SU'U TÂ`M 11

Home | SUY NGÂM~ | SUY NGÂM~ [tt] | SUY NGÂM~ 1 | SUY NGÂM~ 2 | SUY NGÂM~ 3 | SUY NGÂM~ 4 | SUY NGÂM~ 5 | SUY NGÂM~ 6 | SUY NGÂM~ 7 | SUY NGÂM~ 8 | SUY NGÂM~ 9 | CU'̉'I CHÚT CHO'I | CU'̉'I CHÚT CHO'I [tt] | TA.P GHI | TA.P GHI [tt] | TA.P GHI 1 | TA.P GHI 2 | TA.P GHI 3 | TA.P GHI 4 | TA.P GHI 5 | TA.P GHI 6 | TA.P GHI 7 | TA.P GHI 8 | TA.P GHI 9 | TA.P GHI 10 | TA.P GHI 11 | TA.P GHI 12 | TA.P GHI 13 | TA.P GHI 14 | TA.P GHI 15 | TA.P GHI 16 | TA.P GHI 17 | TA.P GHI 18 | TA.P GHI 19 | TA.P GHI 20 | TA.P GHI 21 | TA.P GHI 22 | TA.P GHI 23 | TA.P GHI 24 | TA.P GHI 25 | TA.P GHI 26 | TA.P GHI 27 | TA.P GHI 28 | TA.P GHI 29 | TA.P GHI 30 | TA.P GHI 31 | TA.P GHI 32 | TA.P GHI 33 | TA.P GHI 34 | BÀI VIÊ'T | BÀI VIÊ'T [tt] | BÀI VIÊ'T 1 | BÀI VIÊ'T 2 | BÀI VIÊ'T 3 | BÀI VIÊ'T 4 | BÀI VIÊ'T 5 | BÀI VIÊ'T 6 | VA(N VUI | VA(N VUI [tt] | VA(N VUI 1 | VA(N VUI 2 | VA(N VUI 3 | LINKS | TIN .. TH̉'I SU'. | TIN .. TH̉'I SU'. [tt] | LU'U Ư | THÚ VI. | THÚ VI. [tt] | CHUYÊ.N KHÓ TIN | CHUYÊ.N CÔ? | CHIUYÊ.N CÔ? [tt] | CHUYÊ.N CÔ? 1 | CHUYÊ.N CÔ? 2 | CHUYÊ.N CÔ? 3

SUY NGÂM~ 9

Phải tìm cho ra cái nguyên nhân chính

 

Phải tìm cho ra cái nguyên nhân chính

đã gây ra  "cái loạn của thiên hạ"

(Thu-Giang Nguyễn Duy Cần)

 

Sự vật trên đời luôn luôn động. Động nên mất quân bình. Nhưng mất quân bình đây chỉ là mất quân bình tạm để tìm lại sự quân bình.

Luật quân bình chi phối tất cả sự vật. Hay nói theo nhà Đạo học Đông phương, cái Tịnh là gốc của cái Động (Tịnh là luật quân bình). Lão-Tử bảo: "Hữu sinh hư Vô" là vậy - Luật quân bình giống như tình trạng của Hư Vô, nó lại là nguồn gốc của vạn hữu.   Do đó cái luật "bớt chỗ dư, bù chỗ thiếu" (tốn hữu dư, bổ bất túc) của tạo hóa để lập lại quân bình mới có sự động biến của vũ trụ. Bằng không, vạn vật sẽ rơi vào cõi tịch nhiên yên lặng. Cho nên, những sự vật mà ta thấy mất quân bình chỉ là sự nghiêng lệch tạm thời để đi tìm quân bình. Có thể nói rằng: ngay trong những sự vật không quân bình cũng là do quân bình mà ra.  

Khoa học Tây phương ngày nay đã không nói khác hơn. Trong "La Conquête de la Science", Pierre Rousseau nhận định rằng:   "Trong vũ trụ có những vật nóng và lạnh" (...) Các ngôi tinh tú cứ lạnh dần, nghĩa là cứ giảm dần sức nóng để chuyển sang các ngôi tinh tú khác trên thiên cầu.   Các ngôi tinh tú mà càng lạnh thêm bao nhiêu, thì các khoảng không gian kia lại càng nóng thêm bấy nhiêu. Ấy là một cuộc thiên diễn chậm chạp, không nhận thấy được, nhưng tất nhiên không có không được. Những vật nóng càng mất sức nóng bao nhiêu thì các vật lạnh càng được chia sức nóng bấy nhiêu. Và như vậy, nhiệt độ có khuynh hướng đi dần đến sự quân bình, nghĩa là bằng nhau. Ngày mà tất cả mọi vật trong vũ trụ cùng đồng một nhiệt độ như nhau, sẽ không còn có sự trao đổi khí lực nữa, sẽ không còn có sự đồng biến nữa. Đó là ngày của tận thế rồi vậy !   (La Conquête de la Science- Paris, 1945, A. Fayard tr.307)  

