SU'U TÂ`M 11

Home | SUY NGÂM~ | SUY NGÂM~ [tt] | SUY NGÂM~ 1 | SUY NGÂM~ 2 | SUY NGÂM~ 3 | SUY NGÂM~ 4 | SUY NGÂM~ 5 | SUY NGÂM~ 6 | SUY NGÂM~ 7 | SUY NGÂM~ 8 | SUY NGÂM~ 9 | CU'̉'I CHÚT CHO'I | CU'̉'I CHÚT CHO'I [tt] | TA.P GHI | TA.P GHI [tt] | TA.P GHI 1 | TA.P GHI 2 | TA.P GHI 3 | TA.P GHI 4 | TA.P GHI 5 | TA.P GHI 6 | TA.P GHI 7 | TA.P GHI 8 | TA.P GHI 9 | TA.P GHI 10 | TA.P GHI 11 | TA.P GHI 12 | TA.P GHI 13 | TA.P GHI 14 | TA.P GHI 15 | TA.P GHI 16 | TA.P GHI 17 | TA.P GHI 18 | TA.P GHI 19 | TA.P GHI 20 | TA.P GHI 21 | TA.P GHI 22 | TA.P GHI 23 | TA.P GHI 24 | TA.P GHI 25 | TA.P GHI 26 | TA.P GHI 27 | TA.P GHI 28 | TA.P GHI 29 | TA.P GHI 30 | TA.P GHI 31 | TA.P GHI 32 | TA.P GHI 33 | TA.P GHI 34 | BÀI VIÊ'T | BÀI VIÊ'T [tt] | BÀI VIÊ'T 1 | BÀI VIÊ'T 2 | BÀI VIÊ'T 3 | BÀI VIÊ'T 4 | BÀI VIÊ'T 5 | BÀI VIÊ'T 6 | VA(N VUI | VA(N VUI [tt] | VA(N VUI 1 | VA(N VUI 2 | VA(N VUI 3 | LINKS | TIN .. TH̉'I SU'. | TIN .. TH̉'I SU'. [tt] | LU'U Ư | THÚ VI. | THÚ VI. [tt] | CHUYÊ.N KHÓ TIN | CHUYÊ.N CÔ? | CHIUYÊ.N CÔ? [tt] | CHUYÊ.N CÔ? 1 | CHUYÊ.N CÔ? 2 | CHUYÊ.N CÔ? 3

VA(N VUI 3

Babysitting

 

Babysitting

(Huỳnh Anh)

 

Tác giả là một cư dân cao niên tại Westminster, tự sơ lược tiểu sử: 1963-1975: Dạy học tại Việt Nam; 1975-1985: Thầy giáo tháo giày; 1985-2003: Làm đủ mọi nghề tại Mỹ, từ thượng vàng đến hạ cám, từ "nhân viên gửi hàng và nhận hàng" đến giảng viên Đại Học; 2003 đến nay: Về hưu. Bài viết về nước Mỹ đầu tiên của ông là "Dâu Gia Trên Xứ Cờ Hoa". Bài viết thứ hai, vẫn là những chuyện kể duyên dáng vui vẻ về quan hệ gia đ́nh tại Mỹ. Mong tác giả viết tiếp.

 

***

 

Lúc c̣n ở quê hương, thú thực là tôi chưa hề biết đến cái nghề "babysitting" này, chưa hề nghe nói đến cái nghề khá phổ thông này tại xứ Cờ Hoa.

 

Tôi học Anh Văn từ cuốn Anglais Vivant Edition Bleue và nhớ là trong cuốn sách này cũng không hề đề cập đến cái nghề "Babysitting", nôm na là nghề giữ trẻ. Phải chờ đến ngày ra đi t́m tự do và may mắn đến được ḥn đảo Galang ở Nam Dương, tôi mới thấy được cái chữ "lạ đời" như chữ Babysitting. Lúc bấy giờ, đâu dễ kiếm ra được một cuốn tự điển để làm sách gối đầu giường ! Muốn tra cứu th́ phải đến thư viện của khối giáo dục trên đảo mới có tự điển. V́ thế mà trước khi đi định cư tại Mỹ, khi được đưa đến tạm trú tại một trung tâm chuyển tiếp ở Singapore 5 ngày, tôi đă ṃ mẫm đi t́m mua một cuốn tự điển "Longman" để mà nâng niu, tŕu mến (làm như qua Mỹ không có loại tự điển này ! Thật là quê ba cục !)

