SU'U TÂ`M 29

Home | LINKS | SUY NGÂM~ | SUY NGÂM~ [tt] | SUY NGÂM~ 1 | SUY NGÂM~ 2 | SUY NGÂM~ 3 | SUY NGÂM~ 4 | SUY NGÂM~ 5 | Vê` VN 1 | Vê` VN 2 | HU'U~ ÍCH | HU'U~ ÍCH [tt] | HU'U~ ÍCH 1 | HU'U~ ÍCH 2 | HU'U~ ÍCH 3 | HU'U~ ÍCH 4 | HU'U~ ÍCH 5 | HU'U~ ÍCH 6 | HU'U~ ÍCH 7 | HU'U~ ÍCH 8 | HU'U~ ÍCH 9 | HU'U~ ÍCH 10 | HU'U~ ÍCH 11 | HU'U~ ÍCH 12 | HU'U~ ÍCH 13 | HU'U~ ÍCH 14 | TA.P GHI | TA.P GHI [tt] | TA.P GHI 1 | TA.P GHI 2 | TA.P GHI 3 | TA.P GHI 4 | TA.P GHI 5 | TA.P GHI 6 | TA.P GHI 7 | TA.P GHI 8 | TA.P GHI 9 | TA.P GHI 10 | TA.P GHI 11 | TA.P GHI 12 | TA.P GHI 13 | TA.P GHI 14 | TA.P GHI 15 | TA.P GHI 16 | TA.P GHI 17 | TA.P GHI 18 | TA.P GHI 19 | TA.P GHI 20 | TA.P GHI 21 | TA.P GHI 22 | TA.P GHI 23 | TA.P GHI 24 | TA.P GHI 25 | TA.P GHI 26 | TA.P GHI 27 | TA.P GHI 28 | TA.P GHI 29 | TA.P GHI 30 | TA.P GHI 31 | TA.P GHI 32 | TA.P GHI 33 | TA.P GHI 34 | TA.P GHI 35 | TA.P GHI 36 | TA.P GHI 37 | TA.P GHI 38 | TA.P GHI 39 | TA.P GHI 40 | TA.P GHI 41 | TA.P GHI 42 | TA.P GHI 43 | TA.P GHI 44 | TA.P GHI 45 | TA.P GHI 46 | TA.P GHI 47 | BÀI VIÊ'T | BÀI VIÊ'T [tt] | BÀI VIÊ'T 1 | BÀI VIÊ'T 2 | BÀI VIÊ'T 3 | TÔN GIÁO | TÔN GIÁO [tt] | TÔN GIÁO 1 | TÔN GIÁO 2 | THÚ VI. | THÚ VI. [tt] | THÚ VI. 1 | PHIM | TÀI T̀NH | -DE.P/HAY | TU'? TÊ' | CU'̉'I CHÚT CHO'I | CU'̉'I CHÚT CHO'I [tt] | CU'̉'I CHÚT CHO'I 1 | SU'U TÂ`M TÊ'U | VA(N VUI | VA(N VUI [tt] | VA(N VUI 1 | VA(N VUI 2 | VA(N VUI 3

TA.P GHI 8

 

Mênh mang nỗi nhớ

(TRNG L ÂU DƯƠNG)

 

   Thuở bé thơ, tuổi học trò, khi có ngày nghỉ học hoặc ngày lễ, tôi thường hay bơi xuồng ba lá lang thang trong các bưng năng mênh mông bát ngát để tìm trứng chim trích và câu cá rô, có khi bỏ cả buổi cơm trưa, nên thường bị rầy hoài ..

 

    Chim trích, màu xanh vẹt, rất đẹp, có thói quen, sáng sớm thì bay đi tìm mồi khắp nơi, khi no rồi thì trở về làm tổ trên các bưng năng để đẻ và ấp trứng; mỗi ổ trứng chim trích thường có khoảng từ 8 đến 10 trứng, có thể thay thế cho trứng gà, trứng vịt (đặc biệt là chim trích chỉ làm tổ trên các ngọn năng gập lại). Trứng chim trích có phân lượng bằng phân nửa trứng gà, có những món ăn, thay vì dùng một trứng gà, thì ta dùng hai trứng chim trích, vả lại mùi vị trứng chim trích rất thơm ngon đậm đà do đến từ thiên nhiên hoang dã.

