TRUYỆN RẤT NGẮN từ Việt Nam
Đôi
dòng cảm tác khi đọc mấy chuyện ngắn
từ Quê Hương :
Quê
Hương dù cách biệt lâu rồi,
Nỗi
niềm năm tháng vẫn chưa nguôi!
Tim
gan chẳng hóa thành chai đá,
Đọc
chuyện Quê Hương thấy ngậm ngùi!!!
Montréal,
01/9/2010
(Tuệ
Quang TTT)
1- Nồi
cá bống kho tiêu
Ba mươi tuổi đầu, lận
đận chiến chinh, chưa kịp lấy vợ
thì trời sập.
Đi tù. Mẹ
thăm nuôi 6 tháng một lần. Quà chỉ có nồi
cá bống kho tiêu và nước mắt
thương con. Được
3 năm thấy mẹ già đi, tóc bạc
phơ. Thương mẹ, hắn bảo mẹ đừng
lên thăm nữa. Nhưng đến kỳ thăm lại
đi ra đi vào, trông ngóng mẹ. Suốt hai năm không thấy
mẹ lên thăm.
Được tha, về nhà mới
hay khi mẹ về gặp mưa bị cảm nặng
trong lần thăm nuôi sau cùng và đã
qua đời hai năm rồi.
Giỗ mẹ, hắn đi chợ mua cá bống
về kho tiêu. Giỗ xong bưng chén cơm
và đĩa cá bống kho tiêu cúng mẹ
xuống ăn, hình như có vị mặn của
nước mắt.
2- Tình
đầu
Mười tám tuổi, yêu
tha thiết, tỏ tình.
Nàng chu mỏ: học trò, nhỏ xíu,
bày đặt. Hai
mươi hai, Thiếu úy Sư Đoàn 18, về
phép đến thăm, nàng lạnh lùng. Sợ làm góa phụ
lắm. Hai mươi
sáu Đại úy
Trưởng khối CTCT Trung Đoàn. Khó chết rồi, xin bỏ
trầu cau. Nàng ậm
ừ để suy nghĩ lại đã. Tháng 4/75
chạy giặc, lạc mất nhau.
Ở tù ra, gặp lại. Nàng đã có chồng,
hai con. Buồn và mặc cảm, thôi cứ ở
vậy không lấy ai. Ba mươi năm sau, lận
đận quê người, gặp lại. Nàng chồng chết,
các con trưởng thành ra ở riêng. Mừng rơn, mời
nàng đi ăn cơm tối nhà hàng. Tỏ
tình. Nàng thẳng
thừng: già rồi bận bịu nhau làm
gì, ở một mình cho khỏe.
3- Hai chị em
Chị quen anh Hân, trung úy
phi công. Anh đến
nhà chơi, thấy em gái quấn quít
Hân, chị nhường.
Hai người tổ chức đám cưới,
chị gom hết tiền để dành tặng
đôi vợ chồng mới.
Em có thai đứa con đầu
lòng được 6 tháng thì Hân đi
tù cải tạo. Chị thương em đang có con dại, thay
em đi ra Bắc thăm nuôi Hân. Con được hai tuổi,
em đi buôn hàng chuyến, lỡ có thai với
người tài xế. Chị tiếp tục đi
thăm, dối Hân em dẫn con đi vượt
biên rồi. Thấy Hân mừng cho tương lai vợ
con mình, chị xấu hổ, tủi thân, âm
thầm khóc lặng lẽ trên chuyến tàu lửa
từ Hà Nội về lại Sài Gòn.
Hân về, biết sự thật. Buồn, dẫn con gái
đi vượt biên.
Nghe tin hai cha con chết trên biển, chị lập
bàn thờ. Lấy tấm
hình Hân đứng bên cạnh chiếc
máy bay phản lực F5 Hân tặng chị hồi
mới quen rọi lớn ra, bỏ vào khung đặt
lên bàn thờ, chị khóc gọi Hân
ơi …
4- Trả hiếu
Thằng Út đói bụng,
tìm Lan. Chị ơi nấu cho em gói mì. Từ
sáng đến giờ hai chị em chưa ăn
gì cả. Nhà hết mì gói ăn liền
lại hết cả gạo.