 

Trở lại với lần đầu tiên khi bắt gặp chữ "Babysitting" tôi cứ ngẩn ṭ te, tự bảo: Quái lạ thật ! "baby" là em bé, là nhóc con, là bébé, "Sitting" là ngồi, là hiện tại phân từ của động từ "To Sit" vậy th́ "Babysitting" là Em bé ngồi nhưng mà lại chẳng có ư nghĩa ǵ hết. Thế là ba chân bốn cẳng, tôi chạy đến thư viện để tra cứu. Hoá ra là nghề giữ trẻ lúc cha mẹ em bé vắng nhà. Kể ra th́ tiếng Anh, cũng hay thật ! Giữ trẻ tức là Em bé ngồi, nghĩa là giữ cho Em bé ngồi yên đít, vững vàng trên ghế "xô pha" để ḿnh an nhiên, tự tại ngồi xem Tivi. Trên nguyên tắc là như vậy, giữ em bé !

 

Luật pháp Mỹ bắt buộc các thiếu nhi dưới 13 tuổi  phải có "babysitter" chăn giữ khi cha mẹ chúng vắng nhà. Cái chữ "babysitter"này cũng thật là mới lạ với một số người như tôi, dạo ở trại tỵ nạn Galang. Nhiều người nhầm là Babysister ! Mà nhầm là có lư do v́ "sister" là chị và chị giữ em là quá đúng rồi chứ c̣n ǵ nữa. V́ thế mà thỉnh thoảng trên thư từ qua lại của những người quen, tôi vẫn c̣n thấy họ viết là "babysister" hoặc lúc nói chuyện, họ cũng chịu khó nhấn vào chữ "S  của chữ "Sister". Tiếng Anh, tiếng Mỹ thật là nhiêu khê ! Cái nghề giữ trẻ của "chị Dậu" th́ có ǵ đâu mà phải rắc rối để chúng tôi phải viết lầm và phát âm sai !

 

Tôi có ông bạn lúc sang Mỹ th́ vừa đến tuổi hưởng Medicare, tức là 65 mùa Xuân đă trôi qua trên cuộc đời. Vợ ông ta th́ cũng tṛm trèm sáu mươi "mùa Thu chết". Ở Mỹ mà trên 60 tuổi th́ làm ǵ kiếm ra được "job". Thế là bà ta phải đi làm Babysitting. Một tuần, ở lại nhà chủ 5 ngày, cuối tuần mới được về nhà. Ông chồng, tuổi già, không có vợ chăm sóc nên bực ḿnh bực mẩy, cứ tiếng bấc tiếng ch́, dè bỉu vợ một cách vô lư rằng vợ ông ta bây giờ là "chị Dậu" và bất măn ra mặt cho là "đă lầm đưa Em sang đây". May mà vợ ông ta không c̣n nhan sắc lúc xuân th́ chứ không th́ ông ta lại đổ ghè tương ra tùm lum trong nhà.

 

Thật là khổ cho ông bạn của tôi ! Ở quê nhà, tốt nghiệp đại học mà không thuộc câu: "Nhất nghệ tinh, nhất thân vinh". Cạy cục giấy tờ, chạy xuôi, chạy ngược từ phường đến quận, lên đến thành phố để được đi Mỹ mà lại không biết áp dụng câu: "Nhập gia tuỳ tục, nhập giang tuỳ khúc" Ở Mỹ mới đúng là không có nghề ǵ sang, nghề ǵ hèn, miễn kiếm ra được đô la là OK tuốt luốt.

 

Tôi nói th́ vậy chứ trên thực tế tôi cũng c̣n nhiều nhân sinh quan  khá hẹp ḥi. Chẳng hạn, tôi không thể giải thích tại sao và  không thông cảm được với cô con gái người bảo trợ cho gia đ́nh chúng tôi, một cô bé người Mỹ xinh đẹp, tốt nghiệp đại học mà lại lặn lội từ tiểu bang New Hampshire về tận Arizona để làm Babysitting trong một gia đ́nh phú quư. Cô ta và ngay cả ông bố cô ta, một giáo sư trung học rất lấy làm "happy" v́ cô ta được gia chủ cấp cho một chiếc xe hơi và một pḥng riêng để ăn ở mà giữ trẻ. Sống thật thoải mái, cuối tuần, cũng hưởng thụ y như một công, tư chức, không thiếu bất cứ một mục du hí nào. Tôi rất ṭ ṃ muốn biết cô ta được trả lương như thế nào, nhưng ở Mỹ v́ vấn đề tế nhị có tính cách riêng tư nên chuyện lương bổng không bao giờ được hỏi đến, do đó mà tôi cứ ấm ức măi tại sao tốt nghiệp đại học mà lại bằng ḷng đi làm nghề giữ trẻ.

