SU'U TÂ`M 12

Home | SUY NGÂM~ | SUY NGÂM~ [tt] | SUY NGÂM~ 1 | SUY NGÂM~ 2 | SUY NGÂM~ 3 | SUY NGÂM~ 4 | SUY NGÂM~ 5 | SUY NGÂM~ 6 | SUY NGÂM~ 7 | TA.P GHI | TA.P GHI [tt] | TA.P GHI 1 | TA.P GHI 2 | TA.P GHI 3 | TA.P GHI 4 | TA.P GHI 5 | TA.P GHI 6 | TA.P GHI 7 | TA.P GHI 8 | TA.P GHI 9 | TA.P GHI 10 | TA.P GHI 11 | TA.P GHI 12 | TA.P GHI 13 | TA.P GHI 14 | TA.P GHI 15 | TA.P GHI 16 | TA.P GHI 17 | TA.P GHI 18 | TA.P GHI 19 | TA.P GHI 20 | TA.P GHI 21 | TA.P GHI 22 | TA.P GHI 23 | TA.P GHI 24 | TA.P GHI 25 | TA.P GHI 26 | TA.P GHI 27 | VA(N | VA(N [tt] | VA(N 1 | VA(N 2 | VA(N 3 | VA(N 4 | VA(N 5 | VA(N 6 | VA(N 7 | VA(N 8 | LINKS | SÚ'C KHO?E | SÚ'C KHO?E [tt] | CU'Ò'I CHÚT CHO'I | CU'Ò'I CHÚT CHO'I [tt] | THÚ VI. | THÚ VI. [tt] | PHIM | Tin NÓNG !!! | CÂ?N THÂ.N | 9 NGU'Ò'I .. 10 Ý | BÀI VIÊ'T | BÀI VIÊ'T [tt] | BÀI VIÊ'T 1 | BÀI VIÊ'T 2 | BÀI VIÊ'T 3 | BÀI VIÊ'T 4
THÚ VI.

 

 

CÂU CHUYỆN ĐÊM GIÁNG SINH

 

 

            Như thường lệ, mỗi mùa giáng sinh, tôi đều nhận được quà từ anh trai của tôi.  Giáng sinh năm ấy tôi cảm thấy vui nhất không phải chỉ vì món quà anh tôi tặng, một chiếc xe hơi, mà vì tôi đã học được một bài học rất thú vị vào cái đêm đông lạnh lẽo ấy ...

 

            Đã 7 giờ tối, mọi người trong công ty đã ra về gần hết, tôi cũng đang đi đến gara để lấy xe và về nhà ăn Giáng Sinh.

           

            Có một cậu bé, ăn mặc rách rưới, trông như một đứa trẻ lang thang, đang đi vòng quanh chiếc xe tôi, vẻ mặt cậu như rất thích thú chiếc xe.  Rồi cậu chợt cất tiếng khi thấy tôi đến gần: - Đây là xe của cô ạ ?

 

           Tôi khẽ gật đầu: - Đó là quà Giáng sinh anh cô tặng cho.

 

           Cậu bé nhìn tôi tỏ vẻ sửng sốt khi tôi vừa dứt lời. -  Ý cô là ... anh trai cô tặng chiếc xe này mà cô không phải trả bất cứ cái gì ?  Ôi ! Cháu ước gì ...

 

            Cậu bé vẫn ngập ngừng.

           

            Tất nhiên tôi biết cậu bé muốn nói điều gì tiếp theo.  Cậu muốn có được một người anh như vậy.  Tôi chăm chú nhìn cậu bé, tỏ vẻ sẵn sàng lắng nghe lời nói của cậu.  Thế nhưng cậu vẫn cúi gầm mặt xuống đất, bàn chân di di trên mặt đất một cách vô thức. -  Cháu ước ..., cháu có thể trở thành một người anh trai giống như vậy.

 

            Tôi nhìn cậu bé, ngạc nhiên với lời nói vừa rồi.  Bỗng nhiên tôi đề nghị cậu bé: - Cháu nghĩ sao nếu chúng ta đi một vòng quanh thành phố bằng chiếc xe này ?