 

     Còn những bưng năng thì mênh mông bát ngát, nước hơi sâu và vì là nước phèn nên trong vắt đến độ nhìn thấy tận đáy; lúc thả mồi câu cá, ta thấy rõ ràng từng con cá cắn mồi câu, đợi cho chắc chắn rồi mới giật cần lên, nhờ thế nên ít khi bị sẩy cá (thường chỉ câu được có cá rô, thỉnh thoảng mới được vài con trê hay con lóc. Đây là thời tuổi còn quá trẻ nên chưa ý thức được nỗi đau của các con cá vì tham mồi nên mắc phải lưỡi câu; người sống ở đời dù được ấm no mà vẫn còn tham lam, nên thường mắc phải lưỡi câu sân si, danh lợi, tiền tài .. thì há gì các con cá?). Những bưng năng thường tự mọc (và năng non thuộc về một trong những món ăn ngon nhất nhì của rau cỏ đồng quê Miền Nam, năng non xào dừa hay luộc chín chấm nước mắm kho hay cá thịt kho là những món ăn không thể quên được của những ai đã từng gắn bó với vùng Châu Thổ sông Cửu Long, vùng sông nước Miền Nam mến yêu và cũng đã từng nếm qua mùi vị của món năng non này).

 

     Các bưng năng tự mọc kề bên các thửa ruộng nằm dọc theo hai bên bờ kinh Phụng Hiệp-Quảng Lộ, từ Ngã Bảy chạy dài đến Cà Mau, qua các chợ lớn, chợ nhỏ nằm rải rác theo hai bên bờ kinh: Ngã Bảy, Ngã Năm, Vĩnh Phú, Phước Long, Xã Thoàng, Ngã Tư Phó Sinh, nơi có thêm hai nhánh sông: rẽ mặt về phía Cạnh Đền để ra sông Cái Lớn; và rẽ trái về phía Giá Rai; (Ngã Tư Phó Sinh là Quê Nội của bạn tôi: Anh Nguyễn Hữu Đồng: vừa là bạn cùng quê mà cũng vừa là bạn đồng môn ở Nguyễn Đình Chiểu - Mỹ Tho) sau đó, còn đi qua một chợ nhỏ nữa có tên là Đầu Sấu rồi mới đến vùng sông nước Cà Mau. Khi bạn thấy trên mặt nước sông của con kinh phân ranh rõ rệt hai màu nước, màu xanh lơ như biển cả và màu vàng xám đục ngầu của đất bồi, là bạn biết mình đã đến vùng sông nước Cà Mau, tuy nước đục nhưng mặn như nước biển, đêm tối, ta liệng một cục đá xuống nước thì thấy tung toé lên những ngôi sao ..

 

   Thời gian, ở quê, tôi rất thích nghe tiếng bìm bịp kêu chiều, tiếng quốc kêu đêm, tiếng gà gáy sáng, gáy trưa, tiếng ve sầu vang rân trong những trưa hè oi ả, về đêm thì tiếng ểnh ương, ếch nhái, côn trùng vang lên như một khúc đại hoà tấu thiên nhiên của miền đồng quê giữa đêm trường tĩnh lặng.

    

