SU'U TÂ`M 29

Home | LINKS | SUY NGÂM~ | SUY NGÂM~ [tt] | SUY NGÂM~ 1 | SUY NGÂM~ 2 | SUY NGÂM~ 3 | SUY NGÂM~ 4 | SUY NGÂM~ 5 | Vê` VN 1 | Vê` VN 2 | HU'U~ ÍCH | HU'U~ ÍCH [tt] | HU'U~ ÍCH 1 | HU'U~ ÍCH 2 | HU'U~ ÍCH 3 | HU'U~ ÍCH 4 | HU'U~ ÍCH 5 | HU'U~ ÍCH 6 | HU'U~ ÍCH 7 | HU'U~ ÍCH 8 | HU'U~ ÍCH 9 | HU'U~ ÍCH 10 | HU'U~ ÍCH 11 | HU'U~ ÍCH 12 | HU'U~ ÍCH 13 | HU'U~ ÍCH 14 | TA.P GHI | TA.P GHI [tt] | TA.P GHI 1 | TA.P GHI 2 | TA.P GHI 3 | TA.P GHI 4 | TA.P GHI 5 | TA.P GHI 6 | TA.P GHI 7 | TA.P GHI 8 | TA.P GHI 9 | TA.P GHI 10 | TA.P GHI 11 | TA.P GHI 12 | TA.P GHI 13 | TA.P GHI 14 | TA.P GHI 15 | TA.P GHI 16 | TA.P GHI 17 | TA.P GHI 18 | TA.P GHI 19 | TA.P GHI 20 | TA.P GHI 21 | TA.P GHI 22 | TA.P GHI 23 | TA.P GHI 24 | TA.P GHI 25 | TA.P GHI 26 | TA.P GHI 27 | TA.P GHI 28 | TA.P GHI 29 | TA.P GHI 30 | TA.P GHI 31 | TA.P GHI 32 | TA.P GHI 33 | TA.P GHI 34 | TA.P GHI 35 | TA.P GHI 36 | TA.P GHI 37 | TA.P GHI 38 | TA.P GHI 39 | TA.P GHI 40 | TA.P GHI 41 | TA.P GHI 42 | TA.P GHI 43 | TA.P GHI 44 | TA.P GHI 45 | TA.P GHI 46 | TA.P GHI 47 | BÀI VIÊ'T | BÀI VIÊ'T [tt] | BÀI VIÊ'T 1 | BÀI VIÊ'T 2 | BÀI VIÊ'T 3 | TÔN GIÁO | TÔN GIÁO [tt] | TÔN GIÁO 1 | TÔN GIÁO 2 | THÚ VI. | THÚ VI. [tt] | THÚ VI. 1 | PHIM | TÀI T̀NH | -DE.P/HAY | TU'? TÊ' | CU'̉'I CHÚT CHO'I | CU'̉'I CHÚT CHO'I [tt] | CU'̉'I CHÚT CHO'I 1 | SU'U TÂ`M TÊ'U | VA(N VUI | VA(N VUI [tt] | VA(N VUI 1 | VA(N VUI 2 | VA(N VUI 3

TA.P GHI 10

 

MỘT ĐỜI MƯU MẸO

(Tác gi: Minh Din)

 

Cuối năm ngoái  tôi về quê tảo mộ. Buổi chiều hôm ấy tôi ra nghĩa trang bên bờ  sông Cô, thấy người các nơi đổ về tảo mộ đông như hội. Lớn bé, già trẻ, trai gái, sang hèn đủ cả, mọi người thắp hương, đốt vàng mã, thành kính bên mộ người thân. Nhìn cảnh thanh minh tảo mộ thật cảm động. Dòng chảy thời gian như tụ lại, những số phận  tưởng đã chìm vào quên lãng  bỗng  hiện hữu quanh  đây.

 

Tôi thấy một nấm mồ không có nén hương nào, cỏ dại mọc trùm, lổn nhổn vết chân trâu bò. Tôi hỏi thím Phúc đang dãy cỏ ngôi mộ gần đó:

               - Mộ  của ai kia, thím ?

