SU'U TÂ`M 13

Home | SUY NGÂM~ | SUY NGÂM~ [tt] | SUY NGÂM~ 1 | SUY NGÂM~ 2 | SUY NGÂM~ 3 | SUY NGÂM~ 4 | SUY NGÂM~ 5 | SUY NGÂM~ 6 | SUY NGÂM~ 7 | VA(N | VA(N [tt] | VA(N 1 | VA(N 2 | VA(N 3 | VA(N 4 | VA(N VUI | VA(N VUI [tt] | VA(N VUI 1 | VA(N VUI 2 | VA(N VUI 3 | VA(N VUI 4 | CU'̉'I CHÚT CHO'I | CU'̉'I CHÚT CHO'I [tt] | TA.P GHI | TA.P GHI [tt] | TA.P GHI 1 | TA.P GHI 2 | TA.P GHI 3 | TA.P GHI 4 | TA.P GHI 5 | TA.P GHI 6 | TA.P GHI 7 | TA.P GHI 8 | TA.P GHI 9 | TA.P GHI 10 | TA.P GHI 11 | TA.P GHI 12 | TA.P GHI 13 | TA.P GHI 14 | TA.P GHI 15 | TA.P GHI 16 | TA.P GHI 17 | TA.P GHI 18 | TA.P GHI 19 | TA.P GHI 20 | TA.P GHI 21 | TA.P GHI 22 | TA.P GHI 23 | TA.P GHI 24 | TA.P GHI 25 | TA.P GHI 26 | TA.P GHI 27 | LINKS | CHUYÊ.N LA. | THÚ VI. | BÀI VIÊ'T | BÀI VIÊ'T [tt] | BÀI VIÊ'T 1 | BÀI VIÊ'T 2 | BÀI VIÊ'T 3 | BÀI VIÊ'T 4 | BÀI VIÊ'T 5 | BÀI VIÊ'T 6 | BÀI VIÊ'T 7 | BÀI VIÊ'T 8

TA.P GHI 2

 

 

Ðến lúc nào Tết về trong khu ổ chuột ...?

(Ngọc Cầm, 19.2.10)

 

 

Có cái Tết nào cho người nghèo ở mảnh đất hình chữ S này hay không ?

 

Dù là phương Ðông hay phương Tây, dân tộc nào cũng có một dịp đặc biệt được gọi bằng "Tết". Ðây là thời điểm đoàn tụ của gia đình. Nếu người phương Tây ngồi quây quần bên cây thông Noel ngắm tuyết rơi thì người phương Ðông sửa soạn lễ cúng gia tiên, chờ đợi tiếng pháo nổ đì đùng vang lên đánh dấu thời khắc giao thừa, để cùng nhau nâng ly mừng tuổi. Người Việt Nam cũng không ngoại lệ, chúng ta có Tết Nguyên Ðán với "Thịt mỡ, dưa hành, câu đối đỏ/ Cây nêu, tràng pháo, bánh chưng xanh". Không khí đầm ấm, đoàn viên ấy khiến cho ta thấy náo nức mỗi lúc xuân sang.

 

Nhưng, có lúc nào bạn thử tách mình ra khỏi số đông háo hức, thay vì nghển cổ đợi pháo hoa tại các trung tâm thành phố rực rỡ đủ màu sắc, dõi mắt tới những khu ổ chuột vẫn chìm trong một màu đen yên tĩnh đến thê lương ?!

