TA.P GHI | TA.P GHI [tt] | TA.P GHI 1 | TA.P GHI 2 | TA.P GHI 3 | TA.P GHI 4 | TA.P GHI 5 | TA.P GHI 6 | TA.P GHI 7 | TA.P GHI 8 | TA.P GHI 9 | TA.P GHI 10 | TA.P GHI 11 | TA.P GHI 12 | TA.P GHI 13 | TA.P GHI 14 | TA.P GHI 15 | TA.P GHI 16 | TA.P GHI 17 | TA.P GHI 18 | TA.P GHI 19 | TA.P GHI 20 | TA.P GHI 21 | TA.P GHI 22 | TA.P GHI 23 | TA.P GHI 24 | TA.P GHI 25 | TA.P GHI 26 | TA.P GHI 27 | TA.P GHI 28 | TA.P GHI 29 | TA.P GHI 30 | TA.P GHI 31 | TA.P GHI 32 | TA.P GHI 33 | TA.P GHI 34 | TA.P GHI 35 | TA.P GHI 36 | TA.P GHI 37 | TA.P GHI 38 | TA.P GHI 39 | LINKS | BÀI VIÊ'T | BÀI VIÊ'T [tt] | BÀI VIÊ'T 1 | BÀI VIÊ'T 2 | BÀI VIÊ'T 3 | BÀI VIÊ'T 4 | BÀI VIÊ'T 5 | BÀI VIÊ'T 6 | BÀI VIÊ'T 7 | BÀI VIÊ'T 8 | BÀI VIÊ'T 9 | CU'̉'I CHÚT CHO'I | THÚ VI. | CHÚ Ư | CHÚ Ư [tt] | CHUYÊ.N CO^? | CHUYÊ.N CÔ? [tt] | CHUYÊ.N CÔ? 1 | CHUYÊ.N CÔ? 2 | TÀI T̀NH | TÊ'U

CHUYÊ.N CÔ? 2

 

 

Thành Toàn

(HUỲNH TRUNG CHÁNH)

 

Sinh trưởng trong một gia đ́nh trung nông tầm thường, đời đời lam lũ với rẫy bái ruộng nương, Phan Thế Vinh vốn không có tham vọng tiến thân bằng nghiệp văn chương khoa cử.  Do hoàn cảnh côi cút, kế mẫu quá khắt khe, nên để tránh chuyện gia đ́nh lục đục khó xử, người cha mượn cớ học hành, để tống con đến nhà người cậu họ tên Tú Kiết, để mà tị nạn.  Tủi thân phận, Thế Vinh tận tâm học hành.  Nhờ chuyên cần, nhất là nhờ thông minh thiên phú, Vinh tiến bộ vượt bực, nổi danh là bực văn tài xuất chúng.  Tú Kiết thương mến tài năng, đích thân đưa chàng đến gặp cụ Nghè Đỗ Bảng, để nhờ cụ Nghè thâu nhận dạy dỗ, hầu tài năng của chàng có cơ hội phát triển sâu rộng hơn.  Cụ Đỗ Bảng nguyên là vị Hàng Lâm Đại-học-sĩ tại đất Thần Kinh, công danh đang thời rực rỡ bỗng được tin hiền mẫu qua đời phải từ quan để cư tang.    Chẳng bao lâu, người vợ yêu lại bạo bịnh từ trần. Biến cố dồn dập khiến cụ Nghè yếm thế, chẳng màng đến công danh sự nghiệp, quyết tâm sống đạm bạc chốn quê mùa, lấy việc trao truyền chữ nghĩa thánh hiền cho thế hệ mai hậu để làm niềm vui.   Thế Vinh sớm được cụ Nghè coi là bảo đồ, v́ chàng ưu tú cả tài năng lẫn đức hạnh, nên có hoài vọng đào tạo người học tṛ thành một nhân tài hiếm có cho đất nước.  Đáp lại, Vinh luôn luôn chứng tỏ là một người học tṛ xứng đáng, tôn kính và hiếu dưỡng thầy như từ phụ.  Cụ Nghè chỉ có một cô con gái tên Quyên Quyên.  Ngày Thế Vinh mới đến nhập học, Quyên Quyên c̣n bé bỏng cỡ tuổi 12, đối với bọn học tṛ lớn, vẫn thường ngây thơ ṿi vĩnh để được chiều chuộng đưa đi dạo quanh vườn, rồi đ̣i hoa, đ̣i bướm.  Vào học, Quyên Quyên cũng ngồi cạnh Vinh, nên hai người đă có cảm t́nh sâu đậm, dù mức độ giao tiếp cứ giảm dần khi Quyên Quyên đến tuổi dậy th́.   Chỉ mấy năm sau, Quyên Quyên biến thành một thiếu nữ yêu kiều, nết na thùy mị, công dung ngôn hạnh vẹn toàn.   Thế Vinh thầm yêu Quyên Quyên tự bao giờ, nên mỗi khi nghe phong thanh có gia đ́nh trâm anh thế phiệt nào nhờ mai mối xin cưới nàng, th́ Vinh đau khổ bỏ ăn, bỏ ngủ, ngớ ngẩn như kẻ điên khùng.  Rồi cho đến khi được tin cụ Nghè khước từ họ, th́ chàng lại phơi phới hân hoan nghĩ rằng cụ Nghè đă thầm dành Quyên Quyên cho chàng: cụ thương và hiểu rơ tài năng và tính t́nh tṛ.  Thế là Vinh chỉ cần cố gắng học, chờ ngày đoạt bảng vàng rồi sẽ vầy duyên cùng người đẹp.

 

 Chễm chệ trên kiệu tân khoa vinh quy bái tổ, Phan Thế Vinh rộn ràng vẽ vời mộng đẹp.  Có tiếng ḥ lơ ấm áp của ai trên cánh đồng ruộng lúa:

Ḥ .. ơ!  Chim Quyên ăn trái nhăn lồng

Ḥ .. ơ!  Thia lia quen chậu, vợ chồng quen hơi.

Làm Thế Vinh càng mơ về Quyên Quyên.  Chàng th́ thầm một ḿnh: "Quyên ơi!  Ḿnh chưa là vợ chồng, mà sao anh nhớ nhung tha thiết mùi con gái đang xuân, mùi trinh nữ ngọt ngào của em quá đi!"

 

Vừa đến ranh giới làng Chú Tượng, huyện Mộ Đức, Thế Vinh ra lệnh cho phu kiệu dừng lại.   Chàng trút bỏ bộ phẩm phục, thay bộ quần áo thô thư sinh tầm thường cũ kỹ, một ḿnh đi bộ đến nhà thầy.  Thế Vinh muốn về nhà thầy với tư cách là một người học tṛ hiếu kính, chớ không xênh xang áo mũ tân khoa, giảm đức độ khiêm cung của kẻ sĩ.

 

Dù nóng ḷng gặp thầy và Quyên Quyên, Thế Vinh cũng đành phải ghé lại căn nhà ngoài, gian nhà dành cho các người học tṛ xa nhà ở trọ, để thăm hỏi các bạn học hỏng thi.  Gian nhà trống trải làm Vinh ngạc nhiên tột độ.  Thông thường, ngay cả Tết Nguyên Đán, học tṛ vẫn luân phiên cử người trực tại trường để chăm sóc thầy.  Vinh cuống quít bước về gian nhà chính.  Ngôi nhà cũng vắng tanh.   Vinh hồi hộp chạy ṿng ra sau nhà bếp.  Chàng mừng rú lên khi đi t́m thấy d́ Tư đang lúi cúi chăm sóc mấy nọc trầu.  T́m hiểu nguyên nhân về sự vắng mặt của thầy, Vinh rụng rời vỡ mộng. Cụ Nghè Đỗ Bảng và Quyên Quyên đồng xuất gia tại chùa Thiên Ấn.  Cụ Nghè đă phát nguyện xuất gia từ lâu, nhưng lần lựa chờ ngày cô con gái thành gia thất.  Không ngờ Quyên Quyên thường theo cha lễ Phật nên cũng tiêm nhiễm hương vị giải thoát, và cương quyết chọn con đường tu hành.  Mọi việc đều được chuẩn bị sẵn sàng cả năm rồi, nhưng cụ Nghè nghĩ thương đám học tṛ, nên tạm hoăn chờ ngày học tṛ lên đường đi thi mới lên chùa thế phát.