 

            Như sợ tôi đổi ý, cậu bé nhanh nhảu trả lời: -  Cháu thích lắm ạ !

 

           Sau chuyến đi, cậu bé hỏi tôi với ánh mắt sáng ngời đầy hy vọng: -  Cô có thể lái xe đến trước nhà cháu không ?

 

           Tôi cười và gật đầu.  Tôi nghĩ mình biết cậu bé muốn gì.  Cậu muốn cho những người hàng xóm thấy cậu đã về nhà trên chiếc xe to như thế nào.  Thế nhưng tôi đã lầm...

 

           -  Cô chỉ cần dừng lại ở đây, và có phiền không nếu cháu xin cô đợi cháu một lát thôi ạ ...

 

            Nói rồi cậu bé chạy nhanh vào con hẻm sâu hun hút, tối om, tưởng chừng như chẳng có ai có thể sống trong ấy.  Ít phút sau tôi nghe thấy cậu bé quay lại qua tiếng bước chân, nhưng hình như lần này cậu không chạy như lúc nãy mà đi rất chậm. Và đi theo cậu là một cô bé nhỏ nhắn, mà tôi nghĩ đó là em cậu, cô bé với đôi bàn chân bị tật.  Cậu bé đẩy chiếc xe lăn em cậu đang ngồi, một chiếc xe cũ kĩ, xuống những bậc tam cấp một cách rất cẩn thận, và dừng lại cạnh chiếc xe của tôi:

 

           - Cô ấy đây, người mà lúc nãy anh đã nói với em đấy.  Anh trai cô ấy đã tặng một chiếc xe hơi cho cô nhân dịp Giáng sinh mà cô chẳng phải tốn lấy một đồng.  Và một ngày nào đấy anh cũng sẽ tặng em một món quà giống như vậy.  Hãy nghĩ xem, em có thể tận mắt thấy những món quà, những cảnh vật ngoài đường phố trong đêm Giáng sinh, và anh sẽ không phải cố gắng miêu tả nó cho em nghe nữa !

 

           Tôi không thể cầm được nước mắt, và tôi đã bước ra khỏi xe, đặt cô bé đáng thương ấy lên xe.  Ánh mắt cô bé nhìn tôi đầy vẻ cảm phục và thân thiện.

          

           Ba chúng tôi lại bắt đầu một chuyến đi vòng quanh thành phố, một chuyến đi thật ý nghĩa và tôi sẽ không bao giờ quên, khi những bông tuyết lạnh giá của đêm Giáng sinh bắt đầu rơi.

           

           Và cũng trong đêm Giáng sinh ấy, tôi đã hiểu được sâu sắc ý nghĩa một câu nói của chúa Giê-su: "Không gì tốt đẹp hơn việc làm cho người khác hạnh phúc."

 

 

 

 

Sưu tầm

 

 

(ĐỖ THỊ MINH GIANG sưu tầm và chuyển)

 

 

 

THIỀN SƯ VÀ CÔ LÁI ĐÒ.

 

Cô lái đò đưa khách qua sông. Đò cặp bến cô lái thu tiền từng người. Sau hết đến nhà sư. Cô lái đò đòi tiền gấp đôi.

Nhà Sư ngạc nhiên hỏi vì sao ?

Cô lái mỉm cười: - Vì Thầy nhìn em…

Nhà sư nín lặng trả tiền và bước lên bờ.

 

Một hôm nhà sư lại qua sông. Lần nầy cô lái đòi tiền gấp ba.

Nhà sư hỏi vì sao ?

Cô lái cười bảo: -  Lần nầy Thầy nhìn em dưới nước.

Nhà sư nín lặng trả tiền và bước lên bờ.

 

Lần khác nhà sư lại qua sông.

Vừa bước lên đò nhà sư nhắm nghiền mắt lại đi vào thiền định.

Đò cặp bến cô lái đò thu tiền gấp năm lần.

Nhà sư hỏi vì sao ?

Cô lái đáp: - Thầy không nhìn nhưng còn nghĩ đến em.

Nhà sư trả tiền và lên bờ.

 

Một hôm nhà sư lại qua sông. Lần nầy nhà sư nhìn thẳng vào cô lái đò…

Đò cặp bến, nhà sư cười hỏi lần nầy phải trả bao nhiêu ?

