Một ngày
không vội vã ...
(HOÀNG THANH)
Mỗi năm một lần , tôi về thăm Mẹ
và các em hiện đang sống ở Montréal
, Canada. Năm nay cũng như thuờng lệ, tôi về
thăm nhà 2 tuần
cuối tháng 6. Nói sao cho hết niềm vui gặp
lại gia đình. Montréal vào mùa hè
thật nóng bức, có ngày lên đến
hơn 100 độ F, nên cả nhà thường rủ
nhau đi ra ngoài chơi cho mát mẻ.
Tôi còn nhớ sáng hôm đó, cả
nhà định dẫn mấy đứa cháu ra công viên cho
tụi nhỏ hưởng chút khí trời .
Tôi thì đã thay quần áo từ
lâu, cứ chờ mãi mà mọi người cứ
" xàng qua xàng lại ", gần 9 giờ vẫn
chưa xong, nhất là mấy đứa nhóc
thì cứ lăng xăng chơi game, không ai chịu
thay quần áo.
Thế là tôi bắt đầu nổi quạu
" Nhà mình sao làm gì cũng như
rùa bò vậy ? Có đi hay không thì bảo
... ?
Cô em tôi nhỏ nhẹ " Thì từ từ,
vacation mà lị , chị sống ở Mỹ riết
rồi quen thói " stress out " hà ... ".
Cậu em trai thì nói " Chị làm
gì mà dữ vậy, chị có biết
hôm nay là " ngày không vội vã
" hôn ?
Tôi ngạc nhiên, tưởng tai mình nghe
lầm, nên hỏi lại " Ngày gì ?
Không vội vã là sao ? " .
Thế là Má tôi bật tivi lên.
Trên màn ảnh, đài nào cũng đang
nói về cái ngày đặc biệt
này. Ồ, thì ra là từ vài năm nay,
mỗi năm chính phủ Canada chọn ra một
ngày, thường là vào mùa hè, một ngày cuối tuần,
và năm nay rơi vào ngày 26 tháng 6, gọi
là " một ngày
không vội vã ".
Khoảng chừng vài tuần truớc
đó, là báo chí, các cơ quan truyền
thông đều loan báo và nhắc nhở
để mọi người chuẩn bị. "
Ngày không vội vã " bắt đầu từ
8 giờ sáng cho đến 9 giờ tối. Mọi
người được khuyên là " Bạn
hãy ngủ cho thẳng giấc, thức dậy khi
nào mình muốn. Hãy nhâm nhi tách
cà phê , và ngồi ngắm khu vườn của
bạn, nghe tiếng chim hót líu lo . Hãy đi
ra ngoài nếu bạn thích, vào ăn trưa ở
một restaurant nào mà bỗng dưng bạn muốn.
Còn nếu không, bạn có thể mời
bè bạn đến nhà làm BBQ. Bạn cũng
có thể chạy xe đạp một vòng
thành phố, hay nằm dài trên bãi cỏ
của một công viên gần nhà, vân
vân và .. vân vân " .
Tóm lại, chính phủ khuyến khích
người dân : " Hãy enjoy từng phút giây
hạnh phúc, bình an của ... một ngày
không vội vã. Hãy biết sống và tận
hưởng Hạnh phúc ở quanh ta ", như lời của một người
phóng viên trên đài tivi đang nói.
Rồi còn
có các màn phỏng vấn vài người
dân , hỏi xem họ dự định sẽ làm
gì trong cái ngày đặc biệt này
trong năm, thì đa số câu trả lời
đều là " spend time với gia đình,
người thân ".
Có một cảnh trên màn hình
làm tôi nhớ mãi. Hình ảnh một cụ
già tóc bạc phơ, lụm cụm trả lời
phỏng vấn với nụ cười móm mém
" Tôi luôn mong đợi và yêu nhất
cái ngày này trong năm, vì đó
là ngày duy nhất mà tất cả con
cháu tôi không ... bận rộn, chúng
nó tề tựu đông đủ để họp
mặt với tôi. Cám ơn chính phủ,
cám ơn ân nhân nào đã " đặt
ra " cái ngày ý nghĩa này ... " .
Thế là bỗng dưng tôi đổi
ý . Tôi bảo gia đình " Hôm nay
là ngày đặc biệt, vậy thôi
mình làm chương trình gì special đi
nhe .. " .
