BƯỚC
ĐẦU TỴ NẠN
(Phan Đăng Trúc)
Vừa nghe
ông xă đếm "một", tôi vội đếm
"hai", và tiếp theo tôi nghe "ba", "bốn",
"năm", và "sáu" lần lượt là tiếng
bốn đứa con xướng lên. Tôi an tâm là mọi người
trong gia đ́nh đầy đủ, và sẵn sàng để
rời máy bay, xuống phi trường San Francisco. Cách đếm trên là quy ước
chồng tôi đặt ra kể từ chuyến vượt
biên đầu tiên, chúng tôi vẫn áp dụng cho đến
hôm nay.
Lỉnh kỉnh
đủ mọi thứ, mặc dầu không có cái nào
đáng giá. Nhưng theo kinh nghiệm
bản thân, đó là những thứ rất cần thiết
cho cuộc sống hằng ngày.
Với quan niệm, khi nào có cái mới th́ vứt bỏ
cũng không muộn. Vừa
lôi giỏ xách, vừa dắt tay cô con gái út, sợ nó lơ
đểnh lạc mất, tôi bước theo ông xă rời
máy bay. Ra khỏi hành lang máy bay
là mắt tôi đảo nhiều ṿng qua hai dăy người
đang đứng chờ đón thân nhân:
- Quái, sao cậu này biến đi đâu mà giờ
này chưa thấy xuất hiện.
Bỗng tôi
nghe:
- Anh Niệm!
Tôi vội
vàng nh́n sang, th́ cậu em đang vẫy tay chào. Tôi cũng đưa tay vẫy,
và hô to:
- Cậu!
Mọi
người trong gia đ́nh vây quanh cậu em mừng mừng
tủi tủi, và hỏi thăm tin tức mọi người
trong gia đ́nh ở Việt Nam, và gia đ́nh cậu em ở
Mỹ. Thằng con trai nhỏ
thấy mọi người vui vẻ nên hỏi gạ cậu
nó:
- Cậu mua Coca cola lon uống
được không?
Tôi gạt
ngang:
- Mày chỉ có được ăn
với uống.
Nhưng cậu
em đă đỡ lời:
- Cái đó ở Mỹ này nhiều
lắm, mà rẻ nữa. Đến
đây, cậu mua cho vài lon.
Kéo nhau đến
mấy dăy ghế dài, cậu em bảo vợ chồng tôi chờ
một tí, rồi kéo bốn đứa nhỏ đến
máy bán nước ngọt. Tôi
nh́n theo, th́ thấy cậu em móc túi và trao cho mỗi đứa
tiền cắc, và chỉ vào máy nước ngọt, để
cho mỗi đứa bỏ tiền vào máy, và chọn nút bấm. Tuy mỗi đứa tự chọn
cho ḿnh một lon, nhưng tựu trung, đứa nào cũng
cầm một lon Coca cola trở về. Cậu em cũng không quên lấy
thêm hai lon cho tôi và ông xă tôi.
Thấy
chưa ai muốn uống, hay nói đúng hơn, chưa ai
dám uống, v́ nếu như mở lon ra th́ coi như đă
mất lon Coca cola, nên chồng
tôi mở lon trước, và ông không quên hối thúc tôi và mấy
đứa nhỏ:
- Uống đi rồi c̣n đi!
Tôi cằn nhằn:
- Đến nơi rồi, c̣n vội
vàng đi đâu nữa?
- Th́ đi về nhà. C̣n bao nhiêu việc phải làm, chứ
đă hết đâu!
Cậu em tôi
đỡ lời:
- Từ từ
cũng được, em có
nhiều th́ giờ mà! Em xin nghỉ
một tuần để thu xếp mọi việc cho anh
chị.
Thấy tôi mở
lon, mấy đứa nhỏ cũng móc móc, nạy nạy,
rồi kéo kéo. Một đứa
sơ ư, khi kéo cái khoen lon nước ngọt bật ra,
đă làm đổ nước ngọt trên sàn. Tôi tỏ vẻ lo âu, cậu em
nói:
- Không sao, để em nhờ họ
lau sạch là xong.