 

Thế Vinh lừng khừng trở ra, ḷng rối ren áo năo.  Trước sân, hoa phượng vĩ vẫn rực rỡ như ngày nào, mà giờ đây, nàng đă không c̣n nữa?  Bất chợt, Thế Vinh cảm thấy lân mẫn với nhà thơ Thôi Hộ đời Đường. Chàng ngâm nga bài thơ ứng khẩu theo thi tứ người xưa:

Ngày xưa cũng ở chốn này,

Em cùng hoa phượng, hây hây má hồng.

Bây giờ em ở cửa "không",

Nh́n hoa cợt gió, chạnh ḷng nhớ thương. (1)

 

Nhớ lại t́nh sử Thôi Hộ, bỗng Vinh thoáng thấy có tia hy vọng nhen nhúm trong ḷng.  Ngày xưa, khi Thôi Hộ chỉ thấy c̣n có hoa đào cợt gió đông mà không thấy người đẹp, bèn đề thơ bên cửa.  Người con gái trở về, nh́n thơ mà tương tư chàng thi sĩ, nên ngày càng sầu héo.   Đến khi Thôi Hộ hay tin t́m đến, th́ nàng đang cơn hấp hối vô vọng.   Thế nhưng những giọt nước mắt của Thôi Hộ đă làm cho người đẹp hồi sinh.  Vinh nghĩ, chàng sẽ t́m cho gặp Quyên Quyên.  Rồi biết đâu những giọt nước mắt của chàng sẽ khiến cho Quyên Quyên cởi bộ áo nâu ṣng hoàn tục.  Đó là lối thoát lư tưởng mà Vinh cố bám víu vào để hy vọng.

 

Thiên Ấn tự (2) là một ngôi chùa cổ kính do sơ tổ Pháp Hoa tạo dựng trên đỉnh núi Thiên Ấn, xă Niêm Hà, Quảng Ngăi.  Trái núi h́nh dáng vuông vắn xinh xinh như một dấu ấn, ấn trời -, phong cảnh thật cô liêu và trang nhă.   Thế nhưng Vinh đâu c̣n tâm trí nào để ngoạn cảnh, chàng hấp tấp leo trèo cho mau đến đỉnh núi.  Mệt nhọc quá!  Vừa gạt mồ hôi nhễ nhại, Vinh vừa rủa thầm mấy ông sư bà văi bày chi tṛ tu hành mê tín để quyến rũ Quyên Quyên, làm khổ thân chàng.

 

Lên chùa, Vinh mới biết ni chúng cư trú ở một am riêng biệt gần đó, do sư bà Khánh Hỷ hướng dẫn tu học.  Ni viện có truyền thống không tiếp khách thập phương.  Du khách chỉ có thể liên lạc với ngôi chùa chính.  Thầy tri khách, thiền sư Bảo Ấn tiếp kiến Vinh, hỏi nguyên do chuyến viếng thăm.  Vinh ú ớ không biết phải trả lời sao cho phải.  Giữa chàng và Quyên Quyên chẳng có chút giây liên hệ, c̣n mối t́nh cũng chỉ đơn phương dấu kín trong ḷng, chàng khó viện lư do xin gặp mặt.  Tuy nhiên, có lẽ nhờ thầy tri khách ôn ḥa thông cảm, nên Vinh lần lần bộc lộ được nỗi ḷng.  Trút được uẩn khúc, Vinh khóc như mưa, để van xin thầy tri khách chuyển lời đến Quyên Quyên sao cho nàng thấu hiểu thâm t́nh của chàng.  Không ngờ Quyên Quyên ḷng dạ sắt đá không cho chàng gặp mặt, chỉ nhờ thầy tri khách nhắn lại: " Sa di ni Bảo Tường, - pháp danh của Quyên Quyên -, quyết tâm tu hành nên không tiện gặp người đời bàn bạc chuyện thế gian phiền năo nữa .."

 

Thế Vinh chẳng chịu thua, cứ năn nỉ xin được gặp Quyên Quyên một lần rồi vĩnh viễn không trở lại.  Trước thái độ si t́nh khổ sở của Vinh, thầy tri khách siêu ḷng, đồng ư thuyết phục dùm Quyên Quyên lần nữa.  Lần này ni cô dứt khoát cho biết, ngày lễ xuất gia, ni cô đă phát nguyện trước Tam Bảo, là trong đời sẽ chỉ nghe và luận bàn Phật Pháp, nên rất tiếc không thể hầu chuyện với kẻ thế gian, trừ khi gặp người am hiểu Phật Pháp để bàn luận về Phật Pháp mà thôi.

 

Thế Vinh buồn bă lủi thủi lui gót, nhưng chưa ra khỏi cửa chàng đă quay trở lại.  Vinh nghĩ học Phật đối với chàng không khó.  Chàng phải hội đủ điều kiện tiên quyết này để đối diện được với Quyên Quyên, rồi sau đó, nhân việc bàn luận đạo, sẽ vạch trần những điều mê tín và sai lầm hầu thuyết phục nàng hoàn tục.

 

Vinh yêu cầu thầy tri khách hướng dẫn chàng học Phật.  Sư Bảo Ấn là vị tăng sĩ học vấn uyên bác nên đàm luận với kẻ thông tuệ như Vinh rất tương đắc.   Thầy tri khách tŕnh bày cho Vinh những điểm đại cương, rồi trao cho Vinh Kinh Luận từ thấp đến cao để tự nghiền ngẫm.   Nhờ học Phật có phương pháp, Vinh am hiểu Phật giáo thật căn bản, từ đó, quan niệm của Vinh thay đổi lần.  Thái độ khinh thường chê bai Phật giáo nhường chỗ cho sự kính phục và nghiêm túc học hỏi.   Nghiên cứu đến kinh Lăng Nghiêm, Vinh lại ngạc nhiên đến tột độ.  Kinh bao trùm những nghĩa lư huyền bí cao diệu, văn pháp lưu loát, lư luận vững mạnh, khí thế hùng tráng .. không thể tưởng tượng nổi.  Đến phần Phật giảng về Chân tâm và vọng tâm, bất th́nh ĺnh, Vinh thấy có ánh sáng tràn ngập cả châu thân.  Một niềm vui cao tột, lạ lùng khó tả làm thay đổi toàn vẹn con người của chàng.  Chàng khám phá được rằng cái sở học trần tục bấy lâu nay chàng tự hào, chỉ là mớ kiến thức hạn hẹp lẩn quẩn chạy theo vọng tâm nông cạn.  Rồi chàng dơng mănh PHÁT BỔ ĐỀ TÂM, quyết học theo hạnh làm PHẬT, để trở về cơi chân tâm diệu minh thường hằng.

 

Mối sầu t́nh giăng giăng bỗng dưng nhẹ hẳn ra.   Vinh cảm tạ thầy Bảo Ấn, và dù trong đáy ḷng sâu kín Vinh vẫn mong mỏi nh́n Quyên Quyên lần chót nhưng chàng tự nghĩ ḿnh đă hiểu đạo th́ c̣n chạy theo giả cảnh chi nữa, nên dứt khoát rời bước.

 

Thế Vinh trở lên Phú Xuân(3) để phụng mệnh Chúa.   Dù biết ḿnh là kẻ mới đỗ đạt, vừa nhậm chức nếu từ quan ngay th́ có thể bị gán tội khinh xuất mệnh Chúa, nhưng chí xuất gia dơng mănh giúp Thế Vinh can đảm xin Chúa khoan hồng.  Chúa Nguyễn Phúc Khoát (4) là vị Chúa nhân từ, lại hâm mộ Phật giáo từ thuở nhỏ.  Ngài từng ước mong xuất gia nhưng v́ nghiệp Chúa ngăn trở không thi hành được, nên chẳng những thông cảm mà c̣n khuyến khích Thế Vinh theo đuổi lư tưởng xuất gia đầu Phật.  Thương chàng tiến sĩ trẻ tuổi mà có đạo tâm, Chúa nhận Thế Vinh làm dưỡng tử, đích thân gởi chàng đến Ôn Minh Giác, chùa Linh Mụ (5) để nhờ thu nhận.