Thím Phúc ngẩng lên nhìn ngôi mộ hoang,  bảo tôi:

                - Mộ ông Mưu  đấy?

                - Mưu nào thím?

                - Mưu mẹo chứ mưu nào?

                - Sao không ai chăm đắp?

Thím Phúc phủi tay, têm trầu, đủng đỉnh nói:

               - Còn ai mà đắp? Mỗi thằng con  thì chết năm sáu chín. Đứa con dâu lấy chồng khác tận Thái Nguyên. Thằng cháu nội bỏ đi biệt tăm biệt tích ..

               - Thế họ hàng đâu?

               - Sống ăn ở không gì, giờ  chả  ai  ngó ngàng!

Thím Phúc vừa nhai trầu vừa cời đống vàng mã đang cháy  trên ngôi mộ nhà mình, mắt chăm chú nhìn tàn vàng cuốn theo khói nhang bay lên trời.

Tôi mượn thím Phúc cái cuốc, dẫy cỏ  trên nấm mộ ông Mưu, đắp lại chỗ sạt lở, thắp cho ông ấy mấy nén hương và đốt xấp vàng mã. Thấp thoáng trước mắt tôi một người đàn ông mặt nhọn, mắt sâu chân đi khệnh khạng  hiện ra qua câu chuyện của thím cả Phúc.

 

              Đó  là ông Mưu, mà mọi  người  thường gọi ông là "Mưu mẹo" ở xã tôi , vì ông ấy rất nhiều mưu  mẹo .

              Hồi còn bé, Mưu đi ở chăn trâu. Hôm nào Mưu  cũng thủ sẵn một bó rơm khô.  Mưu cột trâu vào chỗ khuất cho nhai rơm  để rảnh tay đánh khăng đánh đáo. Tàn cuộc chơi, Mưu dắt trâu ra sông cho uống nước  rồi dắt về. Chủ nhìn bụng trâu khen no, nào ngờ toàn nước!

              Đi dậm bắt cá với bạn bè Mưu cũng có mẹo. Một hàng dậm  dàn  ngang, Mưu  để dậm của mình  tụt xuống  như đơm đó, nhờ vậy bao giờ Mưu cũng được nhiều cá hơn .

               Lớn lên, Mưu cầm đầu một toán thợ gặt thuê.  Các toán khác đòi 7 lượm lúa một công,  Mưu chỉ lấy 5 lượm.  Sáng Mưu dẫn toán thợ mang liềm hái, đòn càn  ra đầu chợ ngồi rình. Chủ ruộng nào ở xa lớ ngớ mò đến, ham rẻ, rước toán thợ của Mưu về gặt là mắc lỡm.  Bởi vì gặt nửa buổi là Mưu lăn đùng ra ruộng, giãy đành đạch, bọt mép nhểu ra . Chủ ruộng sợ Mưu chết gây phiền hà cho mình vội vàng thương lượng với toán thợ trả công gấp đôi  để họ khiêng  Mưu đi. Nhận công  xong, vừa  khuất  mắt chủ là  Mưu khỏi bệnh động kinh,  tỉnh  như sáo cười hềnh hệch. Mưu đã dùng mẹo nhai trái găng  phun bọt mép  giả động kinh  đánh lừa chủ ruộng một cách tài tình.

                Năm ấy bộ đội về làng  phối hợp với du kích đánh bốt Tràng.  Hướng tập kích là cánh đồng trống Lác  bằng phẳng, không có chướng ngại vật, bộ đội phải phơi mình giữa làn đạn bắn thẳng của địch, thương  vong nhiều mà không tiến lên được. Xã đội trưởng  kêu:

                    - Mưu đâu?

                    - Mưu đây!

                    - Có mẹo  gì tránh thương vong không?

                 Mưu suy nghĩ một lúc rồi  vào đống rơm húy hoáy bện chiếc nùn  như con rắn khổng lồ, quấn tròn quanh khúc gỗ.  Sau đó Mưu mời chỉ huy đơn vị bộ đội và xã trưởng ra ruộng mạ đầu hàng, nói:

                   - Ta dùng  mẹo Gia Cát mượn tên Tào Tháo!

