Cười Ra Nước Mắt
(Thụy
Ái)
Trong kỳ
thi tốt nghiệp Trung Học phổ thông vừa qua,
báo chí Việt Nam cho biết nhiều tỉnh
đã đỗ gần 100%. Qua đó, Nam Định
dẫn đầu cả nước, với tỷ lệ
đạt 99.78%, Hà Nam xếp thứ hai với 99.69%,
Thái Bình 99.68% và Hà Nội 95%. Các tỉnh
Điện Biên, Ninh Thuận dù đứng cuối
danh sách nhưng vẫn đỗ hơn 69%, Bắc Cạn
70%.
Trả
lời VnExpress.net, Thứ trưởng GD&ĐT Nguyễn
Vinh Hiển khẳng định: "Nếu chúng
tôi thả lỏng thì năm nay tỷ lệ
khá giỏi đã nhiều hơn". Nhiều
giáo chức tuy vậy đã cho rằng không
nên vội mừng, vì không thể căn cứ
vào con số đó mà tin là phẩm chất
giáo dục đào tạo tại Việt Nam
đang được nâng cao.
Cũng
liên quan đến kỳ thi tốt nghiệp trung học
phổ thông mới đây, đã có
bài viết trên báo Vietnamnet nói đến
những bài văn “kinh hoàng”. Nhiều
giám khảo chấm thi cho biết đã rất
“bị sốc” và “cười ra nước
mắt” vì “phần lớn bài thi tỏ
ra yếu kém, hạn chế về kiến thức, kỹ
năng diễn đạt, cách trình bày
và chữ viết. Số bài nộp đạt
các điểm về mạch lạc, văn
chương tinh tế, ý tưởng sâu sắc
chưa tới 10%.”
Để
hiểu những điểm yếu kém của
các học sinh trong nước như thế nào,
chúng ta hãy thử đọc qua một số
bài viết của các thí sinh.
Khi
được hỏi về Sô-lô-khốp nhà
văn người Nga đoạt giải Nô-ben văn
học, các thí sinh đã cho rằng ông
này đoạt Giải Nô-ben toán học, giải
thưởng Hồ Chí Minh về văn hóa
văn nghệ, cũng có bài khẳng định
ông quốc tịch Pháp, Mỹ, Trung Quốc. Khi
nói về quê hương của Sô-lô-khốp,
nhiều thí sinh viết ông sinh ra ở Sông Hồng.
Có thí sinh còn cho rằng Sô-lô-khốp
hy sinh trong kháng chiến chống Pháp, chống Mỹ…
Ngoài ra có một đoạn văn với nhiều lỗi sai chính tả,
đã diễn tả Sô-lô-khốp một
cách ngây ngô như sau:
“Sô-lốp-khốp
có một người vợ và 2 đứa con
nhưng do chiến tranh tàn khốc đã cướp
đi vợ và con ông, chính vì thế
mà cuộc són (sống)
của ông k (không)
bao giờ cười mà chỉ biết khót (khóc) ban
ngày thì những giọt nước mắt kèm (kềm) nén
đóng khô lại trong trái tim ông còn
ban đêm thì giọt nước nc (nước) leo lên trên gối uơc (ướt). Sau một
thời gian ông lão đi kéo xe bò để
kiếm sống.”
- Khi
phân tích nhân vật Việt trong “Những
đứa con trong gia đình” của Nguyễn
Thi, một thí sinh đã viết “Việt bị
lạc đồng đội 2 ngày 5 đêm, anh
lê đi đến đâu ruồi bu đen
ngòm đến đó. Chỗ vết thương
ra máu rất nhiều, có chỗ ướt sũng,
chỗ dẻo nhẹo, chỗ thì khô cứng. Anh
lê mũi lê đi trước, hai cù lôi
tay nhất cánh tay anh lên, cái chân bị
thương cho nó đi sau cùng, anh không biết
mình đang bò lên những gì nữa
vì anh đang bất tỉnh. Tỉnh dậy là
anh tìm súng. Tao thấy thằng giặc là tao
bắn nó liền. Súng của tao chưa hết
đạn mà. Nhưng thực tế anh bị mù
thì làm sao thấy mà bắn được…”.
Đề
cập đến những thành tích của
nhân vật Việt, một thí sinh khác kể:
“Việt rất đỏng đảnh trẻ con ngay
cả ở nhà lẫn ở chiến trận. Tham gia
quân lính rồi nhưng Việt chưa đủ
vị thành niên 17 nên không được
phát súng. Việt lấy ná thun bắn chim hằng
ngày đi bắn giặc. Mà Việt giỏi lắm,
dù chỉ bằng công cụ thô sơ ấy
mà bắn cháy được xe bọc thép
và cả tiểu đoàn Mĩ chết sạch
còn anh chỉ bị thương nhẹ ở chân
không đi được nên lếch trong rừng
cây cao su mấy ngày đêm mà không ra
được”.
Đoạn
viết “chỉ bằng
ná thun bắn chim mà Việt đã bắn
cháy được xe bọc thép và cả tiểu
đoàn Mĩ chết sạch còn anh chỉ bị
thương nhẹ ở chân” nhắc người
đọc đến sự tuyên truyền trắng trợn
và ngu xuẩn của cộng sản Việt Nam.
Năm 1954 dân quê vùng VC miền Trung được
nhồi vào đầu rằng xe thiết giáp là làm giả bằng
giấy bồi, đã ra gõ vào xe bọc
sắt quân đội VNCH khi đến tiếp thu
để xem có thực hay không. Và các
bài tuyên truyền trong báo đã viết quân dân Quảng Trị
đã hạ máy bay Mỹ bằng tên tre.
Có lẽ vì thế mà thí sinh đã
dựa dẫm theo để viết bài luận của
mình.
Học
sinh thì như thế nhưng người lớn ở
trách nhiệm hướng dẫn cũng không
khác gì, qua những tin gần đây trên
các báo trong nước. Thứ nhất là
trong tập thơ do nhà Xuất Bản Văn Hoá
Thông tin phát hành có một bài thơ
ca tụng Hưng Đạo Vương Trần Quốc Tuấn
mà lẫn lộn với Trần Quốc Toản,
đã viết Hưng Đạo Vương Trần
Quốc Tuấn bóp nát quả cam khi không
được tham dự hội nghị Bình Than. Thứ
hai là bài thuyết giảng Vu Lan qua VCD Vu Lan
Báo Hiếu phổ biến đến các Phật
tử, qua đó một nhà sư giảng rằng,
Nguyễn Trãi là cha của Nguyễn Phi Khanh. Thứ
ba là bản tin giám đốc sở Văn
hóa - Thông tin và Du lịch tỉnh Phú Thọ
đã lấy được bằng tiến sĩ
đại học Mỹ tuy không biết tiếng Anh!
Rõ
ràng là những trường hợp cười
ra nước mắt. Nhưng có thực là cười
được không khi nguyên do nẩy sinh ra những
chuyện này đã kéo dài trên 30
năm rồi và lại có những người
muốn để yên cho những thủ phạm ngồi
đó, vì chúng đã làm được
một số điều tốt, nếu mà không
ai có chủ thuyết khá hơn.
Thụy
Ái
Ngày 29 tháng 6 năm 2010
(Viet
Truong sưu tầm và chuyển)