SU'U TÂ`M 25

Home | LINKS | CÂ?N THÂ.N | HU'U~ ÍCH | HU'U~ ÍCH [tt] | HU'U~ ÍCH 1 | HU'U~ ÍCH 2 | HU'U~ ÍCH 3 | HU'U~ ÍCH 4 | HU'U~ ÍCH 5 | HU'U~ ÍCH 6 | HU'U~ ÍCH 7 | CU'̉'I CHÚT CHO'I | CU'̉'I CHÚT CHO'I [tt] | TIÊ'U LÂM | TIÊ'U LÂM [tt] | SU'U TÂ`M TÊ'U | KHÔ? | KHÔ? [tt] | KHÔ? 1 | KHÔ? 2 | KHÔ? 3 | KHÔ? 4 | KHÔ? 5 | DANH NHÂN | VA(N VUI | TA.P GHI | TA.P GHI [tt] | TA.P GHI 1 | TA.P GHI 2 | TA.P GHI 3 | TA.P GHI 4 | TA.P GHI 5 | TA.P GHI 6 | TA.P GHI 7 | TA.P GHI 8 | TA.P GHI 9 | TA.P GHI 10 | TA.P GHI 11 | TA.P GHI 12 | TA.P GHI 13 | TA.P GHI 14 | TA.P GHI 15 | TA.P GHI 16 | TA.P GHI 17 | TA.P GHI 18 | TA.P GHI 19 | TA.P GHI 20 | TA.P GHI 21 | TA.P GHI 22 | TA.P GHI 23 | TA.P GHI 24 | TA.P GHI 25 | TA.P GHI 26 | TA.P GHI 27 | TA.P GHI 28 | TA.P GHI 29 | TA.P GHI 30 | TA.P GHI 31 | TA.P GHI 32 | TA.P GHI 33 | TA.P GHI 34 | TA.P GHI 35 | TA.P GHI 36 | TA.P GHI 37 | TA.P GHI 38 | TA.P GHI 39 | TA.P GHI 40 | TA.P GHI 41 | TA.P GHI 42 | TA.P GHI 43 | TA.P GHI 44 | SUY NGÂM~ | SUY NGÂM~ [tt] | SUY NGÂM~ 1 | SUY NGÂM~ 2 | SUY NGÂM~ 3 | SUY NGÂM~ 4 | SUY NGÂM~ 5 | SUY NGÂM~ 6 | BÀI VIÊ'T | BÀI VIÊ'T [tt] | BÀI VIÊ'T 1 | BÀI VIÊ'T 2 | BÀI VIÊ'T 3 | BÀI VIÊ'T 4 | BÀI VIÊ'T 5 | THÚ VI. | TÀI T̀NH | PHIM

TA.P GHI 25

 

Khủng bố

(Tác Gi: Lê Phan)

 

 

Tôi c̣n nhớ măi lần đầu tiên tôi chứng kiến hậu quả của một cuộc tấn công khủng bố là ở Sàig̣n hồi đầu thập niên 1970, và đó là vụ Việt Cộng tấn công nổ bom vũ trường Tự Do. Khi tôi đến nơi th́ vụ nổ đă xảy ra.

 

Quang cảnh đẫm máu mà lần đầu tiên tôi được chứng kiến đó quả thật kinh hoàng. Nhưng điều đă ám ảnh tôi suốt từ thời đó cho đến ngày nay không phải là quang cảnh chung. Điều đập vào mắt tôi, nằm giữa con đường, là một chiếc giày cao gót thật đẹp, đỏ chói lọi. Nhưng vẫn c̣n nằm trong chiếc giày là cái chân của một người đàn bà. Phản ứng của con người trước một cú shock nhiều khi thật kỳ lạ. Tôi c̣n nhớ tự nhủ hẳn nàng đẹp lắm, kiêu sang như đôi giày cao gót stiletto đỏ chót lấp lánh như đôi giày của cô bé lọ lem vậy.

 

Cho đến bây giờ, trong những cơn ác mộng tôi vẫn c̣n thấy chiếc giày đó.

