Một
kỷ niệm mùa thu
(Bs
Trần Xuân Ninh)
“Hàng
năm cứ vào cuối thu, lá ngoài
đường rụng nhiều và trên không
có những đám mây bàng bạc là
lòng tôi lại man mác những kỷ niệm
hoang mang của buổi tựu trường”.
Đó là câu mở đầu của một
bài học thuộc lòng lúc tôi còn ở
lớp đệ thất và nhớ tới bây giờ.
Mùa thu là mùa đối với tôi
có nhiều kỷ niệm. Một mùa thu, tôi
bỏ vùng quê theo bố tôi lên Hà Nội
để sống vì nhà ông bà nội
tôi bị lính Tây đi càn về
làng đốt sạch, ít lúa để
ăn tới mùa sau đựng trong cái hòm
chân cháy thành than. Không còn chỗ ở,
không có gì ăn, bố tôi chỉ
còn cách dắt mấy anh em tôi vào
vùng tề. Vào đúng tối hôm rằm
tháng tám. Tôi nhớ như thế vì khi
chiếc đò chở chúng tôi đi qua phủ
Lý và buổi tối thì tiếng trẻ con
đánh trống múa lân trên bờ
làm tôi muốn tụt xuống thuyền trở lại.
Bây giờ mùa thu, tôi có kỷ niệm
khác. Tôi nhớ đến cái chết của
những kháng chiến quân Đông Tiến ở
Hạ Lào năm 1987. Những con người như
Hoàng Cơ Minh, như Võ Hoàng. Tôi nhớ
Võ Hoàng vì đôi kính to, nét mặt
ngơ ngơ, ít nói, không lôi cuốn,
nhưng đặc biệt vì là những bài
thơ hào sảng.
Sáng
lên đồi nhìn mặt trời hồng
Ngắm
núi rừng mà thẹn với non sông
Suối
xa vang vọng bài Đông tiến
Vạt
nắng vương vương
Lửa
rực lòng
Nói cho đúng thì
tôi biết nhiều nhà thơ cũng có những
vần thơ khí phách và tạo hưng phấn
nếu không hơn thì cũng không thua Võ
Hoàng. Những bài thơ này tôi chỉ cảm
lúc đọc mà không nhớ, như thơ
Võ Hoàng. Bởi vì Võ Hoàng không
làm thơ để trao gửi những khát vọng
không thỏa. Như có những người viết
văn dâm tình hạng nhất mà cuộc
đời hoàn toàn bất lực về sinh
lý, có những người làm thơ
kiêu dũng ngông nghênh vô cùng, nhưng
bản chất là hạng “cà phê thuốc
lá ghế đá công viên”. Tôi
yêu bài nhạc “Thế kỷ này thế
kỷ của chúng ta” của Võ Hoàng.
Vì nó là một khẳng định cho tuổi
trẻ xóa cái tâm trạng thời đại
tiêu cực, bất mãn, bất lực, “lũ chúng ta đầu
thai lầm thế kỷ, bị quê hương ruồng
bỏ, giống nòi khinh”. Hay là như
câu “Học không
thành danh chẳng lập, trai trẻ bao lâu mà
đầu bạc, trăm năm thân thế bóng
tà dương - Vỗ tay mà hát, nghiêng
đầu mà hỏi, trời đất mang mang, ai
người tri kỷ, lại đây cùng ta cạn
một hồ trường”. Đó là những
bài thơ ru ngủ, sống yên trong cuộc sống
vũng lầy.
Võ Hoàng là người “miệng nói,
chân đi làm cách mạng”. Trong một
bài khác, “Ngủ đi em mai sáng lên
đường”, viết cho một em liên lạc
viên kháng chiến quân nhỏ tuổi.
Tuổi
thơ em non sông cất giữ
Đừng
phí đời nửa chữ yêu thương
Ngủ đi em mai sáng lên
đường
Ta theo quân về bên kia
núi
Và
Em sẽ thấy
Bừng con mắt cỏ cây đổi
sắc
Người người xuống
đường giết giặc bằng tay
Ào ào một cuộc đổi
thay
Bài ca dữ dội một
ngày rền vang
Có người
cho rằng Võ Hoàng viết theo cái hứng của
một nhà thơ. Nhưng vì từng nói chuyện
với Võ Hoàng nên tôi biết anh không
như thế. Anh mô tả một viễn cảnh
mà người dân nổi lên chấm dứt
chế độ bạo ngược và anh tin như
thế mà đi vào đấu tranh. Súng đạn
với anh chỉ là nhân tố khơi mào. Lúc
đó, Liên sô chưa sụp đổ,
chưa có những cuộc biểu tình làm
tiêu tan các chế độ Đông Âu. Tuy
chi tiết mỗi nơi một khác, nhưng bản
chất thì vẫn là những phản
ứng quần chúng tay không đẩy sập
các chế độ độc tài Cộng sản.
Theo dõi
tình hình trong nước, từ chuyện dân
miền Nam chặn đánh cảnh sát giao
thông, dân Bắc Giang biểu tình phản đối
công an vô cớ đánh chết người,
đến chuyện quần chúng nòng cốt Cộng
Sản biểu tình trước quân khu 4
đòi tiền cán bộ tham mưu sư
đoàn đã lừa đảo bán giấy
phép đi lao động ở Nam Hàn, không ai
có thể nói những phẫn nộ quần
chúng này là không có thật khắp
nước dưới chế độ hiện nay. Nó
chỉ chưa xẩy ra cùng một lúc mà
thôi. Những lãnh đạo CS không phải
là không thấy, và vì thế đã
đổi cách tuyên truyền, cho cò mồi
đấm ngực nhận đủ loại lỗi lầm
để xoa dịu, nhưng đổ tất cả cho
cơ chế, nghĩa là chẳng ai có tội cả,
lãnh đạo tiếp tục trị vì!
Người ta sau một cuộc
đời ngược xuôi hốc hác nhiều
người lúc ra đi không để lại
chút gì. Võ Hoàng chỉ ra một diễn
trình đổi thay không cưỡng nổi
xoá sạch ác đảng tàn hung, để
lại cho lớp sau ngọn lửa đấu tranh
Em sẽ
thấy
Bừng
con mắt cỏ cây
đổi sắc
Người
người xuống đường giết giặc bằng
tay
Ào ào một cuộc đổi thay
Bài ca dữ dội một ngày rền
vang
Trần
Xuân Ninh
- ngày 28 tháng
8/2010 -
(Viet Truong sưu tầm và
chuyển)