Thấy một
người đẩy xe làm vệ sinh đi ngang, cậu
em tôi ra chỉ tay nói ǵ đó, người kia xách cây chổi
lại, đẩy hai đường, không c̣n vết
nước ngọt nào sót trên sàn nhà. Uống xong, chúng tôi kéo nhau ra
nơi đậu xe. Cậu
em, lúc vào phi trường hơi trễ, vội vă, không để ư nơi
đậu xe, nên mất chừng năm phút sau mới t́m ra
được nơi xe đậu. Vừa lên xe xong, một đứa
bé đă hỏi:
- Sao xe nào cũng bảng số bằng
kẽm, mà xe cậu bảng số bằng giấy, mà lại
viết chữ đỏ?
Cậu em
được dịp nói đùa:
- Xe đặc biệt để chở
mấy đứa cháu đó mà!
Nh́n qua phi
trường, nh́n nơi đậu xe, nh́n quang cảnh
người người qua lại tấp nập, náo nhiệt
và đồ sộ quá, tôi tự hỏi, làm sao ḿnh có thể
có được cuộc sống như họ? Chừng nào ḿnh có thể ḥa đồng
vào nhịp sống mới này, với gia tài chúng tôi lúc bấy
giờ chỉ có mười hai đô la trong túi? Trước khi đến Mỹ,
chúng tôi cũng đă có thời gian gần một tuần dạo
phố Singapore, để mua sắm mỗi người một
bộ quần áo cần thiết, nhưng nh́n lại cách
ăn mặc của ḿnh, vẫn khác hẳn thiên hạ.
Khi mới xuống
phi trường, người Mỹ nói ǵ tôi không nghe
được, mặc dù ở đảo khi test Anh văn
để xếp lớp học, tôi và đứa bé gái
đầu ḷng, được xếp lớp E, có nghĩa
là chỉ thua lớp cao nhất một bậc, lớp F hay
lớp Teacher Aid. Hồi đó
trông những người làm Teacher Aid gồ ghề quá. Thấy mấy ổng đứng
bên cạnh các thầy giáo Anh văn của Indo, dịch và
giải nghĩa lưu loát quá.
Tôi cũng rất ngạc nhiên khi tôi được xếp
lớp E. Tôi chỉ cầu cho
được lớp C, là lớp chỉ phải học
Anh văn ba tháng trước khi đi Mỹ. C̣n những ai học lớp B và lớp
A phải học đến sáu tháng. Chà! Thêm ba tháng ở đảo nhiều
trục trặc, ai đâu biết
được. Đi định
cư sớm vẫn chắc ăn hơn.
Thằng con
trai lớn th́ cũng may, nó được xếp lớp
C. Trong lớp nó, toàn là người
lớn tuổi, chỉ có một ḿnh nó là trẻ con
được học lớp người lớn.
Số là,
trước khi đi thi xếp lớp, ông xă tôi đi ḍ la
xem các thầy dạy Anh văn thường hỏi những
câu ǵ. Khi biết được
họ chỉ hỏi những câu thông thường
như: Tên họ, mấy tuổi,
có gia đ́nh chưa? Bao nhiêu
con? Trước kia ở Việt
Nam làm ǵ? v. v .. Rồi ông xă tôi soạn một số
câu sẵn, bắt tôi và mấy đứa nhỏ học
thuộc ḷng. Thế là tôi và mấy
đứa bé vô trúng tủ.
C̣n thằng
con trai nhỏ, khi đến lớp học Anh văn bằng
máy băng nhựa, nó mượn cuốn Stream Line. Nghe một hồi chán, nó xách sách
chạy tới chạy lui. Mấy
người lớn tuổi trợn mắt kinh ngạc hỏi:
- Con
nhà ai, c̣n nhỏ mà sao học giỏi thế?
V́ ở
đảo mà nghe được tape cho sách Stream Line, phải
là thứ chiến số một.
Một hôm,
nó đi học về. Tôi hỏi
nó:
- Hôm nay con học được
ǵ?
Nó trả lời
ngay:
- Sú gơ,
Nô thẹnk.
Tôi hỏi
ông xă tôi, nó nói ǵ vậy? Ông xă
tôi cũng lắc đầu.
Kêu nó lại
hỏi kỹ, th́ mới biết ra là: Trong bài học, một
người hỏi người kia, uống cà phê có cần
đường không? (sugar ?), và người kia trả lời
là: Không, cảm ơn (No, thank).
Một bữa khác, nó đi học về, và hỏi liền
em nó, cô con gái út mới hơn mười tuổi:
- Coffee shop là ǵ?
Cô bé trả
lời ngay không ngần ngại:
- Coffee shop là Cà phê có đường.
