SU'U TÂ`M 19

Home | SUY NGÂM~ | SUY NGÂM~ [tt] | SUY NGÂM~ 1 | SUY NGÂM~ 2 | SUY NGÂM~ 3 | SUY NGÂM~ 4 | SUY NGÂM~ 5 | VA(N | VA(N [tt] | VA(N 1 | VA(N VUI | VA(N VUI [tt] | VA(N VUI 1 | VA(N VUI 2 | VA(N VUI 3 | VA(N VUI 4 | TA.P GHI | TA.P GHI [tt] | TA.P GHI 1 | TA.P GHI 2 | TA.P GHI 3 | TA.P GHI 4 | TA.P GHI 5 | TA.P GHI 6 | TA.P GHI 7 | TA.P GHI 8 | TA.P GHI 9 | TA.P GHI 10 | TA.P GHI 11 | TA.P GHI 12 | TA.P GHI 13 | TA.P GHI 14 | TA.P GHI 15 | TA.P GHI 16 | TA.P GHI 17 | TA.P GHI 18 | TA.P GHI 19 | TA.P GHI 20 | TA.P GHI 21 | TA.P GHI 22 | TA.P GHI 23 | TA.P GHI 24 | TA.P GHI 25 | TA.P GHI 26 | TA.P GHI 27 | TA.P GHI 28 | TA.P GHI 29 | TA.P GHI 30 | TA.P GHI 31 | TA.P GHI 32 | TA.P GHI 33 | TA.P GHI 34 | TA.P GHI 35 | TA.P GHI 36 | TA.P GHI 37 | TA.P GHI 38 | TA.P GHI 39 | LINKS | BÀI VIÊ'T | BÀI VIÊ'T [tt] | BÀI VIÊ'T 1 | BÀI VIÊ'T 2 | BÀI VIÊ'T 3 | BÀI VIÊ'T 4 | BÀI VIÊ'T 5 | BÀI VIÊ'T 6 | BÀI VIÊ'T 7 | BÀI VIÊ'T 8 | BÀI VIÊ'T 9 | CU'̉'I CHÚT CHO'I | THÚ VI. | CHÚ Ư | CHÚ Ư [tt] | CHUYÊ.N CO^? | CHUYÊ.N CÔ? [tt] | CHUYÊ.N CÔ? 1 | CHUYÊ.N CÔ? 2 | TÀI T̀NH | TÊ'U

BÀI VIÊ'T 3

 

Nn vô cm VN

(Nguyễn Hưng Quốc)

 

Câu chuyện liên quan đến cái chết của bé Duyệt Duyệt (Yue Yue) ở Trung Quốc được truyền bá khá rộng ở Việt Nam. Đó cũng là một điều hay: Nó khiến nhiều người giật ḿnh nh́n lại chính ḿnh. Trung Quốc th́ thế; c̣n Việt Nam th́ sao?

 

Câu trả lời h́nh như không lấy ǵ đáng vui cho lắm: Ở Việt Nam, căn bệnh vô cảm cũng tràn lan khắp nơi. Chỉ liếc sơ qua vài bài báo về sự vô cảm ở Việt Nam vào cuối tháng 10 vừa qua, chúng ta cũng thấy có vô số ví dụ. Cũng tai nạn giao thông và người bị thương ngay giữa đường và cũng hàng chục hay hàng trăm người đứng nh́n, không ai ra tay cứu giúp cả. Cách đây hai năm, ở Thủ Đức có một thanh niên bị xe tải tông, cán nát nửa người. Anh kêu cứu, nhờ những người chung quanh gọi điện thoại báo tin giùm cho gia đ́nh. Không ai có phản ứng ǵ cả. Sau đó, anh chết. Mới đây, vào ngày 7 tháng 10, một chiếc "xe điên" do một bác sĩ lái tông hết người này đến người khác, khiến 2 người chết và 17 người khác bị thương. Nhiều người không những không cứu mà c̣n xông vào hôi của, cướp ví tiền và nữ trang của các nạn nhân. Có nạn nhân bị chết nhưng măi đến ba ngày sau gia đ́nh mới biết. Lư do: toàn bộ túi xách gồm tiền bạc và giấy tờ tùy thân của chị đă bị cướp mất nên bệnh viện không thể biết chị là ai và ở đâu để liên lạc với gia đ́nh. Báo chí gọi đó là những "kẻ hôi của máu lạnh".

