SU'U TÂ`M 25

Home | LINKS | CÂ?N THÂ.N | HU'U~ ÍCH | HU'U~ ÍCH [tt] | HU'U~ ÍCH 1 | HU'U~ ÍCH 2 | HU'U~ ÍCH 3 | HU'U~ ÍCH 4 | HU'U~ ÍCH 5 | HU'U~ ÍCH 6 | HU'U~ ÍCH 7 | CU'̉'I CHÚT CHO'I | CU'̉'I CHÚT CHO'I [tt] | TIÊ'U LÂM | TIÊ'U LÂM [tt] | SU'U TÂ`M TÊ'U | KHÔ? | KHÔ? [tt] | KHÔ? 1 | KHÔ? 2 | KHÔ? 3 | KHÔ? 4 | KHÔ? 5 | DANH NHÂN | VA(N VUI | TA.P GHI | TA.P GHI [tt] | TA.P GHI 1 | TA.P GHI 2 | TA.P GHI 3 | TA.P GHI 4 | TA.P GHI 5 | TA.P GHI 6 | TA.P GHI 7 | TA.P GHI 8 | TA.P GHI 9 | TA.P GHI 10 | TA.P GHI 11 | TA.P GHI 12 | TA.P GHI 13 | TA.P GHI 14 | TA.P GHI 15 | TA.P GHI 16 | TA.P GHI 17 | TA.P GHI 18 | TA.P GHI 19 | TA.P GHI 20 | TA.P GHI 21 | TA.P GHI 22 | TA.P GHI 23 | TA.P GHI 24 | TA.P GHI 25 | TA.P GHI 26 | TA.P GHI 27 | TA.P GHI 28 | TA.P GHI 29 | TA.P GHI 30 | TA.P GHI 31 | TA.P GHI 32 | TA.P GHI 33 | TA.P GHI 34 | TA.P GHI 35 | TA.P GHI 36 | TA.P GHI 37 | TA.P GHI 38 | TA.P GHI 39 | TA.P GHI 40 | TA.P GHI 41 | TA.P GHI 42 | TA.P GHI 43 | TA.P GHI 44 | SUY NGÂM~ | SUY NGÂM~ [tt] | SUY NGÂM~ 1 | SUY NGÂM~ 2 | SUY NGÂM~ 3 | SUY NGÂM~ 4 | SUY NGÂM~ 5 | SUY NGÂM~ 6 | BÀI VIÊ'T | BÀI VIÊ'T [tt] | BÀI VIÊ'T 1 | BÀI VIÊ'T 2 | BÀI VIÊ'T 3 | BÀI VIÊ'T 4 | BÀI VIÊ'T 5 | THÚ VI. | TÀI T̀NH | PHIM

TA.P GHI 7

 

 

Trường xưa, thày cô cũ

(Phm Thế Định)

 

 

 

Hôm thứ bẩy tuần trước, chẳng hiểu sao anh bạn người thành nội (Huế) của tôi lại hứng t́nh rủ đi ăn cơm Việt Nam, ở tiệm 1 người quen của chàng. Anh giới thiệu rằng "ăn ở đấy, chẳng những ngon lành, chỗ ngồi đẹp lịch sự, mà c̣n có thể tiếp chuyện với anh, chị chủ tiệm tên T., rất văn nghệ .. "

 

Mà thiệt, đồ ăn chị T. nấu rất tinh tế, món nộm sứa Bắc Kỳ để ăn entrée với vài cái bánh phồng tôm; món ḅ lúc lắc Nam Kỳ để nhậu lai rai trước khi tổng tấn công đợt 1, món cơm với gà xào xả ớt; đợt 2, với món rau xào cà ry, đợt 3, với canh chua cá lóc; và chúng tôi chỉ ngưng trận khi đă hoàn toàn no đủ.

 

 

Nhưng cái mục hấp dẫn nhất là được dịp tṛ chuyện với anh, chị T., bằng tiếng mẹ đẻ, để cùng hồi tưởng đến quê hương.