                 Mưu vừa bò vừa lăn cái bánh xe rơm  về phía trước. Chiếc bánh  xe rơm che kín người , đạn đại liên cũng khó xuyên thủng. Chỉ huy đơn vị bộ đội vỗ tay đánh bốp vào vai Mưu:

                 - Giỏi! Đúng là Mưu Gia Cát!

                  Sáng kiến dùng nùn rơm che đạn bắn thẳng của Mưu góp phần đánh thắng bốt Tràng, Mưu được thưởng huân chương, nổi tiếng cả huyện.

 

               Hòa bình lập lại Mưu làm chủ nhiệm Hợp tác xã mua bán. Ngày trước Mưu dùng   mẹo góp phần thắng giặc, giờ  dùng  mẹo ăn hớt của dân. Thời  bao cấp, từ cái kim sợi chỉ, cân muối lạng đường đều theo chế độ nhà nước phân phối  qua hợp tác xã mua bán . Từ con gà con lợn con cá  xã viên chăn nuôi  đều  phải bán cho  hợp tác xã .  Quyền  phân phối , thu mua nằm trong tay ông chủ nhiệm Mưu .. Nhà có ma chay, cưới hỏi đều phải nhờ vả ông ta.  Khéo  luồn cúi  thì được vài tút thuốc lá Tam Đảo, Điện Biên , vài cân kẹo Hải Châu , vài cân  chè Hồng Đào , thậm chí  tạ thịt lợn, không khéo thì vài gói thuốc Trường Sơn mốc .   Có con lợn muốn bán mà không biết điều  bị đánh tụt xuống loại B, loại C  , bị trừ phân trừ nước , biết nịnh nọt lợn què thành lợn lành.   Một năm hai mét vải, tử tế thì được vải phin, vải phíp , không thì vải giềng bâu. Mưu ban phát cho ai người đó được hưởng, lấy của ai người ấy phải chịu.  Ông ta nghĩ ra đủ  mẹo luật để ăn bớt ăn xén. Cái quả  cân bán hàng  bị khoét rỗng ruột đề ăn bớt mỗi cân đường, cân muối, cân thịt  nửa lạng. Cái quả cân thu mua  thì đắp thêm chì để ăn gian   mỗi tạ lợn , tạ gà của xã viên 2-3 kg.  Những cái mẹo của Mưu ai cũng biết, nhưng chẳng làm gì được, vì  Mưu  đại diện cho cả một  tập thể lãnh đạo .  Bởi thế sau hơn  mười năm làm chủ nhiệm hợp tác xã mua bán , Mưu xây nhà xây sân , mua  xe đạp favorít, đài Xiêng Mao, tiền bạc rủng rỉnh trong khi dân làng nghèo rớt mồng tơi.

 

                Năm 1968 xã tôi mở Đại hội bầu ban lãnh đạo mới.  Bí thư đảng ủy  Ngoạt được nhắc lên huyện, nên phải bầu bí thư mới.  Cái chức đó  Mưu và Quyết tranh nhau.

               Thế lực  Mưu, Quyết  một chín, một mười.  Ông Quyết  nhỉnh hơn  vì có cô  con gái đi Thanh niên Xung phong.  Mưu đã trám chỗ khiếm khuyết ấy bằng cách  dúi cho mỗi đảng ủy viên  một tút  thuốc lá Điện Biên, hai vị nữ thêm chiếc khăn bông bay.  Nhưng Quyết không phải tay vừa, cứ bám riết vào tiêu chuẩn "Ưu tiên những đồng chí  có con em trực tiếp ra tiền tuyến vào  cơ cấu nhân sự" . Trong một buổi họp ,  Quyết  đã rút trong túi ra chiếc phong bì chi chít dấu bưu điện,  trịnh trọng nói với mọi người:

                   - Cháu Duyên nhà tôi vừa được bầu là chiến sỹ thi đua, từ trong  tuyến lửa  gửi thư ra  thăm Ban lãnh đạo xã nhà!

