SU'U TÂ`M 14

Home | SUY NGÂM~ | SUY NGÂM~ [tt] | SUY NGÂM~ 1 | SUY NGÂM~ 2 | SUY NGÂM~ 3 | SUY NGÂM~ 4 | SUY NGÂM~ 5 | SUY NGÂM~ 6 | SUY NGÂM~ 7 | SUY NGÂM~ 8 | CHUYÊ.N THIÊ`N | VA(N | VA(N [tt] | VA(N 1 | VA(N 2 | VA(N 3 | VA(N 4 | VA(N 5 | VA(N 6 | VA(N 7 | VA(N 8 | VA(N VUI | VA(N VUI [tt] | VA(N VUI 1 | TA.P GHI | TA.P GHI [tt] | TA.P GHI 1 | TA.P GHI 2 | TA.P GHI 3 | TA.P GHI 4 | TA.P GHI 5 | TA.P GHI 6 | TA.P GHI 7 | TA.P GHI 8 | TA.P GHI 9 | TA.P GHI 10 | TA.P GHI 11 | TA.P GHI 12 | TA.P GHI 13 | TA.P GHI 14 | TA.P GHI 15 | TA.P GHI 16 | TA.P GHI 17 | TA.P GHI 18 | TA.P GHI 19 | TA.P GHI 20 | TA.P GHI 21 | TA.P GHI 22 | TA.P GHI 23 | TA.P GHI 24 | TA.P GHI 25 | TA.P GHI 26 | CU'̉'I CHÚT CHO'I | CU'̉'I CHÚT CHO'I [tt] | LINKS | TUYÊ.T V̉'I | BÀI VIÊ'T | BÀI VIÊ'T [tt] | BÀI VIÊ'T 1 | BÀI VIÊ'T 2 | BÀI VIÊ'T 3 | BÀI VIÊ'T 4 | BÀI VIÊ'T 5 | BÀI VIÊ'T 6

TA.P GHI 22

 

đời nay đọc truyện người xưa

hỏi xem kim cổ có thừa mấy tay ???

(TÀNG THƯ CÁC)

 

Tại Châu Mi, thuộc Tứ Xuyên có một người họ Tô tên Tuần, tự là Minh Doãn biệt hiệu là Lão Tuyền. Ông ta là một nhà thông thái, có tiếng là học giỏi cho nên được người thời đó kính trọng và tôn là Lão Tô.

 

Lão Tô sinh được ba con, hai trai, một gái. Đứa con trai lớn là Đại Tô, tên Thức, tự Tử Chiêm, biệt hiệu là Đông Pha. Đứa con trai kế là Tiểu Tô, tên Triệt, tự Tử Do, biệt hiệu là Dĩnh Tấn. Cả hai đều nổi tiếng hay chữ, kinh luân nặng túi, thi phú đầy lòng. Anh em cùng đậu Tiến sĩ một khoa làm đến chức Hàn lâm học sĩ, nổi tiếng nơi triều đình. Còn người con gái, tuy phận liễu bồ, song chữ nghĩa cũng không kém. Nàng tên là Tiểu Muội, tánh hay đọc, làm thơ, ngoài ra không còn dự vào công việc gì khác cả.

 

Năm Tiểu Muội lên 16, Lão Tô cố kén rể đông sàng, nhưng lựa mãi mà không có ai đáng mặt làm chồng cái cô nữ thi sĩ ấy. Bỗng một hôm, Tể tướng Kinh quốc công Vương An Thanh sai người mời Lão Tô sang dinh để uống rượu chơi.

 

An Thanh là một người nổi tiếng bậc đại hiền song có tánh kỳ dị, hàng tháng không rửa mặt, giặt áo, do đó Lão Tô cho là một kẻ “bất cận nhân tình” và đoán rằng lão này lúc đắc ý sẽ trở nên một gian thần phản quốc. Vì thế Lão Tô đã từng viết quyển “Biệt gian luận” để châm biếm.

 

Lão An Thanh vẫn nuôi hận trong lòng, chờ cơn trả oán, nhưng về sau thấy hai đứa con của Lão Tô đều đỗ tiến sĩ, làm đến chức Hàn lâm học sĩ nên đổi oán thành thân. Còn Lão Tô, thấy An Thanh nắm trong tay trọng quyền, nếu gây chuyện sợ hại đến đường tiến thủ của hai con mình nên cũng làm lành trong việc giao du.

