CÂU
CHUYỆN VỀ TƯỢNG
ĐÀI THƯƠNG
TIẾC
Ở
NGHĨA TRANG QUÂN ĐỘI
(TRẦN LIÊM KHẢO)
Trong thế giới mà chúng ta
đang sống có không ít những chuyện mà khoa học thực
nghiệm chưa lư giải được.
Câu chuyện nầy có thể ACE
đă nghe hoặc đă đọc rồi. Riêng tôi th́ cũng
đă từng nghe kể nhưng không nhiều như những
câu chuyện trong bài viết nầy. Xin được chuyển
đến ACE xem lại để tưởng nhớ về
những người bạn của chính ḿnh đă một
thời hy sinh v́ Tổ Quốc thân thương.
ACE nào không thích th́ xin vui ḷng
delete. Xin cảm ơn.
"Bạc ḷng
nhưng chẳng cam ḷng
mang theo nhục
nước vào trong mộ phần"
(HHC)
CÂU CHUYỆN VỀ TƯỢNG ĐÀI THƯƠNG TIẾC
Tác
giả:
Trần
Liêm Khảo
Đây là câu
chuyện .. vốn có thật, nhiều người biết,
nhiều người thuật lại, nhiều người
sợ mà cũng chẳng ít người bán tín bán nghi. Chuyện
này nay được Mặc Nhiên
- tác giả bài "Con Ma Tại Tượng Đài
Thương Tiếc" ghi nhận lại về câu chuyện
ma như sau:
NHỮNG CÂU
CHUYỆN NÀY ĐĂ ĐƯỢC NHIỀU NGƯỜI
CHÍNH MẮT THẤY TAI NGHE KỂ LẠI. Chung qui đều
những chuyện huyền bí nói về một linh hồn ẩn
ức trong cái pho tượng của người lính chiến
VNCH. Có nhiều người khi nghe những câu chuyện này
sẽ cho là thật, cũng có người dửng dưng
cho là giải trí, bịa đặt hay là mê tín dị
đoan, hoang đường. Họ sẽ nói: "Một
bức tượng vô tri vô giác th́ th́ làm ǵ có linh hồn ? Sự
ẩn ức nào chứ?". Vâng. Ai cũng có thể nói vậy,
nhưng tin hay không là quyền của họ. Chỉ biết
rằng tất cả người kể những câu chuyện
này đều thật ḷng, nghiêm chỉnh và họ không dám
cười lên những linh hồn đă hy sinh cho tồ quốc
v́ chính họ cũng là những người dấn thân cho
quê hương ..
Cũng có thể
những câu chuyện này thật sự phát sinh ra từ uẩn
ức. Sự uẩn ức của người lính chiến
đă bị bức tử một cách vô t́nh, hay là sự uẩn
ức của người dân Miền Nam VN bị mất
nước vào tay CS. Với bất cứ lư do nào đó,
tượng anh lính chiến với đề tài:
"Thương Tiếc", có nét mặt trầm buồn
ưu tư bao la thâm trầm, mà lại có vẻ ẩn chứa
sự b́nh thản của một thiền sư, đă dễ
dàng đi sâu vào ḷng người. Tượng đài sống
động, như ẩn như hiện, nh́n vào, thấy thổn
thức tâm can của những người khao khát ḥa b́nh.
Kiệt tác là ở nơi chúng ta, cũng như chúng ta ở
nơi kiệt tác. Sự đồng giao cảm của tâm
hồn rất cần thiết cho sự thưởng lăm
nghệ thuật. Lúc đó kiệt tác sẽ trở thành một
thực thể có sinh khí. Chính v́ vậy mà tượng
"Tiếc Thương" đă hóa thành thần linh
chăng ?
Nghĩa Trang
Quân Đội tọa lạc tại trên một đồi
cao nên từ ngă tư xa lộ Saigon-Biên Ḥa và lối vào Thủ
Đức mọi người có thể nh́n thấy. Ngay từ
lối vào, sừng sững bức tượng quân nhân trẻ
tuổi, ngồi nghỉ vai đeo ba lô, tay cầm khẩu
Garant M 1 để trên đùi. Đó là tác phẩm điêu khắc
"Tiếc Thương" của Điêu Khắc Gia Nguyễn
Thanh Thụ.
Điêu Khắc
Gia Thụ cấp bậc Đại Úy phục vụ tại
Cục Chiến Tranh Chính Trị, là người chịu
trách nhiêm thực hiện tượng đài kỷ niệm
"Tiếc Thương" cho Nghĩa Trang. Mới đầu
nghệ sĩ Thụ tốn biết bao tháng ngày phác họa
trên mô h́nh, trên giấy và thạch cao những mẫu tượng
đài nhưng vẫn chưa hài ḷng mẫu phẩm nào cả.