 

Về trụ tŕ chùa Kim Quang chưa đầy ba năm, đại sư Trí Thông, pháp hiệu của Phan Thế Vinh, đă nổi tiếng là bậc tam tạng pháp sư uyên bác nhất tại sứ đàng trong.   Đại sư đă sẵn có thanh thế lớn: Đệ tử ruột của Quốc sư và là dưỡng tử của Chúa Nguyễn đương thời.  Đại sư nguyên là vị tiến sĩ tài ba, hùng biện, khéo léo, và giỏi tổ chức, nên đă biến ngôi chùa khiêm tốn trước kia, thành một tự viện nguy nga hùng vĩ nhất tại đất thần kinh.  Thật ra khi đại sư được chúa yêu quí, th́ quan quyền các giới cũng nối đuôi nhau " mộ đạo".   Các bậc giàu sang đánh hơi được cũng ùn ùn quy y để có chỗ nương tựa.  Rồi sau đó, giới b́nh dân cũng cuồng nhiệt thu hút đến.  Dân chúng quy về đông đảo th́ Chúa và quan quyền càng nể trọng sư, mà chánh quyền càng nể trọng, th́ dân chúng lại càng đổ xô về nhiều hơn nữa.  Cứ thế mà oai danh của đại sư Trí Thông lên ngùn ngụt.  Ngôi tự viện, do đó, được khuyếch trương vĩ đại là lẽ đương nhiên.

 

Vừa qua khỏi cổng tam quan, khách đă thấy hiện rơ hàng chữ " Sắc tứ Kim Quang Tự" trên bảng đồng chạm nổi thật đẹp.  Trước sân chùa, vườn cây kiểng vô giá, gồm những cây cổ thụ con con cắt tỉa công phu, nép ḿnh trong những chậu kiểu cổ xưa.  Thế giới được thu nhỏ lại, với ḥn non bộ xinh xinh, phản ảnh đầy đủ cảnh núi non, rừng rú, biển khơi .. đầy thơ mộng.  Trong chùa, kèo cột toàn dùng những loài danh mộc, chạm trổ công phu, từng viên đá, từng viên gạch, từng vật dụng chưng bày đều được đích thân đại sư chọn lựa sưu tầm.  Có thứ phải đặt mua từ Trung Quốc, có thứ do bàn tay thợ khéo nhất nước hoàn thành.  Đây là chuông vàng, khánh bạc, kia là lọ lục b́nh cổ đời Đường, chậu cắm nhang đời Tống .. Đặc biệt nhất là tượng Phật điêu khắc linh động, biểu lộ nét trang nghiêm mà siêu thoát.  Tượng Phật tuy rỗng ruột nhưng lớn bằng người thật, đúc bằng sáu ngàn lượng vàng y, tạo dựng được hoàn toàn do tài ba của đại sư.   Dĩ nhiên đại sư cũng tự hào và quí tượng Phật vàng vô cùng, nhất là, chính v́ công nghiệp tạo tượng nầy, mà đại sư suưt phải bỏ mạng.  Nguyên khi đại sư quyên góp gần đủ số vàng cần thiết, th́ được một đại thí chủ thỉnh về Quảng Nam đăng đàn thuyết pháp.  Chuyến hoằng pháp đó thành công rực rỡ.   Đại sư lạc quyên thêm trên một ngàn lượng vàng nữa. Trên đường về, đại sư và người đệ tử nhỏ, chú Quảng Long, bị bọn cướp đón đường tại đèo Hải Vân làm dữ để đoạt vàng.  Bọn cướp không ngờ đại sư đă cẩn thận thuê bảo tiêu chở vàng về Phú Xuân bằng đường thủy.  Lỡ bộ, bọn cướp đành giữ người đệ tử làm con tin, thả đại sư về với điều kiện mang một ngàn lượng vàng chuộc mạng đệ tử.  Về đến Phú Xuân, đại sư ngần ngừ không biết giải quyết sao cho phải.  Vàng do Phật tử cúng dường đúc tượng Phật, đại sư không thể tự chuyên xử dụng, nhất là, ngày khởi công đúc tượng đă gần kề, không thể đ́nh hoăn được.   Rồi th́ tin tức về bọn cướp cũng đến tai Chúa Nguyễn.   Chúa ra lệnh cho quan quân tức thời tiêu diệt chúng.  Bọn cướp tan ră dễ dàng, nhưng trước khi sa cơ, chúng nổi cơn hạ sát chú Quảng Long để trả thù.  Thương đệ tử, th́ đại sư chỉ có c̣n một phương cách là mang xác về chôn cất và cầu siêu mà thôi.

 

Vùng đất ven biển chạy dài theo dăi Trường Sơn, đất đai đă cằn cỗi, mà nạn lụt lội thường xảy ra.  Mùa đông năm Canh Th́n, cơn băo dữ dội lại tàn phá vùng ven biển.   Trung tâm băo hướng về Quảng Nam, song Thuận Hóa vẫn bị ảnh hưởng, dù tương đối nhẹ hơn.  Tuy nhiên, tại Phú Xuân, mưa vẫn dầm dề không ngớt và gió th́ gào thét ghê rợn, nước tràn ngập cuốn phăng hoa màu, nhà cửa đồng bào.  Nạn nhân: kẻ chết, người sống trong cảnh màn trời chiếu đất, cũng không phải là ít.  Nạn đói rồi chắc chắn sẽ xảy ra.

 

Kim Quang Tự, tuy rất an toàn v́ xây dựng trên nền móng vững chắc, nhưng đại sư Trí Thông vẫn trằn trọc không yên.  Đại sư đích thân đôn đốc tăng chúng chia phiên nhau canh giữ, đề pḥng mọi bất trắc.  Sau mấy ngày nổi cơn thịnh nộ, gió dịu dần rồi hết hẳn.  Nh́n ngôi chùa nguyên vẹn khang trang vươn ḿnh đón ánh nắng ban mai, đại sư Trí Thông cảm thấy sung sướng làm sao.  Giờ th́ đại sư có thể yên tâm soạn thảo chương tŕnh Phật sự quy mô sắp tới.   Người thị giả bỗng gơ cửa báo tin có ni cô Bảo Tường, xin diện kiến.  Đang bận rộn, không muốn mất th́ giờ vô ích, đại sư dự định từ chối, nhưng nghe pháp danh quen quen, nên đại sư ra lệnh mời vào.

 

 Vừa thoáng thấy ni cô, đại sư bỗng giựt ḿnh sửng sốt.  Ni cô chính là Quyên Quyên ngày trước.  Xa nhau đă hơn tám năm, ni cô độ chừng 25 tuổi, tuổi nẩy nở toàn vẹn, nên tuy vận áo nâu ṣng mà vẻ đẹp lại rực rỡ hơn xưa.   Mối t́nh sâu đậm vùi chôn trong đống tro tàn dĩ văng, bỗng dưng bừng dậy mănh liệt.  Đại sư ấp úng:

- Quyên Quyên ! Quyên Quyên !

- Tiểu ni pháp danh Bảo Tường.   Xin kính chào đại sư tiến sĩ !

Trí Thông lấy lại được b́nh tĩnh, sư mỉm cười hân hoan:

- Thôi mà cô Bảo Tường !  Danh vị tiến sĩ hư ảo kia mà cô vẫn c̣n nhớ hay sao ?

- Dĩ nhiên là phải nhớ !  Thầy tri khách đă căn dặn phải tôn xưng đại danh là "tiến sĩ đại sư" th́ mới được tiếp kiến.

