LẤY CHỒNG THI SĨ
(Nguyễn
thị Thanh Dương)
Những bài thơ anh, làm em rung cảm,
Em lúc nào cũng như sống trong mơ,
Khi bất chợt thấy ḷng ḿnh trống vắng,
Em yêu rồi, h́nh ảnh một nhà thơ.
Tôi đang đứng giữa
ngă ba đường, phải quyết định lấy
chồng, một trong hai người: Anh Thi Sĩ và anh
Thương Gia, hai anh đều bằng tuổi, ngang ngửa
nhau về "sự nghiệp". Anh Thi Sĩ đang nổi
tiếng, thơ anh đăng trên nhiều tờ báo địa
phương, c̣n anh Thương Gia th́ đang thành công trong
nghề, nói chính xác hơn anh đang làm chủ một nhà
hàng cơm phở nổi tiếng. Hai anh đều là
người tử tế, đàng hoàng, và chẳng hiểu
sao hai ngành nghề khác nhau thế, nhưng hai anh lại giống
nhau ở một điều là cùng yêu tôi và muốn cưới
tôi làm vợ.
Mẹ
tôi cứ lo lắng, sợ tôi ế chồng, nay thấy một
lúc có hai thằng đ̣i làm con rể, bà vui mừng cuống
cuồng lên, cứ làm như .. chính bà đang bị ế
chồng. Bà cân nhắc, so sánh hai người và giục tôi:
- Con đă lớn tuổi rồi,
sắp thành .. gái già rồi, khỏi phải suy nghĩ cho mất
công, phí thời gian, cứ lấy ngay anh .. Phở cho ấm
thân.
Mẹ tôi cứ gọi tắt
tên anh bằng chính cái .. nghề của anh cho tiện, cho dễ
nhớ. Bà nói tiếp:
- Anh thi sĩ, gàn gàn, dở dở
nên ế vợ cho đến bây giờ. Dẹp nó qua một
bên đi con.
Tôi căi:
- Như thế th́ anh Phở
cũng gàn gàn dở dở nên đến bây giờ cũng
chưa có vợ đấy!
- Người ta lo làm ăn, lo
làm giàu, c̣n anh thi sĩ th́ bận rộn ǵ ngoài mấy bài
thơ vớ vẩn đăng báo?
Mẹ tôi hứ lên một tiếng,
kết luận:
- Trông người cứ lừng
kha lừng khừng, ai mà chịu nổi?
- Con chịu nổi!
Tôi tự ái giùm anh và bênh vực
cho anh. Là một người yêu thơ anh, từng thổn
thức v́ thơ anh, nay được "thần tượng"
yêu lại và muốn cưới làm vợ, tôi hănh diện lắm,
nhưng đắn đo một tí, chỉ v́ anh quá nghèo so với
anh chủ nhà hàng phở.
Sau vài đêm suy nghĩ, tôi quyết
định chọn anh thi sĩ, v́ tôi không biết làm
thơ, lấy anh tôi sẽ có cả một trời thơ
cho riêng ḿnh. Và v́ tôi có thể tự nấu phở để
ăn, nên .. khỏi cần lấy anh chủ tiệm phở
nữa.
Tôi phải hi sinh, tranh đấu với
nội tâm ḿnh và với gia đ́nh, cha mẹ, để chọn
anh, tưởng rằng khi nhận được tin anh sẽ
mừng vui lắm, nhưng anh thi sĩ chỉ .. lừng khừng:
- Cưới em th́ chắc chắn
anh sẽ cưới, nhưng anh chưa đủ tiền!
Tôi mơ mộng thề thốt:
- Em sẽ chờ. Không có ǵ
ngăn cản được con đường t́nh của
em đến với anh đâu!
Anh ngẫm nghĩ, tính toán một
lúc rồi nói:
- Vậy em chờ anh .. mượn
tiền nhà bank xem sao.
Tôi ngao ngán:
- Đợi anh mượn nợ,
làm thủ tục cũng lâu lắm. Thôi, em sẽ bỏ tiền
ra, chúng ḿnh sẽ là vợ chồng, tiền của em
cũng là của anh.
