Ôi Nắng Vàng Sao Mà Nhớ Nhung
(ĐỖ TRUNG QUÂN)
Th́ thật
ra cũng chỉ là cái màu nắng hàng ngày ấy thôi nhưng
nó không có cái hanh khô lành lạnh kèm theo. Cái thứ nắng chỉ
ở xứ ḿnh mới làm bật ra câu: Ồ! Cuối
năm rồi!
Những ai
đă đặt dấu giày lang thang xứ người,
đă thấy bao nhiêu cảnh đẹp, bao nhiêu nắng
vàng, cũng lạnh, cũng áo khăn cẩn thận
nhưng chắc chắn dù cuốn lịch đă cuối
năm vẫn không bật câu: Nắng Tết! Sao thế? Hả
sao hết, đơn giản v́ ta c̣n chưa về nhà. Chỉ
về nhà mới chạm phải cái thứ nắng riêng biệt
ấy. Mấy năm trước đi giang hồ vặt
tận xứ người. Bạn bè bảo "ở
đây ăn Tết với tụi tôi một lần coi sao
chớ".
Ta cười
năn nỉ xin cho về, thôi cho qua cái chuyện "nâng
thành quan điểm" yêu tổ quốc phải về
đi nhá! Thế giới giờ đây bé nhỏ, đi về
dễ không ấy mà, chỉ v́ đơn giản rằng bạn
bè nhiều người dành dụm ngày phép cả năm làm
việc xứ người, đăng kư vé máy bay từ hồi
nẳm nào để chờ cuối năm háo hức chờ
ngày về ăn Tết. Tiền bạc tốn kém vất vả
lắm! Vậy cớ chi ta nhảy ngược đi chỗ
khác ăn Tết. Phí lắm! Nhà em xin các bác cho về kịp
để t́m ra cổng chợ ngửi
mùi chợ Tết ở nhà. Cái mùi chả trong trẻo ǵ
mấy như trong siêu thị mát lạnh.
Nó lẫn mùi
rơm rạ, mùi lá chuối lá dong, mùi trái cây, mùi hoa cúng ..
Đủ thứ hầm bà lằng nhưng đứng bên
hông chợ nh́n người mua sắm ồn ào, nh́n nắng
vàng hanh khô. Cha mẹ ơi! Thú thật luôn, già đầu rồi
mà vẫn mê Tết như thường.
Cả
năm quần quật làm việc kiếm tiền, ngày nào
cũng đối đầu với kẹt xe, lô cốt,
khói bụi chỉ chờ có vài hôm đường sá bỗng
thưa người. Được thong thả sơn lại
cái cửa sổ, đóng lại cái hàng rào gỗ. T́m vài chậu
hoa cho nó tựa vào. Dọn dẹp lại cái kệ sách bừa
băi, lau lại cái bàn, cái ghế nghĩa là vẫn cứ phải
lao động nhưng là cái lao động không ca cẩm,
không càu nhàu, có khi c̣n huưt sáo miệng nữa ấy chứ. Tết
mà!
Tết là một
từ gợi cảm mà không sàm sỡ.
Tết là một
từ có cả mùi vị của hương thơm lẫn
ẩm thực.
Của hội
họa trong màu hoa, màu áo và màu nắng vàng bâng khuâng khó tả.
Có một
ngày chưa tới Tết. Trên Freeway tốc độ trên
trăm cây số. Hai bên đường hoa vàng phủ ngập,
thứ hoa dại gọi tên hoa Mutad làm thành biệt danh của
cả một bang khổng lồ nước Mỹ: Thung
lũng hoa vàng - California. Chỉ mới tháng 5. Tết Việt
Nam c̣n xa nhưng màu hoa và màu nắng cùng gió lạnh hiu hiu khiến
ḿnh quên mất luật lệ nghiêm khắc, chỉn chu của
xứ người. Dừng xe trên Freeway mở cửa nhảy
tọt vào đám hoa vàng mênh mông bên đường. Kết
quả - một giấy phạt miễn thông cảm. Tội
vi phạm luật không cho phép dừng trên Free way. Thôi kệ!
Cũng là điều để nhớ lâu. Lần sau khỏi
tái phạm. Nhưng chỉ v́ đẹp chứ chưa gợi
nhớ nắng Tết quê nhà.
Tin tôi đi ..
Sáng nay thức
dậy tôi lại chạm vào cái lạnh hanh khô và màu nắng
đă có từ ngh́n năm trước, nó làm ḷng ḿnh mềm
hẳn lại, vui vẻ hẳn lên và có hơi bâng khuâng tí
chút: Lại cuối năm, lại sắp thêm cái Tết, lại
sắp .. già. Nhưng mà không buồn mấy, nó chỉ làm nhớ
phố phường, cảnh vật và người. Nó
đánh thức cái "tiềm thức" ngủ quên suốt
một năm dài rằng: Đi đi! Đi t́m chỗ ngồi
nh́n phố xá, nh́n hoa cỏ, mái phố, cao ốc của Sài
G̣n.
Cái thú đi
rong cuối năm bừng tỉnh, nó rạo rực dù bên
ngoài chẳng biểu lộ ǵ ra. Ly rượu bạn bè
trong buổi chiều nắng nhạt bỗng luôn kèm theo câu
hỏi: "Tết này ông ở lại hay về quê?".
Và những câu chuyện Tết cũ, Tết đă qua bỗng
quay trở lại. Chả biết người trẻ thế
nào, những gă hết trẻ cứ chuyện xưa mà tán.
Chai rượu cứ thế mà vơi dần, cạn hết
mà khi mới ngồi xuống cùng nhau nh́n cái chai ai cũng
ngán bảo: "Chắc không hết nổi đâu ..".
Tin tôi đi ..
Cái màu nắng
vàng như hoa mà hoa cũng vàng như nắng ấy lạ
lùng lắm! Có một năm nào đó cận Tết từ
Đà Lạt quay trở về Sài G̣n dừng chân bên phố
núi Blao-Bảo Lộc. Nắng vàng lộng lẫy, trời
trong veo, gió lạnh và dă quỳ thắp sáng cả những
mép đồi đất đỏ Blao. Chịu không nổi
phải bật lên câu th́ thầm "Ôi
nắng vàng sao mà nhớ nhung ..". Câu thơ tiền
chiến tưởng không ǵ đúng hơn trong cảnh vật
này của con đường thiên lư thăm thẳm, hiu hiu
gió, vắng người.
Tin tôi đi ..
Không chỉ
riêng tôi đâu. Sẽ có người cũng chạm vào màu nắng
ấy một sáng bất ngờ như tôi thôi. Và chắc
cũng lại như tôi thôi nhớ nhà, nhớ Tết, nhớ
đường về ..
Thế đấy!
Ôi! Nắng
vàng sao mà nhớ nhung!
ĐỖ
TRUNG QUÂN
(NNS sưu tầm, Trần Năng
Phụng
chuyển)