 

Tôi không có ý định viết một bài phóng sự hay một bài xã luận, đơn giản đây chỉ là đôi dòng suy nghĩ lúc năm hết Tết đến. Trước khi viết những dòng này, không hiểu cơ duyên nào khiến tôi đọc lại một truyện cổ mà dòng xoáy của cuộc sống bề bộn và phức tạp đã làm tôi quên mất. Bất kỳ ai, từ công nhân, nông dân tới tầng lớp thượng lưu, từ đứa trẻ mới chớm hiểu thế giới xung quanh cho đến cụ già đã quá cái tuổi "tri thiên mệnh", chỉ cần có trái tim cũng đều xúc động rơi lệ khi đọc nó - truyện "Cô bé bán diêm" của Andersen ! Và câu chuyện đau lòng ấy một lần nữa khiến tôi động mối thương cảm. Tôi tự hỏi trên thế gian này có bao nhiêu đứa trẻ lang thang như vậy ? Bao nhiêu người không gia đình cũng chọn cho mình một góc nhỏ tối tăm và đốt lên hi vọng này đến hi vọng khác để rồi kết quả vẫn chỉ là bóng đêm đen tối ?

 

Có cái Tết nào cho người nghèo ở mảnh đất hình chữ S này hay không ?

 

Tết đến, cái gì cũng đắt đỏ, chỉ riêng cái bánh chưng thôi đã hết 40.000-50.000 VNÐ rồi. Với những gia đình cùng khổ, một ngày trung bình chỉ kiếm được 5 hay 6 ngàn đồng thì chỉ riêng giá của một cái bánh chưng cũng đủ giúp họ sống lắt lay một tuần. Nhưng nếu tặng họ một cái bánh chưng thì sao ? Cái bánh chưng ấy chỉ đủ cho gia đình ấy ăn một bữa. Vậy thì họ sẽ cần cái nào hơn, một cái bánh chưng hay mấy chục nghìn ?

 

Ở nông thôn hay miền núi hoặc hải đảo xa xôi, con người cũng thiếu thốn vật chất và phải đương đầu với thử thách thiên nhiên, nhưng chính thiên nhiên lại nuôi sống họ. Họ có thể mò cua, bắt cá hay săn bắn, hái lượm để qua ngày. Nhưng người nghèo ở thành phố thì không có nhiều lựa chọn như vậy. Ðiều kiện thiên nhiên ở thành phố không cho phép người dân nghèo ở đây tự nuôi sống mình bằng cách đó. Ở đây, muốn có những thức ăn dành cho người thì phải có tiền. Nếu không có tiền thì dù đứng trước một rừng thức ăn cũng đành phải nhịn đói mà thôi. Bởi vậy người nghèo chốn thị thành cơ cực hơn vùng sâu, vùng xa nhiều lắm.

 

Mùa xuân năm 2008, anh bạn của tôi, một đạo diễn trẻ lãng du, đã quyết định rời xa cuộc sống thừa mứa vật chất bên gia đình của mình để dành trọn cái Tết với người nghèo tại Bãi Giữa - sông Hồng (Hà Nội). Những người nghèo này vô gia cư hoàn toàn. Họ không bao giờ có đủ tiền mua đất để cất cho mình một ngôi nhà tranh nho nhỏ, cũng chẳng có phòng trọ nào phù hợp với thu nhập 5000đồng/ngày của họ, họ đành phải sống trên những con thuyền nan lênh đênh trên sông Hồng. Mỗi thuyền là một gia đình, người già có, người lớn có, trẻ con có ... nhưng trên sổ hộ tịch của thành phố thì đa phần trong số họ không bao giờ tồn tại. Những người này không có chứng minh thư, không có giấy khai sinh, sống vô thừa nhận và nếu một ngày họ chết đi, trên mặt đất chẳng còn chỗ để xây mộ, phải gửi mình trong dòng nước cuồn cuộn phù sa, thì đúng là họ biến mất hoàn toàn chẳng để lại chút dấu vết gì ! Tức là họ chưa từng ra đời và cũng chưa từng sinh sống trên mặt đất. Họ không được thế giới biết đến.

