SU'U TÂ`M 13

Home | SUY NGÂM~ | SUY NGÂM~ [tt] | SUY NGÂM~ 1 | SUY NGÂM~ 2 | SUY NGÂM~ 3 | SUY NGÂM~ 4 | SUY NGÂM~ 5 | SUY NGÂM~ 6 | SUY NGÂM~ 7 | VA(N | VA(N [tt] | VA(N 1 | VA(N 2 | VA(N 3 | VA(N 4 | VA(N VUI | VA(N VUI [tt] | VA(N VUI 1 | VA(N VUI 2 | VA(N VUI 3 | VA(N VUI 4 | CU'̉'I CHÚT CHO'I | CU'̉'I CHÚT CHO'I [tt] | TA.P GHI | TA.P GHI [tt] | TA.P GHI 1 | TA.P GHI 2 | TA.P GHI 3 | TA.P GHI 4 | TA.P GHI 5 | TA.P GHI 6 | TA.P GHI 7 | TA.P GHI 8 | TA.P GHI 9 | TA.P GHI 10 | TA.P GHI 11 | TA.P GHI 12 | TA.P GHI 13 | TA.P GHI 14 | TA.P GHI 15 | TA.P GHI 16 | TA.P GHI 17 | TA.P GHI 18 | TA.P GHI 19 | TA.P GHI 20 | TA.P GHI 21 | TA.P GHI 22 | TA.P GHI 23 | TA.P GHI 24 | TA.P GHI 25 | TA.P GHI 26 | TA.P GHI 27 | LINKS | CHUYÊ.N LA. | THÚ VI. | BÀI VIÊ'T | BÀI VIÊ'T [tt] | BÀI VIÊ'T 1 | BÀI VIÊ'T 2 | BÀI VIÊ'T 3 | BÀI VIÊ'T 4 | BÀI VIÊ'T 5 | BÀI VIÊ'T 6 | BÀI VIÊ'T 7 | BÀI VIÊ'T 8

TA.P GHI 6

 

Mắc nghẹn vì “Trăng Nghẹn”

(Khánh Minh)

 

Được giải thưởng ở các cuộc thi thơ, văn trong nước có vui không ? Có lẽ với một số người là niềm vinh hạnh. Nhưng tôi tin có người xem đó là tai họa. Nhà thơ Hoài Tường Phong là một “điển hình” rất mới.

 

Bài thơ "TRĂNG NGHẸN" của Hoài Tường Phong vừa mới được công bố: đoạt giải Nhất cuộc thi thơ đồng bằng sông Cửu Long do các Hội Văn học Nghệ thuật trong khu vực này liên kết tổ chức, tỉnh Cần Thơ đăng cai, nhà thơ chưa nhận được giải thưởng thì tai họa thình lình giáng xuống. Có “Bàn tay lông lá” của một số cơ quan nào đó tự cho là “có thẩm quyền” thò vào giải thưởng, yêu cầu (hay ra lệnh) ban giám khảo “chọn lại bài khác để trao giải Nhất vì bài thơ Trăng Nghẹn u ám quá ! Lý do: “Trăng thì phải sáng, thậm chí rất trong sáng, chớ không thể nào nghẹn được !?”

 

Có lẽ quí ông ở mấy cơ quan “có thẩm quyền” chưa bao giờ mắc nghẹn khi ăn khi uống, nên tâm hồn trong sáng vằng vặc của họ không bao giờ hiểu nổi thế nào là trăng nghẹn.

 

Ban giám khảo (trưởng ban là nhà thơ Phạm Sỹ Sáu) quyết định giữ vững lập trường, không chấm lại giải. Tức thì “Bàn tay lông lá” bèn quay hướng thò sang tác giả, yêu cầu (hay ép buộc) nhà thơ phải tự làm đơn từ chối giải thưởng với lý do “tôi không có gửi thơ tham dự cuộc thi”. Hoài Tường Phong giữ vững lập trường, khẳng định: “Tôi đã gởi dự thi.” Sau đó chủ tịch Hội Văn nghệ Cần Thơ lại yêu cầu ông làm đơn xin từ chối giải thưởng với lý do: “Thơ tôi có nhiều câu chữ không phù hợp với tiêu chí cuộc thi.”

 

Khác nào ức hiếp nhà thơ phải tự trảm bài thơ mình. Hoài Tường Phong vẫn đứng vững: “Đó là việc thẩm định của Ban giám khảo.”

 

Chiều ngày 3.3.2010, bất chấp sự phản đối của giới văn học trong nước, ban thường vụ Liên hiệp Hội văn học nghệ thuật thành phố Cần Thơ đã họp và chính thức quyết định loại bỏ giải nhất của bài thơ “Trăng nghẹn” của Hoài Tường Phong.

 

Cần chú ý đây là giải thưởng của khu vực Đồng bằng sông Cửu Long, vậy mà một Hội văn nghệ địa phương đã lộng quyền áp chế cả khu vực.

 

Thật đáng ghê sợ cho sức mạnh và ghê tởm cho sự thô bỉ của “Bàn tay lông lá” !