T́nh cờ một hôm Đại Úy Thụ đến
thăm bạn ở Tiểu Đoàn lll Nhảy Dù (Tiểu
Đoàn Trưởng, Thiếu Tá Trần Quốc Lịch,
Tiểu Đoàn Phó, Nghiếp Ảnh Gia Nguyễn Ngọc Hạnh).
Bạn Thụ cư ngụ trong Doanh Trại ở Ngă
Tư Bảy Hiền Saigon.
Nhưng
trước khi vô nhà bạn, Thụ ghé vào quán giải khát
trước cổng. Lúc vào quán Đại Úy Thụ chú ư một
Hạ Sĩ Nhảy Dù đang ngồi nhậu "la
de". Trên bàn chỉ một ḿnh anh nhưng có hai ly bia đầy
đối nhau. Mỗi khi cầm ly bia lên, anh Hạ Sĩ
nhảy dù vẫn thường cụng ly bia đối diện
và nói:
- Uống
đi mày, uống đi mày ..
Tiếng cụng
ly , lời mời vẫn đều đặn theo nhịp
uống của anh. Thoạt đầu Đại Úy Thụ
nghĩ là anh này đă say nên không tự kèm chế được
hành động, nhưng nh́n chung quanh chẳng ai thắc mắc
thái độ lạ lùng đó, có lẽ họ đă hiểu
tâm sự của anh. Anh Hạ Sĩ lại tiếp tục,
tay cụng ly miệng nói:
- Uống
đi mày!
Ông Thụ hiếu
kỳ, nh́n nét mặt buồn, đau xót vời vợi của
anh Hạ Sĩ. Ông hỏi chủ quán sự t́nh rồi
đến bàn anh để biết chi tiết hơn. Anh Hạ
Sĩ điềm tỉnh trả lời:
- Tŕnh Đại
Úy, tôi và người bạn ở Vùng 4, rủ nhau gia nhập
binh chủng Nhảy Dù cùng một ngày. Sau thời gian huấn
luyện, cả hai về Tiểu Đoàn ll. Nay, người
bạn thân đă hy sinh ở trận địa.
Nói tới
đây anh Hạ Sĩ nghẹn ngào. Ngưng lại một
lúc như để cho cơn xúc động lắng xuống,
anh lại nâng ly cụng vào ly bên kia và miệng lại nói:
- Uống
đi mày. Có Đại Úy đang uống với tao đây.
Sau đó anh
nói tiếp:
- Từ ngày
bạn tôi mất, tôi rất buồn, khi ra đi có nhau, nay
c̣n một, đôi lúc tôi muốn đào ngũ về quê,
nhưng về quê tôi cũng không t́m lại được
nó nữa, ở đâu tôi c̣n t́m thấy h́nh bóng của nó ?
Người
hạ sĩ Nhảy Dù buồn vời vợi và t́nh bạn
thắm thiết của anh đă gây cho nghệ sĩ Thụ
một xúc động tràn ngập vô bờ bến. Từ
giao cảm thiên thu đó, nhà điêu khắc xin phép Tiểu
Đoàn Trưởng cho biệt phái anh Hạ Sĩ làm
người mẫu để anh hoàn thành bức tượng
đài kỷ niệm bức tượng "Tiếc
Thương" đầu tiên bằng xi măng.
Sau đó anh
Hạ Sĩ Nhảy Dù trở về đơn vị, và
trong một trận chiến quyết liệt ở Tam Quan,
Bồng Sơn, anh đă hy sinh trên trận địa để
sang bên kia thế giới với người bạn cố
tri ngày nào. Anh Hạ Sĩ sầu vời vợi vĩnh viễn
ra đi, nhưng h́nh ảnh c̣n ghi măi măi trong ḷng chúng ta.
Nếu câu
chuyện đến đây chấm dứt cũng đă nhiều
lạ lùng kỳ diệu về t́nh bạn, t́nh chiến hữu,
nhưng bức tượng lại c̣n nhiều kỳ bí
khác nữa, có thể v́ những kỳ bí mà bức tượng
xi măng đă đổi thành tượng đồng. Sau
đó biết bao tin đồn đại về bức
tượng hóa thần, nào là:
Các xe chở
rau từ Đà Lạt về khuya thường gặp một
người lính ra chận xe xin mua rau, khi đến bến
kiểm lại tiền chỉ thấy toàn là tiền vàng
mă.
Lại một
việc khác xảy ra ở Biên Ḥa, số là vào buổi sáng
kia một quân nhân đặt mua bánh ḿ khá nhiều, khi giao
hàng cho người quân nhân ra về, người chủ cất
tiền vô tủ, bất chợt khi cần tiền lấy
hàng, mở tủ ra chỉ thấy toàn là tiền vàng mă,
trong khi đó mỗi mộ ở nghĩa trang đều
được cúng một khúc bánh ḿ.
