Suy
xét về câu chuyện Lý Tống và ca sĩ
Đàm Vĩnh Hưng
(TRẦN
KINH KHA)
Câu chuyện Lý Tống
và Đàm Vĩnh Hưng, tôi không suy
xét về hành vi giữa con người với
nhau trên khía cạnh luật pháp. Vì
hành vi đó, đã có luật pháp
phán xét.
Tôi cũng không suy xét
những ngày qua các diễn đàn
đã liên tục bình luận đúng,
sai, hỉ, nộ, ái ố cho cả hai bên.
1. Ý nghĩ là gì ?
Mà thực ra rất nhanh gọn
chúng ta đều thấy rõ, nhận thức
rõ ràng rằng: “35 năm trôi qua, vết
thương trong lòng dân tộc Việt Nam
đã không thể nào hàn gắn
được cho đến hiện tại hôm nay
và đến cả một thời gian dài, rất
dài sau này…”
Hành vi và tổ chức
hành vi của Lý Tống đã nói
lên nỗi đau của dân tộc này
(tôi nhấn mạnh, là tôi nói đến
nỗi đau của dân tộc này, chứ
không nói đại diện đồng bào hải
ngoại hay quan điểm chống cộng, hoặc
không chống cộng tại hải ngoại). Vì
sao nên nỗi thế này cho dân tộc Việt
Nam?
1. Thà chúng ta phân chia
như Nam Hàn và Bắc Hàn rạch ròi
hai miền giới tuyến và tất cả.
2. Thà chúng ta cũng hợp
nhất như Đông Đức và Tây Đức
sống chung dưới cùng một mái nhà
và cùng tất cả.
3. Hoặc thà chúng ta
không hề có Tổ quốc vì sự lưu
vong, mà phải giành giật nhau hàng ngày
như người Do Thái.
Đau đớn và oan nghiệt
thay chúng ta đều không được như một
trong ba trường hợp nêu trên. Chúng ta thống
nhất được đất nước, có Tổ
quốc, nhưng dân tộc chúng ta, những
người anh em máu đỏ da vàng của
chúng ta phải sống lưu vong.
Lưu vong,
Đó là cội nguồn của
vấn đề, là tiền đề cho một nỗi
đau không bao giờ chấm dứt. Và song song với
sự lưu vong ấy là một từ mà
chúng ta đã nhắc rất nhiều:
“ý thức hệ”. Sự song song này
vô tình mà đầy hữu duyên như
âm và dương sẽ mãi sinh sôi, trường
tồn không thể nào chấm dứt được.
Các thế hệ hải ngoại, con cháu có
đến đời thứ ba, đời thứ tư
hay nhiều đời sau nữa, họ cũng sẽ
không quên vì sự di truyền của kết
quả song song ấy, dù thế hệ thứ nhất,
thứ hai của họ có qua đời về với
bên kia thế giới.
2. Sự không thể,
cho dù đã được giá như…
Không thể nào xóa
đi sự “lưu vong”, không thể nào
tất cả những người anh em máu đỏ
da vàng ở tất cả các thế hệ sẽ
trở về hết, sống dưới cùng một
mái nhà Việt Nam, đó là thực tế,
thực tế của cuộc sống hàng ngày của
con người vì miếng cơm manh áo, vì sự
nghiệp bản thân, vì điều kiện
nơi xứ người.
Chúng ta chỉ còn biết
xóa nhòa “ý thức hệ”, để
bẻ gãy sự song song oan nghiệt đó.
Nhưng …
Hoàn toàn không thể.
Và có thể mãi mãi là không thể.
Trừ phi, trái đất
này ngừng quay, để chúng ta có thể
sắp xếp lại lịch sử. Nhưng điều
trừ phi đó cũng không đấng Cứu thế
nào có thể làm được.
3. Nội tại
Có người nói rằng,
khuyên rằng: Đảng Cộng sản nên thay
đổi. Buồn cười và hão huyền
quá. Kẻ chiến thắng là kẻ tàn nhẫn,
đó là quy luật. Họ đã chiến thắng,
thì không lý gì họ sẽ thay đổi
con đường họ đã chọn và
đã đổ bao nhiêu xương máu,
cùng hàng trăm ngàn lý do khác …
Đấu tranh cho dân chủ, tự
do? Kết quả rồi đấy! Từ hải ngoại,
đến trong nước, có thay đổi
được gì? Tác động được
gì? Chỉ rung được vài cành cây
nhỏ, rụng vài chiếc lá khô trong
cái cây cộng sản bảo thủ và
lì lợm đến mù quáng thì làm
được gì?
4. Thế giới
đang nhìn vào Việt
Nam
Vâng, đúng vậy!
Hãy để những ánh
mắt đó nhìn thẳng vào Việt Nam, giữa
thời đại internet này.
Để người cộng sản
tự mâu thuẫn và tự đánh người
cộng sản. Họ gây nên cuộc chiến tranh
Nam - Bắc vì muốn đẩy lùi chủ nghĩa
tư bản, để xây dựng chủ nghĩa
xã hội. Chủ nghĩa tư bản là
nguyên nhân khiến họ sợ hãi đến
hãnh diện như một đứa trẻ dỗi hờn
mà hét toáng lên để tự khẳng
định mình rằng: họ là tiền đồn
phương Đông cho chủ nghĩa xã hội.
Nhân - Quả là quan hệ
trong tất cả các học thuyết quản trị.
Hãy để những ánh
mắt của chủ nghĩa tư bản đang sinh
sôi phát triển kia nhìn vào họ.
Hãy để chủ nghĩa
tư bản tự làm nốt phần Quả của
nó, mà nó đã từng bị khựng lại
trong cuộc chiến tranh Nam - Bắc trước
đây. Và sự khựng lại, không có
nghĩa là dừng cho tất cả.
Do đó, chúng ta vẫn sống.
Sống để lo cho hậu thế con cái chúng
ta tốt hơn từ thể chất đến tinh thần.
Chúng ta có thể dạy chúng tất cả.
Nhưng đừng bao giờ dạy chúng hai danh từ
cho đến hết cuộc đời chúng ta nhắm
mắt xuôi tay, đó là: Dương Văn
Minh và Hồ Chí Minh.
Trần Kinh Kha
©
2010 talawas
(Allen
Trinh sưu tầm và chuyển)