Thăm thi sĩ Hà
Thượng Nhân
(Ðông Anh)
Ngày thứ Tư vừa qua
chúng tôi lên nhà thương Regional Medical
Center San Jose thăm nhà thơ Hà Thượng
Nhân. Lúc đó khoảng 11 giờ sáng. Hỏi tên họ tại phòng tiếp
tân, chúng tôi lên thẳng lầu 3
phòng 311.
Ngày Thứ Hai, điện thoại
nhà Anh Hà bận liên tục khiến
chúng tôi không liên lạc được.
Thường ngày đầu tuần anh em thuộc
cơ sở Văn Thơ Lạc Việt hay lên thăm
bậc trưởng thượng và mời anh đi ăn trưa. Mỗi lần mời
anh đi ra ngoài phải có hai người đi
kèm để anh khỏi ngã. Tháng
trước nhà văn Thanh Thương Hoàng chở
anh ra ngoài, khi anh mất thăng bằng, ông
Hoàng chạy tới đỡ khiến hai người
cùng té, vì vậy mấy độ sau
này ít người đến mời anh đi
ăn trưa. Ai cũng ngại không đủ
sức đỡ anh.
Ngày hôm sau, thứ Ba chúng tôi điện
thoại lên thăm nhà thơ Hà Thượng
Nhân mới hay anh đang nằm nhà thương.
Con anh cho biết ngày hôm qua phải gọi xe cứu thương đưa anh vào
nhà thương vì bí tiểu.
Ngày thứ ba, khi chúng tôi tới
thăm, anh vẫn phải thông tiểu bằng ống
dẫn từ bàng quang ra ngoài. Anh cho
biết mỗi lần y tá đặt ống thì
đau lắm. Bây giờ giữ cái ống theo người thật là khó chịu,
chỉ muốn giật ra thôi.
Cô con gái tên Thục mới từ Oklahoma qua thăm
và săn sóc bố. Mỗi lần
anh khát nước, cô Thục phải nâng
giường lên cao, để ống hút vào
miệng cho bố hút. Chỉ nhắp
một tý thôi đã sặc rồi, con vội
vàng hạ giường xuống để bố thở.
Cô chăm sóc tận tình,
nói năng từ tốn nhẹ nhàng. Cô
cũng cho biết chiều hôm qua mẹ có ở
đây với ba, đút súp cho ba ăn làm cho cơn đau của ba dịu
đi.
Cô dịu dàng hỏi ba có biết ai
đến thăm ba không ? Anh nói biết, nhưng tôi cũng tự
giới thiệu và trình diện mọi người
với anh. Khi đưa cuốn đặc san Lê Hoa Xuân Kỷ Sửu 2009 do Cụ
Lê Duy Hồng từ San
Diego biếu nhờ chuyển đến
anh, anh vội mở trang tìm bài thơ của anh
gửi đăng. Anh tìm vậy thôi
chứ đâu có thấy gì, tôi phải lật
trang có bài thơ Xuân Vẫn Còn
Ðây đưa anh xem. Anh không
đọc được. Một con mắt bên
phải đã không còn nhìn thấy sau khi
bác sĩ mắt điều trị bằng tia laser. Con bên trái chỉ thấy lờ
mờ. Nhìn dáng người, nghe tiếng,
đoán được là ai nhưng xem chữ
thì không thấy rõ được.
Anh nói với chúng tôi về tuổi thọ
của Cụ Hồng, hội trưởng hội Lê Tộc,
năm nay cũng 96 tuổi rồi mà còn chịu khó
và minh mẫn làm đặc san Xuân hàng năm.
Chợt anh nhìn lên và hỏi anh này
là Trầm Tử Thiêng phải không
? Tôi vội vàng đính
chính đây là nhà thơ Phan Tưởng
Niệm ở San Jose,
Trầm Tử Thiêng đã đi lâu rồi.
Tôi hỏi ban đêm nằm buồn một
mình anh có làm thơ không. Có
chứ. Anh cho nghe vài câu đi.
Quên rồi. Những câu thơ
làm ra và quên đi trong khoảnh khắc chắc
phải là những câu thơ xuất thần!