 

Có thể nhà thơ Hoài Tường Phong đang buồn, có thể ban giám khảo cuộc thi đang thất vọng, riêng tôi đang mừng ! Vì “Trăng nghẹn” đã làm giới chức có thẩm quyền “mắc nghẹn”, dám cả tuần nay họ còn mất ăn mất ngủ nữa là khác (sợ mất ghế mà). Họ mắc nghẹn vì sao, vì “Trăng nghẹn” đã phơi bày ra sự thật quá đỗi đau đớn, quá sức xót xa của một vùng quê từng vang bóng là vựa lúa của cả nước, hãy đọc hai đoạn thơ của “Trăng nghẹn”:

 

Xóm bên sông nhiều cô gái rời quê,

Về thăm nhà xênh xang lụa là hàng hiệu.

Vài căn nhà xây, đổi đời nhờ những đồng tiền báo hiếu,

Khởi sắc một vùng quê sao nghe có chút bùi ngùi.

 

Đồng bằng quê hương tôi nhiều cái nhất ngậm ngùi:

Sản lượng lúa nhiều, vùng cá ba sa lớn nhất,

Đầu tư văn hóa thấp và khó nghèo cũng nhất,

Và cũng dẫn đầu, những cô gái lấy chồng xa.

 

Tại sao giới chức có thẩm quyền lại không dám nhìn thẳng vào vầng trăng u ám đó, vào chính cái nghèo đói tả tơi của cả vùng đồng bằng đang đẩy con người rời bỏ quê hương ?

 

Phải chăng căn bệnh dối trá đã thấm vào máu, cấp dưới đưa lên trung ương những thành tích giả, báo cáo láo, cấp trên phủ dụ cấp dưới bằng những lời hứa ảo, mọi người xoa tay hỉ hả với con số tỉ lệ tăng trưởng thần tốc, với giấc mơ phù phiếm biến đất nước thành con rồng nhỏ ở Đông Nam Á !

 

Còn sự thật: dân ở nhiều xã bị đói rã họng phải ăn cháo thay cơm, thanh niên vay nợ đi làm đầy tớ nước người, các em gái bị ép buộc làm nô lệ tình dục ở các động bên Kampuchia, phụ nữ rời bỏ quê nhà đi làm vợ, làm điếm khắp các nước, bệnh HIV lan rộng, thì họ vẫn trơ tráo che đậy, không cho ai nói lên sự thật. Mà che đậy làm gì, thế giới chẳng lạ lùng gì, còn làm bộ làm tịch, nhảm !

 

Sự cố bài thơ “Trăng nghẹn” của Hoài Tường Phong năm nay sao giống chuyện xảy ra năm 2006 với “Cánh đồng bất tận” của nhà văn Nguyễn Ngọc Tư. Không lẽ bánh xe lịch sử quay đi quay lại hoài vẫn y chang như vậy.

 

Năm đó ban Tuyên giáo tỉnh ủy Cà Mau cũng bị mắc nghẹn vì cái truyện vừa “Cánh đồng bất tận”, đã đề nghị “kiểm điểm, phê phán một cách nghiêm khắc” với Nguyễn ngọc Tư. Ông Dương Việt Thắng, Trưởng Ban Tuyên giáo nhấn mạnh nhiệm vụ của Hội văn học nghệ thuật tỉnh Cà Mau là phải: “Thường xuyên có định hướng cho người viết, tạo điều kiện cho hội viên (có Nguyễn ngọc Tư) học tập lý luận chính trị, trau dồi đạo đức, nâng cao ý thức trách nhiệm của người cầm bút, nâng cao nghiệp vụ chuyên môn.” (theo báo Tuổi Trẻ)

 

Rất may, Nguyễn ngọc Tư đã viết “Cánh đồng bất tận” trước khi bị định hướng, nên nhà văn đã rút hết ruột gan mà tả cảnh làng quê miền nam ngày nay, không có “trăng sáng soi liếp dừa” mà là “đĩ dập dìu trên đê, lượn lờ quanh lều của thợ gặt” khi đến mùa gặt lúa.

 

“Cánh đồng bất tận” đã được giải thưởng của Hội Nhà văn Việt Nam dù bị sức ép rất mạnh từ các Bàn tay lông lá.

 

Cả hai, nhà văn Nguyễn Ngọc Tư và nhà thơ Hoài Tường Phong đã phải lãnh đủ vì dám viết lên sự thật. Dù sao tôi vẫn khoái chí, và hy vọng Hoài Tường Phong sẽ đổi buồn thay vui vì “Trăng Nghẹn” bây giờ đã tỏa sáng khắp nước, lan ra nước ngoài. Biết đâu, nó sẽ cùng chung số mệnh với “Cánh đồng bất tận”, được giới văn học khu vực Đông nam Á chú ý, được biên soạn thành kịch, thành phim !?

 

Vậy, hãy cám ơn Bàn tay lông lá !

 

 

Khánh Minh

© 2010 talawas

 

 

(Sưu Tầm Liên Mạng chuyển)

 

 

website counter