SU'U TÂ`M 19

Home | SUY NGÂM~ | SUY NGÂM~ [tt] | SUY NGÂM~ 1 | SUY NGÂM~ 2 | SUY NGÂM~ 3 | SUY NGÂM~ 4 | SUY NGÂM~ 5 | VA(N | VA(N [tt] | VA(N 1 | VA(N VUI | VA(N VUI [tt] | VA(N VUI 1 | VA(N VUI 2 | VA(N VUI 3 | VA(N VUI 4 | TA.P GHI | TA.P GHI [tt] | TA.P GHI 1 | TA.P GHI 2 | TA.P GHI 3 | TA.P GHI 4 | TA.P GHI 5 | TA.P GHI 6 | TA.P GHI 7 | TA.P GHI 8 | TA.P GHI 9 | TA.P GHI 10 | TA.P GHI 11 | TA.P GHI 12 | TA.P GHI 13 | TA.P GHI 14 | TA.P GHI 15 | TA.P GHI 16 | TA.P GHI 17 | TA.P GHI 18 | TA.P GHI 19 | TA.P GHI 20 | TA.P GHI 21 | TA.P GHI 22 | TA.P GHI 23 | TA.P GHI 24 | TA.P GHI 25 | TA.P GHI 26 | TA.P GHI 27 | TA.P GHI 28 | TA.P GHI 29 | TA.P GHI 30 | TA.P GHI 31 | TA.P GHI 32 | TA.P GHI 33 | TA.P GHI 34 | TA.P GHI 35 | TA.P GHI 36 | TA.P GHI 37 | TA.P GHI 38 | TA.P GHI 39 | LINKS | BÀI VIÊ'T | BÀI VIÊ'T [tt] | BÀI VIÊ'T 1 | BÀI VIÊ'T 2 | BÀI VIÊ'T 3 | BÀI VIÊ'T 4 | BÀI VIÊ'T 5 | BÀI VIÊ'T 6 | BÀI VIÊ'T 7 | BÀI VIÊ'T 8 | BÀI VIÊ'T 9 | CU'̉'I CHÚT CHO'I | THÚ VI. | CHÚ Ư | CHÚ Ư [tt] | CHUYÊ.N CO^? | CHUYÊ.N CÔ? [tt] | CHUYÊ.N CÔ? 1 | CHUYÊ.N CÔ? 2 | TÀI T̀NH | TÊ'U

TA.P GHI 24

 

 

Nhớ về một mùa lễ Tạ Ơn.

(NGUYÊN NHUNG)

 

 

Tôi đến Mỹ vào một ngày mùa Đông năm 1992. Đối với tôi lúc ấy, cảm giác lạnh lùng trống vắng khi nh́n thấy những rừng cây trơ trụi  hai bên xa lộ nằm thiếp ngủ, thành phố về đêm nhấp nháy những ánh đèn xanh đỏ dưới cơn mưa phùn mùa  đông rét mướt.

 

Buồn, cảm giác buồn thay cho bao háo hức thường ẩn hiện trong những giấc mơ khi c̣n ở Việt Nam, hiện tại một nước Mỹ buốt lạnh và buồn rầu khi chiếc xe chạy qua những đoạn đường ướt át. Lúc ấy đă gần nửa đêm, người bảo trợ dẫn cả nhà vào căn chung cư 1 pḥng ngủ, ngổn ngang vài món cần thiết xin được của hội từ thiện. Nhà hàng xóm người Kampuchia đêm khuya vẫn c̣n thức, nghe có tiếng xê dịch ngoài hành lang vội mở cửa nh́n ra, rồi biết có người mới qua cũng tíu tít chạy ra hỏi thăm, bưng cho ngay thùng ḿ gói và hộp sữa.

 

Đối với chúng tôi lúc ấy t́nh người quư biết bao, nỗi nhớ quê c̣n đầy nhưng sự chia xẻ ấy khiến ḷng tôi ấm lại. Phải đến năm sau, một năm dài làm quen với khí hậu và phong tục cuả nuớc Mỹ, tôi mới hưởng được không khí ấm áp cuả mùa lễ Tạ Ơn vào tháng 11 năm sau.