 

Hôm ấy Lão Tô đến dinh. Tô - Thanh hai người đang đối ẩm với nhau rất tương đắc, thì An Thanh khoe rằng ông ta có một đứa con trai, đọc sách chỉ đọc qua một lần đã thuộc lòng ngay.

Lão Tô đang lúc hứng chí, không nín được bèn nói :

- Hai đứa con trai tôi cho việc ấy là thường sự, cả đến đứa con gái tôi, coi qua một lần sách vở đều nhớ không sót một chữ nào.

An Thanh nghe nói mặt buồn dàu dàu nghĩ rằng :

- Như vậy tức là bao nhiêu tú ký My Sơn đã un đúc vào nhà họ Tô cả.

Tô lão nói lỡ lời, trong lòng cũng hối hận, nên nói thêm qua loa vài câu nữa rồi cáo biệt ra về. An Thanh sai tiểu đồng vào phòng học công tử lấy một quyển vở, thân đệ đến trước mặt Lão Tô nói :

- Đây là bài của cháu nó học, vậy hiền đại nhân chấm xem nếu có chỗ nào sơ suất phiền đại nhân chỉ bảo cho.

Tô Lão không từ chối, cất tập vở vào tay áo rồi ra về.

 

Về đến nhà ông ta cởi áo vào phòng ngủ khì. Khi tỉnh rượu mới sực nhớ đến câu chuyện ấy, và nghĩ rằng :

- An Thanh đưa vở của con trai y cho ta chấm, như thế là có ý cầu thân. Nhưng làm thân với người ta không muốn thực là một tai hại.

Tuy nghĩ thế, Tô Lão cũng lấy vở ra xem, quả trong đó văn chương tuyệt tác, thật là một đấng tài hoa. Phúc động lòng vào tài năng, Tô Lão nảy ra một ý kiến, muốn thử lòng đứa con gái mình xem sao, bèn kêu a hườn đến bảo :

- Bài vở này của một chàng trai trình đệ ta phê chấm, nhưng ta bận việc, đưa nhờ tiểu thư của mi duyệt xem, xem xong phê vào đó rồi mang ra đây ngay.

Vừa nói, Tô Lão vừa rọc bỏ cái tên Vương Nu trên mặt sổ, rồi trao cho a hườn. Liễu Hoàn, tên con a hườn của Tiểu Muội, cầm vở đi thẳng vào phòng thuật lại đúng như lời Tô Lão đã dặn.

 

Tô Tiểu Muội, tay cầm bút son, chấm phá một lúc rồi than rằng :

- Văn chương tuyệt tác song tú khí phát tiết đến tận cùng, e khó bề mà trường cửu.

Bèn cầm bút son phê trên mặt quyển :

- Tài này dùng để chiếm đoạt cao khoa có thừa xong hưởng tuổi trời chẳng đủ.

Tiểu Muội phê xong giao cho Liễu Hoàn kính trình thân phụ. Tô Lão thoáng thấy lời phê của con gái mình, thất kinh, nói :

- Lời phê thế này nếu An Thanh mà trông thấy thì bất tiện lắm.

Nghĩ đi nghĩ lại, Tô Lão xé mặt quyển, đổi giấy, và viết lại một câu để làm vừa lòng An Thanh, rồi cho gia đinh đem sang nhà trả lại.

 

Chiều hôm sau, có một sai quan của Vương phủ đến thưa rằng :

- An tướng công, vì một tài đức của Tiểu thơ, nên cho tôi đến đây cậy lời mai mối, chẳng biết tôn ý ra sao ?

Tô Lão lựa lời từ chối khéo :

- Tướng phủ hạ cố cầu thân, tôi đâu chẳng dám tuân lời, song tiện nữ của tôi tài sơ, trí thiển, lại xấu xa, không xứng đáng với công tử đâu.

Sai quan về bẩm lại. An Thanh thấy mặt quyển đã đổi giấy, lại từ chối như thế, trong lòng không vui, song cũng bỏ qua câu chuyện hôn nhân.

 

Trong thời đó, ai ai cũng biết rằng nhà họ Tô, anh em trong nhà hay dùng văn chương thi phú mà trêu ghẹo lẫn nhau, cái tiếng ấy vang dội khắp cả vùng đều biết tiếng.