Cô lái đáp: - Em xin đưa Thầy qua sông, không thu tiền.

Thiền sư hỏi:

- Vì sao vậy ?

Cô lái cười đáp: - Thầy nhìn mà không còn nghĩ tới em nữa… Do vậy em xin đưa Thầy qua sông mà thôi...

 

(Đó thấy không ?! Dzậy mà mấy bà cứ chửi mấy ông - cứ thấy gái đẹp là tươm tướp, tươm tướp ... nhưng thật ra chúng tôi là những người đã đắc đạo từ lâu ... nhìn mà không nghĩ gì cả vì có nghĩ cũng chẳng được chi mà lại càng thêm tức ... vì hết xí quách hết dzồi :-)

 

Nói một cách khác - (mọi sự từ TÂM mà ra) sống ở đời chỉ có chữ TÂM là đáng quý !

 

(THUAN DO sưu tầm và chuyển)

 

 

 

* TỪ KHI SINH RA Mỗi Người Là 1 BÔNG HOA ĐẸP
- Bạn là HOA GÌ ??? *

 

(NGUYỄN HOÀNG HIỆP và ĐỖ THỊ MINH GIANG chuyển)

 

 

* NHỮNG MÓN ĂN LỚN NHẤT THẾ GIỚI *

 

(ĐỖ THỊ MINH GIANG & LL & VN cùng chuyển)

 

 

* ÁO DÀI VIỆT NAM *

-  Thực hiện DZUNGART -

 

(DIỄM XƯA sưu tầm và chuyển)

 

* NIGHT FALLS on HONG KONG *

 

* NIGHT FALLS on HONG KONG *

 

Nh di chuyn cursor t trên xung

đ thy thi gian thay đi rõ ràng

 

(QUAN TRAN sưu tầm, DƯƠNG LIỄU chuyển)

 

 

Tiếng Việt: Đút vào / Rút ra

- Nguyễn Hưng Quốc (VOA) -

 

Mới đây, đọc báo, không hiểu tại sao, tình cờ tôi lại chú ý đến chữ "đút" trong một câu văn không có gì đặc biệt: "Chị ấy đút vội lá thư vào túi quần …". Từ chữ "đút" ấy, tôi chợt liên tưởng đến chữ "rút": cả hai từ làm thành một cặp phản nghĩa: đút (vào) / rút (ra).

Ðiều làm tôi ngạc nhiên là cả hai từ đều có phần vần giống nhau: "- ÚT". Chúng chỉ khác nhau ở phụ âm đầu mà thôi: một chữ bắt đầu bằng phụ âm "đ-" (đút) và một chữ bằng phụ âm "r- " (rút).

Hơn nữa, cả từ "đút" lẫn từ "rút", tuy phản nghĩa, nhưng lại có một điểm giống nhau: cả hai đều ám chỉ sự di chuyển từ không gian này sang không gian khác. "Ðút" cái gì vào túi hay "rút" cái gì từ túi ra cũng đều là sự chuyển động từ không gian trong túi đến không gian ngoài túi hoặc ngược lại.

Tôi nghĩ ngay đến những động từ có vần "-ÚT" khác trong tiếng Việt và thấy có khá nhiều từ cũng có nghĩa tương tự. "Hút" là động tác đưa nước hoặc không khí vào miệng. "Mút" cũng là động tác đưa cái gì vào miệng, nhưng khác "hút" ở chỗ vật thể được "mút" thường là cái gì đặc. "Trút" là đổ cái gì xuống. "Vút" là bay từ dưới lên trên. "Cút" là đi từ nơi này đến nơi khác do bị xua đuổi. "Nút" hay "gút" là cái gì chặn lại, phân làm hai không gian khác nhau. "Sút" là tuột, là suy, là giảm so với một điểm chuẩn nào đó.