Anh nằm nhìn lên trần nhà nói
chuyện văn chương về Võ Phiến, về báo
Tự Do, về báo Tiền Tuyến, về Sài
Gòn. Các chuyện anh nói
không liên tục, không mạch lạc. Ðang
nói về Võ Phiến lại chen
chuyện Chu Tử vào. Anh cứ nói
không cần có người nghe. Chúng tôi đưa đẩy câu chuyện
để anh có dịp nói. Thấy anh
nói say sưa, đôi mắt lấp lánh sau mỗi
câu chuyện, khuôn mặt rạng rỡ như
đang sống lại kỷ niệm xưa. Tất cả
chúng tôi cố gắng nghe nhưng không hiểu
vì tiếng được tiếng mất, song cũng
lây cái hạnh phúc mà anh đang có. Không ai nỡ cắt, không ai nỡ bỏ
đi. Anh nhấp chút nước rồi lại lan man nói tiếp.
Tôi mời anh đi họp với
Văn Thơ Lạc Việt, cô Thục hỏi anh
có đi không, anh trả lời đi chứ rồi
hỏi ai đến đón. Chinh Nguyên. Ờ
được.
Ngày Thứ Năm 16 tháng 7,
nhà thương RMC đưa anh về thẳng
nhà an dưỡng do bác sĩ Nguyễn Xuân
Ngãi làm chủ ở
đường Alvin, San Jose.
Nơi này hơn mười năm
trước tôi đã đưa anh đến
thăm một người bạn hàng xóm ở
Sài Gòn năm xưa. Anh Ðỗ Hữu Bài người cùng
khóa Cương Quyết Võ Bị 54 với
tôi, anh bị cơn đột quỵ năm 1987 sau
đó vào an dưỡng tại
đây. Anh ở đây tới khi mất vào
năm 2000, tính ra 12 năm có lẻ, người
trụ trì dài kỷ lục ở nhà an dưỡng. Anh đã từng
chứng kiến những người bạn Việt Nam vào
sau đi trước rất nhiều. Ở
đây anh thèm đủ thứ. Thèm mùi
nước mắm, thèm phở, thèm lá
húng quế, thèm bóng vợ con, thèm
tình bè bạn. Cũng tại nơi này anh
Hà Thượng Nhân đã đến dự
sinh nhật của nhà văn Phạm Huấn và
nhà thơ Hoàng Anh Tuấn do em của Phạm Huấn
là Phạm Hùng tổ chức cho anh mình. Cũng từ nơi này Hoàng Anh Tuấn
và Phạm Huấn đã ra đi.
Bây giờ anh Hà Thượng
Nhân lại đến đây như một
cái vòng nhân sinh của tạo hóa bầy
ra dẫn tới. Có lần anh nhắc tới
nurshing home và mong được vào đó như là niềm
vui lúc tuổi già. Không biết
anh còn nghĩ đó là niềm vui hay
không.
Chiều Thứ Năm, lúc 7 giờ,
nhà thơ Chinh Nguyên thay mặt anh chị em Lạc
Việt vào thăm thi sĩ Hà Thượng
Nhân, cố vấn tối cao. Anh nằm trong ánh
sáng mờ
ảo của căn phòng, ngủ như
mê, phải gọi mãi mới tỉnh dậy.
Phòng 104 ngay cánh trái của khu an
dưỡng. Không có điện thoại
mà nếu có anh Hà cũng không nghe
được, nhưng bằng hữu đến thăm
thì lúc nào cũng chấp nhận. Chỉ cần nghe giọng nói và tiếng
cười cũng đủ vui. Chiều
Thứ Sáu vào thăm thấy anh đã tỉnh
và khỏe hơn nhiều. Buổi sáng chị
và các cháu quây quần chăm sóc. Râu đã cạo, tóc đã chải
trông quắc thước vô cùng.
Anh bắt
đầu một cuộc sống mới. Cuộc
sống dần dần xa lánh mọi tục lụy
và quên dần chuyện thơ phú văn chương.
Trong cái cảm nghĩ như thế tôi xin mạn
phép viết thay anh Hà Thượng Nhân
bài thơ như sau:
Vào nhà an dưỡng mấy
hôm nay
Chợt hỏi trong lòng tỉnh hoặc
say ?
Ðêm mộng hồn ma chàng Phạm
Huấn
Ngày mơ bóng dáng bạn
Hoàng Tây *
Câu thơ văng vẳng tâm
còn động
Hương rượu nồng nàn
mắt vẫn cay
Chữ nghĩa văn chương ngoài cánh cửa
Ðời người như thể
gió mây bay
* Hoàng Anh Tuấn
Ðông Anh
4 giờ sáng ngày Thứ
Sáu 17 tháng 7 năm 2009
(Minh Do chuyển)