 

Ví dụ như Đông Pha râu rậm, Tiểu Muội nhạo rằng :

Khẩu đốc kỷ hồi vô mịch xứ,

Hốt văn mao là hữu thanh truyền.

Nghĩa là:

Mồm mép nơi đâu không thấy rõ

Bỗng nhiên râu vẳng tiếng truyền ra.

 

Tiểu Muội trán dồ, Đông Pha nhạo lại rằng :

Vị xuất đồng trung tam ngũ bộ,

Ngạnh đầu trên đáo họa đường tiền.

Nghĩa là:

Trong sân chưa quá năm ba bước

Trước cổng đã nhô chiếc trán dồ.

 

Tô Đông Pha mặt dài, Tiểu Muội nhạo rằng :

Khứ niên nhất điểm tương tư lệ,

Chí kim lưu bất đáo tư liên.

Nghĩa là:

Giọt lệ tương tư xưa chảy mãi

Đến nay gò má vẫn chưa qua.

 

Tiểu Muội mắt sâu, Đông Pha nhạo lại :

Kỷ hồi thức lệ thâm nan đáo

Lưu thuốc uống dương lưỡng đạo truyền.

Nghĩa là:

Mắt sâu lệ chảy lau không tới

Linh láng đôi giòng mãi chẳng thôi.

 

Các sĩ phu hay được tin Tướng công An Thanh cầu hôn bất thành nên tấp nập đem văn đến cửa nhà họ Tô bán rao ầm ĩ. Tô Lão truyền bắt bọn cầu thân xuất tĩnh văn bài đệ cho Tiểu Muội tự ý lựa chọn người chồng lý tưởng.

Trong số bài vở rất đông, nhưng chỉ có một quyển Tô Tiểu Muội phê :

- Ngày nay tuy tú tài ngày kia sẽ học sĩ. Rất tiếc hai Tô đồng thời nếu không hoàng bàng một thuở.

Tô Lão xem quyển, biết con gái mình vừa ý, bèn dở bìa quyển ấy xem thấy đề tên Tú tài Tần Quán. Tô Lão lập tức truyền cho bọn gia nhân, hễ thấy tên Tần Quán đến thì mời vào.

 

Nhưng khốn thay, cái gã Tần Quán kia người quận Cao Đưu đất Dương Châu - tuy tài cao học rộng - cũng theo đòi thiên hạ, đem ngọc bán rao, song lại sợ tổn thương đến danh dự nên không cùng với mọi người đến ngưỡng cửa họ Tô chầu chực. Tô lão thấy Tần Quán không đến, đành sai người đến ngọ sở tìm đón.

 

Tần Quán tuy trong lòng hí hửng muốn chọc ghẹo khách anh tài, nghe Tô Tiểu Muội tiếng tăm lừng lẫy, cũng muốn được cầu thân, song chưa thấy được dung nhan, lại nghe đồn trán nàng cao như núi, mắt thẳm tợ sông, trong lòng cũng ngan ngán, muốn kiếm dịp nào để gặp mặt, coi hơn thiệt thế nào rồi sẽ định. Vừa lúc ấy chàng lại nghe tin đúng ngày mồng một tháng hai Tiểu Muội đến chùa dâng lễ. Thế là dịp tốt. Ngày hôm đó thấy Tần Quán dậy thật sớm, ăn mặc nâu sòng, trá hình một tăng sĩ du phương, cổ đeo chuỗi hộc, đầu thắt khăn vải.

Trông vào gương, chàng ta mỉm cười tự nghĩ :

- Nếu mình đi tu thật thì chắc làm cho các bà vãi si mê không ít.

Chàng ta lấy làm tự đắc cho sắc đẹp của mình, ung dung bước đến chùa Đông Nhạc.

 

Giữa lúc đó, kiệu hoa của Tiểu Muội cũng vừa đi đến. Tần Quán trông thấy nàng, tuy mặt nàng không phải bực “chìm đáy nước cá lờ đờ lặn, lỉnh da trời nhạn ngẩn ngơ sa”, nhưng chứa đựng một cái gì uy nghi, đoan chính.

Muốn thử chút tài năng, Tần Quán đứng đợi dâng hương xong, mới bước đến nói :

- Tiểu thư hữu phúc, hữu thọ, nguyện phát từ bi ... (Tiểu thư có phúc, có thọ, xin mở lòng từ bi).