Lấy được người
ḿnh yêu và nể phục thật là hạnh phúc. Những bài
thơ t́nh của anh đăng báo đều được
các bà, các cô ưa thích, họ gởi thư đến ṭa soạn
báo nhờ chuyển đến cho anh. Đọc những lời
thư ái mộ đó, tôi càng cảm thấy hănh diện và
hạnh phúc thêm, bất cứ sáng tác mới nào của anh,
tôi đều được đọc trước khi
đăng báo, trong thơ anh ít nhiều có h́nh bóng tôi, có ư kiến,
tâm tư tôi đóng góp vào.
Mải mê trong hạnh phúc, tôi
quên mất anh Phở, anh thất t́nh tôi, chểnh mảng
trong công việc làm ăn, nên h́nh như phở anh .. kém ngon
đi. Kể cũng tội, giá mà ngoài tài nấu phở,
anh cũng biết làm thơ hay nữa th́ lư tưởng biết
mấy! Tôi thích ăn phở, và yêu thơ mănh liệt.
Nhưng tôi không thể lấy một lúc hai người.
Ít lâu sau, tôi nghe tin anh Phở lấy
vợ, chị này chắc có tâm hồn ăn uống chứ
làm ǵ có một tâm hồn mộng mơ như tôi?
Tôi đi làm, chồng thi sĩ
của tôi cũng đi làm, v́ thơ anh có hay cách mấy
cũng chẳng kiếm ra tiền. Thơ là mộng mà, nên phải lấy thực nuôi mộng.
Khi cuộc sống yên ổn, có tiền trả nợ nhà, nợ
xe, có cơm ăn, áo mặc, tâm hồn anh mới thoải
mái nghĩ ra thơ.
Ở với anh, tôi mới biết
điều đó, tính anh lừng khừng đủ thứ,
nhưng sáng sớm, vừa nghe cái alarm reo báo thức, là anh
lập tức ngồi nhỏm dậy, nhanh như cái ḷ xo,
nhảy xuống giường, sửa soạn đi làm. Chẳng
lừng khừng tí nào cả.
Ngoài 8 tiếng làm việc, anh
lại hiện nguyên h́nh là một nhà thơ .. gàn gàn dở
dở như mẹ tôi đă nhận xét.
Cái ṿi nước trong bồn
tắm bị rỉ nước, nước cứ chảy
nhỏ giọt cả tuần nay mà anh không hề hay biết,
tâm hồn anh để ở tận đâu đâu, mỗi
ngày tôi hứng được mấy thùng nước, thấy
nước chảy mà tôi xót cả ruột, tháng này chắc
trả bill nước cũng mệt. Tôi nhắc nhở
măi, anh mới chịu vác búa, vác ḱm vào pḥng tắm, anh h́ hục
ǵ trong đó không biết, một lúc lâu sau, anh cầm búa, cầm
ḱm ra hớn hở .. khoe:
- Không .. sửa được
em ơi, ṿi nước vẫn chảy nhỏ giọt.
Nhưng nhờ thế mà anh đă làm được bài
thơ "Khi em khóc".
Tôi vào pḥng tắm, chẳng những
không sửa được, mà anh c̣n làm .. hư hỏng
thêm, nước chảy nhỏ giọt nhiều hơn,
nhanh hơn. Nhưng tôi cũng .. sung sướng, ngạc
nhiên và khâm phục hỏi anh:
- Anh nh́n giọt nước chảy
mà tưởng tượng ra giọt nước mắt
người yêu ư?
Anh hớn hở khoe tiếp:
- Đúng thế, làm thơ th́
phải giàu tưởng tượng mà em. Như tuần
trước, trong lúc cắt cỏ vào một buổi chiều
nắng, trời nóng đến chảy mồ hôi, bụi
và rác bay mờ cả mắt, nhưng anh cũng .. kịp
t́m được ư cho bài thơ "Gió bụi một cuộc
t́nh" đấy.