 

 Lời nói thẳng thắn của sư cô làm sư Trí Thông đỏ mặt.  Thật ra, khi phát nguyện xuất gia, đại sư đă khinh thị danh hiệu hư vị tiến sĩ hư ảo như cỏ rác.   Thế nhưng, người đời lại coi hành vi buông bỏ công danh là trọng, nên thường nhắc nhở tán tụng.  Đại sư ngăn cản thế nào cũng không chấm dứt được.  Đến khi có người đệ tử thương thầy quá, tán tụng thầy là vị tiến sĩ đại sư, th́ mọi người toa rập  nhau gọi theo.  Lúc đầu, đại sư cũng hơi khó chịu, nhưng nghe măi quen dần th́ đâm ra ưa thích.  Bây giờ, nếu có người nào thưa hỏi mà thiếu danh vị tiến sĩ, th́ đại sư không mấy hài ḷng.  Bọn đệ tử biết bụng dạ thầy, dặn ḍ khách rập khuôn theo mà nịnh bợ.  Sự kiện đó, đến nay đại sư mới hiểu rơ, nên có phần xấu hổ.  Đại sư đành phải làm lơ, hướng câu chuyện sang đề tài tương lai đạo pháp và xây dựng tự viện, mà quên lửng không hỏi lư do viếng thăm của ni cô.  Ni cô chính là nguyên nhân đă khiến đại sư phát đại nguyện xuất gia, ngày nay, ni cô hiện diện đúng lúc để chứng kiến thành công vượt bực của sư, nên sư cao hứng thao thao bất tuyệt.    Sư hướng dẫn ni cô đi xem chùa, giải thích cặn kẽ từng khía cạnh đặc thù của lề lối kiến trúc, nét sắc sảo điêu khắc, trị giá của các chậu, b́nh .. cổ kính.  Sau cùng, đại sư hănh diện tŕnh bày công tŕnh to lớn để hoàn thành việc đúc pho tượng Phật bằng vàng y, trị giá trên sáu ngàn lượng.

Bấy giờ, ni cô mới điềm đạm lên tiếng : 

- Thưa đại sư ! Tiểu ni đến đây v́ có tâm nguyện mong cầu đại sư giúp đỡ .. 

- Ni cô yên tâm. Chuyện khó khăn thế nào, th́ ta cũng làm sao cho sư cô vui ḷng. 

- Không dám !  Thưa đại sư !   Băo lụt phá hoại mùa màng.  Dân chúng đói rách rất là khổ sở.   Tiểu ni kính xin đại sư mở lượng từ bi đóng góp phần nào cho quỹ cứu trợ ..

- Ta sẽ kêu gọi Phật tử bổn tự góp công sức vào việc phước thiện đó ! 

- Thưa đại sư !  Việc lạc quyên trong lúc này tiến hành rất chậm.  Dám nào !  Xin đại sư đổi tượng Phật thành sáu ngàn lượng vàng để đem đi cứu đói, th́ công đúc thật vô lượng ! 

- Ôi !  Sao ni cô lại bạo gan xúi giục ta làm việc phạm thượng tội lỗi, là bán tượng Phật như vậy ?

- Tượng Phật chỉ có tính cách tượng trưng, th́ tượng đá, cây hay vàng đều giá trị như nhau.   Vả chăng, tâm nguyện của chư Phật là đại từ bi cứu khổ chúng sanh, nếu đại sư đổi tượng thành thực phẩm cứu trợ dân, tức là hành theo tâm nguyện của chư Phật.  Tiểu ni không có điều ǵ gọi là phạm thượng cả.

 

 Đề nghị lạ lùng của ni cô làm sư Trí Thông ngớ ngẩn.  Cả đời đại sư, đại sư đă tận lực lo cho chùa, lo đúc tượng Phật vàng đó.  Đại sư thương từng viên gạch, từng viên đá, từng cái kèo, cái cột .., không bao giờ có ư nghĩ là sẽ xa rời, sẽ mất mát .., huống chi là có ư nghĩ bán pho tượng bảo vật, càng suy nghĩ, sư càng thấy thương yêu không rời bỏ được.  Tượng Phật đó đại sư coi như hơi thở, như mạng sống của ḿnh .. nên đại sư phải tận lực bảo vệ.  Cho nên, dù là nàng, là Quyên Quyên, mà t́nh yêu vẫn vương vấn khôn nguôi, đại sư vẫn không đánh đổi pho tượng được.  Đại sư cất tiếng la, thảng thốt như tiếng hét thất thanh của người chết đuối:

- Không!  Không thế nào được !  

- Tiểu ni hiểu là đại sư đă dính mắc sâu đậm ngôi chùa nầy, với tượng Phật nầy, không thể nào xả bỏ được.  Giờ này!  Dầu đức Phật Di Đà có đích thân đón rước đại sư về cơi Tây Phương Cực Lạc, chắc đại sư cũng từ chối.  Đại sư nhất quyết ở lại để ôm giữ ngôi chùa và pho tượng mà thôi.

 

Giọng nói của ni cô Bảo Tường nhỏ nhẹ, mà đại sư nghe như tiếng gầm thét bên tai.  Đại sư lặng người thấy ni cô từ giă ra đi, mà không biết dùng lời lẽ ǵ để cầm khách lại.  Sư lẩm bẩm một ḿnh: "Có thật là ḿnh đă tham nhiễm, quyến luyến như vậy sao?  Ḿnh đă bám víu an hưởng cái CÓ hời hợt như kẻ thế tục chăng?".  Có tiếng thằn lằn năo nuột chắc lưỡi làm đại sư rùng ḿnh.   Nỗi sợ hăi mông mênh xâm chiếm. Đại sư lại nghĩ: " Ḿnh tham đắm chẳng rời, nếu chết lúc này, th́ chắc không thể nào siêu thoát được, bất quá, cũng như con thằn lằn kia, ḅ lang thang quanh chùa, nh́n từng viên gạch, từng viên đá .. để mà chắc lưỡi tiếc thương ..".

 

Cảm thấy muôn vàn hổ thẹn, đại sư vào tăng pḥng đóng kín cửa để tự quán sát sự diễn biến của tâm ḿnh trong thời gian gần đây.

 

Ngày sư được Chúa thượng vời về Kim Quang tự, tâm của sư trong trắng, luôn luôn tâm niệm trau dồi đức hạnh để hoằng dương Phật Pháp.  Sư được Chúa thương yêu, rồi bao kẻ đua nhau chạy theo nịnh bợ tâng bốc thổi phồng sư lên mây.  Lúc đầu, sư dè dặt không để những lời thuận tai đó vào tâm, nhưng lần lần sư bị sa lầy.  Sư tin tưởng sư chính là bậc tu hành đạo cao đức trọng, một "đệ nhất danh tăng" kim cổ nước Việt.  Từ đó, sự cuồng ngạo mống niệm một kế hoạch tái thiết Kim Quang tự thành ngôi đệ nhất tự viện tại xứ đàng trong (6).  Thế rồi, sư lẩn quẩn trong đầu ư nghĩ kiếm tiền, gom góp cho thật nhiều tiền.  Sư nh́n ai, nh́n vấn đề ǵ, cũng chỉ thấy khía cạnh tiền.  Sư đánh giá Phật tử, kính trọng, ghét bỏ cũng trên căn bản đó.  Đôi khi, nếu phải xử dụng mánh khóe hay lợi dụng chút y quyền của Chúa, để có tiền lo cho chùa, th́ sư cũng không từ nan.  Sư vẫn thuyết pháp, vẫn dạy đạo .. để ai tu thời tu, c̣n phần sư, dường như .. sư không tu.  Sư chỉ coi đó là một b́nh phong để thu góp tiền cho chùa.  Thế thôi.

 

Trời bắt đầu tối hẳn.  Sư lẻn ra ngoài lủi thủi đi theo con đường làng, ngoái lại nh́n ngôi chùa khang trang, sư càng hổ thẹn về đạo đức rỗng tuếch của ḿnh.   Trời trong và đẹp.  Vầng trăng non vừa đủ sáng để soi rọi cảnh tang thương mà trận băo tàn ác đă dày xéo xóm làng.    Rải rác, vài đám lúa tơ mới cấy bị nước cuốn trôi, năm ba cây to trốc gốc, và cành lá th́ rơi rụng khắp nơi.   Mười căn nhà dân bị cuồng phong cuốn mất.  Không biết số phận nạn nhân đói rách như thế nào?  Ḷng sư bỗng tràn ngập t́nh thương.  Mấy hôm trước, sư đă nghe báo cáo về thiệt hại nầy, mà sao lúc đó ḷng sư dửng dưng bất động.