 

Sau này tôi đă trải qua nhiều cuộc khủng bố khác. Tôi không có mặt ở New York vào ngày 9 Tháng Mười Một năm 2001. Nhưng tôi chưa quên cảm tưởng khó tin khi vừa ăn trưa trở về pḥng làm việc ở đài BBC và đứng nh́n vào màn h́nh, thấy cái phi cơ đâm vào World Trade Center mà vẫn cứ tự nhủ hẳn là ai đó làm phim kinh dị!

 

Chẳng mấy lâu sau khủng bố đă đến với Luân Đôn. Đứng nh́n cái xe bus hai tầng mà b́nh thường cũng có lúc tôi dùng, nằm trơ trọi, tung mất mái, để lộ tầng thứ hai với những dấu vết c̣n lại của những hành khách đă bị thương hay không c̣n nữa. Một cái back-pack nằm ở một góc, cái ví góc kia, cây dù cố hữu của người dân Anh ..

 

Nhưng cái điều làm tôi nhớ nhất về ngày 7 Tháng Bảy năm 2005 là âm thanh. Đầu tiên là tiếng c̣i hụ xe cứu thương và xe cảnh sát. Luân Đôn là một thành phố không bao giờ thiếu tiếng c̣i hụ xe cấp cứu nhưng tôi đă giật ḿnh khi tiếng c̣i đó trở thành liên tục và rất nhiều. Buổi sáng trong bữa họp tin tức của toàn Thế Giới Vụ, anh chủ bút hôm đó có nói đến nổ ống gas ở một trạm xe điện ngầm. Nhưng không thể nào cần nhiều xe cứu thương, cứu hỏa đến thế. Bush House nằm chính giữa Luân Đôn. Ló đầu qua cửa sổ chỉ trong ṿng 10 phút tôi đếm được gần mười cái xe cấp cứu.

 

Và rồi tiếng loa của từ pḥng tin loan báo "Luân Đôn bị tấn công!"

 

V́ Tavistok Square gần Bush House nhất và lúc đó chỉ có mỗi một phương tiện di chuyển duy nhất là đi bộ, tôi t́m đến để tường thuật. Cái điều làm tôi nhớ nhất là sự yên lặng hiếm có của thành phố Luân Đôn và thái độ thân thiện của mọi người với nhau. Thấy tôi đeo bảng BBC, một ông tới hỏi thăm tin tức. Đi đường mọi người nói chuyện, chia nhau chai nước, hỏi thăm nhau về đường về nhà.

 

Và đó có lẽ là điều mà ai cũng nhận xét thấy sau một cuộc tấn công khủng bố hay một thiên tai đại họa. Bn cht tp th ca con người trong nhng lúc đó thường th hin cái đẹp nhiu hơn cái xu.

 

Thế giới của chúng ta có vẻ ngày càng thêm bạo động. Sau 11 Tháng Chín, sau 7 Tháng Bảy, đă có những lúc ai trong chúng ta cũng thầm hy vọng là chuyện đó sẽ không xảy ra nữa. Nhưng rồi nó lại xảy ra. Boston 2013 đă làm cho chúng ta nhớ là khủng bố không chừa nơi nào và hoàn cảnh nào cả. Có ai nghĩ được một cuộc chạy đua việt dă đă trở thành một "soft target" không? Nhưng những người tổ chức khủng bố hiểu chính v́ cái sự bất ngờ đó nên ảnh hưởng của nó c̣n kinh hoàng hơn.

 

Mặc dầu biết một cách lư thuyết là có những đe dọa khủng bố, ban tổ chức Boston Marathon cũng như lực lượng cảnh sát Boston làm sao có thể tưởng tượng được là cuộc chạy đua đă kéo dài 117 năm lại là một mục tiêu. Và có lẽ v́ vậy họ đă có những sơ suất. Nhưng đó chính là điều mà những kẻ khủng bố, dầu là một cá nhân cuồng điên hay một tổ chức hận thù, đă có thể lợi dụng. Đối với họ, khi mạng người không c̣n quan trọng v́ chủ nghĩa, v́ lư tưởng, hay v́ niềm tin cuồng tín, th́ bất cứ nơi nào cũng có thể là mục tiêu.