Ở barrack
tôi, barrack 87, phần lớn là những người trong
nhóm vượt biên cùng tàu, chiếc tàu mang số Minh Hải
MH-0332, đều là người lớn tuổi. Họ phải học Anh văn
trong thế chẳng đặng đừng, nên họ cố
gắng t́m cách nào dễ nhớ, để cố nhét những
thứ khó nuốt ấy vào cổ họng, vào óc. Họ cố t́m những cách không
phải vận động trí óc nhiều. Những phát minh tài t́nh mà ít ai ngờ
được như: Những
ngày trong tuần lễ từ Thứ hai đến chúa Nhật
th́ họ đọc vanh vách không cần suy nghĩ:
- Mâm
đây : Monday
- Xá xíu
đây : Tuesday
- Nem
đây : Wednesday
- Thớt
đây : Thursday
- Phai
đây : Friday
- Xáp lại
đây : Saturday
- Xơi
đi :
Sunday
Cách học này quá dễ nhớ, nên được
phổ biến lan rộng trong trại kể từ đó.
Chúng tôi
được chuyển vào Galang 2 để học Anh
văn được vài tuần, th́ đùng một cái, ông
xă tôi bị thủng bao tử.
Người ta phải chuyển ông đến một
đảo lớn hơn, có bịnh viện hải quân,
đảo Tanjung Pinang, để mổ. Tôi phải theo nuôi chồng, bỏ
mặc bốn đứa con ở lại đảo
Galang. Sau khi mổ xong
được hơn một tuần lễ, họ cho chồng
tôi về lại bịnh xá Galang 1 để tiếp tục
điều trị. Trong bản
tường tŕnh kết quả
giải phẩu, bác sĩ Nam Dương nói chồng tôi cần
phải được mổ lại tại quốc gia
định cư, nên bác sĩ Mỹ chấp thuận cho
đi định cư sớm hơn thường lệ
để chữa bịnh, nghĩa là chúng tôi rời đảo
trước khi măn khóa học Anh văn.
Chúng tôi
được nghỉ xả hơi vài ngày th́ cậu em
đưa đến cơ quan bảo trợ làm giấy tờ. Khi nghe loáng thoáng người phỏng
vấn nói big family, tôi lại lo sợ không biết chuyện
ǵ đây. Khi ra về, tôi hỏi
ông xă, có ǵ trở ngại không mà ông ta nói big family. Ông xă tôi nói:
- Gia đ́nh ḿnh có sáu người,
đối với người Mỹ là đông con. Không có ǵ trở ngại đâu.
Về nhà tôi
hỏi lại cậu em:
- Ông Đa-Nen khi năy ổng nói ǵ vậy?
Cậu em hỏi
lại:
- Ông Đa-Nen nào?
- Th́ cái ông phỏng
vấn đó chứ c̣n ông nào nữa!
- À, ông
Đe-Nhồ đó phải không?
- Tôi nh́n thấy
bảng tên trên bàn ông ta là D-A-N-I-E-L, đó mà.
- Ổng dặn anh chị là, hội
cấp cho gia đ́nh anh chị đủ tiền ăn 45
ngày. Sau 45 ngày th́ đi xin
welfare ở sở xă hội.
C̣n sức khỏe anh Niệm, đang đau bao tử,
có thể đi xin medi-cal ngay bây giờ.
Ngày hôm sau, vợ
chồng con cái kéo đến sở xă hội thành phố
San Bruno, San Francisco, xin đơn, điền và ngồi chờ.
Đến
lượt chúng tôi, bà Mỹ đen ra tiếp. Bà ta hỏi:
- Ông bà có yêu cầu ǵ?
Ông xă tôi tŕnh
đơn và trả lời: Muốn
xin thẻ khám bịnh.
Bà ta hỏi:
- Hồi trước ông bà làm ở
đâu?
Chồng tôi
trả lời là ở Việt Nam.
Bà ta hỏi:
- Ông bà hiện làm ǵ để sinh sống?
Chồng tôi
trả lời, chưa làm ǵ cả, v́ mới ở trại
tị nạn sang.
- Vậy gia
đ́nh ông bà lấy ǵ sinh sống?
- Cơ quan từ thiện cho chúng
tôi tiền ăn 45 ngày, và dặn sau 45 ngày th́ đến
đây xin trợ cấp. Chồng
tôi trả lời.
- Giấy tờ xin trợ cấp
phải mất 45 ngày mới có kết quả. Nếu đợi đến ngày
đó th́ trễ, ông bà nên xin ngay bây giờ.
Nói xong, bà ta
đi lấy thêm giấy tờ, và hướng dẫn cho
chúng tôi điền đơn.