 

V́ anh là giáo sư, nên câu chuyện rất mau chóng quay về chốn học đường. Anh là cựu học sinh trường Chu Văn An, sau này học Khoa Học. Tôi th́ là dân Vơ Trường Toản tới 7 năm, nhưng v́ trong nhà tràn ngập môn sinh của trường CVA, từ bố là cựu học sinh Trường Bưởi, đến 2 ông anh trưởng đă mài nhẵn mấy cái đũng quần ở CVA SàiG̣n, nên cũng hơi quen thuộc với cái trường vào loại cổ nhất VN này. C̣n anh bạn hiền "người ưu tư thành nội", và mấy nàng tiên đi cùng, th́ đều đă có giai đoạn nhập tịch Sài G̣n, nên cũng không xa lạ ǵ với tên những trường nổi tiếng đó.

 

 

Tôi khai mào nhắc về những người học tṛ nổi tiếng, xuất thân từ Chu Văn An, anh T. có vẻ hănh diện khi nghe nói đến những nhân vật như Nguyễn Hiến Lê, Nguyễn Xuân Vinh, Duy Lam, Thế Uyên, Phan Nhật Nam, Dương Phục ..

 

 

Học tṛ khá, một phần là nhờ truyền thống, và 1 phần nhờ ơn các thày, cô, anh nhắc lại những h́nh bóng xưa cũ:

 

- Hồi đó các thày oai lắm, ăn mặc bảnh ra phết, nghiêm nghị, có ông mới hai mươi mấy, mà tướng mạo đă ra vẻ mô phạm lắm rồi, cử chỉ đĩnh đạc. Mà sao hồi ấy, chúng ḿnh kính, sợ mấy thày quá nhỉ. Tôi nhớ có 1 ngày, thày H. đến trường đi giầy và đeo thắt lưng da cá sấu, 1 học sinh la lên "thày H. có dây lưng, và giầy da cá sấu ", thế là, chả hiểu sao, ông thày rút ngay cái thắt lưng quất túi bụi, rồi lên gối, thúc cùi chỏ liên tiếp vào tên học sinh .. Chuyện vô lư thế, mà chả có ai lên tiếng cả, mà bây giờ nghĩ lại, tôi cũng chả dám trách thày.

 

 

Mà cũng có thày hiền lắm, một hôm thi, tôi không thuộc, đành phải "quay" bài, đang lúi húi chép th́ thấy thày tới gần, thúc vội quyển sách bửu bối vào ngăn bàn, không ngờ nó hụt rơi ra ngoài, ông thày b́nh tĩnh tới gần, nhặt lên hỏi "cuốn sách này của ai thế .. có quay th́ phải học sao cho quay khéo, chứ quay như vậy, th́ tồi quá!" rồi thản nhiên để cuốn sách lại trên bàn tôi, đi tiếp, không phạt.

 

 

Và tuy hầu hết là các thày ăn bận nghiêm trang, nhưng cũng có mấy ông lè phè lắm, như giáo sư Đ Đ M. dậy toán nổi tiếng Sài G̣n, mà ở dơ thấy khiếp, vừa giảng bài, vừa kỳ ghét, vừa búng lia chia về phía môn sinh, vừa gầm gừ : "đồ mấy tên ngu ngốc, học như các anh th́ ra cái đếch ǵ, tối ngày bê tha như chó .. rái ..". Mà .. quư vị biết không, ông ta có hôm đi dậy không mặc quần lót.

 

Cả nhóm lao nhao lên hỏi : "Tại sao anh biết ổng không mặc quần lót?"

 

- Tại v́ .. hôm đó, ông ta cũng quên cả .. kéo fẹc mơ tuya (Zíp).

 

Cả lũ cười ḅ lăn, tôi c̣n cười dữ hơn, là v́ có dạo tôi cũng đă thụ giáo thày Đ Đ M. vài giờ, thày dậy h́nh học giải tích, ṿng tṛn Eucler .. rất hay. Tuy nhiên thày bị lé, thày mà nh́n ḿnh, là thằng bạn bên cạnh giật nẩy lên v́ sợ bị kêu lên bảng giảng toán.

