QUYỀN ĐƯỢC CHẾT KHI BỊ BỆNH NAN Y
Tự sát và hỗ trợ
để được chết
Tin từ
hăng thông tấn Associated Press ngày 2 tháng 5 vừa qua và đă
được nhiều báo loan tải: Một vụ án mạng-tự
sát xẩy ra tại Hacienda Heights thuộc đông nam Los
Angeles khiến ba người chết: một ông cụ 84
tuổi tự sát sau khi bắn chết bà vợ 80 tuổi
và con dâu 62 tuổi.
Ông cụ mới
chớm bệnh Alzheimer's, bà vợ bị bệnh tê thấp
nặng phải ngồi xe lăn, và con dâu bị bệnh
Alzheimer's thời kỳ thứ hai, hàng ngày được
người chồng chở tới cho ông bố trông nom
trước khi đi làm. Hàng xóm nghe tiếng súng đă gọi
911 và cảnh sát tới nhà thấy xác ba người nên
đă thông báo cho người con lúc ấy đang ở sở
tới để nhận diện.
Trước
đó cảnh sát Los Angeles cũng nhận được
điện thoại có lẽ là từ ông bố. Khi họ
tới nơi thấy xác của người con dâu ở
pḥng khách, xác bà vợ trên xe lăn trong pḥng ngủ và ông cụ
c̣n thoi thóp với nhiều phát súng ở sân sau bên cạnh một
khẩu súng lục và súng trường mà có lẽ ông đă
dùng chúng để bắn vợ và con dâu rồi sau đó tự
bắn ḿnh.
Động
lực của vụ án mạng-tự sát này đang c̣n trong
ṿng điều tra. Tuy nhiên, Jim Crabtree, người con 55 tuổi
có vợ bị Alzheimer's nặng và đă bị (được?)
bố chồng bắn chết, tin rằng sức khoẻ
suy kém của ba người đă đẩy họ tới
chỗ đi t́m cái chết sớm. "Đây là một kết
thúc kinh điển của ba người với những
căn bệnh hết thuốc chữa (terminal illnesses)".
Bản tin gợi
nhớ tới phim đoạt giải Oscar Phim Ngoại Quốc
Hay Nhất năm nay, AMOUR, http://www.hongsam55.com/st24/id28.html, nói tiếng Pháp do nhà đạo
diễn người Áo, Michael Haneke, thực hiện, về
một cặp vợ chồng lớn tuổi Anne (do
Emmanuelle Riva đóng) và Georges (do Jean-Louis Trintignant thủ
vai). Anne, giáo sư âm nhạc về hưu như chồng,
bị tai biến mạch máu năo bị bại nửa
người, được chồng săn sóc. Phim kết
thúc bằng một vụ giết người v́ nhân ái
(mercy killing), như hành động của người chồng
84 tuổi chớm bị Alzheimer's trong bản tin AP ở
trên. (Tôi chưa xem phim Amour những đă xem phim .. bị mất
giải Oscar vào tay Amour, đó là War Witch của đạo
diễn Việt gốc Canada, Kim Nguyễn, nên càng nhớ ..
Amour.)
Thằng con
tôi nói tiểu bang California nên làm giống như Oregon, đó
là cho phép người bệnh thập tử nhất sinh
được phép chết. Tôi bảo cho là có luật
đó, người bị Alzheimer's cũng khó được
coi là c̣n minh mẫn để xin áp dụng luật Chết
với Nhân phẩm (Death with Dignity, c̣n gọi là
physician-assisted suicide, tức tự sát với sự trợ
giúp của y sĩ, nôm na là quyền lựa chọn cái chết).
Cháu hỏi
tôi thế ḿnh không làm giấy và kư trước khi bị bệnh
được à. Tôi đáp luật này khác với cái gọi
là bản chỉ dẫn trước về săn sóc sức
khoẻ (tức Advance Healthcare Directives, c̣n gọi living will,
tức di chúc sống).
Trong trường
hợp di chúc sống, người sống làm khi tỉnh
táo để nói lên ư muốn của ḿnh, để lỡ
có bị bất tỉnh (coma) cần phải dùng máy trợ
sinh và ḿnh không muốn sống lay lứt như thế th́
người thân, dựa theo di chúc sống của ḿnh, có thể
xin rút máy cho ḿnh đi. Nhưng với luật Chết với
Nhân phẩm th́ bệnh nhân phải tỉnh táo (competent) cho tới
trước khi uống hay chích thuốc chết.