Điền xong,
chúng tôi ra phía ngoài ngồi chờ để lấy biên nhận. Chúng tôi mừng thầm là gặp
người tốt, chỉ dẫn đến nơi đến
chốn. Nếu đợi
đến 45 ngày sau mới đi xin, thế nào cũng trục
trặc. Nghĩ ra ḿnh cũng
hên.
Niềm vui
chưa vơi th́ nhà cửa th́nh ĺnh rung động. Tôi thấy một số người
chui xuống bàn. Tôi không biết
ǵ, mới hỏi ông chồng.
Cái ǵ vậy?
Ông xă trả
lời:
- Động đất.
Thật hú hồn! May mà ḿnh không biết trước.
Ông xă tôi kể
lại trận động đất lớn ở Phi Luật
Tân. Ông ta và người bạn
đang ngồi xem xi nê ở trên lầu, thấy cả từng
lầu chao đảo. Một
lần khác, ông ta đang ở trên tàu thủy, thấy
như có tàu nào đụng, rồi tàu lắc như gặp
sóng.
Nghe động
đất là tôi lo sợ. Sao
đời ḿnh lúc nào cũng bị đe dọa. Tưởng đến đây là
được an toàn, nhưng lại bị cái nạn
động đất. Hồi
c̣n trên máy bay từ Nhật sang Hawaii, nửa đêm, đang bay giữa Thái B́nh
Dương, tàu bị trở ngại máy sao đó, phải
báo động mang áo phao. Bốn
đứa con tôi ngủ như chết, không hay biết
ǵ. Tôi th́ lo quá! V́ nghĩ, không xong rồi. Giữa đại dương th́
chỉ làm mồi cho cá mập.
Các cô chiêu đăi viên th́ đứng chực hai bên các cửa
"cứu cấp". Vợ
chồng tôi lấy phao mặc cho bốn đứa bé, rồi
đặt chúng chung vào một chỗ, để có ǵ, dễ
lôi đi. Nh́n chung quanh, vẻ
mặt người nào cũng lo âu.
Người th́ lần chuỗi, miệng lâm râm cầu
nguyện, người th́ chắp hai tay trước ngực, mắt tuy nhắm, nhưng không dấu
được nét mặt căng thẳng.
Máy bay nhồi
lên nhồi xuống chừng ba mươi phút mới giữ
lại được thăng bằng. Các cô chiêu đăi viên rời các cửa
khẩn cấp, đi pha cà phê nóng, mời khách để trấn
an tinh thần. Hỏi th́ không
ai biết lư do.
Trên đời
này, đâu có ǵ là an toàn. Chồng tôi và mấy ông bạn hải
quân và không quân ngồi đấu láo nhau, và cho rằng
đi tàu thủy an toàn hơn.
Nhưng khi tôi xem phim tàu Titanic ch́m th́ kinh khủng
quá. Và nghe nói vụ Hộ tống
Hạm Nhật Tảo HQ10, nhân viên thoát hiểm, ở trên
bè nổi hàng bốn năm ngày.
Có người cả tuần lễ lênh đênh trên biển
cả, làm sao họ sống nổi? Rồi mấy ông lại tự an
ủi cho ḿnh rằng: Ḿnh
đi đánh giặc bằng tàu bay, tàu thủy, mấy anh em bộ
binh phải lội śnh thật tội nghiệp.
Một ông
khác th́ cho rằng, mỗi người có một cái số: số đẻ trên giường,
số đẻ trên tàu, số đẻ lọt (chưa kịp
đến nhà thương đă chui ra), số đẻ
non, số đẻ trâu (dư tháng), số đẻ bọc điều
.. Nói tới đẻ bọc
điều, th́ những người đẻ bọc
điều mà tôi biết, đều có số sướng
hơn người khác. Một
ông trung úy hải quân, trước 30 tháng 4, 1975, đă có lệnh
thuyên chuyển đi giang đoàn, nhưng bị chiến hạm
câu thêm một chuyến công tác Phú Quốc, v́ thế nên
30/4/75, tàu ra khơi đi Phi Luật Tân, ông ta ở trên tàu
đi xuất ngoại luôn, khỏi phải chạy giặc
như những người khác.
Mấy
người bạn tôi nói:
Như vậy, những người đi Mỹ
trước 30/4/75 đều là những người đẻ
bọc điều ? Ai mà biết
được. Nhưng họ
có số may như vậy, ta cứ coi như họ đẻ
bọc điều đi.