Thế là cả nhà nhao nhao hưởng ứng,
người thì bảo " khỏi nấu cơm,
đi ăn tiệm cho khỏe ", kẻ thì
nói " nhà hàng đông lắm, đi xuống
downtown chơi ".
Em trai tôi thì muốn đi xe đạp ( ở
Montréal có rất nhiều bãi cho mướn
xe đạp, bạn chỉ cần " quẹt "
cái credit card vô là có thể lấy xe
đạp đi ngay ) .
Mấy cháu nhỏ lại muốn đi tàu
BateauMouche. Rồi lại có ý kiến đi
câu cá, hay đi xe ngựa một vòng
thành phố. Và thế là giơ tay biểu
quyết. Cuối cùng thì đa số thắng thiểu
số : đi xuống Vieux-port ( khu phố cổ ) chơi
và sẽ đi tàu BateauMouche. Thế là
chúng tôi lên đường , thảnh thơi,
không vội vã ...
Đường xuống phố đông nghẹt,
và kẹt xe, thế mà không một xe nào
bóp kèn. Thiên hạ ngồi trong xe, an nhiên
chờ đợi, còn mở cửa kiếng xuống
nhìn nhau cười, và vẫy tay " No hurry ! Be
happy ! ". Tôi thật sự " thấm "
được thế nào là ý nghĩa của
3 chữ " không vội vã ! ".
Đến chừng xếp hàng mua vé đi
tàu, thì lại là một hàng thật
dài, trong cái nắng gắt của mùa
hè. Vậy mà ai ai cũng cười, cũng
nói, cũng bắt tay,
với cả những người ... không quen biết.
Dường như con người ở đây,
ngày hôm nay, không ai bị stress cả. Cả một thế giới hoà
bình, thanh thản quanh tôi ...
Lúc bước xuống tàu, David, thằng
cháu nhỏ 5 tuổi hối hả muốn chạy
đến dành chỗ, thì bị Christina - cô
cháu 4 tuổi , " chỉnh " ngay : " David ! Bữa
nay là "No hurry day" mà, sao David cứ hurry
hoài vậy ? ", làm cả nhà cùng
cười. Tôi cũng bật cười theo vì sự
nhận thức dễ thương của cô bé
này .
Trưa đến, đói bụng, chúng tôi
ghé vô một nhà hàng Tàu. Lại
đông nghẹt khách, nhưng ai ai cũng vui vẻ
xếp hàng đợi đến lượt
mình. Đang đứng chờ thì người
bên cạnh tôi, một phụ nữ Quebécois bắt
chuyện hỏi tôi đã làm gì
ngày hôm nay. Tôi kể lại một ngày
vui chơi với gia đình cùng các cháu.
Bà cười , chỉ hai người con " Chồng
tôi mất lâu rồi, năm nào vào
ngày này, tôi cũng để tụi nó
quyết định muốn đi đâu, làm
gì ... Cuộc sống mà, có gì mà phải
vội vã ...". Rồi bà tiếp " Như
trưa nay nè, bỗng dưng con gái tôi
thèm ăn món lẩu Tàu, thế là chúng
tôi vô đây, xếp hàng, nghe nói
nhà hàng này món nào cũng ngon lắm
.. " . Tôi gật đầu đồng ý
và cảm thấy vui vui trong lòng ......
Ăn no xong, thì đến chiều. Không ai
muốn về nhà, thế là kéo nhau ra park
chơi. Nhìn quanh, thiên hạ đông như kiến
, tự dưng tôi thấy lòng mình vui chi lạ.
Trải tấm chiếu trên bãi cỏ, tôi nằm
xoãi người, vươn vai một cái thật
đã . Dường như hơn 10 năm sống
trên đất Mỹ, tôi chưa hề có
được cái " đã " nào
như thế này . Cứ để mặc tụi nhỏ
tha hồ chơi xích đu, cầu tuột, chạy
chơi, la hét ...
tôi nằm đeo cặp mắt kính mát,
tận hưởng từng làn gió thoảng qua một
cách khoái chí, do ... nothing , lim dim ... ngẫm
nghĩ sự đời. Kể cũng lạ, nhờ
có cái ngày này, mà tôi mới nhận
ra là hình như trong đời , tôi chưa hề
bao giờ có được một ngày không
... vội vã ...