 

Dân Việt Nam ta, một số người lớn tuổi, lúc sang Mỹ, cũng chọn nghề này v́ nếu may mắn gặp một em bé dễ dạy và nếu lại có ḷng thương yêu trẻ th́ thật là một nghề nhàn hạ. Làm nghề này, không cần giấy phép hành nghề, lại được trả lương bằng tiền mặt nên rất tiện lợi cho những người hưởng trợ cấp "Welfare", khỏi cần khai báo thuế má lôi thôi.

 

Hành nghề này lại không cần cả đến thẻ An Sinh Xă Hội. Tôi có cô Em họ, sang Mỹ du lịch và thăm bà con họ hàng, được người thân giới thiệu đến giữ trẻ cho một đôi vợ chồng bác sĩ, vợ Việt, chồng Mỹ tại Texas. Mỗi tháng, cô lănh ngon ơ một ngàn đô. Hết hạn 6 tháng lưu trú, cô xin gia hạn thêm 6 tháng nữa. Thế là lúc về lại quê hương, cô ẳm theo hơn 10 ngàn đô. Đi du lịch mà như cô này th́ ai mà chẳng ham. Hoan hô "Babysitting" !

 

Có nhiều h́nh thức giữ trẻ: Ta có thể ở tại nhà của ta và cha mẹ các em bé, sáng sớm trên đường đi làm việc, họ đem con đến cho chúng ta giữ, chiều đi làm việc về, họ ghé ngang qua nhà của ta để đem con họ về. Hoặc là ta bằng ḷng đến nhà của người mướn ta, ở lại giữ trẻ trong ṿng 8 tiếng, rồi chiều lại, ta về nhà của ta. H́nh thức thứ ba là ta ở lại nhà của người cần ta giữ trẻ, từ thứ Hai đến thứ Sáu và cuối tuần ta mới thong dong về nhà. Mỗi phương thức có một giá cả riêng, nhiều ít tuỳ hoàn cảnh. Nếu ta có máu phiêu lưu giang hồ vặt th́ nhận đi giữ trẻ ở các tiểu bang xa nơi ta trú ngụ, lương tiền nhiều hơn, được trọng đăi hơn và khi buồn chán lại khăn gói đi làm việc ở tiểu bang khác, xem như đi du lịch vậy. Những người có con cái cháu chắt ở các tiểu bang khác nhau thường "hành nghề" như thế này. Chẳng hạn, năm này giúp con gái, giữ cháu ngoại ở Texas, năm sau về Cali giữ cháu nội, giúp con trai. Con trai, con gái phải trả lương tiền hẳn hoi mà lại phải trả hậu hĩ hơn người dưng, nước lă v́ được bảo đảm rằng người giữ trẻ thương yêu thật sự con của ḿnh. Cháu nội, cháu ngoại mà không thương sao được !

 

Nghề giữ trẻ, nói th́ nghe dễ dàng, đơn sơ như dzậy mà nhiều khi không phải dzậy, v́ đă có nhiều tệ trạng liên quan đến h́nh sự xảy ra trong ngành nghề này. Có người giữ trẻ vô lương tâm đă hành hạ trẻ, đánh trẻ, ngắt véo trong nách trẻ em để tránh cha mẹ chúng nh́n thấy dấu vết. Có người c̣n táng tận lương tâm cho em bé uống thuốc ngủ để rảnh rỗi khỏi phải chăm sóc chúng.  Những việc làm tắc trách này đă được phát hiện nhờ một số phụ huynh đă đặt "camera" kín trong nhà để kiểm soát các hành vi phạm pháp của người giữ trẻ.

 

Nghề "babysitting" này không thấy các đấng liền ông làm, có lẽ không ông nào đủ kiên nhẫn ngày 8 tiếng ngồi giữ trẻ, ngoại trừ những người như tôi, bị con cái năn nỉ, gần như ép buộc phải nhận lănh trách nhiệm giữ trẻ.