     Sau này sang Pháp vào năm 1974, đến Paris thì được Office HLM cho thuê một căn nhà trong một chung cư có nhiều sắc dân đã ở đó. Ở chung cư độ hai năm trời, không được nghe tiếng gà gáy, tiếng côn trùng nỉ non trong đêm trường thanh vắng, lòng đã buồn, cảnh vật lại thảm đạm hơn, nên tôi có ý định mua một căn nhà thuộc Village de Stains để có một mảnh vuờn nho nhỏ. Tôi đã đặt biết bao hi vọng khi mua được căn nhà này, nào là sẽ nuôi vài ba con gà trống để sáng trưa nghe tiếng gáy của nó mà hồi tưởng đến quê hương. Vừa dọn nhà xong độ một tuần lễ thì tôi lăng xăng đi chợ tìm mua cho được hai con gà trống rất đẹp, tiếng gáy lanh lảnh và thật to. Sự vui mừng của tôi chưa được trọn vẹn thì có ông bạn hàng xóm đến gõ cửa nhà tôi với lời khuyên xây dựng như sau: "Anh bạn ơi ! có hai cách một cách là anh bạn làm thịt hai con gà, hai là đem tặng chúng nó cho một người ở nhà quê (dù mới mua hai con gà được mấy hôm, nhưng mục đích chính của tôi không phải là mua gà để ăn thịt; tôi đã coi hai con gà như là bạn của mình vậy, nay nỡ lòng nào làm thịt nó mà ăn cho đành ?) Anh bạn láng giềng lại nói tiếp : theo luật lệ ở vùng mình thì anh không được phép nuôi gà để mỗi sáng chúng nó cũng gáy vang rân làm chòm xóm ngủ không được, nếu anh không tin lời tôi, thì sớm muộn gì anh cũng sẽ được Cảnh sát gọi. Quả đúng như lời anh bạn láng giềng đã cảnh cáo tôi từ lúc mới dọn về đây. Nhưng vì thương hai con gà quá, nên tôi chần chờ mãi, không nỡ nào ăn thịt chúng nó cho đành, nên tôi tìm đến một ông bạn, người ở vùng Antilles thuộc Pháp để tặng không cho ông hai con gà với điều kiện : là ông nuôi, chớ không được ăn thịt chúng nó trong một ngày gần đây; ông chấp nhận lời thỉnh cầu của tôi và quyết định mang hai con gà này đến gởi nuôi tại nhà một người em ở vùng quê hẻo lánh, cách Paris trên 200 cây số.

 

      Chuyện lạ: Hổm rày vợ tôi vắng nhà, tôi không biết lúc ở nhà bà cho các con chim ăn như thế nào, có một điều làm tôi rất ngạc nhiên là khi tôi chăm lo thức ăn cho các con chim thì có một sự thể như thế này: Sáng tinh sương, tôi thấy một bầy chim gồm có: chim sẻ, chim sáo, với mấy con cu đất, đang nhởn nhơ trong vườn, thấy thế nên tôi vội đổ nửa lon gạo trắng vào một cái mâm để trên bàn đàng sau nhà, độ một giờ sau, tôi mở cửa ra thấy nửa chén gạo trắng vẫn cũng còn y nguyên, tôi nghĩ có lẽ chim không thích ăn gạo trắng, nên sau đó tôi đổi lại, đổ vào mâm cơm nửa chén cơm; chim cũng vẫn dửng dưng, tôi lại thay thức ăn lần thứ ba nữa, thay vì gạo trắng, cơm trắng, thôi thì bận này mình cho chúng nó nửa chén gạo lứt (riz complet): không kết quả gì, cũng như hai lần trước. Tôi nghĩ: À có lẽ chim này không thích những thức ăn Đông Phương, nên vội vã đi tìm mua một ổ bánh mì baguette, đem về nhà, chẻ phân hai theo chiều dài, ngâm nước cho mềm, rồi để lên bàn vào chỗ mà tôi đã để cơm gạo mà chim đều chê, tôi đóng cửa nhà sau, vào nhà nghe xong một bản tân nhạc và một bản cổ nhạc Trường tương tư, rồi mới mở cửa ra thì nhận thấy bầy chim sẻ, sáo và cu đất đã ăn sạch sành sanh ổ bánh mì. Biết thế, nên từ đó về sau, mỗi lần ăn bánh mì còn dư thì tôi cất vào một bao bì riêng để dành cho bầy chim kén ăn này .. Tôi cũng không thể giải đáp một cách chính xác về hiện tượng này! theo khoa học hay tâm linh?

  

     Thôi không nghe được tiếng gà gáy, thì sáng sáng mình nghe tạm tiếng chim sẻ, chim sáo, cu đất để mà hồi tưởng đến quê nhà.

 

Trọng Lễ Âu Dương

 

(Trnh Gia sưu tm và chuyn)

 

website counter