 

Đó là chuyện ở Sài G̣n. Ở Hà Nội cũng thế. Ngày 23 tháng 7, hai cha con anh Nguyễn Công Vinh bị bọn cướp móc ví tiền và đánh đập ngay ở trạm xe buưt. Cả hàng trăm người chung quanh đứng nh́n. Chỉ đứng nh́n. Không ai có phản ứng ǵ cả. Báo chí gọi đó là thái độ "sống chết mặc bay".

 

Thái độ "sống chết mặc bay" và "máu lạnh" như thế cũng xuất hiện nhan nhản trong các bệnh viện, nơi bác sĩ và y tá, theo truyền thống, vẫn thường được ví như "từ mẫu". Các "từ mẫu" hiện nay th́ theo một nguyên tắc rất đơn giản: Trả tiền trước, chữa bệnh sau. Mà tiền trả th́ qua nhiều chặng lắm. Muốn khám bệnh? - Trả tiền! Muốn có giường nằm trong bệnh viện? - Trả tiền! Muốn thay ra giường mỗi ngày? - Trả tiền! Muốn chích thuốc? - Trả tiền! Mấy tháng vừa qua, ở Cà Mau, dân chúng phẫn nộ về việc cô Dương Thị Thu Huyền (16 tuổi) bị thương nằm bất tỉnh ngoài đường và được đưa vào bệnh viện cấp cứu. Câu đầu tiên bác sĩ hỏi là: Có tiền không? Những người chở Huyền vào bệnh viện đều không có tiền. Măi đến khi thân nhân của Huyền biết tin, chạy đến bệnh viện, làm giấy tờ cam kết trả tiền xong, các bác sĩ mới bắt đầu ngó đến bệnh nhân. Tuy nhiên lúc ấy đă quá muộn. Mấy tiếng sau, cô gái mới 16 tuổi đầu ấy chết.

 

Tất cả những chuyện vừa kể, thật ra, không mới. Cách đây mấy năm, các trang mạng xă hội tại Việt Nam từng tung lên đoạn phim ngắn cảnh một số nữ sinh nhào đến đánh đập tàn nhẫn một nữ sinh khác. Điều khiến người xem kinh ngạc đến sững sờ không phải chỉ là cảnh bạo động mà là thái độ dửng dưng của các nữ sinh khác chung quanh. Các em cũng chỉ đứng nh́n. Không có phản ứng ǵ cả. Hoàn toàn dửng dưng. Rồi một bức ảnh khác, chụp cảnh bố chồng trói ké người con dâu vất ra đường. Cô nằm như một con thú, quằn quại, đau đớn. Ngay giữa đường. Mọi người, từ hàng xóm đến công an, cũng đều dửng dưng.

 

Hàng xóm dửng dưng. Công an dửng dưng. Ngay giới lănh đạo cũng dửng dưng trước nỗi khổ của đồng bào. Điển h́nh nhất là chuyện, cũng cách đây mấy năm, Hà Nội bị ngập lụt nghiêm trọng. Có đến mấy chục người chết hoặc do bị điện giật hoặc do bị nước cuốn trôi. Hàng ngàn gia đ́nh lâm vào cảnh khó khăn, thậm chí, không có cả thực phẩm để ăn. Ông Phạm Quang Nghị, bí thư Thành ủy Hà Nội, không những không làm ǵ mà c̣n lên tiếng trách dân là quen thói ỷ lại, không biết chủ động tự cứu ḿnh. Lúc ấy (năm 2008), nhiều người, trên các trang mạng xă hội, lên tiếng mắng ông Nghị là vô cảm.

 

Sự vô cảm của giới lănh đạo Việt Nam đă được nhiều người ở Việt Nam nói đến. Hàng chục ngàn người Việt Nam lao động xuất khẩu ở nước ngoài bị bóc lột, thậm chí, bị đánh đập tàn nhẫn ư? Ai lên tiếng th́ lên tiếng, giới lănh đạo vẫn im lặng, xem đó như không phải việc của ḿnh. Hàng chục ngàn cô gái Việt Nam bị bán ra nước ngoài làm điếm ư? Chính quyền vẫn im lặng. Ngư dân Việt Nam bị "tàu lạ" đe dọa, tấn công, cướp bóc, giết hại ư? Ai lên án "tàu lạ" th́ lên án, họ vẫn im lặng. Ai đau xót th́ đau xót, họ vẫn im lặng. Không có dấu hiệu ǵ chứng tỏ có sự đồng cảm giữa giới lănh đạo và những khổ đau mà dân chúng đang gánh chịu.

