SU'U TÂ`M 12

Home | SUY NGÂM~ | SUY NGÂM~ [tt] | SUY NGÂM~ 1 | SUY NGÂM~ 2 | SUY NGÂM~ 3 | SUY NGÂM~ 4 | SUY NGÂM~ 5 | SUY NGÂM~ 6 | SUY NGÂM~ 7 | TA.P GHI | TA.P GHI [tt] | TA.P GHI 1 | TA.P GHI 2 | TA.P GHI 3 | TA.P GHI 4 | TA.P GHI 5 | TA.P GHI 6 | TA.P GHI 7 | TA.P GHI 8 | TA.P GHI 9 | TA.P GHI 10 | TA.P GHI 11 | TA.P GHI 12 | TA.P GHI 13 | TA.P GHI 14 | TA.P GHI 15 | TA.P GHI 16 | TA.P GHI 17 | TA.P GHI 18 | TA.P GHI 19 | TA.P GHI 20 | TA.P GHI 21 | TA.P GHI 22 | TA.P GHI 23 | TA.P GHI 24 | TA.P GHI 25 | TA.P GHI 26 | TA.P GHI 27 | VA(N | VA(N [tt] | VA(N 1 | VA(N 2 | VA(N 3 | VA(N 4 | VA(N 5 | VA(N 6 | VA(N 7 | VA(N 8 | LINKS | SÚ'C KHO?E | SÚ'C KHO?E [tt] | CU'Ò'I CHÚT CHO'I | CU'Ò'I CHÚT CHO'I [tt] | THÚ VI. | THÚ VI. [tt] | PHIM | Tin NÓNG !!! | CÂ?N THÂ.N | 9 NGU'Ò'I .. 10 Ý | BÀI VIÊ'T | BÀI VIÊ'T [tt] | BÀI VIÊ'T 1 | BÀI VIÊ'T 2 | BÀI VIÊ'T 3 | BÀI VIÊ'T 4

TA.P GHI 1

Hồi Hương Ngẫu Thư

 

Hồi Hương Ngẫu Thư

 

Thi sĩ Hạ Tri Chương thời Sơ Đường (659-744) tự là Quý Châu, người Quảng Đông, ngoài tài thơ văn, đàm thuyết, ông còn có biệt tài viết chữ thảo, chữ lệ rất xuất sắc. Tính tình phóng khoáng, thích uống rượu ngâm thơ thưởng nguyệt, bạn thân của Lý Bạch, Trương Húc, được người đời gọi là “Túy trung bát tiên”, đỗ tiến sĩ, được triều đình trao chức Bác Sĩ Quốc Tử Tứ Môn, làm Thái Tử Tân Khách Bí Thư Giám, được một thời gian rồi từ quan về làm đạo sĩ ở quê nhà. Điều đáng ngạc nhiên và đau khổ vì khi đã luống tuổi, ông mới có cơ hội hoài hương. Khi về đến quê nhà mọi cảnh trí và người đều thay đổi với thời gian. Ông như người khách lạ trên chính quê hương thân yêu của mình:

 

Thiếu tiểu ly gia, lão đại hồi

Hương âm vô cải, tấn mao thôi

Nhi đồng tương kiến, bất tương thức

Tiếu vấn: “Khách tòng hà xứ lai”?

(Hồi Hương Ngẫu Thơ - Hạ Tri Chương)

 

Bài dịch 1:

Trẻ lãng du - già về cố xứ

Giọng không thay - pha tuyết mái đầu

Đám trẻ nhỏ thờ ơ không biết

Cười hỏi ta: Khách đến từ đâu?

 

Bài dịch 2:

Trẻ đi già trở lại nhà

Giọng quê vẫn giữ - tóc đà pha sương

Thiếu nhi gặp gỡ - lạnh lùng

Cười lơ đễnh hỏi khách phương mô về?

(Cảm Xúc Khi Về Làng - Ái Cầm)

 

Một ngày nào đó, quê hương chúng ta thực sự thanh bình tự do, khắp nơi trên thế giới sẽ rộn rã người kéo nhau về thăm nơi chôn nhau cắt rún, không biết bà con có còn nhìn ra nhau.

Mới đây vài tháng một mẩu tin được đăng trên New York Times kể chuyện một Giáo sư người Nhật, dạy ở Havard, về thăm gia đình nội ngoại nơi một ngôi làng nhỏ ngoại ô Sakata. Khi xuống xe buýt ở đầu thành phố, ông ta ngơ ngác không biết phải đi về hướng nào bèn hỏi bằng tiếng Anh với người khách qua đường. Nhưng mọi người đều thờ ơ bước đi. Ông buồn quá không biết xử trí ra sao thì may có người Nhật biết chút đỉnh tiếng Anh giúp ông:

- Thưa ông, ông người nước nào ?

- Cám ơn, tôi là người Nhật.

- Sao ông không biết tiếng Nhật?

- Vì tôi sinh trưởng ở New York và đây là lần đầu tiên tôi về thăm quê nhà.

- Song thân ông còn nói được tiếng Nhật?

- Đúng như thế. Cha mẹ tôi nói tiếng Nhật với nhau ở nhà và nói tiếng Mỹ với chúng tôi.

- Tại sao vậy ?

- Vì cha mẹ chúng tôi bận đi làm nên cả ngày chúng tôi ở trường chỉ học và nói tiếng Mỹ thôi.

- Hiện ông là công dân Mỹ chứ?

- Sinh ra, tôi là công dân Mỹ rồi. Nhưng tất cả người Mỹ vẫn xem tôi là người Nhật, vì màu da vàng, mũi tẹt thực sự tôi là người Nhật. Mặc dù tôi không biết tiếng Nhật.

- Tội nghiệp cho sự cô đơn của ông quá. Có điều tôi nói thật với ông, khi nãy ông hỏi những người qua lại đều không muốn trả lời ông vì họ không muốn một người Nhật xử dụng tiếng ngoại quốc để hỏi chuyện với nhau nên họ không trả lời chứ những người ấy đều biết tiếng Anh cả đấy chứ. Và họ nghĩ tại sao ông không cảm thấy hổ thẹn vì sao ông không biết nói tiếng mẹ đẻ.

- Cảm giác đó chính tôi cũng vừa nhận thấy mới đây... nhưng tôi còn quá đủ thì giờ để học chữ và tiếng nói của người Nhật chúng ta trong thời gian sắp tới... tôi hy vọng sẽ đạt ý nguyện.

- Tại sao ông không nghĩ cách khác khỏi tốn thì giờ nhiều hơn là tự hậu có ai hỏi lý lịch, ông nên từ chối ông không phải là người Nhật là cách hay nhất...

- Cốt tủy máu huyết tôi là người Nhật. Chính tôi có muốn sinh ra ngoài đất nước thân yêu của mình đâu. Cả thế hệ chúng tôi đâu muốn như thế, lỗi đâu phải chúng tôi... Người Mỹ không nhận tôi là người cùng chủng tộc với họ, người Nhật hất hủi xem chúng tôi là người ngoại quốc... Tôi là ai bây giờ ? Hay tôi đến từ một hành tinh khác chăng ?

 

Vài năm sau, chúng ta hy vọng không còn nhìn thấy bóng dáng một Kiều Phong đứng trên đỉnh non cao mà than: “Đất trời thì quá mênh mông mà ta không có một mảnh đất để dung thân”

 

VUONG DOAN

dzoan1935@..

 

(Ngô Quang Võ sưu tầm và chuyển)

 

website counter