Trời ơi, tôi đâu có ngờ
những bài thơ t́nh ướt át của anh ra đời
trong những hoàn cảnh thực tế "phũ phàng"
như thế!
Những hôm thời tiết giở
chứng, âm u và mưa gió, chồng tôi ngồi trong nhà, suy
tư, và ghi ghi chép chép được mấy câu thơ (mà
tôi tin chắc là hay).Tôi bỗng chạnh ḷng .. thương
cho anh Phở, chắc càng nh́n mưa rơi, anh càng sốt
ruột .. lo nồi phở ế?!
Thơ của chồng tôi làm
ra nhiều quá, không biết để đâu cho hết. Tôi
bàn với anh nên in thơ để bán, tôi hào hứng lắm,
nếu thơ anh được đi vào .. văn học sử
th́ tôi cũng .. ngang nhiên được vào theo, v́ tôi là vợ
của anh mà.
Nhà thơ mộng mơ cao ngất
trời mây nhưng khi động đến tiền
cũng vội vàng .. rơi xuống đất, trở về
thực tế:
- Anh xin em, đừng có ư
nghĩ ấy nữa, in thơ là lỗ vốn, em biết
chưa?
- Em biết rồi, mở một
quán nhậu c̣n hi vọng khách đông, chứ thử mở
một quán bán sách, toàn là thơ, truyện th́ sẽ chẳng
có ma nào đến mua. Nhưng ḿnh v́ mục đích văn
nghệ, để góp mặt với đời, để
mang thơ đến với khách mộ điệu bốn
phương. Ai in thơ cũng đều thế cả,
chứ có ai sống bằng "nghề" làm thơ
đâu.
Tôi hồ hởi nói tiếp:
- Em đă hỏi nhà in rồi,
không tốn bao nhiêu đâu, nếu in càng nhiều th́ giá thành
mỗi cuốn càng rẻ. Anh đừng lo, ḿnh sẽ tổ
chức buổi ra mắt sách, mời tất cả bà con họ
hàng bên nội, bên ngoại, bạn bè xa gần, ít nhất
cũng lấy lại vốn.
Chẳng bao lâu sau, 3,000 cuốn
thơ t́nh của chồng tôi ra đời, hai vợ chồng
tôi chở sách từ nhà in về chất đầy trong .. pḥng
ngủ, thương mến và trân trọng chờ ngày ra mắt
sách. Thi sĩ chồng tôi xôn xao rạo rực cũng không bằng
tôi, ngày nào tôi cũng soi gương ngắm nghía xem ḿnh có "dễ
thương", có xứng đáng là vợ của một
nhà thơ không? Tôi đi mua sắm quần áo rộn rịp,
làm chồng tôi ngạc nhiên:
- Cứ làm như em đang sửa
soạn đi thi .. hoa hậu ấy!
- Chúng ḿnh đang sửa soạn
ra mắt sách mà!
- Nhưng ra mắt sách của
anh chứ có phải của em đâu!
- Em là vợ anh. Nhân vật số
2 cũng quan trọng lắm anh à. Em đă chẳng cho anh những
nguồn cảm hứng làm thơ đó sao?
Chồng tôi gật gù:
- Ừ nhỉ, bằng chứng
là những lúc em sai anh sửa cái ṿi nước, và cắt cỏ,
anh đă viết nên thơ.
Ngày ra mắt sách đă đến,
ngoài anh em, họ hàng, em, cháu không sót một ai, là bạn bè
thân của hai vợ chồng, tôi c̣n mời được
một đống .. khách nhằng nhịt, mà tôi .. chẳng
nhớ tên, chỉ quen biết sơ sơ lúc .. đi chợ,
đi chùa v..v.. do tôi moi óc măi mới nghĩ ra, mới liên lạc
xin được số phone, địa chỉ để
.. gởi giấy mời một cách .. thống thiết, nên chẳng ai nỡ
từ chối cả. Nói tóm lại, không một người
quen dù thân dù sơ nào "thoát" khỏi tay tôi trong dịp
này.