 

Sư tiếp tục rảo bước, cảnh chùa Di Đà ở đầu làng Vạn Xuân bị đổ nát làm sư chạnh ḷng.   Chùa Di Đà do sư Thiện Quang trụ tŕ. Thiện Quang là vị tu sĩ có tư cách, nhưng có khuyết điểm là quá thẳng thắn thành ra vụng về.   Thầy không vồn vă, không chiều ư, không khen nịnh đệ tử .. thành ra Phật tử thưa dần.  Kịp đến khi sư Trí Thông về Kim Quang tự, sư đă trăm phương ngh́n kế để thu Phật tử về một mối, thành thử chùa Di Đà càng xác xơ.  Chùa nghèo đến nỗi không tiền sửa sang, cột kèo đă mục nát, th́ làm sao chống chỏi nổi với cơn giông băo.  Bấy giờ, sư Trí Thông mới thầm trách ḿnh: A !  Ta vốn dạy đệ tử người giàu phải biết thương yêu giúp đỡ kẻ nghèo, mà có bao giờ ta nghĩ đến chùa giàu nên giúp đỡ chùa nghèo đâu?  Ôi!  Ta vốn kính trọng thầy Thiện Quang, mà khi lập chùa gần nhau, th́ ḷng ta ngấm ngầm có mầm mống cạnh tranh, chỉ mong cho chùa "đối thủ" chóng hoang tàn sụp đổ ..

 

Trí Thông miên man suy nghĩ đi lần đến ḅ sông Lô Dung(7).  Làn gió mát làm sư tỉnh hẳn lại.   Xa xa, ngôi chùa Linh Mụ trầm lặng ẩn hiện sau hàng cau.  Sư muốn được qú dưới chân thầy để cầu xin sám hối.  Thầy cũng lo cho chùa, cho đạo mà đạo hạnh thầy cao ngất, c̣n ta th́ bị cuốn lôi theo tham vọng nên đạo đức mỏi ṃn.  Rồi bỗng nhiên, Trí Thông nhớ lại từng chi tiết câu chuyện ngộ đạo của vị sơ tổ chùa Linh Mụ ngày xưa:

 

"Tổ sư họ Cao, quán Phong Điền, Thuận Hóa.   Thuở nhỏ, tổ đă không chịu dùng thịt cá, dù bị cha mẹ ép uổng.  Một hôm, theo mẹ lễ Phật, khóa lễ kéo dài mà bà cụ cứ nấn ná lo công quả trễ năi, cậu bé buồn ngủ quá.  Cậu bèn đến bàn Phật, gơ mấy tiếng chuông thật lớn.   Bị trách mắng th́ cậu bé đáp:"Con mê, nên phải nhờ chuông để cảnh tỉnh".  Thiền sư Chí Thiện gặp được pháp khí, nên nhận làm đệ tử, và nhân câu chuyện gơ chuông, đă đặt pháp danh là Cảnh Chung.  Cảnh Chung theo hầu thầy 10 năm, khi thầy liễu đạo, liền lên núi Đông Ngăi, hang đá Thảng Lai, ẩn cư với pháp hiệu Vô Sự chân nhân, để chuyên tu thiền định.   Chân nhân sống giản dị, hái cây trái và lá rừng làm thực phẩm.   Chân nhân ngồi thiền liên tục hàng nửa tháng, khi xả thiền, các loài chim lạ vần vũ quanh sư hát vang lừng như chào mừng đón nhận từ bi tâm của sư truyền cho.  Những người thợ săn vô t́nh chứng kiến cảnh đó, hâm mộ, lạy xin chân nhân nhận làm đệ tử.  Chân nhân bắt đầu giảng dạy họ Phật Pháp, rồi khuyên giải họ xa lánh nghiệp sát sanh hại vật.  Danh tiếng của sư lan rộng dần, chẳng bao lâu, nhân dân các châu huyện gần xa, đều quy ngưỡng về sư.

 

Lúc bấy giờ, khi Nguyễn Uông vừa bị anh rể là Trịnh Kiểm ám hại, Nguyễn Hoàng vội vă cầu Trạng Tŕnh Nguyễn Bỉnh Khiêm diệu kế bảo toàn tánh mạng, được phán dạy: "Hoành sơn nhất đái, vạn đại dung thân".   Hiểu ư, Nguyễn Hoàng âm thầm vận động xin về trấn thủ Thuận Hoá.  Trước khi đi trấn nhậm, Nguyễn Hoàng lại bái kiến Trạng lần nữa để cầu cẩm nang an dân trị nước.  Lần này, Trạng Tŕnh ngâm nga:

"Ḷng vô sự, trăng in nước.

Của thảng lai, gió thổi hoa." (8)

Hai câu thơ mang phong thái thiền dùng làm sách kế an dân có phần khó hiểu, nhưng Nguyễn Hoàng ôm ấp như sấm kư, chờ đến phút linh ứng mà xử dụng.

 

Thuận Hoá và các vùng đất đai mới khai phá, ḷng dân chưa định.  Những kẻ tiền phong dựng nước phương nam, tính khí vốn ngang tàng khó uốn nắn.  Họ khao khát tự do và vượt thoát khỏi sự ràng buộc cuả phép Vua luật nước.  Vả chăng, ḍng họ Nguyễn đối với dân cũng xa lạ, do đó, tâm nguyện thu phục nhân tâm của Nguyễn Hoàng gặp nhiều trở ngại.  Chúa lo lắng cải tổ hành chánh địa phương, chăm sóc thương yêu dân, mà t́nh h́nh cũng không cải thiện.   V́ vậy, Chúa thường rời dinh cơ tại Ái Tử, để giả dạng đi đó đây ḍ xét dân t́nh.  Một hôm, Chúa đi hành dọc sông Lô Dung, lên đến khúc sông uốn cong như rồng lượn bao phủ một quả đồi xinh xinh, th́ dừng lại trên đồi.  Tại đây, Chúa gặp một bà cụ già mặc áo đỏ, phong thái trang nhă thần tiên, tự xưng là Liễu Huệ công chúa, căn dặn: "Đây là huyệt đất đă hội tụ đủ linh khí, nhưng phải xây dựng ngôi chùa, mời cho được Vô Sự chân nhân về trụ tŕ, th́ sự nghiệp mới bền vững".  Dứt lời, bà cụ biến mất.  Lời dạy của bậc thần tiên, suy ra phù hợp với cẩm nang Trạng Tŕnh, khiến Chúa vô cùng phấn khởi.  Chúa liền cho khởi công xây cất ngôi tự viện trên đồi Kim Long, đặt tên là LINH MỤ, Nghiă là Cụ bà linh thiêng, rồi đích thân lên động Thảng Lai, núi Đông Ngăi, dùng lễ cầu hiền để thỉnh Vô Sự chân nhân về trụ tŕ.

 

Theo lời khuyên của chân nhân, dựa vào Phật giáo để liên kết nhân tâm tạo sức mạnh tinh thần dân tộc, Chúa thực thi kế sách nhân dân đến đâu, chùa chiền đến đó, nhiên hậu khi mọi việc ổn định, mới h́nh thành chính quyền địa phương.   Từ đó, nhân tâm được thu phục lần lần, tạo nên khí thế hùng mạnh cho xứ đàng trong.  Chúa Nguyễn Hoàng đối xử với chân nhân cực kỳ cung kính.  Chúa thường đến chùa học đạo hoặc thỉnh ư chân nhân về những vấn đề hệ trọng, và thường thân mật gọi chân nhân là SƯ ÔNG LINH MỤ.   Quân dân bắt chước, nhưng gọi trại đi thành Ôn Linh Mụ, chữ Ôn phát sinh từ đó.