 

 

Anh T. tiếp tục nhắc lại mấy ông nổi danh khác, thày T B Lan là nhà thơ Nguyên Sa, dạy triết, thơ t́nh ướt át:

 

"Nắng Sài G̣n anh đi mà chợt mát, Bởi v́ em mặc áo lụa Hà Đông .."

 

hay

 

"Trời hôm ấy mười lăm, hay mười tám, Tuổi của nàng, tôi nhớ chỉ mười ba .."

 

Thày là dân đi du học Pháp về, trường Sorbonne chứ bộ, thế mà trông ổng không có dáng thi sỹ tí nào, coi như ông chủ tiệm ăn Tàu; và ai mà học trường Văn Học cũng có thể gặp cô, phu nhân của thày, nghe nói xinh lắm; nhưng h́nh như thày hơi sợ .. cô th́ phải.

 

Tôi vừa nghe, vừa cố mường tượng ra h́nh ảnh của người đẹp của nhà thơ, mà ḿnh đă một thời thuộc thơ của ổng:

 

"Hôm nay, Nga buồn như một con chó ốm

Như con mèo ngái ngủ trên tay anh

Đôi mắt cá ươn .."

 

Và nhủ thầm, bây giờ mà tán mấy cô với mấy câu thơ như vậy, là có ngày bị "Hội phụ nữ đ̣i quyền sống" kiện chết, mấy thày lucky nên sinh nhầm thế kỷ. Rồi nhân dịp, tôi cũng xin ké mà nhắc về những thày, cô dậy tại Vơ Trường Toản, của một ngày xưa yêu dấu:

 

 

- Thày Đinh Căng Nguyên, rất hắc, làm Hiệu Trưởng Vơ Trường Toản lúc tôi vừa nhập môn. Kỷ niệm tôi c̣n giữ với thày là ổng táng bạt tai một thằng bạn đứng xếp hàng trước tôi, chỉ v́ hắn có cục thịt dư ở tai, nên không muốn cởi nón khi đứng xếp hàng; thày táng nó một cái, mà tôi đứng đàng sau, nổ hào quang cho tới bây giờ c̣n ngán.

 

- Thày Tuân, Tổng Giám Thị đáng yêu nhất của cuộc đời tôi. Kỷ niệm tôi c̣n giữ với thày, là cái c̣i cảnh sát thày lúc nào cũng đeo trên cổ, "hoét, cái anh kia, sao không mặc đồng phục? phù hiệu đâu? 25 cái hít đất". Thày là họa sỹ Mạnh Tuân, xuất sắc trong những bức minh họa của tờ Tuổi Xanh.

 

- Thày Thiềm, bị bọn học sinh nhất quỷ, nh́ ma, đặt tên là Thiềm lủi, v́ một hôm có kẻ chứng kiến thày đang đi đường, bỗng "lủi" vô 1 gốc cây để đứng... đái. Thày để lại những giai thoại về giảng dậy rất tếu, rất điên; mà phải dành cả một bài mới tả hết.

 

- Cụ Lê Ân, người gầy, bé. Cụ hay thắt một cái cà vạt cũ ơi là cũ, vừa găi ngứa ở tay, vừa giảng bài "Các anh ở thời đại này quá yếu, chúng tớ ngày xưa khỏe lắm, có lần chính tớ đă "quai" (đấm) một thằng Tây cùng lớp lăn quay đơ ..". Sốhọc sinh tin chuyện thày kể có lẽ đếm trên đầu ngón tay. Một hôm, một tên liều giơ tay lên: "Thưa thày .. Cái ǵ hở anh? .. Thày thắt lầm cái giải rút của cụ bà rồi ạ", cụ tức quá ném cục phấn đang cầm trên tay vào tên quỷ sứ, đang nhẩy qua mấy cái bàn chạy ra khỏi lớp.

