Tình
cho không biếu không
(Hoàng
Thế Hiển)
Ba mươi sáu năm về
trước, đám người thất trận
như “cá nằm trên thớt”, ngửa mặt
nhìn lên, kinh hoàng khi thấy những tên
đồ tể cầm dao, lăm le chờ giáng xuống.
Lúc đó , thứ mà họ mong đợi
là những tấm lòng vị tha, những lời
nói thông cảm, những thái độ cởi
mở, và một chính sách “hòa hợp
hòa giải” để họ có cơ hội
làm lại cuộc đời.
Ba mươi sáu năm về
trước, miền Nam VN sụp đổ, đã
làm cho đám người bị nhà nước
miệt thị là “ngụy quân, ngụy quyền”
phải vào bước đường cùng. Trong
các quân y viện, các thương binh mới
bị cắt chân, cắt tay, mổ bụng, băng
còn đẫm máu. Các bệnh nhân mới
mổ mắt, chẳng nhìn thấy đường, cũng
bị trục xuất cấp kỳ. Họ dìu nhau,
xiêu vẹo, dời bệnh viện để đi tới
một vùng tương lai mờ mịt. Cư xá
thương phế binh bị giải tỏa để
thay chủ mới. Những đổ nát và tuyệt
vọng đã khiến nhiều thương phế
binh tự sát, nhiều thương phế binh đi
làm hành khất để độ nhật.
Dân miền Nam cũng không hơn gì. Những
người có máu mặt bị đánh
tư sản, tịch thu nhà cửa và đưa
đi kinh tế mới. Ngụy quân ngụy quyền bị
tập trung đi cải tạo, hứa hẹn chỉ
có 3 ngày, nhưng lại đưa tới
các vùng rừng thiêng nước độc
trong một thời gian vô hạn định. Nhà
nước kiểm soát dân chặt chẽ bằng
các bản kê khai lý lịch, việc
đăng ký hộ khẩu, giấy phép cư
trú … Hành hạ dân bằng những chiến
dịch thủy lợi, đổi tiền, lao động
XHCN. Người dân bí lối, chỉ còn một
con đường chạy ra biển, “vào tử
lộ để tìm sinh lộ”. Công an
biên phòng ráo riết rượt đuổi
và bắn giết họ như những đám thợ
săn hung hăng. Chính quyền lên tiếng kết
án đám người bỏ nước ra đi
là “thứ đồ đĩ điếm”.
Ba mươi sáu năm trước,
chính quyền đối xử với đám
người thất trận không một chút
nương tay.
Ba mươi sáu năm sau,
chính quyền cứ nằng nặc đòi “lấy
tình thương xóa bỏ hận thù,
đòi "bắc nhịp cầu xóa hố
sâu ngăn cách", đòi “cùng nhau
nắm tay ….” . Và người hải ngoại
tự hỏi: Tại sao lại có thứ “tình cho không, biếu
không” được … cưỡng ép trao tặng
một cách…. vô tội vạ này ?.
Có thực sự nhà nước
cần mọi người đoàn kết lại
để cùng xây dựng đất nước
VN hay không ? Điều này chắc hẳn là
không ! Dân trong nước có 86 triệu người,
dân hải ngoại chỉ có 3 triệu người,
lại ở rải rác khắp nơi. Nếu 86 triệu
người không xây dựng được đất
nước, thì 3 triệu người làm sao
mà làm nổi. Hãy nhìn về quá khứ
và hiện tại, nhà nước đã
làm gì để chứng tỏ là quan
tâm tới xây dựng đất nước ?
ngoài những chuyện cắt đất dâng biển,
quỳ lụy ngoại bang. Điều này,
đã làm cho hải ngoại phải tốn
khá nhiều giấy mực.
Hoặc là nhà nước
nhìn vào lượng kiều hối mỗi năm
của Việt kiều gửi về giúp thân
nhân mà ngộ ra rằng Việt kiều giàu
quá !. Nên tìm cách ràng buộc để
bắt họ đóng góp giống như những
người Do Thái, từ mọi nơi trên thế
giới đều gửi tiền về xây dựng
quê hương. Nói thế cũng không
đúng, nhà nước không hề thiếu
tiền. Những dự án đầu tư của
người nước ngoài, khai thác Bauxit, cho
thuê rừng đầu nguồn, xuất cảng gạo
và hải sản. Nguồn lợi về xuất khẩu
lao đông, lượng kiều hối trên 8 tỷ
mỗi năm …. Nếu thiếu tiền thì tại
sao lại có những công trình xây dựng
xa hoa như khu nghỉ mát “Hoa Sen”, theo lối
xài tiền của Dubai ở Trung Đông, các
sân Golf rộng mênh mông, và mới
đây, là đề án xây cất 262
ngôi biệt thự ở Hà Nội cho các
cán bộ cấp Thứ Trưởng trở lên.
Tiền bạc của nhà
nước dư dả tới nỗi mỗi vị trong
chính quyền đều có … vài tỷ
đô la tiền lẻ, gửi các ngân
hàng ngoại quốc.
Hoặc là nhà nước
cần các chất xám ở hải ngoại để
về thay thế cho đám Tiến sĩ giấy,
có lượng mà không có phẩm,
được đào tạo hàng lố ở
trong nước. Điều này cũng không
đúng vì nhà nước không hề
có chính sách đãi ngộ trí thức
nước ngoài. Chủ trương của Đảng
và nhà nước là : “hồng trên
chuyên”, mặc dầu trên danh thiếp của
các vị lãnh đạo, danh thiếp nào cũng
chen chúc những học vị …. ma.
Hoặc là nhà nước
ngọt ngào chiêu dụ đám người hải
ngoại để họ ngưng biểu tình,
không viết bài chống đối, không
hô khẩu hiệu đả đảo khi các vị
tai to mặt lớn đi công du hải ngoại. Để
“tránh voi chẳng xấu mặt nào”,
các vị này đã phải đi cổng sau
vào phòng họp. Cũng tới nơi, nhưng
hơi ê mặt với nước chủ nhà.
Điều này cũng chưa chắc đúng,
vì hiện tượng này đã lặp
đi lặp lại cả mấy chục năm nay,
và các vị lãnh đạo đã
thành … chai mặt.
Hoặc là, nhà nước
cần chứng tỏ cho thế giới biết là
chính quyền đã khống chế được
lớp Việt kiều hải ngoại. Hiện nay, 90 triệu
dân ở trong nước và hải ngoại
cùng siết tay, cúi đầu dưới sự
lãnh đạo của đảng. Làm như thế,
thì VN sẽ có tiếng nói hiệu quả
hơn, sẽ tạo được uy tín vững
vàng hơn trên trường quốc tế.
Có lẽ vì thế mà phái đoàn
Nguyễn Thanh Sơn sẽ lên đường qua Mỹ
và Canada vào cuối năm nay để gọi
là “gặp gỡ, tiếp xúc với người
Việt hải ngoại còn thiếu thông tin đứng
đắn về VN, và vẫn còn mang tư tưởng
hận thù, cùng với những lời nói,
việc làm chống lại nhà nước
VN.”. Mục đích của phái đoàn
là “ xây dựng cộng đồng người
Việt ở Hoa Kỳ thực sự đoàn kết
vì Quê hương đất nước ruột
thịt của mình.”
Xin cám ơn “tình cho
không, biếu không” đến …. muộn
màng này. Đảng và nhà nước nếu
thực có như thế thì cho người
dân trong nước đi.
Hoàng
Thế Hiển
5/10
(Viet
Truong sưu tầm và chuyển)