 

Đẩy lùi vào quá khứ những ngày vất vả khó khăn ở quê nhà, cơ hội đă mở toang cánh cửa đón gia đ́nh tôi hoà nhập vào đất nước tự do. H́nh như quanh tôi có một điều khó diễn tả được khi cảm nhận được  hai chữ tự do, những ngày đầu tôi vẫn tưởng ḿnh đang nằm mơ, nhưng giấc mơ ấy đă thành sự thật, bước ban đầu c̣n lạc lơng, chúng tôi đă nhận được sự giúp đỡ của nước Mỹ, mặc dù chưa đóng góp được ǵ cho xứ sở này.

 

Mỗi ngày, điều thích thú nhất với tôi là được đi học, ở cái tuổi ngoại tứ tuần mà c̣n cắp sách đến trường, tung tăng như một nữ sinh trung học làm tôi sống lại cảm giác thời thanh xuân mà tôi đánh mất từ lâu. Dù đấy chỉ là lớp học dạy ESL, dành cho những người chân ướt chân ráo mới được định cư tại Hoa Kỳ, nhưng không khí của một lớp học th́ dường như ở đâu cũng vậy. Một, hai bác cao niên dở dang sự nghiệp, vài người trung niên, cùng những bạn trẻ từ nhiều quốc gia học chung một lớp. Chúng tôi đă thật sự đến gần với nhau qua những tâm sự bằng thứ tiếng Anh bập bẹ, kể cho nhau nghe về xứ sở của ḿnh và lư do đến được xứ sở này, cảm thông với nhau về hoàn cảnh hiện tại, và niềm hy vọng tốt đẹp ở tương lai

 

Khi chuẩn bị mùa lễ Tạ Ơn, ông thầy trẻ đă dạy cho chúng tôi học bài học mùa Tạ Ơn, để hiểu tại sao xứ sở này người ta duy tŕ ngày Lễ Tạ Ơn hằng năm. Bài học "The First Thanksgiving" ngày hôm ấy  là một đề tài hấp dẫn cho cả lớp, và trước đó tôi đă cố học thuộc ḷng như cháo vài câu cảm ơn cho bữa tiệc trước ngày lễ Tạ Ơn năm đó.

 

"Theo câu chuyện kể lại. Một ngày, những người Pilgrims đầu tiên sống ở nước Anh, họ là những người bị bắt buộc theo giáo phái của nhà Vua, gọi là King's Church, nhưng họ lại chỉ muốn được tự do cầu nguyện theo truyền thống thờ phượng riêng của họ mà thôi.

 

Những người Pilgrims này đă t́m cách rời nước Anh, và họ t́m đến một quốc gia nhỏ có tên là Holland, họ đă ḥa nhập vào sinh hoạt tôn giáo của người địa phương, sự tư do của tôn giáo chỉ đúng nghĩa nhất khi mỗi người được thực sự cầu nguyện theo con đường mà họ thích. Người Holland được gọi là người Dutch, ngôn ngữ riêng cuả họ là tiếng Dutch. Không thể hoà nhập được nên thêm một lần nữa, những người Pilgrims lại lên đường t́m về  miền đất mới, đó là Châu Mỹ xa xôi.

 

Tại xứ sở này, họ có được sự tự do tôn giáo, con cháu họ được  nói tiếng Anh. Năm 1620, năm đánh dấu 102 người Pilgrims, những người đầu tiên đi t́m đất mới rời Holland và tàu của họ đă cặp bến Mayflower tại Massachussets, thời tiết khắc nghiệt với những cơn mưa và khí hậu lạnh lẽo, nhiều người đă nhiễm bệnh nên con tàu không thể tiếp tục lênh đênh trên biển.