 

- Cô Nguyệt, rất xinh, được tặng danh hiệu là Bạch Y Thiếu Nữ. Khi cô lấy chồng, chúng tôi đoán là ít nhất cũng có hai thày buồn thê thảm v́ thất t́nh.

 

 

Riêng một h́nh ảnh, tôi luôn luôn muốn được kể lại là kỷ niệm ngày tôi được học nhà văn Thế Uyên Nguyễn Kim Dũng. Đó là năm đầu tiên nhà văn Thế Uyên về dậy ở Vơ Trường Toản. Tôi háo hức để biết mặt tác giả "Tiền Đồn", "Những Hạt Cát", nhân vật "Duy" lừng khừng trong tác phẩm "Gia Đ́nh Tôi" của Duy Lam. nhưng mấy thằng bạn tôi th́ mặc kệ, thày nào chả là thày.

 

 

Trưa hôm đó, tôi đang lang thang trước lớp, bỗng thấy một người gầy, mặt hơi nám đen, mặt nhỏ, xương xương, riêng cặp mắt có nét sáng mà buồn, áo trắng dài tay rất đàng hoàng, nhưng cũ và màu đă đổi sang màu ngà, cái quần kaki vàng, kiểu quần bán quân sự, và đặc biệt là đôi giầy, chắc để quá lâu không đi, cái mơm cong ṿng lên trên, nh́n như hai cái hia của mấy ông quan văn. Đó là Thế Uyên, nhà văn chống đối trong nhóm "Thái Độ", cháu gọi Nhất Linh là bác, nhà văn có những tư tưởng rất bạo về sex, và h́nh như là người đầu tiên gọi các nhân vật đàn bà trong tiểu thuyết của ông là người nữ.

 

 

Trước khi dạy, ông có vài lời nói với học sinh ".. tôi về đây, dậy các em v́ được lệnh thuyên chuyển về ngành giáo dục, mới vài hôm trước, tôi c̣n là lính chiến, tuy đang đứng đây, tôi thành thật không biết bao giờ sẽ bị gọi lại ra chiến trường, tôi đă dặn vợ tôi rằng, em hăy giữ kỹ đôi giầy bốt trận của anh trong tủ , có thể anh phải dùng đến chúng một ngày rất gần .."

 

 

Khi nghe những câu đó, tôi thấy cái "đôi hia dân sự" của thày tự nhiên rất đẹp, và đẹp cho đến bây giờ. Và cái câu hỏi là "Người chiến sỹ VNCH là những anh hùng hay những kẻ ngụy hèn?", đối với tôi không cần thiết, tôi biết là, nhờ những chiến sỹ ấy, tôi mới c̣n được ngồi đây, và măi măi, họ là những ân nhân của tôi với niềm biết ơn không phai lạt. Trong những chiến sỹ đó, có những người chưa bao giờ khoác một ngày quân phục, đó là những thày, cô cũ, những chiến sỹ văn hóa đă làm việc, để xây dựng những thế hệ tương lai, trong đó có tôi.

 

Chúng tôi quả có đùa khi nhắc tới các thày, cô. Nhưng ḷng kính trọng không bao giờ giảm, chẳng tăng, bất đổi v́ nguyên vẹn.

 

 

Chiều hôm đi ăn đó, tôi rất vui và tôi cũng nghĩ những người khác như vậỵ Thỉnh thoảng có th́ giờ tưởng nhớ về những thày, cô th́ đó là những khoảng thời gian không phí phạm.

 

 

Và sẽ có một ngày, lũ môn sinh cũ sẽ trở về đóng góp cho những ngôi trường VN. Đó có lẽ là những lời cảm ơn chân thành nhất cho đất nước, trường lớp, thày, cô và những bạn bè đă khuất.

 

 

 

Phm Thế Đnh

Nov, 1994

 

(T.T.K.D. sưu tm và chuyn)

 

 

website counter