Biết chàng trai kia có ý ghẹo mình, Tô Tiểu Muội nối lời đáp :

- Đạo nhân hà đức, hà năng cảm cầu bố thí ? (Đạo nhân có đức, có tài gì mà dám xin bố thí ?)

Tần Quán nói tiếp :

- Nguyện tiểu thư, thân như dược thụ, bách bệnh bất sinh ... (Cầu chúc tiểu thư mình như cây thuốc, trăm bịnh không sinh).

Tiểu Muội vừa bước đi, vừa quay đầu lại đáp :

- Tùy đạo nhân khâu thổ liên hoa, bán văn vô cả (Dù đạo nhân miệng nở hoa sen, nửa đồng không có).

Trần Quán nói thêm :

- Tiểu nương tử nhất thiên hoan hỷ, như hà triết thủ bảo sơn ? (Tiểu nương tử một trời hoan hỉ, tại sao lại khép non vàng ?)

Tiểu muội bồi thêm một câu :

- Phong đạo nhân điểm địa tham si, ma đắc tùy thân kim huyệt (Phong đạo nhân lắp đất tham si, đâu được thâu vào hang bạc).

Đáp xong câu ấy, Tiểu Muội bước lên kiệu.

 

Các nhà sư trong chùa đi theo đưa Tiểu Muội được nghe các lời đối đáp ấy, lấy làm lạ, chẳng hiểu tên đạo nhơn nào, từ đâu đến mà lại sỗ sàng như vậy. Vừa định quay lại để trách cứ thì tên đồng tử đến bên người đạo nhân kia, kính cẩn nói :

- Xin công tử về nhà thay áo.

Chờ người đạo nhân đi khỏi, người giữ chùa hỏi nhỏ đồng tử :

- Người đó là ai thế ?

Đồng tử đáp :

- Đó là công tử Tần Quán, tự là Thiếu Du, một danh tài ở đất Dương Châu, ai ai mà chẳng biết ...

Người giữ chùa nghe nói thất kinh, đem chuyện ấy thuật lại với một người trong chùa. Và chẳng bao lâu, tiếng ấy đồn khắp đó đây.

 

Thiếu Du thấy nhan sắc Tiểu Muội không đẹp nhưng mặn mà, đem lòng kính mến, liền đến nhà Tô Lão để cầu thân. Tô Lão nhận lời. Thiếu Du lập tức đem nạp đồ sính lễ. Lúc bấy giờ, vào đầu tháng hai. Tần Thiếu Du nóng thành hôn, nhưng Tiểu Muội xem văn, đoán biết khoa thi này, thế nào Thiếu Du cũng đậu tiến sĩ, muốn rằng vị tân lang của mình, ít ra ngày hợp cẩn cũng có bào gấm hia thêu, nên thưa với Tô Lão xin hoãn cuộc thành hôn lại đã.

 

Kịp đến mồng ba tháng ba, triều đình mở khoa thi kén chọn nhân tài, Tần Thiếu Du quả nhiên thi đậu, bảng vàng đề tên. Khoa thi đã đỗ, Tần Quán lại càng nóng lòng cưới vợ, vội vã đến xin làm lễ cưới ngay ngày hôm ấy.

Tô Lão thấy chàng rể mình quá bôn bức, cười xòa, và nói :

- Ngày hôm nay yết bảng ắt là ngày lành, vậy ta cho nghĩa tế thành hôn tại tệ xá trong đêm nay có được chăng ?

Còn gì mừng rỡ hơn nữa. Tần Thiếu Du lạy tạ đền ơn ...

 

Đêm ấy trời trăng vằng vặc, bầu trời trong suốt, gieo vào lòng người một tâm hồn man mác, như muốn giúp cho đôi tình nhân văn học một nguồn cảm giác xa xôi.  Sau khi dự tiệc, Thiếu Du toan bước vào động đào để xem hoa nở, thì thấy cửa phòng tiểu thơ đóng kín, trước cửa có để một bàn án nhỏ, đủ cả văn phòng tứ bửu, lại có thêm ba phong thơ và ba cái chén : một chén ngọc, một chén vàng, và một chén bằng sứ.

Thấy con Liễu Hoàn đứng lấp ló, Tần công tử tưởng nó chực mở cửa cho mình, bèn nói :

- Vào báo cho tiểu thơ biết, tân lang đã đến sao không chịu ra mở cửa ?