 

Vô sự chân nhân, nguyên là một sơn tăng không thích ràng buộc bởi lễ nghi phiền phức.  Từ ngày bất đắc dĩ hạ sơn nắm giềng mối đạo, để rồi bị mọi người, từ Chúa Thượng cho đến thứ dân cung kính suy tôn, là việc trái ḷng.   Do đó, chân nhân vẫn giữ nếp sống thanh đạm cũ, cũng như thời dụng biểu thiền quán cũ.  Pháp môn thiền của chân nhân đặt căn bản trên kinh An ban thủ ư (9), nên rất giản dị: "Khi thở vào hành giả biết ḿnh đang thở vào, khi thở ra hành giả biết ḿnh thở ra", nói khác, khi nghe người tâng bốc hành giả biết ḿnh đang nghe người tâng bốc, và chính v́ vậy nên chân nhân luôn luôn tỉnh thức.  Chiều chiều, chân nhân thường đi thiền hành một ḿnh dọc theo bờ sông, những lúc đó, chân nhân không bị ngoại cảnh chi phối, nên cảm thấy thật thảnh thơi, an lạc.   Chân nhân bước từng bước thanh thản, đi để mà đi chớ không phải đi để mà tới (10), thích dừng th́ dừng ..  Yên lặng trong tỉnh thức.  Một hôm, chân nhân đi xa hơn thường lệ, dừng chân nh́n gịng sông.  Nước trong, êm ả và nhẹ.   Gịng sông nầy, thuở nhỏ chân nhân đă từng lặn hụp, giờ phút hồn nhiên đó rất tuyệt diệu.  Bốn bề thanh vắng gợi chân nhân thú tắm sông.  Chân nhân cởi đồ rồi thoải mái trầm ḿnh trong nước mát.  Gịng nước xoa nhẹ làn da như cuốn trôi đi hết bụi trần, bụi chùa bám trên người sư.   Chân nhân khoan khoái thở thật sâu và hụp đầu xuống nước.    Khi chân nhân ngoi đầu lên, th́ có tiếng trẻ nít la to:

-Ấy chết!  Coi chừng ông trọc đầu nớ!

Bấy lâu nay tai của chân nhân bị bắt buộc phải nghe toàn là những lời cung kính hoa mỹ: Bẩm đại lăo ḥa thượng, Kính tŕnh Ôn, Thỉnh nguyện, Thỉnh cầu, Chúng con đê đầu đảnh lễ .., thật là nhàm chán.  Nay chân nhân mới được gọi một cách hồn nhiên là ông trọc đầu, điều đó khiến chân nhân vô cùng sảng khoái.  Chân nhân quay đầu nh́n lại.   Té ra đó là hai chú tiểu, lén cắp xuồng ra chốn vắng vẻ để đùa giỡn, mà lại c̣n lớn gan gọi Ôn là lăo trọc đầu.   Hai chú sợ điếng người, cuống quít xá lia, miệng lắp bắp chẳng nên lời, suưt rơi ṭm xuống nước.  Chân nhân thương quá lên tiếng:

- Cái thằng ni lạ quá!  Tao trọc đầu, mi gọi tao trọc đầu là đúng quá rồi!  Có chi mô mà mi sợ hăi như rứa?

Chân nhân thốt lời đó trong một tâm trạng an lạc, không mảy may dính mắc ràng buộc ǵ với lễ nghi phiền phức của xă hội câu nệ.  Và trong giây phút hồn nhiên đó, bỗng dưng chân nhân hoát nhiên đại ngộ".

(Chư thiền sư, khi công phu viên măn, th́ đôi khi chỉ cần nghe tiếng chim hót, tiếng lá rơi .. làm trợ duyên mà ngộ đạo.  Sơ tổ Linh Mụ, sau hơn 50 năm nghiêm tŕ tu tập, tâm đă rỗng rang không trở ngại, nên nghe tiếng hồn nhiên của trẻ, mà đại ngộ cũng là việc b́nh thường )

 

Câu chuyện sơ tổ giúp sư Trí Thông định hướng cho nếp sống tu hành.  Ḷng đă chủ định nên sư b́nh thản trở về Kim Quang tự.  Sư soạn thảo một bức thơ dài viết cho bổn sư, Ôn Linh Mụ. Trong thơ, sư thú nhận rằng bấy lâu không nghiêm túc tu tŕ, thả lỏng tâm quay cuồng theo danh lợi hư hỏng mà không hay.   May nhờ thiện tri thức nhắc nhở mới hồi tỉnh.  Do đó, sư quyết định xin từ bỏ chức vị trụ tŕ Kim Quang tự, để theo hạnh khổ đầu đà hoằng hoá phương Nam, hầu sám hối lỗi lầm.   Thứ đến sư thỉnh cầu bổn sư đứng ra đem pho tượng vàng thanh toán để lấy tiền cúng dường cho nạn nhân băo lụt. Ngoài ra, cũng xin bổn sư giải quyết những việc cần thiết trong đó có việc chọn lựa vị tân trụ tŕ cho Kim Quang tự.   Viết xong, sư hướng về chùa Linh Mụ, lạy từ tạ thầy rồi giao thơ cho thị giả mang đi.  Đoạn, sư âm thầm rời chùa, chỉ mang theo một b́nh bát, một tay nải đựng hai y hậu tầm thường, bộ kinh Lăng Nghiêm cùng vài món hành trang lặt vặt của một du tăng khất sĩ.

 

Trước sự thay đổi nếp sống đột ngột, từ một vị trụ tŕ tôn kính lắm kẻ cung phụng, thành một khổ đầu đà lang bạt, sư Trí Thông cũng gặp những khó khăn lúc đầu.  Tuy nhiên, sự yếu đuối thể xác dễ dàng khuất phục bởi sức mạnh tinh thần, được củng cố bằng pháp môn hành tŕ buông bỏ, không dính mắc như vị sơ tổ Linh Mụ, nên sư cảm thấy an lạc.  Niềm an lạc mà trước kia, khi bận rộn với ngôi vị trụ tŕ, sư không bao giờ hưởng được.

 

Sư thường chọn những con đường làng vắng vẻ, tránh qua lại khu phố ồn ào.  Đi khoan thai từng bước: Đi để mà đi chớ không phải để mà tới, cũng như, tu để mà tu chớ không nhằm đắc đạo.  Thở ra sư biết ḿnh thở ra.  Thở vào sư biết ḿnh thở vào.  Bước chân thanh thản, êm ái, trân qúi đặt vững vàng trên mặt đất thương yêu, như đang đi trên tịnh độ.  Sư ngủ ở đ́nh, miếu hoang, gốc cây, mái hiên nhà .., và thọ thực thất thường tùy tâm hỷ cúng của đồng bào phật tử.  Xóm làng nào thuận duyên, sư lưu lại đôi ngày hay vài tuần, tùy nghi giảng Pháp sống thực và đơn sơ.   Sư đến với họ như người bạn đồng hành trên con đường tu tập hơn là vị thầy xa cách.  Sư có thể ngồi đan thúng, dệt chiếu .. hay đi mót lúa với đồng bào rồi tùy cơ giảng đạo.   Sư cũng có thể làm vú em, chơi đùa hồn nhiên với trể con, để dạy chúng câu thơ, bài ca dao nhẹ nhàng đạo vị.  Mà thật ra, sư cũng không nhất thiết phải mở lời.  Sư hiện hữu của sư cạnh những người dân chất phác, nụ cười, dáng điệu, tư cách của sư .. có cái ǵ gần gũi, ấm áp khiến cho họ tự nhiên thương mến đạo.

 

Càng đi lần về phương Nam, hệ thống chùa chiền càng khiếm khuyết về phẩm lẫn lượng.  Chùa chỉ tập trung tại Gia Định thành và vài thị trấn lớn, c̣n vùng xa xôi th́ hầu như vắng bóng.  Nhu cầu hoằng pháp đôi khi đ̣i hỏi sự dừng chân một thời gian dài, và nếu hợp duyên sư cũng đứng ra tạo dựng một ngôi chùa làng xinh xắn.  Dân quê dốt nát, nên sư chỉ hướng dẫn họ giáo lư đơn giản và thực tiễn, như tam quy ngũ giới, tu tâm dưỡng tánh, tránh ác hành thiện mà thôi.  Điều đó rất hợp với sư, v́ từ lâu, khi hành hạnh khổ đầu đà, sư chỉ chuyên tâm quán niệm hơi thở, c̣n cái sở học bao la huyền đàm sư không c̣n nhớ đến nữa.  Dĩ nhiên, sư cũng chuyên hành tŕ công phu, nhưng đọc tụng kinh điển, sư tụng để mà tụng, để tự nhiên cho kinh thẩm thấu trực nhận, chớ không dùng lư trí xét đoán, hay suy luận t́m hiểu như xưa nữa.  Khi ngôi chùa thành lập đă có cơ sở vững chắc, sư đến các đại ṭng lâm, thỉnh một vị đạo đức tăng để giao ngôi chùa, hầu tiếp tục tâm nguyện một khổ đầu đà.  Cứ thế mà trong thời gian hơn hai mươi năm, sư đă lần lượt tạo dựng được 9 ngôi chùa làng tại khắp vùng Vàm Cỏ và Tiền Giang.

