Nghĩ Về Ngày 30-4
(Tuệ Vân)
30-4 là
ngày đau thương của toàn dân tộc.
Ngày đất nước bị rơi vào tay cộng
sản Bắc Việt, đưa tới sự việc
không những người dân miền Nam mà
ngay cả người dân miền Bắc cũng phải
rời đất nước ra đi, chạy trốn chế
độ bạo lực, tam vô Việt cộng.
Ngày khởi điểm cho tương lai Việt Nam bị
tụt lùi nhiều chục năm sau các nước
lân bang trong vùng Đông Nam Á.
30 tháng 4
là ngày mở đầu cho những cuộc trả thù của
chế độ Hà Nội đối với các
quân, dân, cán chính Việt Nam Cộng
Hòa. Những trại tù cải tạo, trải
dài khắp 3 miền đất nước, là
nơi nằm xuống vĩnh viễn mất xác của
biết bao nhiêu người tù VNCH, là nơi
đã phá hủy mọi suy nghĩ hành xử
bình thường của nhiều người sống
sót.
30 tháng 4, khắc
sâu vào lịch sử dân tộc vì
ngày này đã mở ra một trang sử đen tối nhất
cho đất nước. Chưa bao giờ dưới một
chế độ cầm quyền Việt Nam hay ngoại
bang mà trẻ thơ Việt Nam phải bán
vào nhà thổ làm ấu dâm, phụ nữ
phải bán thân nơi xứ người để
kiếm sống, thanh niên phải đi lao động
xuất khẩu, bị chủ nhân nước
ngoài bóc lột, đầy đọa, cưỡng
bức. Trên đất nước mình thì
công nhân Việt Nam biến thành những kẻ
nô lệ lao động cho ngoại quốc. Nông
dân thì bị cướp đất cướp
nhà trắng trợn, để làm giầu cho
cán bộ cộng sản và bọn thời
cơ. Mà khốn thay, tất cả những khổ nạn
này là do chính những kẻ quyền lực
gây ra, chủ động, kéo dài cho tới hiện
nay, và không có dấu hiệu chấm dứt.
Kể từ 30
tháng 4 xã hội Việt Nam trở thành sa đọa với bao tệ
nạn. Văn hóa mất gốc. Giáo dục mất
căn bản. Con người mất giá trị đạo
đức. Người với người đối với
nhau bằng thú tính, bằng gian dối, đạp
lên nhau mà sống.
30 tháng 4
vì thế đã khắc ghi trong lòng dân tộc
nỗi hận sâu xa. Và nó trở thành
ngày Quốc Hận. Nhưng ai hận? Cả
người trong nước và người ngoài
nước đều mang mối hận. Cả dân tộc
từ Bắc đến Nam cùng hận những kẻ
nắm quyền cộng sản Việt Nam từ lớn
đến nhỏ đã và đang dầy
xéo đạp lên đất nước. Nguời
từng nghe theo lãnh đạo thì hận vì
bị lường gạt đẩy vào chiến
tranh, dưới chiêu bài giải phóng đất
nước. Hận vì bị phản bội bởi những
kẻ lãnh đạo biến thái, trở
thành tài phiệt khai thác những người
nông dân, những người vô sản từng
được đề cao là lực lượng
tiên phong, chủ lực của chế độ.
Hãy xem những bộ đội và gia
đình ở quân khu bốn, Thanh Hoá Nghệ
An Quảng Bình Quảng Trị bị lường gạt
lấy tiền để gọi là cho đi xuất
khẩu lao động ở Hàn quốc, mà khiếu
nại lên các cấp từ thấp tới cao
trong hệ thống quân đội và hành
chính thì bị bỏ lơ. Hãy nhìn những
người dân thuộc thành phần được
cấp tiền viện trợ xoá đói giảm
nghèo, bị cán bộ các ngành các
ban lừa gạt dụ dỗ cho xuất ngoại kiếm
cơm để rồi sau khi lấy dược tiền
thì có được cái giấy xuất ngoại,
sang Nga sang Tầu rồi bị bỏ lơ vất vưởng
bên Pháp, bên Đức nếu mà sống
sót các trấn lột, cưỡng bức
trên đoạn đường bộ chót di chuyển
từ Tầu, từ Nga. Hận vì từng mảnh non
sông, từ biển đến rừng đã bị
hiến dân cho Tầu, từng mảng tài
nguyên non sông đã bị bán rẻ cho
tài phiệt thế giới khai thác, phá hủy,
nhân danh phát triển.
Rõ ràng
là tội ác tập đoàn CSVN từ
quá khứ tới nay là “tội ác trời
không dung đất không tha”. Rõ ràng mối
hận của dân tộc là mối hận
ngút ngàn, tràn ngập. Thế nhưng
không có nhiều người nhìn ra bản chất
của tình hình, mà chỉ tự cho mình
cái an tâm hy vọng một cách thụ động
trước những thay đổi biểu kiến bề
mặt để phục vụ cho kế hoạch khai
thác tàn tệ đất nước và con
người Việt nam.
Cho nên 30
tháng 4, không thể chỉ là ngày để
hận mà phải là ngày soi rọi để
rút kinh nghiệm quá khứ, nhận định
thực chất hiện tại, để mà có
thái độ ứng xử đúng mức, hiệu
quả, ngõ hầu chấm dứt
chế độ tội phạm CS
đã và đang tiếp tục tàn phá
đất nước. Đó là thái độ
cần có, cho người đã trải qua kinh
nghiệm thương đau để hận, nhưng cũng
là thái độ tích cực và hữu
ích cho những người không sống qua những
đau thương quá khứ để hận
mà chỉ có tấm lòng với đất
nước và dân tộc VN.
Tuệ Vân
Ngày
26 tháng 4 năm 2010
(Viet Truong sưu tầm và
chuyển)