 

Ở Việt Nam trước năm 1975, đó là một rạp chiếu bóng, một vũ trường, hay một sân vận động. Khủng bố c̣n độc địa hơn khi mục tiêu là những nhóm người lănh đạo cộng đồng. Chính sách thủ tiêu của những người Cộng sản Việt Nam cũng là một khí cụ khủng bố. Đă có biết bao viên chức, ông bà giáo làng là nạn nhân của cuộc chiến để dành thống nhất đất nước bằng mọi giá dưới sự cai trị của họ. Khi những người cộng sản thủ tiêu nhà văn Khái Hưng trong giai đoạn họ mới lên hay Giáo Sư Nguyễn Văn Bông sau này th́ mục đích của họ cũng là "khủng bố". Bởi nó có nghĩa là đe dọa, là làm cho chúng ta sợ sệt. Sợ không dám chống lại họ. Sợ không dám về theo phe chống lại họ.

Ngày nay những nhóm như al-Qaeda tin là khủng bố sẽ giúp họ tấn công được vào kẻ thù quá xa xôi và quá hùng mạnh.

 

Chính v́ khủng bố muốn làm cho chúng ta sợ, phản ứng của chúng ta phải là đừng sợ. Một kư mục gia trên tờ New York Times kể lại là có lần ông chứng kiến một vụ tấn công khủng bố ở Israel, một vụ nổ bom ở một trạm xe bus. Trong khi ông đang c̣n ngỡ ngàng, sau khi đưa nạn nhân đi bệnh viện, đi chôn cất, kéo cái xe bus bị hư hại đi, các nhân viên vệ sinh của thành phố kéo tới bắt đầu dọn dẹp. Một người Israel bảo với ông, "Ngày mai ông đi qua đây ông sẽ không biết đă có một cuộc nổ bom ở đây". Bởi đó là cách duy nhất để cho "khủng bố" đừng chế ngự cuộc sống của chúng ta.

 

Chúng ta không thể nào ngăn ngừa hết các cuộc tấn công khủng bố được. Với thời đại Internet ngày nay, chúng ta c̣n phải đối phó với hiện tượng khủng bố cá nhân. Chỉ cần kiên nhẫn và bất chấp tinh thần đồng loại, một Anders Breivik có thể làm được một xe bom và dùng súng bắn chết nhiều chục thiếu niên, ở một quốc gia hiền lành là Na Uy. Ở Hoa Kỳ, một tay Hồi giáo quá khích, không liên hệ với ai cả, Thiếu Tá Nidal Maljik Hasan, đă chĩa súng bắn vào các bạn đồng đội của ḿnh. Trên Internet, al-Qaeda chỉ dẫn làm bom bằng nồi áp suất, chế tạo chất nổ từ phân bón, rồi làm bom bằng b́nh gas. Đa số những kẻ khủng bố cá nhân này vụng về và thất bại. Nhưng cũng có những kẻ như Breivik, kiên nhẫn giă phân bón bằng tay để làm bom và thành công.

 

Dân Ăng-lê có một khẩu hiệu "Keep calm and carry on". Và đó là khẩu hiệu tốt nhất đối với khủng bố. Ngay ngày hôm sau cuộc tấn công 7 Tháng Bảy, tôi đi làm leo lên xe bus. Xe chật ních như b́nh thường. Ông tài xế đùa bảo, "Thế mà tôi nghĩ là hôm nay xe tôi sẽ vắng". Một ông mặc đồ tây lớn, trông có vẻ dân làm trong ngành ngân hàng trả lời, "Ông bạn giỡn à. Nếu chúng ḿnh ở nhà cả th́ họ đă thắng!". Ông hàng xóm của tôi, một người gốc Nam Á, phụ họa, "Đúng vậy! Tại sao lại để họ thắng!". Toàn xe bus gật gù tự hào, coi sự việc ḿnh tiếp tục đi làm, tiếp tục sử dụng các phương tiện chuyên chở công cộng là một hành động để chứng tỏ là kẻ khủng bố đă không thể nào chiến thắng.

 



LÊ PHAN

 

(T.T.K.D sưu tầm và chuyển)

 

 

website counter