 

Sư lại xuôi về miền Hậu Giang.   Mùa thu năm Giáp Th́n, một trận lụt mà lúc khởi đầu có vẻ chỉ là chuyện ngập nước b́nh thường, lại biến thành tai họa thảm khốc.   Nguyên hàng năm, vào mùa nước nổi, sông Cửu Long dâng cao tràn ngập ruộng đồng, đường sá, chợ búa.  Dân chúng theo lệ, ở nhà sàn hay đắp nền nhà cao vừa phải, nước có dâng cao khỏi nền nhà chăng nữa, th́ cũng chịu đựng vài ngày th́ lại từ từ rút xuống.  Nhưng đến năm Bính Th́n, nước dâng lên măi đến độ bất ngờ, và v́ không chuẩn bị nên có kẻ khi thấy nguy hiểm, muốn chạy đi th́ đă muộn, đành đeo mái nhà chờ chết.   Sư liền vận động những đoàn ghe cấp cứu người sống sót đem về những giồng đất cao tạm trú.  Riêng những xác thây ma trôi phập phều, sư cũng đích thân vớt về.  Và v́ lư do nước ngập không thể đào huyệt, sư kết bè làm một băi tha ma nổi, chờ nước rút rồi mới chôn cất.  Cứu lụt xong, sư lại lên đuờng.

 

Một hôm, hành hóa tại trấn Kiên Giang, vô t́nh sư khám phá đuợc một ngôi chùa lá hoang vắng nhỏ bé, nằm lẻ loi ở đầu xóm Vĩnh Hiệp.  Trước cửa có treo biển đề " Vô Môn Tự", mà nét chữ nguệch ngoạc đă lu mờ.  Chùa vắng người, nhưng cũng không đến nỗi lạnh lẽo.  Có lẽ, tuy không có người ở thường trực, nhưng cũng có thiện tín đến chùa đốt nhang, lễ Phật.  Tượng Phật bằng đất, đắp vụng về, vừa thiếu cân xứng, vừa làm gương mặt kém từ bi. Thật tiếc!    Sư thầm nghĩ, rồi sư liên tưởng đến tượng Phật vàng Kim Quang Tự. Tượng Phật vàng như vết thương đă lành, mà sẹo vẫn c̣n, nên dù trên 24 năm qua, sư hành pháp buông bỏ, mà vẫn gợi nhớ khi vô t́nh thấy một pho tượng kém mỹ thuật.  Như thường lệ, sư quán niệm câu kinh Kim Cang "Nhược dĩ sắc kiến ngă, dĩ âm thanh cầu ngă, thị nhân hành tà đạo, bất năng kiến Như Lai" để đối trị.(11)

 

Mây đen vần vũ từ lúc nào, mà mưa nặng hột rơi ào ào trên mái lá.  Mái chùa mục nát.   Nước dột vài nơi.  Trước mặt sư, một ḍng nước to bỗng rơi thẳng xuống tượng Phật.  Đất bị thấm nước rả dần đi.  Chứng kiến cảnh tượng Phật bị hư hoại, bất giác, sư nhớ đến bài pháp của tổ Triệu Châu:

"Đừng để Phật đồng vào ḷ, đừng để Phật gỗ vào lửa, đừng để Phật đất vào nước.   Phật thứ thiệt ngồi ở bên trong.  Bồ đề và Niết bàn, Chân như   Phật tánh, tất cả là chiếc áo ngoài buộc siết thân thể.  Chúng được coi như là phiền năo .."

Sư bỗng nhiên lặng người, thân tâm biến mất, chỉ thấy trước mặt ḿnh hiển hiện một khối duy nhất quang minh chiếu diệu lung linh tuyệt vời.  Một thoáng sau kinh nghiệm đó sư bừng tỉnh lại nh́n tượng Phật th́ thấy tượng đă trở thành một đống đất khô nứt nẻ.  Té ra một thoáng của cơn đại định, là đă mấy ngày trôi qua rồi.

 

Sư quyết định dừng lại nơi nầy.   Hàng ngày sư đọc tụng kinh Lăng Nghiêm để kiểm chứng sở đắc ḿnh, đồng thời, bắt đầu thăm nom săn sóc đám dân chài.   Những kẻ sinh nhai về nghề biển, làm việc nhọc nhằn và thập phần nguy hiểm nhưng thu hoạch tương đối khá cao.  Sau chuyến đi mươi ngày họ có thể nghỉ ngơi cả tháng.  Đó là thời gian cờ bạc, rượu chè .. để rồi gây chuyện chửi bới, hục hặc nhau suốt năm.  Giáo hóa họ đạo lư là việc khó khăn, đó cũng là nguyên nhân khiến vị sư kiến tạo ngôi chùa ngày trước đă thất vọng bỏ đi.

 

Tuy nhiên đạo đức của sư Trí Thông đă cảm hóa họ nhanh chóng.  Thú cờ bạc, rượu chè bừa băi giảm dần.   Nhận thấy nghiệp sát sanh của họ quá nặng, sư khởi xướng phong trào ăn chay tập thể.  Nhà chùa nấu cơm chay sẵn rồi khuyến khích Phật tử quây quần ăn chung.  Lúc đầu, sư tổ chức mỗi tháng một ngày, rồi tăng dần đến mười ngày.  Số Phật tử tham gia ngày càng đông, nên sư cần những cái nồi thật to.  Một khách thương hồ chuyên buôn bán nồi tại vùng Sóc Soài, đặt một chiếc nồi đặc biệt to như một cái lu, nhưng thấp hơn, để cúng dường cho sư.  Nồi quá lớn, không có dịp xử dụng, nên sư để ở mái hiên trước chùa, hứng nước mưa.   Trẻ con gọi chiếc nồi đó là " nồi Ông", và cũng có đứa gọi là Ông nồi".  Từ đó, dân chúng thích gọi chùa của sư là chùa Ông Nồi, cái tên nôm na dễ nhớ và gần gũi với họ.

 

Vào một đêm trăng tṛn tháng chạp năm Mậu Thân, sau phần công phu, chú khu ô sa di (12) Quảng Hiền đă chuẩn bị giờ chỉ tịnh, th́ có tiếng quân lính rầm rộ la ḥ bao vây khu xóm như đang lùng bắt kẻ trọng phạm.

Một người trẻ tuổi, hoảng hốt phóng chạy vào chùa, vừa thấy sư Trí Thông đă vội vàng qú xuống cầu xin cứu giúp.  Sư b́nh tĩnh bảo khách nằm gọn trong chiếc "nồi ông", đậy nắp lại.  Sau đó, sư ngồi thiền như thường lệ.   Toán lính tràn vào chùa lục soát, chỉ thấy một vị sư già ngồi thiền và một em bé nằm ngủ.  Chùa trống trải không có nơi nào ẩn nấp, và cũng không thấy điều chi nghi ngờ, nên toán quân lính trở ra, lùng kiếm nơi khác.

Khi những tiếng la ó của quân lính nhỏ dần, sư Trí Thông, dở nắp nồi lên, gọi nhỏ: 

- Nguyễn công tử.  Mọi việc đă yên ổn.  Xin công tử an tâm bước ra.

- Nhà ngươi .. À ! Sư cũng biết ta sao?

- Dạ biết ! Ngài chính là Chúa Nguyễn Phúc ..