Bạn bè lần lượt
đứng lên giới thiệu anh và ngâm thơ anh, dĩ
nhiên họ cũng không quên giới thiệu tôi là vợ của
nhà thơ, tôi cảm động quá.
Các bạn bè anh, phụ giúp anh
tổ chức buổi ra mắt sách này, chắc đă nhiều
kinh nghiệm, họ kê một cái bàn dài ngay gần cửa
ra vào, sách thơ chất đầy trên đó, không người
khách nào .. dám ra về tay không cả, ai cũng .. phải dừng
lại bàn, cầm cuốn thơ lên ngắm nghía, lật
qua lật lại làm như quan tâm lắm.Trong khi vợ chồng
tôi đứng đó, mỉm cười liên tục .. mỏi
cả miệng và chờ đợi họ .. móc túi trả
tiền, xong họ xúm vào mở trang b́a ra xin nhà thơ chữ
kư, cứ làm như mê thơ anh lắm, trân trọng anh lắm,
nhưng biết đâu, chốc nữa về đến
nhà, cuốn thơ có chữ kư ấy sẽ bị quăng
vào một xó, không bao giờ họ nhớ đến nữa?
Có những người bạn
thân chơi rất đẹp, mua một lúc cả chục
cuốn thơ và trả tiền cao hơn giá bán, coi như
vừa mua vừa "donate", những người mua lẻ
tẻ từng cuốn cũng trả hào phóng như thế,
cuốn thơ ghi giá 15 đồng, họ trả luôn 20
đồng cho chẵn, cứ làm như cho thêm tiền "típ"
vậy. Trời ơi, làm ở nhà hàng, làm nail có tiền "tip"
đă đành, làm .. thơ
như chồng tôi cũng có tiền "tip" nữa, vậy
thơ cũng đồng nghĩa với bán buôn rồi sao?
Sau buổi ra mắt sách và "cưỡng
bức" khách mua thơ, có cả ḷng "xót thương"
và ḷng "hậm hực", v́ phải tốn tiền
để vác những cuốn thơ - có khi chẳng bao giờ thèm đọc
- về nhà, th́ vợ chồng tôi coi như lấy lại vốn,
được "lời" hơn 2,000 cuốn sách lù lù
trong nhà.
Không thể tổ chức ra mắt
sách lần thứ hai trong cùng thành phố này nữa, giá mà
thơ .. ăn được th́ khách mời c̣n đến.
Trong giây phút .. xao ḷng, tôi hiểu ra rằng .. phở c̣n hấp
dẫn hơn thơ, hôm nay ăn rồi, mai đói lại
thèm ăn nữa, c̣n cùng một cuốn thơ, mấy ai
đọc lại lần thứ hai??
Thơ của chồng tôi
đăng "rao vặt" trên báo để bán, bao nhiêu
khách ái mộ thơ anh, từng viết thư khen anh nức
nở thế mà chẳng ai thèm gọi phone hay gửi
thư đến order thơ anh cả, chỉ lác đác
như vài giọt mưa khan hiếm trong cơn nắng hạn,
vài người gởi check đến mua thơ, th́ lại
có hai cái check .. "rổm", đă không có tiền mà lại
bị nhà bank phạt mấy đồng, chẳng lẽ viết
thư .. căi nhau, lại tốn thêm mấy chục cent tiền
tem. Mà thôi, bớt được cuốn sách nào rộng nhà
thêm chút đó, cho nên vợ chồng tôi coi như .. mở rộng
tấm ḷng .. cho không biếu không, v́ .. văn học nghệ
thuật.
Ngày tháng trôi qua, tôi không
đăng "rao vặt" bán thơ nữa, chỉ tổ
tốn tiền quảng cáo cho chủ báo mà thơ vẫn chẳng
ai mua, những cuốn thơ bỗng trở thành .. chướng
ngại vật trong nhà, vợ chồng tôi đành phải
di chuyển chúng xuống garage. Tôi xót xa nh́n những bài
thơ trữ t́nh của chồng tôi nằm một xó, bên cạnh
cái máy cắt cỏ, cái b́nh đựng xăng và bao thứ
lỉnh kỉnh không tên khác để trả căn pḥng ngủ
về vị trí của nó.