 

MayFlowers là một hải cảng nhỏ của tiểu bang Massachussets, nơi dừng chân của những người Pilgrims kiệt lực v́ sóng gió và khí hậu khắc nghiệt, họ bắt đầu cuộc đời mới tại một thành phố nhỏ mang tên là Plymouth. Nhưng mùa đông năm đó, khí hậu nơi này cũng vô cùng khắc nghiệt, nhiều người đă chết, họ sống lây lất bằng ít lương thực thật nhỏ nhoi, cầm cự măi nếu không có sự giúp đỡ của những người địa phương, đó là những người da đỏ được gọi là người Indians.

 

Những người dân địa phương tốt bụng này đă hướng dẫn cho họ ḥa nhập vào đời sống mới, dạy cho họ cách trồng trọt và bắt cá để làm thức ăn, chỉ cho họ cách trồng bắp, một loại ngũ cốc dễ ăn và dễ cất giữ để làm lương thực trong đời sống hằng ngày. Bắt đầu từ đấy, người di dân xây được nhà thờ của họ, bắt đầu xây dựng nhà cửa, và họ đă rất hạnh phúc khi có một đời sống no ấm trong một xứ sở tự do.

 

Tháng 11 năm 1620, ngày lễ Tạ Ơn đầu tiên được h́nh thành cho cộng đồng người da đỏ bản xứ và người di dân đến từ nước Anh. Họ tổ chức một  buổi tiệc Tạ Ơn để người Pilgrims có dịp bày tỏ ḷng tri ơn của họ, cảm ơn Thượng Đế đă cho họ được gặp những người địa phương đầy ḷng từ tâm, đă giúp họ một cuộc sống mới nơi mà họ đă phải đánh đổi bao nhiêu gian nan để t́m kiếm."

 

Bài học về ngày Lễ Tạ Ơn cũng chấm dứt, tiếp theo đó mỗi người trong lớp đă bày tỏ ḷng biết ơn của ḿnh với những người xung quanh, mở đầu cho một party mang nhiều sắc thái dân tộc. Trước mấy ngày, giờ ra chơi những học sinh đă hỏi nhau về những món ăn mà mọi người mang đến  lớp học mừng lễ Tạ Ơn, đây cũng là lần đầu tiên chúng tôi được làm quen với những món ăn truyền thống của từng dân tộc.

 

Martha người Mễ Tây Cơ c̣n trẻ và rất vui tính, trên tay cô là một khay thức ăn đậm đà hương vị Mễ Tây Cơ, bánh bột bắp cuộn món ḅ hầm với rau đậu ăn lạ miệng và khá ngon. Cô đến lớp  đỏm dáng với  chiếc váy hoa sặc sỡ, đôi chân như nhảy nhót theo điệu nhạc. Martha là người đă dạy tôi hát bản "Besame Mucho" bằng tiếng Spanish, mỗi dân tộc đều thể hiện dân tộc tính cuả ḿnh qua các món ăn hay cách sinh hoạt, người Mễ Tây Cơ thích âm nhạc, thích hưởng thụ, khác với tính chuyên cần, chăm chỉ và kín đáo cuả người Việt. Vốn tính trung thực, Martha giản dị chỉ cho những người mắt kém đi chọn một cái kính đeo mắt tương đối trong cửa hàng Walgreen, cô hóm hỉnh nói:

"Ḿnh chưa đủ tiền đến bác sĩ đo mắt và mua một cái kính đắt tiền, đến đó (ư cô nói là cửa hàng Walgreen) có vô khối các loại kính đeo mắt cho ḿnh chọn lựa. Tạm thời thôi, mai mốt khi nói giỏi tiếng Anh, có việc làm tốt, các bạn tha hồ đi khám mắt và mua một cái kính hoàn hảo".