Riêng tôi, không
biết đẻ bọc ǵ, mà số phận hầu
như gắn liền số phận của ông chồng. Chồng đi cải tạo th́
ḿnh khổ chẳng thua ǵ cải tạo. Nhiều khi không có cháo cho con
ăn. Khi đi vượt
biên thất bại, th́ bị nhốt tù ở An Biên cả
tháng trường mới được thả ra, nhờ
có con nhỏ.
Những ngày
đầu tiên ở Mỹ khá chật vật, v́ chẳng lẽ
mỗi chút là hỏi mượn tiền cậu em. Một hôm cậu em chở chúng
tôi ra công viên chơi, thấy người ta vứt lon
nước ngọt nhôm nhiều quá, chồng tôi nảy ra ư
kiến đi nhặt lon nhôm để bán, nhưng không biết
nơi nào người ta mua. Nhờ
cậu em t́m hỏi, th́ tiệm Safeway mua giá một xu một
lon. Trưa chủ nhật, tôi
bảo cậu em chở hai thằng bé thả xuống công
viên với một số bao nylon lớn để nhặt
lon nước ngọt vứt bỏ trong công viên. Sau hai giờ, cậu em trở lại
chở chúng về, rồi chở ra Safeway, chồng tôi bán
được 16 đô la. Hai
thằng bé chia tiền nhau ra mua kem, mua nước ngọt,
chia cho chị và em gái. Ngày
trước ngày sau đă tiêu mất toi 16 đô la.
Theo thời
gian, rồi đâu cũng vào đấy, cậu em t́m mướn
cho được căn nhà hai pḥng ngủ, giá 450 đồng,
trong khi tiền xă hội cho sáu người trong gia đ́nh
được hơn 700 đồng. Hai trăm rưỡi c̣n dư lại
là mua thực phẩm. Cậu
em tôi nói, 250 đồng cho sáu người th́ dè xẻn lắm
mới đủ, v́ thế mỗi khi cậu ấy lănh
lương là dúi cho tôi một ít tiền. Riêng tôi, 250 đồng là đủ
rồi. Ḿnh chịu khó tiện
tặn là được. Mỗi
lần đi chợ Lucky, cả nhà cùng rủ nhau đi cho
vui. Cùng nhau đi bộ, mặc
dù có tuyến đường xe bus trên đường El Camino
Real, giá 35 xu cho mỗi người một lượt
đi. Chúng tôi chịu khó
đi bộ nửa giờ là tiết kiệm được
$2.10, v́ 35 xu một người,
sáu người vị chi là $2.10.
Nếu tính cả đi và về, chúng tôi tiết kiệm
được $4.20. Đi chợ
thời ấy, với hai mươi đồng, chúng tôi được
ba bốn bị thức ăn, chia nhau ôm đi bộ về
nhà.
Tiết kiệm
thức ăn th́ được, nhưng không tiết kiệm
được hơi đốt.
Tuy đến Mỹ đă vào cuối tháng ba, nhưng
vùng San Francisco luôn luôn có gió, người Miền nhiệt
đới mới đến luôn luôn thấy lạnh. Máy sưởi ở nhà, được
ông xă tôi đẩy lên tối đa. V́ máy sưởi ở đây chỉ
sưởi ấm pḥng khách, nên ban đêm chúng tôi trải
drap ở pḥng khách ngủ cho ấm. Cậu em đến nhà thấy
nóng, lại hạ nhiệt độ xuống 60 độ,
và bảo:
- Anh chị để nhiệt
độ cao tốn tiền hơi đốt nhiều lắm. Hơn nữa, nóng quá, làm mũi chảy
máu.
Tuy thế,
khi cậu em ra về, tôi lại khẽ bảo ông xă vặn lại nhiệt
độ cao hơn.
Rồi bốn
đứa nhỏ xin được vào trường học. Hai đứa lớn vào trường
trung học Capuchino. Hai đứa
nhỏ vào trường cấp trung Lomita.