 

Tôi về hưu v́ muốn "nợ tang bồng trang trắng vỗ tay reo" khỏi phải ngày 8 tiếng lóc cóc trên keyboard, họp hành bàn thảo dự án này, công tŕnh khác, ngày ngày tiếp xúc khách hàng (Clients) đủ mọi chủng tộc và v́ không muốn nh́n cái mặt non choẹt của tên "Supervisor" đáng tuổi con ḿnh mà lúc nào cũng muốn chỉ dạy ḿnh này nọ dù bằng cấp và kinh nghiệm của hắn ta c̣n thua kém ḿnh. Hắn chỉ hơn ḿnh là hắn có thế, có thần và hắn là dân Mỹ, c̣n ḿnh là dân thiểu số, nói tiếng Anh c̣n ưa múa tay và nghe ra giọng (accent) Tây, giọng ta, giọng Nam Kỳ, Trung Kỳ, Bắc Kỳ.

 

Hưởng nhàn đâu được vài năm th́ thằng cháu nội  đích tôn của tôi được hơn 2 tuổi tức là đến tuổi quậy phá và bà giữ trẻ không dám giữ nó nữa v́ phải chăm nom nó từng giây, từng phút, không dám lơ là, sợ nó nghịch phá có thể xảy ra găy chân, găy tay hay u đầu, sứt trán. Thế là ông con trai của tôi năn nỉ tôi giữ thằng cháu nội v́ không t́m ra được người khả dĩ tin cậy để chăm sóc nó. Thương cháu và muốn giúp con nên tôi đành phải hành nghề "babysitting", một nghề gần như độc quyền của phận liền bà.

 

Thành công đầu tiên đáng tuyên dương của tôi trong "sự nghiệp" giữ trẻ là tôi lột tă (diaper) thằng nhóc cháu nội và tập cho nó ngồi trên cầu tiêu. Cam go lắm, thưa quư vị ! Nhưng mà lúc thành công rồi, th́ khoẻ vô cùng v́ khỏi phải thay tă lót, khỏi phải làm buồn ḷng khứu giác mỗi khi thằng nhóc ưu ái tặng  ông nội món quà thơm tho. Cha mẹ thằng nhóc phục tôi sát đất, khen tôi có thiên khiếu tức là được trời ban cho năng khiếu giữ trẻ, một thiên tài nở muộn. Đi đâu, gặp bạn bè, bà con, tôi cũng khoe thành tích này của tôi và tôi phục tôi thật, không ngờ tôi lại đủ nhẫn nại tập cho thằng cháu nội hưởng trọn vẹn đệ tứ khoái trên đời.

 

Tưởng đâu về hưu, được vui hưởng tuổi già, ngày tháng nhàn hạ, lêu lổng chơi bời, khi cuộc rượu, lúc tiệc trà ! Ai ngờ vướng vào cái nghiệp giữ trẻ, giờ giấc bó buộc, trách nhiệm đầy ḿnh, không dám để mắt rời xa thằng bé lấy một tích tắc đồng hồ. Vèo một cái là thấy mất hút thằng nhóc v́ nhà nhiều pḥng nên nó tha hồ chạy trốn "cái thằng ông nội" khốn khổ.

 

Một hôm, tôi muốn đứng tim v́ thấy thằng bé trèo lên giựng ngủ của tôi và leo qua cái kệ sách bên cạnh giường, đứng chênh vênh như đang làm tṛ xiếc. Tôi cố gắng mỉm cười duyên dáng với thằng bé (như lúc tôi quyến rũ bà nội nọ thuở xa xưa), nhẹ nhàng, rón rén đi đến kệ sách, và lúc vồ được nó, ẵm được nó trên tay, tôi mừng hú vía và lúc bấy giờ mới dám rầy la nó và phát vào mông nó thật mạnh để răn đe lần sau không được làm "tṛ xiếc." Nếu lúc thằng bé c̣n đang đứng thế "kim kê độc lập" trên kệ sách, một thế tấn trong vơ nghệ gia truyền của tôi. (Nói phét đấy ! Tôi th́ chỉ có vỏ khoai v́ tôi khoái ăn sang tức là sáng ăn khoai.)  mà tôi hốt hoảng la hét, nạt nộ thằng bé chắc là nó hoảng sợ mà dám té lăn cù xuống nền nhà lắm. À, th́ ra tôi có khiếu giữ trẻ và nhiều kinh nghiệm trong nghề thật chứ đâu phải chơi ! Mừng ơi là mừng !