... Sinh ra và lớn lên ở Saigòn, trong
một gia đình nghèo, nên tôi biết rất rõ là
chỉ có ráng học thì mới có thể
giúp tôi thoát khỏi cái kiếp
nghèo muôn thuở đó. Ngay từ nhỏ
tôi đã rất hiếu học. Từ lớp tiểu
học, đến phổ thông, rồi đại học,
cả đời tôi chỉ biết có sách vở,
và suốt ngày chỉ cắm đầu cắm cổ
mà học. Tuổi thơ tôi chưa hề có
một ngày không vội vã. Hôm nào
cô giáo bệnh , được nghỉ và về
sớm , trong khi các bạn bè cùng trang lứa
lăng xăng tìm chỗ đi chơi, hay la cà các
hàng quán , thì tôi lại vui mừng
vì .. có thêm giờ để học bài.
Tôi hối hả đạp xe về nhà, rửa mặt
vội vàng và ngồi vào ngay bàn học.
Bài thi nào cũng vậy, được 9 điểm
là tôi buồn, vì phải điểm 10 cơ
thì tôi mới chịu. Mọi người
luôn bảo là tôi thích sự tuyệt
đối, và như vậy thì đời
tôi sẽ khổ ...
Vào đại học, 5 năm, tôi lại chưa hề
có được một ngày không vội
vã. Lúc nào tôi cũng bận rộn, với
bài vở và với những cuộc thi . Tôi luôn tham lam, mong muốn
mình phải đạt điểm 10 trong mọi
bài thi. Tôi sẵn sàng thức khuya , dậy sớm,
miễn sao đạt được điểm tối
đa là tôi vui. Có lần nhỏ bạn
thân bảo tôi một câu chí lý " Học mà không chơi giết
mòn tuổi trẻ, Chơi mà không học giết
cả tuơng lai .. ". Tôi nói ngay "
thì bởi vậy, tao học nè , chỉ có
cái học mới giúp mình thoát ra khỏi
nghèo khó ", nhỏ bạn cười " Tao
thì chọn ... cả hai, vừa học vừa
chơi, miễn sao không thi lại là " đủ
xài " rồi, rồi
mai này mày sẽ hối tiếc khi tuổi trẻ
trôi qua uổng phí ... ". Tôi chỉ cười,
nhưng bây giờ mới nhận ra là nó
có lý ...
Ra trường ở Canada, đi làm, tôi lại
lao vào công việc, làm thật nhiều, để
mong kiếm thật nhiều tiền trong thời gian ngắn
nhất. Tôi tình nguyện là 7 ngày 1 tuần,
mỗi ngày 13 tiếng. Ròng rã 3 năm
thì tôi đuối sức, nên đành giảm
bớt chỉ làm 5 ngày. Mười năm trời,
tôi dành dụm đựơc một số tiền,
và nỗi ao ước,
làm giàu, thật nhanh , đẩy tôi
vào thị trường chứng khoán. Tôi say
mê chơi stock, nên ngày nào tôi cũng
luôn bận rộn với Wallstreet, với giá cả
và những con số lên xuống của từng
công ty. Trúng stock,
chỉ qua một đêm, tôi bỗng nhiên
thành triệu phú. Ấy thế mà tôi vẫn
chưa có được một ngày không bận
rộn. Ngay hôm đó, đầu tôi lại
tính toán cách đầu tư nào để
nhân đôi, nhân ba số tiền tôi
đang có. Thế là lại mạo hiểm, lại
chơi những ván bài to hơn . Ông bà ta đã
có câu " Có gan làm giàu kia mà
". Tôi đã có gan, và tôi
đã giàu, thì bây giờ nếu muốn
giàu hơn, tôi cần phải có gan hơn ...
Thị trường chúng khoán sụp đổ,
tôi trở tay không
kịp, thế là mất trắng . Tôi không nản
" không sao, còn sức khoẻ, còn quyết
tâm , ta có thể làm lại từ đầu,
thì sẽ có tất cả " . " Có chí thì
nên " , nên tôi quyết định qua Mỹ,
vì Hoa kỳ là đất nước của
cơ hội. Tôi lại lao vào công việc, cần
cù, ký cóp ... để dành tiền.
Vào những năm sau 2000, ngành dược
và computer đang lên cơn sốt thiếu người.
Thế là thiên hạ ùn ùn đổ sang
Mỹ, vì làm việc nhiều tiền hơn.
Tôi lại đi làm full time, 5 ngày một tuần
, và luôn sẵn sàng làm overtime bất cứ
khi nào công ty cần. Tôi đi làm từ
sáng đến tối, ăn thì " cơm chỉ
" , food to go, không xài gì cả, cắc ca cắc
củm để dành từng đồng xu, hy vọng
sẽ có cơ hội đổi đời ...