 

À th́ ra trong câu chuyện nhỏ, Martha đă đem đến cho mọi người  ư nghĩa của sự tương đối, trong khi tôi biết một vài người  quen diện tỵ nạn, sau khi thoát khỏi cảnh nghèo ở quê hương, sang đây vẫn hay ta thán bất măn cho rằng cuộc sống cuả họ  vẫn chưa được những điều vừa ư. Đó là sự đ̣i hỏi một cách quá đáng, khi chính bản thân họ vẫn đang sống nhờ vào cộng đồng xă hội. Đáng lẽ thế này, đáng lẽ thế nọ, toàn những đáng lẽ để phàn nàn mà không nghĩ ḿnh đang chịu ơn những người chả hề mắc nợ ḿnh, họ cũng phải một nắng hai sương đi làm đóng thuế, và nhờ sự đóng góp cuả họ mà ḿnh được san xẻ.

 

Trong bữa tiệc, bác Bích Huệ người Việt cao niên nhất cuả lớp học, đă làm nguyên một ổ bánh kem thật lớn, với hàng chữ Tạ Ơn viết thật nắn nót. Bác tiêu biểu cho một cụ già VN mà c̣n hiếu học, tinh thần Tạ Ơn và luôn nghĩ đến người khác đă được thể hiện dài dài trong đời bác. Gần 80 tuổi, bác vẫn mở  lớp dạy làm bánh tại nhà,  không hề nhận một đồng thù lao để dạy cho các người Việt trẻ tuổi thích trổ tài nội trợ khi có dịp họp mặt trong gia đ́nh, hoặc cho những người  cần học một nghề để làm cần câu cơm. Ai cũng ái ngại cho việc tuổi già vác ngà voi của bác, nhưng bác nói:

"Tôi già rồi, không đóng góp được ǵ với đời. Bao nhiêu năm kể từ năm 75, dẫn cả nhà sang đây tỵ nạn, gia đ́nh tôi đă làm lại từ đầu nhờ xứ sở này rộng răi mở cửa cho chúng tôi vào. Nay con cháu đă thành đạt , tôi chịu ơn xứ sở này và của cuộc đời cũng nhiều, không biết cách ǵ để trả ơn, thôi th́ đây cũng là một cách giúp chị em phụ nữ như tôi biết thêm nghề ǵ hay nghề nấy. Người nội trợ làm các loại  bánh ngon cho gia đ́nh thưởng thức, người đang cần việc làm cũng có thể làm một nghề mới, tăng thêm ngân quỹ gia đ́nh, đấy là điều làm cho tôi cảm thấy hạnh phúc."

 

Bác có một tuổi già thật hạnh phúc, tôi luôn nhớ đến những ǵ bác làm cho mọi người và từ đó tôi nghiệm ra hai chữ tri ơn cuộc đời của bác. Tháng chín năm nay, bác đă thênh thang đi về bên kia thế giới, hành trang mang theo là những ǵ bác đă làm cho mọi người khi c̣n sống, ngày tang lễ của bác thật đông người đến đưa tiễn. Trong tấm ảnh,  khuôn mặt hiền từ, đôn hậu của một cụ già suốt đời chỉ thích làm việc thiện vẫn nở nụ cười nhân từ với những bông hồng trắng muốt.

 

Những người Mỹ tôi quen c̣n dạy cho tôi một bài học về sự tự tin và lạc quan trong cuộc sống của họ. Khi về già, họ không ngồi ta thán sự hẩm hiu của ḿnh trong bốn bức tường, không bi quan sầu lụy quá về bệnh tật. Viết đến đây tôi lại nhớ đến bà Naomi, một phụ nữ da trắng khuôn mặt tṛn, da nhăn nheo xếp lớp với thời gian, tuổi già đă làm cho bà nhỏ bé lại nhưng toàn khuôn mặt toát lên một vẻ yêu đời tha thiết. Thế mà bà đang bị ung thư thời kỳ cuối cùng đấy, nhưng tôi không thể nào biết được người đàn bà cao niên ấy đang phải chống chỏi với căn bệnh trầm kha này như thế nào.