Cho đến
nay chỉ mới có hai tiểu bang ở Hoa Kỳ công nhận
quyền được chết này, đó là Oregon (1994) và Washington
(2008). Tiểu bang Montana cho phép y sĩ giúp bệnh
nhân sắp chết được chết sớm hơn do
một án lệ năm 2008 của Ṭa Tối Cao. Riêng tiểu
bang Vermont th́, thay v́ là đi qua ngả initiative, tức là dự
luật do công dân đề xướng, một số dân
biểu Quốc hội tiểu bang tŕnh dự án luật. Dự
luật này đă được Hạ viện thông qua hồm
đầu tháng 5 vừa rồi, và hiện đang
được Thượng viện cứu xét. Một số
tiểu bang khác, trong đó có California, cũng đă hoặc
đang có những nỗ lực để có được
luật này.
Ngoài các tiểu
bang Oregon, Washington và Montana ở Hoa Kỳ, trên thế giới
hiện nay th́ có Thụy Sĩ cho phép y sĩ và cả
người không phải y sĩ trợ giúp tự sát từ
1941; Bỉ, từ năm 2002; và Netherlands, ta quen gọi là
Hoà Lan, chính thức từ 2002 nhưng toà án cho phép từ
1984. (***)
Riêng tại
Thụy Sĩ, vào năm 2009 nhà điều khiển dàn nhạc
người Anh Sir Edward Downes đă cùng vợ bị bệnh
nan y đi t́m cái chết ở một bệnh viện thuộc
ngoại ô của Zurich, mặc dù chính ông không bị bệnh
nhưng muốn chết theo vợ. Đây là một trường
hợp được mệnh danh là Kẻ Du khách Tự vẫn,
mà chương tŕnh Frontline của hệ thống truyền
h́nh PBS đă khai thác một trường hợp
tương tự, dưới tựa đề The Suicide
Tourist (2010).
Sau vụ vợ
chồng Sir Downes được giúp tự vẫn ở Thụy
Sĩ, một số tổ chức tại Thụy Sĩ
đ̣i hoặc bỏ luật y sĩ giúp tự sát hoặc
cấm không cho nhập viện du khách từ nước
ngoài. Để đáp lại, dân Thụy Sĩ bỏ phiếu
chống lại cả hai biện pháp, với 80% chống bỏ
luật và 78% chống lại đề luật cấm cho
du khách nước ngoài xử dụng luật giúp tự vẫn.(***)
Luật Chết với Nhân phẩm
tại Oregon và Washington
Trở lại
nước Mỹ, trong cuộc bầu phiếu phổ
thông tháng 11 năm 1994, có 627,980 người dân Oregon (51.3%)
đă bỏ phiếu công nhận Measure 16 ấn định
luật cho phép y sĩ giúp những người bị bệnh
sắp chết kết thúc đời ḿnh sớm hơn, so
với 596,018 phiếu chống (48.7%). Luật này vào năm
1997 mới thực sự được áp dụng sau khi
60% dân Oregon tái công nhận luật này khi họ bỏ phiếu
chống Measure 51 đ̣i hủy bỏ luật này. Năm
2006, luật này bị chính quyền của Tổng thống
George W. Bush (con) kiện lên đến Tối Cao Pháp Viện
đ̣i treo bằng các y sĩ tham dự vào việc thi hành luật
này, nhưng Tối Cao Pháp Viện phán đấy là quyền
của tiểu bang, liên bang không được xía vào.
Sau khi có phán
quyết này của Tối Cao Pháp Viện, Tiểu bang
Washington cũng thừa thắng xông lên, với đề
xướng luật Inititative 1000 công nhận quyền
được phép xin y sĩ giúp cho toa thuốc để
chết. Đề luật này được 57.82% phiếu
thuận so với 42.18% phiếu chống trong cuộc đầu
phiếu phổ thông cuối năm 2008.