Sư Trí Thông chưa nói hết câu th́ mũi kiếm từ tay người khách trẻ đă đâm thẳng vào ngực sư.   Sư ngă quỵ xuống, máu ra thành ṿi.  Người tuổi trẻ, thật ra, tâm địa không đến nỗi quá ác độc.  Y chỉ có khuyết điểm là xem ngôi Vua quá trọng, nên hy sinh t́nh nghĩa.  V́ ngai vàng ám ảnh nên đa nghi quá đáng, thủ hạ trung thành như Đỗ Thành Nhơn mà vẫn đang tâm hạ độc thủ, huống chi sư chỉ là kẻ xa lạ.  Đang cơn nguy khốn, Chúa lo sợ tông tích bị tiết lộ, nên hạ sát người bịt miệng như một phản ứng tự vệ mà thôi.   Hành động xong, nh́n thấy vị sư già hấp hối, ḷng Chúa hơi rung động, nên Chúa ngần ngừ chưa vội chạy đi.

- Quảng Long!  Quảng Long!  Ta thật cảm ơn con đă thành toàn cho ta.

Đoạn sư ngoắt Chúa lại gần, cố gắng nói tiếp:

- Công tử hăy chạy về hướng biển, đến căn nhà tận cùng, t́m cho được đệ tử ta là Trần Trung để nhờ chở ra khơi th́ mới mong thoát nạn.

Nghe lời chỉ dẫn, Chúa vui mừng gật đầu rồi chạy biến đi.

Chú tiểu thức giấc từ lâu, mục kích nội vụ run sợ im thin thít trên chơng tre, giờ mới loi ngoi chạy đến bên thầy, khóc thút thít.

Sư nắm tay đệ tử, thương yêu dặn ḍ:

- Sanh tử là việc thường, cớ sao con lại khóc?   Nghiệp quả trả xong, thầy rất an ḷng đă thành toàn tâm nguyện.

Sư đă yếu lắm rồi, âm thanh nhỏ mà vẫn rơ ràng.   Sư cố gắng móc túi lấy một phong thơ viết sẵn đưa đệ tử, nói tiếp:

- Con hăy t́m đến pháp huynh ta là sư cụ Vĩnh Tràng tại Định Tường để tiếp tục học đạo.

Chú Quảng Hiền thương thầy quá.   Té ra thầy biết sẽ gặp tai kiếp, và đă chu đáo sắp xếp tương lai cho chú.   Cảm động chú lại ồ lên khóc nức nở.

- Con nên cười lên và niệm chú văng sanh với thầy nghen con !

Sư niệm chú văng sanh.  Tiếng của sư nhỏ dần, nhỏ dần rồi tắt hẳn, mà gương mặt tươi nhuận vẫn như c̣n phảng phất nụ cười.

 

****

 

Chúa Nguyễn được Trần Trung đưa đi lánh nạn tại các ḥn đảo Lơi Sơn, Củ Tron, Nghệ .., rồi sang Xiêm La cầu viện.   Câu chuyện thoát hiểm được tô điểm lại, theo đó Chúa ẩn thân  trống trải sau một pho tượng tại ngôi chùa nhỏ thuộc trấn Kiên Giang, nhưng nhờ "chân mệnh đế vương", được Phật Trời phù hộ, nên giặc Tây Sơn lục t́m măi vẫn không thấy.   Câu chuyện biến thành huyền thoại được nhân dân miền Tây tin tưởng, nên mặc dầu, lực lượng của Chúa bị đánh tan ră nhiều lần, Chúa vẫn tái lập và phục hồi nhanh chóng.    Không bao lâu, đến năm Nhâm Tuất Chúa khôi phục giang sơn, tự xưng là Vua, đổi tên nước là Đại Nam.  Vua là người ân oán phân minh, nên một mặt đào mồ cuốc mả kẻ thù, và mặt khác ban bố lợi lộc chỗ có ân.  Không nhớ đích xác ngôi chùa thoát hiểm, Vua ban sắc tứ cho tất cả các chùa thuộc thị trấn Kiên Giang, và ra lệnh xuất công khố tu bổ những chùa nầy.   Hai ngôi chùa Thập Phương và Tam Bảo (13), nhờ vậy, được sắc tứ và kiến thiết trở thành hai ngôi chùa cổ khang trang nhất tại miền Tây.

 

Trong thời gian nầy, chùa Ông Nồi đă hư hoại nên không được hưởng ân Vua.  Măi đến mười năm sau, tỳ kheo Quảng Hiền tu học về, thương nhớ thầy nên tái dựng lại ngôi chùa cũ.  Thầy cũng theo truyền thống của sư phụ, là nấu cơm chùa cho những đồng bào nghèo ăn "chùa", nên mặc dầu chiếc "Nồi Ông" đă bị hư nát, mà đến nay người dân vẫn quen gọi ngôi chùa là Chùa Ông Nồi, như 200 năm về trước.

 

Tháng 11, 1988

Huỳnh Trung Chánh

 

==========

GHI CHÚ:

(1)  Nguyên tác bài Đường thi của Thôi Hộ:

Khứ niên, kim nhật, thử môn trung

Giả ngoại, đào hoa tương ánh hồng

Nhân diện bất tri hà xứ khứ?

Đào hoa y cựu tiếu đông phong.

Tạm dịch:

Tại đây, năm ấy, ngày nầy

Hoa đào, người đẹp hây hây má hồng

Hoa đào vẫn cợt gió đông

Mà nay chẳng biết bóng hồng nơi nao?

(2)  Thiên Ấn tự do thiền sư Pháp Hoá, gốc Tiều Châu tạo dựng năm 1694 trên núi Thiên Ấn, Quảng Ngăi.  Hai vị tổ kế vị sư là tổ Khánh Vân và tổ Bảo Ấn.

(3)  Phú Xuân: Làng Phú Xuân thuộc huyện Hương Trà, Thuận Hoá, đă trở thành kinh đô của xứ đàng trong sau khi Chúa Nguyễn Phúc Trăng thiên phủ về năm 1687.

(4)  Chùa Linh Mụ do Chúa Nguyễn Hoàng ra lệnh xây dựng năm 1601 trên đồi Kim Long.  Đến đời Minh Mạng, chùa được cải danh hiệu lại là THIÊN MỤ.  

(5)  Chúa Nguyễn Phúc Khoát (1738-65) là vị chúa nhân từ và mộ đạo.  Ngài tự xưng là Từ Tế đạo nhân khi ban sắc tứ các chùa.

(6)  Xứ đàng trong: Chỉ cho phần đất từ sông Gianh trở vào Nam trong thời Trịnh Nguyễn phân tranh.

(7)  Lô Dung: Tên xưa của sông Hương

(8)  Phát xuất từ bài thơ "THẾ SỰ":

Chưa dễ ai là Phật Thích Ca

Mọi niềm nhân ngă, nhẫn th́ qua

Ḷng vô sự, trăng in nước,

Của thảng lai, gió thổi hoa.

Ḱa khách xuân xanh khi trẻ

Mấy người đầu bạc tuổi già!

Thanh nhàn ấy, ắt là tiên khách

Được thú ta, đă có thú ta.

     Nguyễn Bỉnh Khiêm

(9)  Kinh An ban thủ ư: Tức kinh Quán niệm hơi thở. Kinh đă được thầy Nhất Hạnh dịch và chú giải.  (Lá Bối 1987)

(10)  Phỏng theo Thiền Hành Yếu Chỉ của thầy Nhất Hạnh

(11)  Việt dịch:

Nếu thấy ta bằng sắc tướng

Nghe ta bằng âm thanh

Người nầy đi đường tà

Không thấy được Như Lai

     Trích Kinh Kim Cang (T.T.Thiện Hoa)

(12)  Khu Ô Sa Di: Nghĩa đen là sa di đuổi quạ, tức là loại sa si tuổi từ 7 đến 13, chỉ có thể làm những việc lặt vặt như xua đuổi quạ, chớ chưa đúng hợp ngôi vị sa di.

(13)  Các ngôi "Sắc tứ Tam bảo tự" tại ấp Vĩnh Lạc, "Sắc tứ Thập Phương tự" tại ấp Vĩnh Thanh, và chùa Ông Nồi ấp Vĩnh Hiệp đều là những ngôi chùa xưa, và vẫn c̣n tồn tại thị xă Kiên Giang.

 

 

(NGÔ QUANG VƠ sưu tầm và chuyển)

 

 

website counter