NGĂ TÂM LINH
(Thích
Trí Siêu - ở
Pháp)
Có nhiều người đi
chùa nhưng họ đến để t́m một cái ǵ
đó không liên quan đến việc tỉnh thức tâm
linh. Người Tàu đến chùa cúng Phật rất nhiều,
để cầu buôn may bán đắt, làm ăn phát đạt
hoặc xin xâm xin quẻ, nếu được quẻ tốt
th́ mừng cúng Phật nhiều, nếu gặp quẻ xấu
th́ buồn bă bỏ về. Đến chùa khấn vái xin xỏ
như thế th́ chùa có khác ǵ đ́nh miếu. Nhưng khổ
nỗi chính những hạng "Phật tử" như
thế mới giúp cho chùa khá giả.
Người Việt Nam hiểu
Đạo hơn nên "Tu" cũng khá hơn, đến
chùa tụng kinh lễ Phật, học Đạo nghe pháp, làm
công quả. Tụng kinh nhiều
th́ cho là ḿnh tu nhiều, tu khá, hết tụng
kinh bổn đến tụng kinh bộ, hết bộ này
đến bộ khác. Lạy Phật th́ lạy xong ngũ
bách danh, đến tam thiên rồi vạn Phật, cho rằng
lạy nhiều chừng nào th́ tiêu tội chừng
nấy. Học Đạo nghe pháp cốt
để áp dụng tu tâm sửa tánh, nhưng không như thế
mà lại dùng kiến thức để phân biệt Thầy
này hay Thầy kia dở. Thay v́ làm công quả để học
hạnh xả thí, lại làm công quả để kiếm
điểm với Thầy trụ tŕ.
Khá hơn là những bậc xuất
gia, từ bỏ nhà cửa vợ con đi tu. Nhưng một
thời gian sau lại bám víu vào ngôi vị đạo đức
của ḿnh. Nói đến đây tôi nhớ lại chuyện
của Tổ Huệ Khả. Trong 33 vị Tổ Thiền
Tông, tôi thán phục nhất vị Tổ này, dám xả thí
thân mạng, chặt tay cầu Đạo. Là người kế
thừa Tổ Đạt Ma, sau cùng dám xả luôn ngôi chùa, bỏ
luôn chức Tổ, chức Hoà Thượng, lăn xả
vào chợ, đi vào cuộc đời để tự thử
thách ḿnh, tự chứng nghiệm và độ một tầng
lớp khác. Người tu không khéo thường hay mắc
phải bệnh "ngă tâm linh" (égo spirituel). Mới biết tu một chút tự cho là ḿnh đạo
đức. Tu hành chăm chỉ,
được bao nhiêu công đức đều bị cái
ngă hốt hết.
Tuy là một tu sĩ nhưng
tôi không ưa chữ tu chút nào. Tôi đă một lần bày tỏ
trong quyển Bố thí ba la mật. Tu đâu phải là làm
những điều h́nh thức bên ngoài, đâu phải tính
năm cộng tháng vào chùa. Khoác áo cà sa mà không hiểu bài học
thương yêu, giảng nói từ bi mà chỉ biết ích kỷ
củng cố địa vị đạo đức của
ḿnh. Ngạn ngữ có câu: "Chiếc áo không làm nên Thầy
tu" kia mà! Đối với tôi, tu là tập sống với
tâm linh. Chữ tâm linh (spirituel) khác với vật chất
(matériel). Tâm linh là tánh linh thiêng của con người, có thể
gọi đó là Thượng Đế, Phật tánh hay Chân ngă ..
Nhưng điều đó không quan trọng. Điều quan trọng
đầu tiên là ta có biết đến tâm linh của ḿnh
hay không?
Biết sống thật với
t́nh cảm, nội kết của ḿnh hay không? Hay là chỉ
thích đóng kịch, mượn danh nghĩa chữ tu để
ngầm khoe khoang ḿnh là người có tu, có đạo đức!
Tôi tu v́ tôi không phải là người đạo đức.
Tôi tu v́ tôi c̣n nhiều nội kết chưa được
giải tỏa, c̣n nhiều bài học ở đời mà
tôi chưa hiểu. Tôi tu v́ tôi hăy c̣n phân biệt tốt xấu,
ưa ghét. Hơn nữa bây giờ tôi không chắc là tôi c̣n
tu theo ư nghĩa phổ thông nữa không, nhưng tôi biết
là tôi muốn sống thật. Sống thật với chính
ḿnh, với cả tâm hồn và thể xác của ḿnh. Tôi
không muốn làm Thầy ai cả, nếu muốn th́ chỉ
làm Thầy chính ḿnh mà thôi.
Có nhiều người chỉ
thích đóng vai Thầy và muốn học tṛ hay đệ tử
đóng măi vai học tṛ đệ tử.
Nhưng Thầy nào tṛ nấy,
cũng có người thích đi t́m một vị Thầy,
một đấng tôn sư bên ngoài để thờ phụng
tôn kính. Theo tôi, một vị Thầy thật (chân Sư) là
người dạy cho đệ tử nhận ra ông Thầy
của chính ḿnh bên trong (le maître intérieur). Đức Phật là một
chân Sư, ngài thành Phật và dạy cho chúng ta khai triển
Phật tánh của ḿnh để thành Phật như ngài. Đức Phật đâu có muốn bị đúc tượng ngồi yên trên bàn thờ cho chúng ta h́ hụp lạy ở dưới.
THÍCH TRÍ SIÊU
- Pháp -
(K. Oanh sưu tầm và chuyển)