Kinh Dịch bảo: "Vật cùng tắc biến" không có nghĩa là biến một cách lẹ làng mà diễn biến lần lần ... hột giống cần luân trưởng lâu ngày, đó gọi là "tích" (chứa) và "tiệm" (lần lần).   Nhưng "Vật cùng tắc biến", "Vật cực tất phản" thì làm thế nào biết được đâu là mức tột cùng để dự định được việc đừng cho phản biến ? Ở đây triết học Đông phương không thấy đâu nói đến cả. Là tại sao ? Là vì có "tri túc chi túc" mới "thường túc": Một vấn đề thuần túy của cá nhân. Tất cả cái thuật xử thế là ở chỗ "biết đủ" (tri túc) và "biết dừng" (tri chỉ)."Biết đủ" mới có thể rõ lúc nào mà dừng. Nhưng sao mới đủ, "đủ" của người này không còn phải là cái "đủ" của kẻ khác. Chính như câu này của Khổng Tử: "Kỷ sở bất dục, vật thi ư nhân" (cái gì mình không muốn kẻ khác làm cho mình, chớ có làm cho kẻ khác). Biết đâu cái mà mình không muốn, kẻ khác lại muốn. Lấy bụng ta suy bụng người là việc làm cần cẩn thận vì dễ sai lầm. Biết "đủ", biết "dừng" là vấn đề cá nhân không thể để xã hội quy định.  

Tùy trường hợp riêng biệt của mỗi người, ta thường thấy một chất thuốc bổ, với một độ nào đó, nó là thuốc bổ, mà với một độ nào đó, nó sẽ trở thành thuốc độc. Việc đời cũng thế. Cái mà ta gọi là "phải", chỉ " phải " ở một mức độ nào. Trong những trường hợp nào, chứ không phải luôn luôn là phải, bất cứ ở trường hợp nào. Cho nên làm cái phải nào hoặc theo một cái phải nào, cần phải xem xét trước cái lúc mà cái phải ấy vượt mức trung để biến thành cái quấy, tức là xem cái phải ấy nên dừng nơi đâu ... để nó đừng vượt mức Trung mà biến thành cái quấy. Ngạn ngữ Tây phương cũng có câu: "Quá công bình, thành bất công". Bởi vậy mới có câu: "Họa mạc đại ư bất túc, cửu mạc đại ư dục đắc" (không họa nào lớn bằng không biết đủ, không hại nào to bằng muốn được). Bởi vậy, phải "biết đủ trong cái đủ" của mỗi sự vật thì mới tránh được họa hại. Đó là tất cả sự khôn ngoan sáng suốt của những bậc hiền giả Đông phương.  

Đạo đức cao nhất của người Đông phương là đến được cái đạo Trung. Có người cắt nghĩa chữ Trung này bằng chữ Thời: Hễ đúng thời là hay, sái thời là dở.  

Vấn đề "hiểu biết" của người Đông phương, vì vậy, không còn phải là một việc làm phản động, bởi phản động với cái lầm, vẫn lầm. Chỉ cần "dư thì bớt, thiếu thì thêm" để cho được quân bình, bao giờ cũng cố giữ được mực trung, cái "Trung" động (dynamique) chứ không phải cái " Trung" tịnh (statique).  

Thường ta hay nghĩ phải lấy cái Thiện mà trừ cái Ác, lấy cái của đối phương mà trị đối phương ... Nhưng, ta nên nhớ câu: "Thiện Ác giai thiên lý" của tiên-sinh Trình Minh Đạo, cả hai đều là những điều kiện cần thiết cho nhau. Lấy cái Thiện trừ cái Ác, có khác nào trị bịnh mất ngủ bằng cách cho uống thuốc ngủ li bì. Phải làm sao cho sự thức ngủ được điều hòa.   Cần trị "gốc" chứ không phải chỉ lo trị "ngọn". Người "mất ngủ" là vì Âm Dương mất thăng bằng. Hãy lo điều hòa lại khí Âm Dương thì "sự thức ngủ" sẽ được thăng bằng. Đó cũng là cái nghĩa "bất dĩ trị, trị thiên hạ" (đừng lấy cái trị mà trị thiên hạ) của triết học Lão-Trang.

 

Thu-Giang Nguyễn Duy Cần

nguồn:   www.tuchuabenh.com

 

 

(Ngô Quang Võ & A Trinh sưu tầm và chuyển)

 

website counter