Liễu Hoàn cung kính đáp :

- Tiện tỳ tuân lệnh tiểu thơ ra đây để nhắc cho công tử rõ rằng trên án thư có ba đề mục, nếu đáp trúng cả ba, tôi xin mở cửa ngay.

Thiếu Du nói :

- Ba cái chén ấy dùng đựng gì thế ?

Nữ tỳ đáp :

- Chén ngọc đựng rượu, chén vàng đựng trà, chén sứ đựng nước lã. Nếu trúng cả ba đề mục tôi sẽ dùng chén ngọc dâng ba lần rượu trước khi mở cửa vào phòng ; nếu chỉ đáp trúng hai đề mục thì tôi dùng chén trà dâng một chén nước để công tử giải khát, chờ đến đêm mai sẽ lại ; còn nếu đáp trúng một đề mục thì tôi sẽ dâng cho công tử một chén nước lã và phạt ở ngoài hiên đọc sách ba tháng.

Thiếu Du nghe xong, trong lòng hậm hực, nhưng không biết phải làm sao, chẳng lẽ từ chối cuộc chơi ấy thì còn gì là một trượng phu, nên gượng cười đáp :

- Nơi chốn trường thi, ngàn vạn anh tài tranh đoạt, thế mà ta còn chưa sợ thay, huống chi ở đây chỉ là một đề thi thử thách, đâu có đáng kể !

Liễu Hoàn cũng không vừa, nghe Tần Quán tự phụ như vậy, vội nói ngay :

- Tiểu thơ của tôi không thể ví với các khảo quan, chỉ lôi những sáo cũ ra mà lòe thí sinh. Ở đây có ba đề mục. Thứ nhất là bốn câu, công tử phải trả lời bằng 4 câu thơ ẩn nghĩa của bài thơ xướng là đúng. Thứ hai cũng là bốn câu thơ, trong đó có bốn danh nhân thời cổ, công tử biết đặng bốn tên ấy, mà trả lời thì đúng. Thứ ba, đề tài này dễ hơn, công tử chỉ phải đối một vế câu đối bảy chữ mà thôi.

Nói xong, Liễu Hoàn kính cẩn dâng cho Tần Quán một phong thư. Tần Quán bóc thư ra, thấy bốn câu thơ viết trên một tờ hoa tiên.

 

Đồng thiết đầu hồng dã

Lâu nghĩ thướng phấn tường

Âm dương vô nhị là

Thiên địa ngã trung ương ...

Đồng thiết quặn lò lớn : ẩn nghĩa chữ “hóa”

Ong kiến lên tường vôi : ẩn nghĩa chữ “duyên”

Âm dương không hai đường : ẩn nghĩa chữ “đạo”

Giữa trời đất có ta : ẩn nghĩa chữ “nhân”

 

Thiếu Du xem xong mỉm cười và nghĩ thầm :

- Theo người khác thì khó thực, nhưng ta, ta là người đã giả đạo nhân để ghẹo nàng trước kia, nay nàng lại làm một đề thơ có hàm ý chữ “hóa duyên đạo nhân” thì chẳng khó khăn gì, ý nàng muốn trêu ta về câu chuyện ở chùa hôm nọ.

Nghĩ xong, bèn lấy bút viết bài thơ trả lời : 

Hóa công hà ý bả xuân thôi

Duyên đáo danh vên hoa tự khai

Đạo thị xuân phong chân hữu chủ

Nhân nhân bất cảm thướng hoa đài.

Nghĩa là:

Hóa công sao khéo giục xuân hoài

Duyên đến vườn thơm hoa tự khai

Đạo ấy, giờ xuân đà có chủ

Nhân nhân, ai dám tới hoa đài.

 

Liễu Hoàn thấy Thiếu Du viết xong, vội vã tiếp lấy đem vào trình cho Tiểu Muội.

Tiểu Muội xem qua mỉm cười nói :

- “Hóa duyên đạo nhân” ý ! ra cũng giỏi đấy.

 

Thiếu Du lại giở phong bì thứ hai, thấy trong đó cũng một bài thơ đề : 

Cường gia thắng tổ hữu thi vi

Tạc bích thâu quang dạ độc thư

Phùng tuyến lộ trung thường ức mẫu

Lão ông chung nhật ỷ môn lư.