Không c̣n người bạn nào
để tặng thơ nữa, v́ họ đều là "nạn
nhân" trong hôm ra mắt sách rồi!
Trong lúc thất vọng này, tôi
chợt nhớ ra một người, đó là anh Phở,
người duy nhất không .. bị mời, chỉ v́ tôi
ngại ngùng anh c̣n buồn c̣n giận tôi, bây giờ tôi tin
là anh đă nguôi ngoai, nên tôi muốn đích thân sẽ mang tặng
anh một cuốn thơ của chồng tôi.
Tôi bước vào nhà hàng của
anh Phở lúc đang đông khách, có một người
đàn bà đẹp ngồi trong quầy tính tiền trông ra
dáng bà chủ, chị ăn diện lịch sự, sắc sảo,
tính tiền với khách xong lại quay ra chỉ huy đám
thợ đang bận ríu rít gần đó.
Nh́n đám khách đông đang
ăn uống, họ thưởng thức những tô phở
nóng hổi, những dĩa cơm thơm ngon của anh làm
ra một cách nhiệt t́nh và yêu thích. Anh Phở không phải
tổ chức buổi ra mắt hàng quán của anh, không phải
gởi giấy mời ai cả, không "cưỡng bức"
ai cả, khách thích và cần th́ t́m đến, ăn xong trả
tiền, ṣng phẳng và vui vẻ đôi bên.
C̣n những tác phẩm tim óc của
chồng tôi - của nhà thơ - là những bài thơ nằm
lặng lẽ trên một góc báo, không phải ai cầm tờ
báo lên cũng đọc, không phải ai cũng muốn bỏ
tiền ra mua một cuốn thơ. Sao mà vô lư và buồn
đến thế?
Lựa lúc bà chủ rảnh,
tôi đến gần và để cuốn thơ lên quầy:
- Thưa chị, chúng tôi là bạn
của anh nhà, tôi muốn tặng anh chị cuốn thơ
này.
Chị nh́n tôi dịu dàng:
- Thơ của chị à?
- Không, đây là thơ của
chồng tôi.
Chị nh́n tên tác giả và nói
như reo lên:
- Đây là nhà thơ mà tôi và chồng
tôi đều yêu thích, chúng tôi tuy bận rộn nhưng thỉnh
thoảng đọc báo, cứ thấy bài thơ nào của
anh ấy là cả hai vợ chồng cùng đọc. Không ngờ
hôm nay lại được anh chị tặng cuốn
thơ này, cám ơn chị, cho chúng tôi gởi lời
thăm nhà thơ và mong anh sáng tác đều để chúng
tôi được đọc.
Tôi đă đọc thấy
trong lời nói, trong cử chỉ của chị sự chân
thành của một người yêu thơ, chị và chồng
chị không phải chỉ biết buôn bán với bạc tiền,
suốt ngày tính toán lời lỗ như tôi đă nghĩ.
Th́ ra ai cũng có hai con người
trong một, nhà thơ mộng mơ lăng mạn đến
đâu cũng có phía đời thường cơm áo, hay một
người sống thực tế đời thường
đến đâu cũng có lúc tâm hồn lắng đọng,
mộng mơ. Họ không thể viết thành văn, thành
thơ, nhưng biết rung động, chia xẻ với
những vần thơ, câu văn, những cảm xúc ấy
không thua ǵ người viết.
Tôi chào chị ra về, ḷng hân
hoan vui sướng, đây là một cuốn thơ biếu
tặng, nhưng tôi đă nhận được cái giá lớn
nhất, trân trọng nhất, kể từ hôm ra mắt
sách cho đến giờ.
Nguyễn thị Thanh
Dương
(P.
Kim Oanh sưu tầm và chuyển)