 

Nghề giữ trẻ, như nghề chơi, cũng lắm công phu ! Công phu thứ nhất, tối cần thiết là sự nhẫn nại ! Có lúc tôi phải chơi tṛ chơi trốn t́m hay là cỡi ngựa chạy lông nhông với thằng nhóc suốt mấy giờ đồng hồ liền v́ nó vẫn c̣n khoái, không chịu ngưng mặc dù thằng ông nội nó đă mệt đứ đừ và chán lắm rồi, muốn đổi sang tṛ chơi khác chứ chơi với nó hay với bà nội nó hoài cũng đâu có ǵ thích thú. (Mong rằng bà nội thằng nhóc không đọc thấy câu này !) Chắc quư vị cũng tự hỏi thế bà nội thằng nhóc ở đâu mà ông nội nó phải làm phận sự "vú em". Xin thưa, bà nội nó chưa đến tuổi về hưu nên phải tảo tần nuôi ông nội nó ăn chơi. Khổ như vậy đó ! Biết thế đừng sang Mỹ cho xong !

 

(Lại nói dóc rồi ! Nhưng mà cũng lắm người phát ngôn hay lộng ngôn như thế lắm đó, thưa quư vị. Mê Mỹ, bằng mọi giá phải sang Mỹ, thế mà lúc đến được bến bờ tự do, mỗi lúc gặp chuyện không vừa ư, lại than thở rằng đă sai lầm khi khăn gói quả mướp sang Hoa Kỳ. Nhưng, nếu hỏi họ tại sao không trở về sống trên quê hương cho sướng tấm thân th́ họ nhăn mặt, chau mày, chê ỉ, chê ôi đủ mọi thứ ở quê nhà.)

 

Chắc quư vị lại muốn hỏi tôi thế th́ thằng con trai của tôi trả công cho tôi bao nhiêu để giữ thằng cháu nội. Lại xin tŕnh làng, không dám dấu diếm: Ḿnh là người Việt Nam, sống bằng t́nh cảm chứ không phải là "business is business" như Mỹ nên không ra điều kiện lương bổng với con cái, đưa nhiêu nhận nhiêu. Và v́ thế mà thằng con của tôi cũng sống bằng t́nh cảm, nghĩ rằng bố thương con của bố, quư đích tôn của bố th́ bố đâu cần tiền công. Do đó mà lúc nào vui, nó đưa tôi vài trăm tiêu vặt, lúc nào nó kẹt tiền v́ phải mua sắm quà cáp cho vợ con ngày Valentine, sinh nhật, kỷ niệm hứa hôn, kỷ niệm thành hôn là nó quên đưa tiền cho bố nó mà tôi th́ vốn con nhà quư tộc, thuộc giai cấp "quư phái b́nh dân" nên đâu có nhắc con trả tiền công giữ cháu nội. Đành ngậm một mối u sầu không dám thổ lộ cùng ai !

 

Tôi không muốn dài ḍng thêm về cái nghề "Babysitting" cao quư này nữa, sợ nhiều người cho là tôi kể công ơn với con cháu. Tôi biết khá nhiều bạn già của tôi cũng lâm vào hoàn cảnh "éo le" này như tôi, tức là giữ cháu nội, cháu ngoại, trong lúc về hưu, đáng lư ra đang an hưởng hay là tận hưởng tuổi già, chẳng hạn như về Việt Nam nuôi một "cô cháu ngoại" để lúc về quê hương, khi trái gió, trở trời, có người đấm bóp như một vài ông già dịch đă và đang thực hiện "giấc mơ đời" này. Tôi, thú thật cũng ham, nhưng mà sợ, sợ hầm bà lằng đủ thứ. Nhiều vấn đề lắm quư vị ơi ! Về quận Cam, ra Bolsa, ngồi ở mấy quán cà phê th́ tha hồ mà biết đủ mọi thứ chuyện trên đời, cười ra nước mắt, nào t́nh nghĩa bạc như vôi, con c̣n thơ mà vợ không dại nên đă ôm cầm sang thuyền khác khi đặt chân lên đất nước Cờ Hoa, nh́n quanh chợt thấy chồng ḿnh già nua, ốm yếu, ho hen, tháng tháng lănh tiền già, hoàn toàn không giống ông Việt kiều ngày nào về thăm quê hương, vung vít đô la loè đào nhí.

 

Thấy và nghe những cảnh đời "ngang trái" của mấy lăo già dịch mà tôi nổi gai ốc cùng ḿnh, không dám mon men về quê hương kiếm tí t́nh lẻ cho vui đời tỵ nạn nên đành cu ky, biểu diễn ḷng chung thuỷ bất đắc dĩ với bà nội thằng nhóc con mà hiện tôi đang "babysitting".

 

 

 

Huỳnh Anh

 

(Bai Chuyen)

 

 

 

website counter