 

Và đương nhiên, những "người vô hình" này cũng lãng quên thế giới. Những đứa trẻ sinh ra ở đây không được đi học. Người xưa có câu "Có thực mới vực được đạo", ăn còn chẳng đủ, mơ chi đến việc học hành. Những đứa trẻ này lại tiếp tục là "người vô hình" trên những con thuyền. Mọi sự biến thiên của xã hội, họ chẳng để tâm. Anh bạn đạo diễn của tôi đã ghi hình lại tất cả những ngày anh ta ở cùng đoàn người  lưu vong trên chính tổ quốc của mình ấy. Khi được hỏi về những sự kiện xảy ra quanh họ như có biết chủ tịch nước mình là ai không, có biết Việt Nam đã vào WTO không, có biết Mỹ tấn công Iraq không ...v..v... câu trả lời chung cho tất cả những câu hỏi kiểu ấy là "Không". Suy cho cùng, dẫu tất cả những sự kiện ấy có xảy ra hay không, họ vẫn cứ lưu vong như thế từ quãng sông này đến quãng sông khác.

 

Cái Tết với họ cũng xa vời như vậy ... Tết với họ là một khái niệm xa xỉ, nếu không muốn nói là viễn tưởng ! Người ta chỉ nhận ra sự hiện diện của Tết, của mùa xuân ở nơi đây qua cành đào trơ trụi, khô queo do một đứa trẻ con mót được ngoài bãi rác đem về vứt chỏng chơ trên mui thuyền để chuẩn bị làm củi đốt.

 

Ðó chỉ là một dẫn chứng trong muôn vàn dẫn chứng về những người không bao giờ có Tết. Nếu các bạn đi chậm lại và nhìn xung quanh chúng ta, các bạn sẽ thấy biết bao cảnh tượng chua xót tương tự. Khi bạn đi dạo trên con đường Thanh Niên ngăn giữa hồ Tây và hồ Trúc Bạch, có bao giờ bạn để ý một nhà vệ sinh nho nhỏ ở góc vườn hoa Mai Xuân Thưởng ? Với chúng ta là nhà vệ sinh. Nhưng, với rất nhiều người lang thang tứ chiếng, đó là mái ấm. Không biết từ bao giờ, những lưu dân trên khắp cả nước kéo về Hà Nội (người để mưu sinh, người vì kiện cáo ...) đều ở lại trong cái nhà vệ sinh ấy. Ban ngày họ đi đâu không biết nhưng đêm xuống, họ lại về đây, gối mình trên manh chiếu rách hay tờ báo cũ ai đó vứt đi, ôm nhau say ngủ sau một ngày cực nhọc. Tết đến, họ chỉ biết ngồi chống cằm nhìn sang bên kia đường là đền Quan Thánh, xa xa là chùa Trấn Vũ, người người áo quần là lượt đi lễ đầu xuân.

 

Không chỉ trên đất nước ta mà trải khắp cả thế giới, thành phố nào cũng có những xóm nghèo như vậy. Người ta gọi đó là khu ổ chuột. Trong những khu ổ chuột ấy, nhà nào có cơ hội làm một cái Tết nho nhỏ xem như được gọi là "đại gia". Vậy mà có lúc tôi đã từng than: "Tết với nhất làm gì cho khổ, mệt người!" hay "Tết bây giờ chán ngắt, chẳng có gì thú vị nữa cả". Nếu như hồi ấy tôi biết rằng ở đâu đó trên thế giới này với nhiều người có một cái Tết đã là giấc mơ to lớn thì tôi sẽ chẳng bao giờ dám thốt ra những câu nói vô trách nhiệm như thế.

 

Cô bé bán diêm trong đêm Giao Thừa đã đốt đến que diêm cuối cùng mình cô. Nhưng cuối cùng, bữa tiệc mừng năm mới bên lò sưởi ấm cúng cùng bà ngoại chỉ là giấc mơ. Sáng hôm sau, người ta tìm thấy cô bé chết cóng ngoài đường. Không biết trong vô số các khu ổ chuột trên thế giới này, có biết bao nhiêu cô bé bán diêm, có bao nhiêu thân phận đã đốt dần những ước mơ của mình để rồi chìm trong bóng đen tuyệt vọng ?!

 

 

NGỌC CẦM

 

(Allen Trinh sưu tầm và chuyển)

 

 

website counter