Nghĩa là:

Con lại hơn cha chẳng kẻ bì,

Dục tường mượn sáng đọc bài thi

Vá may buồn bã thường trông mẹ

Tựa cửa lão ông đợi suốt ngày

Câu “Cường gia thắng tổ” nghĩa là “Tôn Quyền”

“Tạc bích thâu quan” nghĩa là “Khổng Minh”

“Thường ức mẫu” nghĩa là “Tử Tư”

“Lão ông tựa cửa” nghĩa là “Thái Công Vọng”. 

Thiếu Du xem xong lấy bút đền liền bốn tên ấy với những lời chú giải.

Liễu Hoàn lại tiếp lấy đem vào dâng cho Tiểu Muội xem, Tiểu Muội cũng chắc lưỡi khen thầm.

 

Đã trả lời được hai đề thi khó khăn rồi, bây giờ đến đề thi thứ ba là một câu đối. Thiếu Du thở ra khoan khoái, tưởng chừng như mình sắp được vào phòng rồi, mặt mày hớn hở, bóc đề bài thứ ba ra xem; trong ấy viết :

Bế môn, suy xuất song tiền nguyệt

Khi mới đọc xong, Thiếu Du cho là một vế đối rất dễ, nhưng lòng anh chàng lúc này đã quá nóng nảy, ý tứ không còn tập trung nữa, tâm hồn như đang lạc loài trong cõi mộng thần tiên, thành thử nghĩ hoài mà không ra ý.

 

Giữa lúc đó Đông Pha chưa ngủ, biết rằng đêm hợp cẩn thế nào đứa em gái mình cũng “chơi ác” để làm khốn vị tân lang, bèn đến gần khuê phòng nghe ngóng. Vừa đến nơi, thấy Thiếu Du chắp tay thơ thẩn mãi trong sân, miệng lẩm bẩm câu :

Bế môn, suy xuất song tiền nguyệt

Đông Pha mỉm cười, tự bảo :

- Đúng rồi ! Cô em gái mình đang đưa vế đối ấy để làm khó dễ vị tân lang của hắn ; ý muốn giúp đỡ cho Thiếu Du một chút cho xong chuyện, xong sợ Thiếu Du tự ái, chẳng biết phải làm saọ Đông Pha suy nghĩ một lúc rồi lượm một hòn đá nhỏ ném vào mặt hồ gần đấy.

Nước trong hồ đang im lìm trong giấc ngủ, bỗng cau mày, vừng trăng tan rã ra từng mảnh, nước bắn vào mặt Thiếu Du.

Như chiêm bao sực tỉnh, Thiếu Du hội ý, chạy vào án thư cầm bút đối rằng :

Đầu thạch xung khai tỉnh để thiên

(Ném đá vỡ trời tung đáy nước)

Để đối với câu của Tiểu Muội :

Bế môn suy xuất song tiền nguyệt

(Đóng cửa đùa trăng ra trước sân).

 

Liễu Hoàn vừa nạp bài thi chót vào cho Tiểu Muội chưa bao lâu, thì bỗng “kẹt” một tiếng, cánh cửa “động đào” mở rộng, một tên tùy nữ từ bên trong bước ra, tay dâng chén ngọc đầy rượu và nói :

- Thật là một đấng tài hoa. Tiểu thơ tôi xin mời công tử cạn ba chén.

Thiếu Du đắc ý uống liền. Uống xong, bên trong lại có hai con tùy nữ khác bước ra, kính cẩn đưa chàng vào phòng huê chúc. Mối tình giai nhân tài tử thấm thía vô cùng ...

 

Một thời gian sau, vì tài năng lừng lẫy, Thiếu Du được triều đình bổ nhậm đến chức Hàn Lâm học sĩ. Còn Tô Tiểu Muội thanh danh càng ngày càng lừng lẫy, được Hoàng Thái Hậu mời vào cung để xướng họa suốt ngày đêm.

 

Về sau, Tiểu Muội mất sớm, Thiếu Du thương tiếc quá, không tục huyền, giữ mãi mối tình thơ, gói trong niềm ân ái, đến chết vẫn chưa phai.

 

 

Trích Trung Hoa kim cổ kỳ nhân (Tàng Thư Các)

 

- Miên Du Đà Lạt sưu tầm và chuyển -

 

 

website counter