                    Quyết đưa lá thư cho bí thư đảng ủy đọc     thư của cô  gái T.N.X.P lời lẽ rắn rỏi  kể những gian khổ hy sinh và tinh thần chống Mỹ cứu nước ở Trường Sơn  làm mọi người xúc động.  Xã đội trưởng bật dậy khoát tay:

                   - Chúng ta phải thực hiện nghiêm chỉnh chính sách hậu phương!

                    Tan cuộc họp Mưu  đạp xe về nhà hậm hực  nói với vợ:

                  - Phen này  thua tay Quyết!

                    Vợ Mưu  nói :

                  - Thì  để ông ấy làm bí thư?

                  - Đồ ngu!

                  - Ông  giàu  gấp mười  ông ấy rồi còn gì?

                  - Đúng là đàn bà! Mưu gắt.

                   Vợ Mưu hỏi:

                 - Thế ông tính sao?

                   Mưu chắp tay sau đít rảo mấy vòng trong sân, rồi hạ giọng:

                 -  Đành  phải cho thằng Mạnh vào bộ đội!

                  Vợ Mưu  nắm vạt áo Mưu:

                  - Có mỗi mụn con đang đi học, vợ nó sắp đẻ ,ông tha cho nó.

                  Mưu hất tay vợ ra:

                 -  Hừm! Bộ đội  năm  bảy loại! Ai đưa nó vào chỗ chết?

                   Vợ Mưu nín thinh. Mưu mặc quần áo tinh tươm, ra cửa hàng lấy mấy tút thuốc lá Điện Biên bao bạc , mấy cân đường  rồi đạp thẳng xe lên tỉnh đội. Gặp ban chỉ huy  xong, Mưu đạp xe sang trường Cao đẳng sư phạm  lôi thằng Mạnh  về phòng trọ. Thằng Mạnh hỏi:

                 - Có việc gì thầy?

                  Mưu kể cho Mạnh  nghe việc bầu  bán sắp xảy ra  ở xã , và bảo :

                  -Muốn đánh bại lão Quyết , mày phải nghỉ học vào bộ đội!

                  Mạnh nói:

                - Tùy thầy!

                Mưu hỏi:

                -Mày  có dám cắn ngón tay lấy máu viết quyết tâm thư không?

                Thấy con trai chần chừ, Mưu móc túi lấy bịch máu  thủ sẵn, bảo  Mạnh  chấm bút   viết quyết tâm thư.

                  Thằng Mạnh hỏi:

                  -Máu gì ?

                   Mưu cười :

                 - Máu gì  chả là máu!

                 Mấy ngày sau tờ báo tỉnh đăng gương  "Người tốt việc tốt" đồng chí Lê Mưu, động viên con trai  độc nhất đang là sinh viên , cắt máu viết quyết tâm thư xin ra mặt trận đánh Mỹ. Nhờ cái mẹo ấy,  Mưu thắng Quyết , trúng cử bí thư đảng ủy xã .

                Mạnh được bố trí  làm văn thư  tiểu đoàn bộ đội phòng không địa phương, đóng quân ở Đông Phong,  cách nhà hơn chục cây số.  Mưu  đã tính toán  kiếm cho Mạnh "tí đảng viên"  rồi sẽ chạy cho nó vào Đại học quân y, bỏ  cái nghề "húp cháo phổi".  Không ngờ  mới được vài tháng thì Mạnh hy sinh.  Hôm ấy máy bay Mỹ ném bom trúng chỉ huy sở tiểu đoàn , Mạnh hy sinh cùng ba đồng chí khác.

              Vợ Mưu  vốn ốm yếu, bị sốc nặng  đâm ra lẩm cẩm, suốt ngày lảm nhảm:  "Ông Mưu giết con! Ông Mưu giết thằng Mạnh rồi!". Con dâu Mưu vừa sinh con trai được mấy  tháng  oán  trách bố vì  chức bí thư đảng ủy mà  để nó mẹ góa con côi  .. 