Có một cụ
già ở chân núi Châu Thới, đêm nọ trời đă
khuya, cụ nghe tiếng gọi ở ngoài xin nước uống.
Khi đem nước và đèn ra cho người xin nước,
thoạt đầu cụ tưởng như những lần
quân đội hành quân vào xin nước uống là thường.
Nhưng lần này người lính uống xong, ngẩng mặt
lên cám ơn ra đi th́ cụ chợt sửng sốt, tự
nghĩ: "sao lại có người lính giống anh lính ở
tượng đài "Tiếc Thương" như thế?
Sáng hôm sau cụ già ra nghĩa trang để kiểm lại.
Cụ nhận thấy mặt mũi vóc dáng anh lính xin nước
tối qua y hệt tượng đài Tiếc
Thương, cụ cho rằng bức tượng đă hiện
thành người và thấy vết śnh non hăy c̣n dính đầy
đôi giày trận.
Cụ về
thuật lại với bà con ở Suối Lồ Ô, mọi
người kéo nhau đi xem và đồn khắp cả Thủ
Đức, Tân Vạn, Biên Ḥa v.v.. Nhiều người hiếu
kỳ đổ nhau đi coi tượng đài Tiếc
Thương làm nghẽn cả lối giao thông ngay trước
cổng Nghĩa Trang.
Cũng vẫn
theo câu chuyện huyền bí này do Mặc Nhiên ghi lại th́
sau khi cụ già về thuật lại nhiều người
ṭ ṃ rủ nhau đổ xô đi xem hiện tượng ma
quái này. V́ vậy mà một quăng đường tại cổng
Nghĩa Trang đông đặc cả người làm cản
trở cả sự lưu thông.
Truyện bí ẩn
này loan truyền khắp mọi nơi. Một số sĩ
quan yêu cầu chẩn úy thường vụ Chung Sự Nghĩa
Trang cho biết hư thực thể nào?! Theo lời chuẩn
úy thường vụ này kể lại:
. Nhân một
hôm đi chợ Tam Hiệp sắm đồ giỗ ông
thân, khi mua xong tôi kêu tài xế mang về trước. Tôi ghé
Tam Hiệp thăm một người bạn ở Tam Hiệp
và mời đến ăn giỗ ngày hôm sau. Khi về, trời
sẩm tối, đến cổng Nghĩa Trang, tôi nghỉ
chân dưới bức tượng. Không biết cao hứng
thế nào, trước khi lội bộ về nhà, tôi nh́n
tượng đài và nói với giọng điệu cố
hữu của một "thượng sĩ đại
đội":
- Ê mày, mai giỗ
ông già tao, mày có rảnh ghé nhà tao hai giờ chiều nhậu
chơi.
Nói xong tôi
bước vào nghĩa trang v́ tôi ở phía sau khu nhà phục
dịch việc chung sự. Tám giờ sáng hôm sau, việc thờ
cúng bắt đầu và tiệc nhậu bắt đầu
kéo dài đến 1 giờ chiều. Tiễn khách ra về
xong, tôi đi ngủ, phần th́ say, phần v́ thức
đêm quá khuya. Trong giấc ngủ chập chờn, tôi nghe
có tiếng gơ cửa ầm ầm khiến tôi giật ḿnh
la lớn lên:
- Ai phá nhà tao
đó ?
Tiếng gơ cửa
vẫn không dứt, tôi bực ḿnh đứng dậy. Khi mở
cửa ra, tôi bật ngửa, thấy pho tượng
"Tiếc Thương" đứng ch́nh ́nh trước
cửa nhà tôi và nói:
- Chuẩn úy
thường vụ bê bối quá, kêu tôi hai giờ chiều
đến nhậu, giờ tôi đến đây th́ ông lại
nằm ngủ say sưa vậy th́ tôi nhậu với ai
đây ?
Tôi hoảng
sợ đóng sập ngay của lại không dám nh́n ra ngoài nữa.
Tôi nghe có tiếng cười khằng khặc và tiếng
bước chân nặng nề làm rung rinh cả mặt
đất. Tiếng chân đi xa dần rồi im bặt lại.
Thiếu tá
Chỉ Huy Trưởng Đại Nghĩa Trang Biên Ḥa kể
trường hợp ông gặp tượng Tiếc
Thương ngồi sau xe Jeep của ông.