Và rồi thì cơ hội đến thật, khi
cơn sốt bất động sản bùng nổ.
Giá nhà cửa tăng vùn vụt , từng
ngày. Hễ ai chậm tay là ... sorry, ráng
mà chịu khó ngồi nhìn " căn
nhà mơ ước " vuột khỏi tầm tay, bạn
nhé. Và tôi lại bị cuốn xoáy
vào cơn lốc này, như hàng triệu
người ở xứ Mỹ .
Mỗi tuần chỉ có được hai
ngày nghỉ làm,
tôi rời nhà từ 8 giờ sáng đến
9 giờ tối , lái xe khắp mọi ngõ
ngách, để tìm xem có căn nhà
nào " For sale by owner " không, hay có căn
nào trông lụp xụp mà mình có thể
tân trang chút đỉnh lại rồi " flip
", kiếm vài chục ngàn bỏ túi .
Có những bữa tôi không có cả thời
giờ để ăn cơm, mua vội vàng chút
food to go bỏ bụng . " Thảy " 1 căn
nhà, wow , ngon ăn quá, tôi làm căn thứ
nhì, rồi thứ ba. Lòng tham con người
là không đáy kia mà . Thì
đùng một cái, cái " bong bóng
" nhà đất nổ tung . Bao nhiêu kẻ mất
nhà, tay trắng, và có tôi trong số
đó . Từ một triệu phú ( lần thứ
hai ) , tôi trở thành người mang nợ ngập
đầu. Và thế là tôi phải đi
làm bù đầu bù cổ để
ráng cầm cự mấy căn nhà. Đến chừng
thật sự đuối, thì tôi đành phải
buông - trong cay đắng,
vì không còn sự lựa chọn
nào khác. Tôi shortsale mấy căn nhà,
trước khi để nhà bank kéo . Rồi giờ
thì tôi phải tiếp tục đi cày , cả
đời , để mà trả nợ. Một
bài học .. suốt đời không thể
nào quên. Cho đáng kiếp mày, một kẻ
tham lam ...
Hôm nay nằm dài trên bải cõ,
hít thở bầu không khí trong lành của
một ngày nắng ấm, chẳng có việc
gì phải làm, thế mà tôi thấy lòng
mình , tâm mình sao mà thảnh thơi chi lạ.
Giờ phút này, tôi không giàu, nhưng
sao tôi lại có được sự bình an,
điều mà đã hai lần là triệu
phú, tôi hoàn toàn chưa bao giờ có
được. Thật sự tôi phải cám
ơn chính phủ Canada, hay cám ơn người ân nhân " trí tuệ
" nào đó,
đã nghĩ ra cái ngày đặc biệt
này trong năm, để giúp người dân
biết trân quý sự thanh thản mà cuộc
sống ban cho chúng ta. ...
Bỗng dưng tôi chợt nhớ mới
cách đây vài tuần , tôi tình cờ gặp
lại cô bạn c ũ hồi
trung học, khi vô tiệm food to go ở Cali mua đồ
ăn . Hai đứa chỉ kịp chào hỏi
vài câu, thì cô bạn vội vã về
đón con, còn tôi thì lật đật
đi ra xe sợ trễ giờ làm. Cô bạn than
" Sao cuộc sống tụi mình lúc nào cũng
tất bật quá há, chỉ khi nào hết thở thì mới hết ... bận
rộn ... ".
Tôi chỉ cười " Xứ Mỹ mà
lị ... " .
Cô bạn tự dưng hỏi xin địa chỉ
email của tôi, rồi bảo rằng " sẽ email
gửi cho bồ một
bài ý nghĩa lắm ", rồi cô cười
nói thêm " nhưng đọc thì hay,
mà làm có được hay không lại
là chuyện khác . .. ".
Tối đó check mail, tôi nhận được
ngay , với vài dòng nhắn nhủ " Bồ
ráng cố gắng thực hành theo lời
khuyên trong bài này nhé, còn mình
thì ... đời vẫn lăng xăng .. ".
Tôi bật cười , và click vô đọc
bài viết ngắn của cô bạn :
BẬN
RỘN làm cho ta không có bình an và hạnh
phúc
BẬN
RỘN làm cho sự hành xử của ta vụng
dại
BẬN
RỘN làm cho cái hiểu biết của ta
khô cằn
BẬN
RỘN làn cho sự sống của ta ngắn lại
BẬN
RỘN khiến ta không thấy được cái
đẹp của người ta thương yêu
BẬN
RỘN khiến ta đi trên đường như ma
rượt ...