 

                Một hôm, bà Mưu đang bế thằng Tiến, con Mạnh cháu nội Mưu ,  ở ngoài sân  thì nghe tiếng kêu oai oái  trong buồng  con dâu.  Bà chạy vào, thấy Mưu  đang đè con dâu xuống giường. Cô con dâu  cố chống lại bố chồng cưỡng hiếp.  Bà Mưu  chẳng lạ gì ông chồng dê già, từng ngủ với mấy cô nhân viên hợp tác xã mua bán , làng nước kháo ầm lên  lâu  rồi, nhưng  không ngờ  con dâu lão cũng không từ.  Bà Mưu rú lên, ngã vật  xuống , hai hôm sau thì chết.   Chôn cất mẹ chồng xong, cô con dâu  bế con về nhà mẹ đẻ, rồi  đi lấy chồng khác, theo chồng lên  làm công nhân khu gang thép Thái Nguyên. Cô muốn đưa con đi theo, bố chồng không cho, phải nhờ chính quyền can thiệp.  Phó chủ tịch xã phụ trách tư pháp  nói với Mưu:

              - Pháp luật quy định ..

                Mưu quát:

               - Đừng mở mồm nói pháp luật với tôi!

               Con dâu Mưu quỳ xuống lạy van Mưu:

              - Xin bố cho con nuôi dạy con con nên người!

               Mưu chửi:

              - Mày không đủ tư cách dạy cháu ông!

                Vợ Mạnh đành bỏ con ra đi. Thằng Tiến  ôm  lấy  chân mẹ, bị ông nội đá cho một nhát văng vào góc nhà. Hàng xóm  đến xem  lắc đầu lè lưỡi . Chủ tịch Quyết dẽ vào, nói với Mưu:

              - Đồng chí bí thư nghiêm khắc  quá nhỉ!

               Mưu biết Quyết xỏ xiên, đang tức chửi bừa:

              - Mả mẹ mày!

             Từ hôm ấy ông  Mưu mua chiếc ghế mây buộc vào khung xe đạp cho cháu nội  ngồi, đi đâu chở nó theo. Thời gian đầu thằng bé nhớ mẹ  khóc , sau quen dần nín  thít bám theo ông nội. Khi Mưu họp, thằng Tiến ngồi bên cạnh tí táy nghịch cái bật lửa, cái bút máy, chán thì lăn ra ngủ. Lúc Mưu đến cơ sở hoặc ra đồng, thằng Tiến lon ton chạy theo sau. Nó bắt chước ông nội từ dáng đi khệnh khạng đến cách quát nạt cấp dưới,  khom lưng với  cấp trên. Mỗi khi có khách Mưu bắt tay, thằng Tiến cũng bắt tay, nói ngọng bi bô: "Tào tồng tí". Ông Mưu và mấy người vỗ tay khen: "Đồng chí Tiến giỏi lắm!"  giỏ nhà ai quai nhà nấy!

 

              Một hôm đang họp thường vụ đảng ủy thì trưởng công an  vào báo sư thầy Thanh Nhã chùa Rộc mới về. Mưu dừng ngay cuộc họp, cùng trưởng công an  tức tốc  ra chùa.  Mưu vốn không tin thần phật, đối với sư Nhã ông ta càng ghét vì cho rằng sư Nhã là phản động đã chỉ điểm cho máy bay Mỹ ném bom giết con trai mình. 

             Chuyện  xảy ra đầu năm 1969, khi Mạnh mới nhập ngũ được mấy tháng.  Hôm ấy sư Nhã  đi lễ  ngang  qua làng Đông Phong,  nơi  tiểu đoàn pháo phòng không đóng quân, thì có  báo động máy bay.    vội vàng nhảy xuống giao thông hào , đánh rơi chiếc thanh la  trên đường.  Máy bay Mỹ nhào xuống ném bom vào làng Đông Phong,  trúng sở chỉ huy  tiểu đoàn pháo cao xạ ,  Mạnh cùng  ba chiến sỹ hy sinh.  Công an phát hiện chiếc thanh la của sư Nhã , kết tội ông làm gián điệp , dùng chiếc  thanh la đồng làm gương phản chiếu chỉ điểm mục tiêu cho máy bay địch.  Thời ấy, tinh thần cảnh giác cao , mọi  hành động khả nghi đều bị theo dõi, một chiếc khăn mặt trắng phơi ngoài sân có khi bị coi là ám hiệu cho địch, nên chiếc thanh la của sư Nhã thành chuyện tày đình. Ông bị bắt  đi cải tạo  hơn một năm rồi thả về  không  có mảnh giấy  minh oan .