Lan dỗ dành , ba đi thồ
về thế nào cũng mua bánh mì cho em. Trời
tối dần vẫn không thấy ba về, Lan dẫn
em ra đầu hẻm nơi anh Tư sửa xe gắn
máy, ngồi đợi. Tư và Lan thương
nhau đã hơn hai năm. Tư đang cố
dành dụm ít tiền để sang năm
làm đám cưới. Trời tối hơn,
chú Bảy xe thồ chạy về báo tin ba bị
xe đụng gãy chân rồi. Bệnh viện đòi 5
triệu mới chịu bó bột.
Lan về nhà thay áo, chạy
vội ra nhà dì Năm đầu phố. Dì
ơi con bằng lòng. Đêm bán trinh cho
ông Đài Loan, Lan khóc lặng lẽ. Anh Tư ơi, cho em xin lỗi
…
5- Khói thuốc
Năm thứ hai ở Đại học
CTCT Đà Lạt, Duy quen Trinh, học năm thứ nhất
ở Đại học Chính Trị Kinh Doanh. Hai đứa yêu nhau tha
thiết, thề hẹn sống chết với nhau . Tốt
nghiệp, Duy về Sư Đoàn 5 bộ binh,
hành quân liên miên Bình Dương,
Bình Long, Phước Long.
Đêm hành quân giăng võng nằm
trong rừng cao su Đồng Xoài, Duy mơ có dịp
về phép Đà Lạt, cùng Trinh tay trong tay
dạo khắp Thành Phố Sương Mù, rồi
vào Cà phê Tùng gọi một gói thuốc
Capstan, một tách cà phê sữa, một ly sữa
đậu nành nóng, cho ấm.
Trinh ra trường về nhà
ba mẹ ở Sài Gòn.
Duy xin phép thường niên được 7
ngày, ghé thăm. Trinh báo tin ba mẹ gả em
cho anh giám đốc Trung Á ngân hàng.
Cưới xong chắc em cũng vào làm ở
đó luôn cho tiện. Mẹ bảo em hãy
quên ông Trung úy đó đi.
Hai tháng sau Duy bị
thương về nằm Tổng Y Viện Cộng
Hòa. Anh lính
đơn vị cử đi theo chăm sóc chạy về
báo tin hôm nay đám cưới cô Trinh, thấy
nhà trai tới với nhiều xe hơi sang trọng lắm.
Duy chống nạng ra ngồi
trước hiên, châm điếu thuốc. Thẩm quyền! bộ
ông đang khóc đó hay sao? Không phải
đâu, chỉ là khói thuốc lá cay cay
làm chảy ra nước mắt …
6- Chồng xa
Tin vào chủ trương của
lãnh đạo ủy ban nhân dân huyện, cha Hạnh
bỏ lúa đổi sang nuôi tôm xuất khẩu.
Vay của ngân hàng nhà nước 3 tỷ bạc.
Tôm chết trắng ruộng, lỗ nặng. Đến
hạn trả nợ, không trả được bị
ngân hàng hăm tịch thu nhà. Vịnh, em trai
đang học lớp 10 muốn bỏ học đi
làm thuê. Hạnh
khuyên em cứ tiếp tục học lên đại
học, mong sau nầy đổi đời. Nợ nần của gia
đình để chị lo.
Nuốt nước mắt vào
lòng, Hạnh lên Sài Gòn tìm mối lấy
chồng Đại Hàn.
Được ba tháng chị gọi phôn về
thăm Vịnh, dặn dò em cố gắng học và
chăm sóc cho cha. Tiếng
chị nghèn nghẹn như đang khóc.
Thương chị, Vịnh nghẹn ngào hứa
vâng theo lời chị dặn dò. Hai tuần sau,
tòa lãnh sự Đại Hàn mời gia
đình đến nhận bình đựng tro cốt
của Hạnh. Họ giải
thích tại chị nhảy lầu tự tử …
Trên chuyến xe đò từ
Sài Gòn về Long Xuyên, xe chạy qua những
cánh đồng lúa bạt ngàn tận
chân trời, Vịnh thút thít khóc gọi
chị Hai ơi …
Tác
giả KHUYẾT DANH
(Lưu
Linh Giang Tử sưu tầm và chuyển)