Đứa
bé gái lớn học giờ PE, bị giáo sư PE kỳ thị,
ép buộc con bé xuống hồ bơi vào buổi sáng như
những học sinh khác. Con bé
không chịu lạnh được, nhưng ông giáo sư vẫn
bắt buộc con bé xuống hồ. V́ lạnh quá, con bé về nhà
đau mấy hôm, và cứ thấy hồ nước là sợ. Chồng tôi bực quá, đến
t́m ông thầy PE, căi lộn với ông ta. Ông ta nói rằng, tất cả học
sinh làm được, th́ con ông cũng phải làm
được. Chồng tôi lư
luận rằng, chúng tôi là dân xứ nhiệt đới,
không chịu lạnh như dân xứ ôn đới các
ông. Ông thầy nói rằng, nếu
con ông không chịu khó, th́ làm sao có thể quen được. Chồng tôi tức quá mới hỏi
ông ta rằng, ông có dám ra bất cứ mặt trận nào
để đánh giặc như
những người lính không.
Ông giáo không trả lời, nhưng vẫn giữ
nguyên quyết định là bắt con tôi phải xuống
hồ bơi mỗi sáng vào giờ PE.
Chồng tôi
vào gặp ông hiệu trưởng tŕnh bày sự việc. Ông hiệu trưởng nói trời
đă vào xuân, không c̣n lạnh nữa. Chồng tôi phải cương
quyết trả lời rằng, nếu ông hiệu trưởng
vẫn bắt buộc, chúng tôi sẽ đi xin trường
khác học, với lư do các ông ép con chúng tôi xuống hồ
nước lạnh vào buổi sáng.
Cuối cùng ông hiệu trưởng chấp thuận
cho miễn giờ bơi trong giờ PE cho đứa bé gái
chúng tôi. Tuy là họ phải
chiều theo yêu cầu của chúng tôi, nhưng trong tâm
tư họ vẫn có mặc cảm với các con của
chúng tôi. Nhưng dù sao th́ bài
toán cũng đă giải quyết được, khi chúng
tôi quyết định dời nhà sang miền đông, vùng
Virginia, nơi mà những người Mỹ đă hiểu
biết nhiều về phong tục tập quán, và những
suy nghĩ của người Việt Nam.
Tuy kim đồng
hồ nhảy chậm, nhưng mới đây mà mười
tám năm đă thoáng qua. Trong
ngày lễ Tạ ơn năm ngoái, con cháu đă tụ họp
về mái nhà nhỏ của chúng tôi ở vùng Annandale thăm
bố mẹ, cô con gái út, theo chân các anh chị, cũng
đă hoàn tất đại học gần ba năm nay, hiện
làm cho bịnh viện NorthRidge Hospital Medical Center , ở nam
California, cháu nói:
"Năm rồi,
con trở lại thăm trường cũ Lomita ở San
Bruno. Hồi trước con thấy
nó to lớn làm sao, mà bây giờ trông nó nhỏ quá".
Tôi trầm
ngâm, "quả thực các con chúng tôi đă trưởng
thành, c̣n vợ chồng chúng tôi th́ đă già rồi". Tôi nói:
"Các con nhận
ra điều đó là tốt.
Các con nay đă nên người, và có một cuộc sống
không kém ǵ người dân địa phương ở
đây là cũng nhờ vùng đất hứa này, nhờ
dân tộc này, đă mở rộng ṿng tay chào đón chúng ta. Mười hai đô la ngày hôm nay
chỉ đủ để các con vào ăn ở tiệm
fast food, nhưng mười tám năm về trước,
nó là gia tài của bố mẹ đùm bọc các con trên
đường đi định cư. Các con dù bôn ba công việc đến
đâu, vào ngày này mỗi năm, nên cố gắng về
đây, để tưởng nhớ, để tạ
ơn vùng đất hứa này, tạ ơn dân tộc này,
đă dành cho các con một chỗ đứng để xây
dựng cuộc đời".
Giờ
đây, ngồi nghĩ lại quá khứ, tôi không khỏi tự
hỏi, làm sao mà chúng tôi vượt
qua được những khó khăn lúc ban đầu. "Vạn sự khởi đầu
nan" kia mà! Nào học Anh
văn, học cách hội nhập đời sống, học
lái xe, học việc, học xin việc, ngôn ngữ bất
đồng, kỳ thị, v.
v .. Nghĩ cho cùng, những khó
khăn đó, nguyên nhân cũng chỉ tại bọn
đang cầm quyền ở Việt Nam hiện nay. Cái khó khăn ở xứ người,
chúng tôi có thể giải quyết
được, c̣n cái khó
khăn ở xứ ta, ḿnh phải tránh né bỏ chạy.
Vậy chừng
nào chúng ta mới quay trở về quê hương được? Lạy trời cho chúng sớm tiêu
tan.
Phan
Đăng Trúc -Virginia
(T.C.H. sưu tầm và chuyển)