 

Bữa ăn cuối cùng với bà NaoMi cũng vào dịp lễ Tạ Ơn, bác Huệ và tôi được mời khi cùng đi với  nhóm bạn già của bà NaoMi đến thăm một nhà dưỡng lăo. Viện Dưỡng Lăo vào một ngày mùa đông ảm đạm, một cụ già ú ớ gọi tên hết người này đến người khác, bà đang lẫn lộn dĩ văng với hiện tại. Một cụ ông đẩy chiếc xe lăn cho bà vợ tóc xoă rũ rượi, ông nói:

"Mỗi ngày, tôi đi bộ 3 miles từ nhà đến đây để gần gũi vợ tôi, dù bà không nhớ tôi là ai, nhưng tôi th́ nhớ bà là vợ ḿnh".

 

Một câu nói thật hay mà đâu cần phải t́m trong những lời hay ư đẹp cuả các vĩ nhân trên thế giới. Chưa hết, tôi gặp một cô giáo già hơn 80 tuổi, có lẽ bà là ngưởi tỉnh táo nhất trong những người già ở nursing-home này. Bà luôn miệng ca hát, toàn những bản nhạc quen thuộc trong muà Giáng Sinh. Tôi hỏi bà có buồn không khi sống ở đây, bà bảo bà không thấy buồn, v́ ít ra bà cũng c̣n thấy ḿnh đang hạnh phúc, tỉnh táo hơn nhiều người khác. Trong phần văn nghệ giúp vui, bà Nao Mi đóng vai một đứa trẻ con, bà giả giọng eo éo nên ai cũng phải bật cười. Bà thích ăn những món ăn VN và hỏi cách nấu, rồi hỏi tôi về một bài hát Việt Nam bà nghe được trong nhà thờ, khi tôi hát, bà ư ử hát theo và khen đây là một bài thánh ca mang đậm đà tính cách dân tộc.

 

Vật lộn với thần chết đến giây phút cuối cùng, lạc quan yêu đời để lướt qua những cơn đau là tính lạc quan của bà NaoMi. Một ngày thứ bảy cùng năm đó,  tôi lại đến dự tang lễ tiễn bà NaoMi trong ngôi thánh đường êm ả, bà đi về Cơi Vô Cùng với khuôn mặt có nụ cười thật rạng rỡ.

 

Những người bạn cao niên này c̣n dạy cho tôi tinh thần  tự nguyện làm công tác xă hội, không rụt rè v́ khác biệt ngôn ngữ và văn hóa. Bà Linda gầy g̣ ngày ngày lái xe đến trường tiểu học để sắp xếp những cuốn sách của các em học sinh bừa băi trên bàn vào các kệ sách của thư viện, dạy cho các em học tính ngăn nắp và biết cách giữ ǵn những cuốn sách. Một hôm đang lơn tơn t́m gặp cô giáo của con tôi th́ bất ngờ bị chận lại bởi một giọng trẻ con thật dễ thương:

"Bà có cần giúp ǵ không?"

 

Ôi chao! Chắc chỉ có xứ sở này trường học mới dạy cho trẻ con câu hỏi ấy, nó đơn sơ và đầy t́nh người, được thốt ra từ đôi môi hồng cuả một cô bé 7,8 tuổi trong ngôi trường tiểu học, khiến tôi phải suy nghĩ và cảm động rồi tự hỏi, đến khi nào tôi mới biết hỏi một ai đó câu này mà giúp đỡ họ.

 

Đă 20 năm rồi, những kỷ niệm về muà Tạ Ơn đầu tiên trên nước Mỹ vẫn c̣n nằm nguyên trong trí nhớ của tôi. Tôi yêu đất nước này biết bao, một lần trở về chốn cũ , khi đi qua công viên có những tàng cây cổ thụ, loanh quanh trên dốc cỏ xanh, thấp thoáng trong tôi là h́nh ảnh những người một thời quen biết. Xin cảm ơn cuộc đời, cảm ơn những tấm ḷng tử tế mà tôi đă gặp ..

 

 

Nguyên Nhung

 

(Diễm Trinh sưu tầm và chuyển)

 

 

website counter