- Khi chạy
xe vào Nghĩa Trang tôi thường hay dừng lại,
đón những binh sĩ đi bộ từ cổng vào, cho
họ đỡ mỏi chân. Một buổi trưa, ăn
cơm xong, trở lại làm việc, khi tới cổng nghĩa
trang, tôi dừng xe lại đón một hạ sĩ xin quá
giang. Khi anh ta ngồi ở phía sau tôi, tôi bắt đầu
rồ ga sang tay số, tiếp tục chạy vào trong. Nhấn
ga hoài mà xe không tiến thêm một tí nào. Tôi quay lại định
nhờ anh lính xuống dẩy dùm th́ thấy pho tượng
"Tiếc Thương" đang ngồi ngoài sau tôi. Tôi
chưa kịp phản ứng ǵ th́ có tiếng nói cất
lên:
- Xe Jeep Thiếu
Tá sao chở nổi tôi.
Tiếp
đó là một tràng cười khằng khặc, đồng
thời tôi nghe chiếc xe như có vẻ nhẹ bổng
hêu hểu. Tôi quay lại th́ thấy pho tượng Tiếc
Thương đă biến đi đâu rồi.
Vị Thiếu
tá này c̣n kể một câu chuyện khác:
"Nghĩa
trang ở trên đồi vào tháng mưa cỏ mọc um tùm
nên phải thuê người lân cận vô cắt cỏ. Trong
lúc một cô gái đang cắt cỏ, có một anh binh sĩ
đến bên tán tỉnh, quá quen với kiểu đó nên cô
chẳng thèm quay lại xem h́nh dáng người đang trêu
ghẹo ḿnh ra làm sao ! Cô nghe tiếng người lính này hỏi:
- Cô có biết
tôi đây là ai không ?
Cô gái không ngó
lại chỉ lên tiếng đáp:
- Ông là ai, mặc
kệ ông, mắc mớ ǵ tôi!
Bỗng một
tràng cười ngạo nghễ khác thường từ
phía sau vang lên rồi tiếp đến là những bước
chân nặng nề bước đi khiến làm rung chuyển
cả mặt đất. Bây giờ cô gái kia mới chịu
quay lại, th́ ôi thôi, đó là nguyên cả pho tượng Tiếc
Thương đang đứng trước mặt người
con gái này.
Quá hoảng
sợ, cô gái kia la hét lên, cắm cổ chạy vào khu làm việc,
kể lại sự t́nh vừa xảy ra cho tôi nghe, đồng
thời cô cũng xin nghỉ việc ngay ngày hôm đó".
* * *
Lại cũng
là chuyện pho tượng "Thương Tiếc" tại
nghĩa trang quân đội, do Đại Tá Trịnh Văn
Vũ chuyển về Tam Hiệp thuộc tỉnh Biên Ḥa
thuật lại. Dưới đây là lời của Đại
Tá Vũ:
"Hôm ấy,
nhằm ngày nghỉ tôi lên Sài G̣n một ḿnh, đến
thăm người anh vợ tôi tại ṭa soạn
đường Hồng Thập Tự. Chuyện tṛ ăn
uống xong, tôi ra về th́ trời đă tối và có
mưa lâm râm. Khi đến gần cổng nghĩa trang th́
có bóng một binh sĩ đưa tay ra gàn lại xin cho
đi nhờ về chợ Tam Hiệp. V́ chỉ đi một
ḿnh buồn, nên ngừng lại và mời lên xe cùng ngồi
ghế phía trước cạnh tôi. Tôi vừa nói vừa
chuyện tṛ những chuyện đâu đâu cho đỡ
buồn, nhưng tôi lại không nh́n h́nh dạng của
người lính xin đi nhờ đang ngồi bên cạnh.
Khi đến chợ Tam Hiệp tôi dừng lại bảo:
- Đến
chợ Tam Hiệp rồi. Anh có thể xuống đây.
Không nghe tiếng
người lính đáp lại mà cũng chẳng thấy
anh ta bước xuống xe nữa, vội quay sang chăm
chú nh́n, bất giác tôi hốt hoảng, người ngồi
bên cạnh tôi chẳng khác nào pho tương
"Thương Tiếc" nhưng miệng há hốc ra
cười thành tiếng khằng khặc .. Lúc bấy giờ
tôi cảm thấy không c̣n hồn vía nữa vội nhảy
ngay xuống đất định bỏ chạy .. th́ bỗng
có tiếng réo gọi:
- Thưa
Đại Tá, xin Đại Tá tha tội cho em út .. Em chỉ
đùa không thôi .. Hẹn rồi có ngày em đền đáp
ơn của Đại Tá đối với em lúc sinh thời
.. Đại tá cho em gửi lời thăm Đại tá Thọ
Tỉnh Trưởng B́nh Định .. cùng với Đại
Tá Phu Nhân .. Nói dứt lời th́ lạ lùng thay pho tượng
kia bỗng biến mất liền ngay sau đó.
Chuyện pho
tượng "Tiếc Thương" được
nhiều người kể đến. Quí bạn nghĩ
thế nào về câu chuyện huyền bí này?
TRẦN LIÊM KHẢO
(HuuPhuocDang sưu tầm, O.K. chuyển)