Thay dấu sắc (ÚT) bằng dấu nặng (ỤT), ý nghĩa chung ở trên vẫn không thay đổi. "Trụt" hay "tụt" là di chuyển từ trên xuống dưới. "Vụt" là di chuyển thật nhanh, thường là theo chiều ngang. "Lụt" là nước dâng lên quá một giới hạn không gian nào đó. "Cụt" là bị cắt ngang, không cho phát triển trong không gian. "Ðụt" (mưa) là núp ở một không gian nào đó, nhỏ hơn, để tránh mưa ngoài trời. .. vân… vân…

Nếu những động từ có vần “-ÚT” thường ám chỉ việc di chuyển (hoặc việc ngăn chận quá trình di chuyển ấy) giữa hai không gian thì những động từ có vần "-UN" lại ám chỉ việc dồn ứ lại thành cục trong một không gian nhất định nào đó, thường là có giới hạn. "Ùn", "chùn", "dùn", hay "đùn" đều có nghĩa như thế. "Thun" hay "chun" cũng như thế, đều chỉ cái gì bị rút, bị co. "Cùn" là bẹt ra. "Hùn" là góp lại. "Vun" là gom vào. "Lún" hay "lụn" là bẹp xuống. Cả những chữ như "lùn" hay (cụt) "lủn", (ngắn) "ngủn", "lũn cũn" .. cũng đều ám chỉ cái gì bị dồn nhỏ hay thu ngắn lại.

Với cách phân tích như vậy, nếu đọc thật kỹ và thật chậm các cuốn từ điển tiếng Việt, chúng ta sẽ dễ thấy có khá nhiều khuôn vần hình như có một ý nghĩa chung.

Chẳng hạn, phần lớn các động từ hay tính từ kết thúc bằng âm ÉT hay ẸT đều chỉ những động tác hay những vật thể hẹp, thấp, phẳng. "Kẹt" là mắc vào giữa hai vật gì; "chẹt" là bị cái gì ép lại. "Dẹt" là mỏng và phẳng; "tẹt" là dẹp xuống (kiểu mũi tẹt); "bét" là nát, dí sát xuống đất; "đét" là gầy, mỏng và lép.

Những động từ kết thúc bằng âm EN thường chỉ các động tác đi qua một chỗ hẹp, một cách khó khăn, như: "chen", "chẹn", "chèn", "len", "men", "nghẽn", "nghẹn", "nén".

Những từ láy có khuôn vần ỨC - ÔI thì chỉ những trạng thái khó chịu, như "tức tối", "bức bối", "bực bội", "nực nội", "nhức nhối", v.v…

 

Những ví dụ vừa nêu cho thấy hai điều quan trọng:

Thứ nhất, nếu chịu khó quan sát, chúng ta sẽ phát hiện trong những chữ quen thuộc chúng ta thường sử dụng hàng ngày ẩn giấu những quy luật bí ẩn lạ lùng. Tính chất bí ẩn ấy có thể nói là vô cùng vô tận, dẫu tìm kiếm cả đời cũng không hết được. Ðiều này khiến cho không ai có thể an tâm là mình am tường tiếng Việt. Ngay cả những nhà văn hay nhà thơ thuộc loại lừng lẫy nhất vẫn luôn luôn có cảm tưởng ngôn ngữ là một cái gì lạ lùng vô hạn.

Thứ hai, vì có những quy luật, những điểm chung tiềm tàng giữa các chữ như vậy cho nên việc học tiếng Việt không quá khó khăn. Nói chung, người Việt Nam đều có khả năng đoán được ý nghĩa của phần lớn các chữ mới lạ họ gặp lần đầu. Lần đầu gặp chữ  "thun lủn", chúng ta cũng hiểu ngay nó ám chỉ cái gì rất ngắn. Lý do là vì chúng ta liên tưởng ngay đến những chữ có vần "UN" vừa kể ở trên: cụt ngủn, ngắn ngủn, v.v… Lần đầu gặp chữ  "dập dềnh", chúng ta cũng có thể đoán là nó ám chỉ một cái gì trồi lên trụt xuống do sự liên tưởng đến những chữ có khuôn vần tương tự: bấp bênh, gập ghềnh, khấp khểnh, tập tễnh, v.v…

 

Học tiếng Việt, như vậy, không khó lắm, phải không ?

 

 

NGUYỄN HƯNG QUỐC - VOA -

 

(Sưu Tầm Liên Mạng chuyển)

 

 

website counter