Đầu độc con người
(LÊ CHÍ TRUNG)
- Đọc báo trong nước
-
Giờ đây, bất cứ
người dân bình thường nào cũng
đều cảm thấy bất an trước vấn
đề vệ sinh an toàn thực phẩm. Người
ta không biết ăn gì, uống gì, mua thực
phẩm ở đâu cho an toàn. Thậm chí, một
số siêu thị cũng dần đánh mất sự
tin cậy của người tiêu dùng về
các sản phẩm từng được quảng
cáo ồn ào như “rau an toàn”,
“thịt sạch”...
Hàng loạt vụ việc
được báo chí phanh phui gần đây
như nước tương đen, thịt thối,
bánh mứt bẩn, rượu độc, bún,
bánh canh, hành phi bẩn, thuốc tăng trưởng
và vô số các loại nguyên liệu,
dược liệu trong danh mục cấm bị
đưa vào thực phẩm (mà đây chỉ
là những vụ được báo chí
phát hiện) đã gây ra sự bàng
hoàng, hoang mang cho toàn xã hội.
Đã có người chết,
nhiều vụ ngộ độc hàng loạt,
nhưng đáng sợ hơn vẫn là những
nguy cơ thường trực, tiềm ẩn trong từng
bữa ăn gia đình, trong từng cơ thể con
người thế hệ hôm nay và mai sau. Điều
đáng sợ chính là sự
chết dần chết mòn, tật bệnh âm thầm
phát triển mà mỗi chúng ta
không biết sẽ còn phải chung sống với
nó đến tận bao giờ.
Ngày nay, trong cuộc sống hằng
ngày chúng ta từng giật mình sao bao
nhiêu người chết trẻ quá, bao người
mắc bệnh ung thư hoặc các căn bệnh
quái ác khi còn ít tuổi và cường
tráng. Phải chăng tội phạm giấu mặt của
hiện tượng này chủ yếu do ô nhiễm
môi trường mất kiểm soát và sự
đầu độc của thực phẩm từng
ngày từng giờ đang trở nên “quen thuộc”
với mỗi người chúng ta.
Trên thế giới đã
có những vụ án được xử với
khung hình phạt cao nhất như hành vi dùng
dược liệu giết dần người khác
để chiếm đoạt tài sản, hoặc hi hữu
hơn có một người đàn bà ở
Mỹ chuyên giết chồng giàu để đoạt
quyền thừa kế bằng thủ đoạn cho chồng ăn trứng gà
quá độ ngày này qua ngày
khác ... Vậy những kẻ đang hằng ngày
hằng giờ bằng nhiều thủ đoạn tinh vi
đưa chất độc, chất cấm vào trong
thực phẩm bất chấp sinh mạng người
tiêu dùng thì nên xử tội gì
và với khung hình phạt nào?
Hành vi của những kẻ
gây ngộ độc thực phẩm theo nhiều
cách và cấp độ khác nhau cần phải
hiểu rằng đó là một hành vi
có nhận thức, có chủ đích chỉ
vì lợi nhuận. Tất nhiên, trong số
này có những kẻ phất lên làm
giàu trên sinh mạng người khác, cũng
có những kẻ vì miếng cơm manh áo
“đói ăn vụng, túng làm
càn”. Nhưng không thể vì bất cứ
lý do nào, hoàn cảnh nào để
có thể biện minh cho hành vi đầu độc
con người.
Trong khi đó, các cơ
quan chức năng về vệ sinh an toàn thực phẩm
ở nơi này nơi kia dường như cũng tỏ
ra bất lực trước nguy cơ “giết người
thầm lặng” này. Chúng ta đều biết
luật pháp dù hoàn thiện đến mấy
cũng luôn có những kẽ hở bị kẻ
xấu lợi dụng. Vậy tại sao các cơ quan
chức năng không có những văn bản
dưới luật, những hình thức chế
tài để xử thật nghiêm hành vi đầu
độc con người như đã nói ở
trên.
Còn chuyện về vệ sinh
an toàn thực phẩm hơn lúc nào hết
không chỉ là những lời kêu gọi
lương tri đối với những kẻ vì lợi
nhuận bất chấp sinh mạng người khác,
mà phải có những biện pháp xử
lý thật nghiêm khắc. Đó cũng
là câu hỏi cần phải đặt ra cho
toàn xã hội và đặc biệt là với
trọng trách của những người quản
lý, điều hành xã hội.
Nhà viết kịch LÊ CHÍ
TRUNG
(Doanh Doanh sưu tầm và
chuyển)