 

Mà đâu phải bây giờ mới có sự vô cảm ấy. Nhớ cuốn phim tài liệu "Chuyện tử tế" của đạo diễn Trần Văn Thủy cách đây mấy chục năm. Máy quay phim cứ quét đi quét lại những sự đối lập đến khủng khiếp: Trong khi cán bộ th́ đi xe xịn, bước xuống có người mở cửa, gót giày bước lộp cộp trên những chiếc thảm đỏ sang trọng th́ ở các bến xe, hàng ngày người ta chen chúc xô lấn nhau mua vé, dành cho được một chỗ ngồi trên những chiếc xe đ̣ cũ kỹ, chật chội, hôi thối. Trong khi một số người có tiền và có quyền ăn uống phủ phê th́ trên đường phố bao nhiêu người nghèo đói, ốm yếu, quặt quẹo. Có chút thương cảm nào không? - Không. Cái gọi là "tử tế" chỉ là một giấc mơ xa vời dù ở đâu người ta cũng nói đến đạo đức cách mạng, đến khẩu hiệu "ḿnh v́ mọi người và mọi người v́ ḿnh", đến câu thơ của Tố Hữu "Có ǵ đẹp trên đời hơn thế / Người với người sống để yêu nhau".

 

Nh́n vấn đề một cách bao quát, từ dân chúng đến giới lănh đạo, từ hiện tại đến quá khứ, như vậy, chúng ta sẽ thấy ngay những cách lư giải của một số nhà giáo dục và tâm lư học trên báo chí ở Việt Nam về t́nh trạng vô cảm là không chính xác. Nói chung, họ nêu lên hai lư do chính: Một là sự "yếu kém của lực lượng chức năng", ví dụ: "Như trong vụ tai nạn, nếu lực lượng cảnh sát, dân pḥng dẹp ngay th́ làm ǵ có chuyện hôi của". Hai là do sự "khủng hoảng niềm tin". Sự khủng hoảng ấy xuất phát từ hai nguyên nhân chính.

 

Thứ nhất là do "tốc độ đô thị hóa ngày một nhanh, lối sống theo kiểu 'đèn nhà ai nấy sáng', hàng xóm sát vách cũng không biết mặt nhau; đi cùng với nó là sự phân hóa giàu nghèo, sự lên ngôi của chủ nghĩa vật chất, tính vị kỷ, khiến mọi người chỉ chăm chăm lo cho hạnh phúc của bản thân hoặc gia đ́nh ḿnh".

 

Thứ hai là "Những vụ tham nhũng, hối lộ, tiêu cực của một bộ phận quan chức nơi này nơi kia cũng khiến người dân càng mất ḷng tin vào cộng đồng. Rồi ngay cả trong ngành giáo dục cũng có những tiêu cực học giả, bằng giả, tiến sĩ giấy .. nên người dân không c̣n biết đặt niềm tin vào đâu".

 

Trong hai nguyên nhân tạo nên "khủng hoảng niềm tin" và dẫn đến sự vô cảm nêu trên, có vẻ như nhiều người muốn tập trung vào nguyên nhân thứ nhất nhiều hơn. Họ xem sự vô cảm như một hậu quả không thể tránh được của sự phát triển. Mà ngay chính ở Trung Quốc, trong các cuộc thảo luận liên quan đến bé Yue Yue vừa rồi cũng vậy. Nhiều người cũng đổ lỗi cho quá tŕnh hiện đại hóa và đô thị hóa.

 

Tuy nhiên, nếu theo cách nh́n và cách giải thích như vậy th́ nước nào càng phát triển bao nhiêu lại càng trở nên vô cảm bấy nhiêu.

 

Liệu cách nh́n như vậy có đúng không?

 

 

NGUYN HƯNG QUC

 

(Vu Cong Hien sưu tầm, Toan Lat chuyển)

 

 

website counter