Những điều kiện cần phải
có khi xin áp dụng luật
Theo luật
của hai tiểu bang này th́ người bị căn bệnh
nan y chờ chết và muốn chấm dứt sự đau
đớn phải là cư dân hợp pháp tại một
trong hai tiểu bang và phải hội các điều kiện
tiên khởi sau:
1) Phải từ
18 tuổi trở lên,
2) Là cư
dân hợp pháp của Oregon hay Washington,
3) Có khả
năng quyết định và truyền đạt các quyết
định liên quan đến sức khỏe của ḿnh,
và
4) Phải
đă được hai y sĩ chẩn bệnh đúng là
nan y và sẽ chết trong ṿng sáu tháng tới.
5) Phải có
hai y sĩ cùng công nhận là bệnh nhân hội đủ
các điều kiện trên.
Xong rồi mới
bắt đầu giai đoạn kế với những
bước như sau: 1) Đích thân tŕnh bầy ư muốn
được chết với y sĩ riêng của ḿnh, 2)
Sau khi bầy tỏ ư muốn được giúp cho chết
rồi th́ chờ 15 ngày, 3) Lại tŕnh bầy lần thứ
hai với y sĩ riêng của ḿnh ước nguyện muốn
được giúp cho chết, 4) Tŕnh bầy trên giấy
ước nguyện được giúp cho chết với
y sĩ riêng của ḿnh, kư tên với hai người chứng
không phải là y sĩ của ḿnh hay người thân trong
gia đ́nh, 5) Chờ 48 tiếng, rồi 6) Tới tiệm
thuốc lấy thuốc bào chế cho ḿnh và 7) Phải tự
uống thuốc hoặc trích lấy liều thuốc để
kết thúc đời ḿnh.
Tóm lại,
để có thể xử dụng luật Chết với
Nhân phẩm bệnh nhân phải tỉnh táo, ư thức ḿnh
làm ǵ cho tới phút tự kết liễu đời ḿnh. Tại
hai tiểu bang Oregon và Washington nơi công nhận luật Chết
với Nhân phẩm đều có một tổ chức vô vị
lợi, gọi là Compassion & Choices, hướng dẫn
người muốn áp dụng luật này. Tại Oregon, bệnh
nhân có thể t́m hiểu qua Web link http://www.compassionoforegon.org.
Tại Washington, mời bạn viếng http://www.compassionwa.org/.
Từ khi luật
Chết với Nhân phẩm được áp dụng vào
năm 1997, riêng tại Oregon có tổng cộng 935 người
đă nhận được toa thuốc nhằm kết liễu
đời ḿnh trong đó có 596 người đă sử dụng
thuốc và đă chết. Tại tiểu bang Washington, riêng
trong năm 2011 có 103 người, tuổi từ 41 tới
101, nhận được thuốc để kết liễu
đời ḿnh, trong số đó có 70 người đă dùng
thuốc để chết, số c̣n lại hoặc chết
không dùng thuốc hoặc không có báo cáo chính xác. Những
người chọn cái chết trong khuôn khổ luật này
không gây ảnh hưởng ǵ tới bảo hiểm nhân thọ
của họ, nếu có, v́ chết cách này không được/bị
coi là tự tử. Các y sĩ (phải là người hành
nghề tại các tiểu bang công nhận luật này) bằng
ḷng viết toa thuốc cũng được luật pháp
che chở.
Bác sĩ Kevorkian và quyền
được chết
Nói tới
quyền được chết không thể không nói tới
Bác sĩ Jack Kivorkian, có hỗn danh là "Bác sĩ Tử thần"
(Doctor Death), mặc dù ông không phải là người khai sinh
ra phong trào đ̣i quyền chọn cái chết bằng độc
dược khi bị đau đớn bởi chứng bệnh
nan y hết thuốc chữa. Ngay từ năm 1906 Tiểu
bang Ohio là tiểu bang đầu tiên soạn ra luật cho
phép chọn cái chết bằng độc dược nếu
bị bệnh nan y đau đớn không chịu nổi,
nhưng luật đó không thành. Bác sĩ Jack Kivorkian là
người đă công khai cổ vũ cho quyền
được Chết với Nhân phẩm đă gây sôi nổi
vào thập niên 1990.