Đời
sống BẬN RỘN là đời sống ... bất
hạnh nhất trên đời ... !
Thế
đấy, nhưng con người ai ai cũng luôn
tìm đủ mọi lý do để mà ... BẬN
RỘN.
Và
rồi một ngày kia, thử hỏi có ai mang theo
được cái " BẬN RỘN " về
bên kia thế giới ?
Hãy biết dừng lại
Hãy biết ngơi nghỉ
Hãy tập thanh thản
và buông xả, thảnh thơi ...
thì
khi cái ngày ấy đến , chúng ta mới
có thể ra đi với cái tâm ... KHÔNG
... BẬN RỘN .... !!!
Đúng vậy, dường như chúng ta ,
ai ai cũng luôn tự tìm cho mình một "
lý do " để mà bận rộn , mà
chưa hề bao giờ biết cách " nếm "
được hương vị cuộc sống của mỗi
ngày. Tôi chợt nhớ đến cô Kim Anh ,
cô cũng đã bảo tôi câu này khi
bác sĩ cho biết là cô chỉ còn
vài tháng để sống, và cô
đã nói với tôi " Mỗi người
đều có số phần, cô cũng mừng là cô còn
" vài tháng ", thì ít nhất cô
cũng sẽ có được vài tháng sống
trong bình an, không vội vã.. ".
Chiều xuống, trời bắt đầu ngả
tối. Thiên hạ lần lượt rời công
viên. Cả nhà tôi cũng lục đục
thu xếp đồ lại.
Bé Tina có vẻ nuối tiếc, bé hỏi
bà chị tôi " Mommy, ngày mai có
còn là " No
hurry day " hôn ? " .
Chị tôi cười " Hết rồi con, mỗi
năm ở Canada có một ngày hà .. ".
Na phụng phịu " Na muốn every day đều
là " No hurry day
" cơ... ".
Chị tôi nói ngay " Dễ thôi con , nếu
mỗi ngày mà con biết enjoy, thư thả, con
đừng làm việc gì gấp gáp hết,
thì mỗi ngày sẽ là " No hurry day
" rồi.. .".
Tôi đứng đó, nuốt từng lời
bà chị nói, và cảm thấy " ganh tỵ " với
đứa cháu của mình, vì chỉ mới
4 tuổi, mà cháu đã được học
một bài học quý giá nhất trên
đời, còn tôi , gần nữa đời
người mới được học bài học
đó ...
Lên xe, cậu em trai mở nhạc, vặn thật
lớn bài hát mà tôi rất thích :
... " Nếu chỉ còn một
ngày để sống
Chợt nhận ra cuộc đời
quá đẹp
Phải chăng ta sống quá vội
vàng
Nên ra đi chưa được
bình an ... "
Đúng thật , cả một đời
tôi luôn sống quá vội vàng , thì
làm sao có thể ra đi bình an ? Một lần
nữa, xin cám ơn cái ngày đặc biệt
này, đã giúp tôi có một cái
nhìn mới , khác
hơn về cuộc sống ...
Tự dưng tôi nhớ đến hai cô bạn
thân. Cô bạn đạo Chúa thì chủ
nhật nào cũng đi nhà thờ, hễ rảnh
là đọc cuốn Thánh kinh nhỏ lúc
nào cũng kè kè trong bóp. Cô hay
nói với tôi " Chúng ta nên làm theo
lời dạy của Ngài, thì lúc ra đi,
mình sẽ được lên Thiên
Đàng với Chúa .. ".
Nhỏ bạn đạo Phật thì hễ rảnh
là đến Chùa, niệm Phật, nó
nói tôi " Ở lành, giữ ngũ giới,
làm từ thiện, thì chắc chắn sẽ
được về với Phật .. ". Còn giờ
phút này, tôi hiểu ra một điều
" Nếu như chúng ta biết tự làm cho mỗi
ngày của mình thành " MỘT NGÀY
KHÔNG VỘI VÃ
" , thì chúng ta sẽ có được 365
ngày một năm đang sống ở Thiên
đàng, hay Niết Bàn ... rồi đó ...
Chúc mỗi người trong cuộc đời,
luôn có được những ngày ...
không vội vã ...
HOÀNG THANH
(Trang Thu
Vo sưu tầm, Dương Liễu & Nhã Khanh
cùng chuyển)