Theo bác sĩ
Kivorkian (1928-2011), "chết không phải là một cái tội",
và ông đă cổ vũ cho quyền được chết,
và đă giúp cho trên 130 người đi t́m cái chết để
chấm dứt những đau đớn của các cơn
bệnh nan y. Bị Tiểu bang Michigan đưa ra ṭa bốn
lần, từ năm 1996 tới 1999, ba lần đầu
ông cùng được xử trắng án, nhờ bồi thẩm
đoàn đă không cầm ḷng được trước những
lời khai đẫm nước mắt của bệnh
nhân (qua các băng thu h́nh họ trước khi chết) và
nhân chứng là các thân nhân.
Rồi chính
Kivorkian cảm thấy phải làm sao để ông bị kết
án để ông có thể kháng án lên toà Tối Cao cấp liên
bang hầu đẩy vấn đề quyền được
chết lên hàng quốc gia, Kivorkian quyết định công
khai nhúng tay vào việc giúp một bệnh nhân chết và việc
này có thu h́nh hẳn hoi, được chương tŕnh 60
Minutes của hệ thống truyền h́nh CBS phổ biến
năm 1998. Công tố viện Michigan cũng quyết định
đổi chiến thuật, truy tố ông ra toà về tội
sát nhân thay v́ là trợ giúp tự sát, với bằng chứng
là cuốn băng do chính ông thâu. Kết quả, năm 1999
Kivorkian bị kết án tù từ 10 tới 25 năm. Năm
2007 ông được thả. Tuy vậy, bác sĩ Kivorkian
tuyên bố không hề hối tiếc việc ḿnh làm v́ tin rằng
con người có quyền chọn lựa cái chết khi thấy
đời sống chỉ toàn những đau đớn,
không c̣n ư nghĩa ǵ nữa.
Chuyện của
Bác sĩ Kivorkian đă là đề tài của ít ra hai cuốn
phim có giá trị, một là phim tài liệu tựa là Kivorkian
(2010) do đạo diễn Matthew Galkin thực hiện. Về
phim truyện, do đấy cũng dễ xem hơn, th́ có
You Dont Know Jack (2010) do nhà làm phim Barry Levinson thực hiện
với tài tử Al Pacino đóng vai Kivorkian, cũng khá sát với
chuyện ngoài đời. Qua diễn xuất lột tả
chân dung của Kivorkian, tài tử Pacino đă đoạt giải
diễn xuất xuất sắc của Emmy, Golden Globe và
Screen Actors Guild năm 2011. Riêng cuốn phim th́ vào tới
chung kết giải Emmy cùng năm.
Bên cạnh
hai phim trên, là phim tài liệu How to die in Oregon do nhà làm phim
Peter Richardson thực hiện và đă được nhều
giải thưởng, trong đó có giải Sundance Film
Festival năm 2011. Phim dẫn người xem vào thăm gia
đ́nh một bệnh nhân bị bệnh nan y chỉ c̣n chờ
chết, và việc bệnh nhân và người thân cân nhắc
về việc có nên dùng tới luật Chết với Nhân
phẩm.
Cũng
như với đề tài chết ít ai dám nói tới chứ
đừng nói tới thực hiện thành phim và cả xem
phim, cả ba phim cùng không phải loại phim dễ xem. Song
một khi xem rồi th́ ta có thể nói là ḿnh hiểu biết
hơn về vấn đề này, để dù chống hay
công nhận, ta có căn bản mà phán xét và quyết định
nếu có nhu cầu. [TD, 2013/05]
Chú
thích:
(*) "Murder-Suicide
of 3 Ailing in Calif. Investigated", http://abcnews.go.com/US/wireStory/
murder-suicide-ailing-calif-investigated-19089313#.UYP6RSTn-t8
(**) Death with
Dignity Act Requirements, http://public.health.oregon.gov/
ProviderPartnerResources/EvaluationResearch/DeathwithDignityAct/Documents/ requirements.pdf
(***) Assisted
Suicide Laws Around the World, http://www.assistedsuicide.org/suicide_laws.html;
và http://www.deathwithdignity.org/historyfacts/chronology
(****) Đọc
thêm: Death with Dignity Natioanl Center, http://www.deathwithdignity.org/ và
Assisted Suicide, http://www.assistedsuicide.org
(Nhă Khanh sưu tầm và chuyển)