              Mưu ra chùa thấy sư Nhã đang  tụng kinh.  Mưu hỏi:

                    - Ai thả  về?

              Sư Nhã thưa:

                    - Báo cáo ông cán bộ trại B5 ạ!

                    - Giấy  đâu?

                    - Thưa không có!

               Mưu ra lệnh cho trưởng công an:

                     - Gô cổ thằng phản động  trốn cải tạo  lại!

               Suy nghĩ một lát Mưu ra lệnh tiếp:

                     - Dẹp luôn cái điểm mê tín dị đoan này đi!

                Công an dân quân răm rắp làm theo lệnh Mưu.  Bỗng chốc ngôi chùa cổ kính hàng trăm năm bị đập phá tan hoang.

                Tin bí thư đảng ủy xã  trói sư , phá chùa  đến tai lãnh đạo tỉnh. Một ông cán bộ ban tôn giáo được cử về điều tra.  Mưu làm cơm rượu mời ăn uống , biếu cặp  gà trống thiến béo và bao gạo tám thơm, thế là êm chuyện.  

                Thằng Tiến  giống hệt tính ông nội. Cũng trí trá ngang tàng hống hách.   Đến nhà trẻ nó giành hết đồ chơi , bắt nạt bạn, không nghe lời cô giáo.  Có lần cô giáo Thu  phạt nó quỳ.  Nhưng cô vừa nói dứt lời thì thằng Tiến thụi vào mặt cô một nhát, rồi chạy về mách ông nội bị cô giáo đánh.

                Mưu đến ngay  lớp, bắt các  cô giáo xếp hàng trước mặt thằng Tiến, hỏi:

               - Đứa nào đánh cháu ?

                Thằng Tiến chỉ cô  Thu.    Thu chưa kịp nói câu nào đã bị ông Mưu giáng cho một cái tát nổ đom đóm mắt ..

               

                Không học hành, chữ nghĩa cóp nhặt chưa đầy một trang giấy học trò, mà ranh ma mưu mẹo đầy mình, luồn lách  như trạch.  Làm bí thư đảng ủy xã mới hơn một năm Mưu đã được  nhấc  làm phó chủ tịch huyện, phụ trách lưu thông phân phối. Sở trường  chủ nhiệm hợp tác xã mua bán được phát huy, những cái mẹo trước kia Mưu bày ra  xà xẻo của dân một  xã,  giờ nhân ra toàn huyện.  Mưu có hàng chục "sáng kiến" bóp nặn dân, một trong số "sáng kiến"  đó   "Quần bớt ống áo bớt tay". Trước ống quần may chấm mắt cá, rộng hơn hai mươi phân, gấu lật hai phân,  giờ cắt ngắn trên mắt cá, rộng  mười tám phân , gấu viền nửa phân. Tay áo trước dài tới bàn tay, giờ cắt ngắn ngang cổ tay.  Mưu cho  tuyên truyền kiểu trang phục ấy  vừa khỏe, vừa đẹp vừa tiết kiệm.  Cái sáng  kiến ấy  được áp dụng toàn huyện , mỗi người bị cắt mất  bốn mươi phân phiếu vải ngon ơ.

  

              Mưu làm phó chủ tịch huyện được hơn một năm thì Sài Gòn giải phóng, và có chính sách  tăng cường cán bộ lãnh đạo cho miền Nam.  Khi còn chiến tranh  cán bộ đùn đẩy nhau đi B, chả ai muốn dấn thân vào chỗ chết,  giờ thì tranh giành nhau đi tăng cường.  Họ biết  miền Nam  dưới chế độ Việt Nam cộng hòa giàu  gấp vạn lần miền Bắc xã hội chủ nghĩa  và quyết chớp lấy cơ hội kiếm chác.

 

                 Mưu và Khả là hai  phó chủ tịch huyện được cân nhắc để chọn lấy một làm cán bộ tăng cường.  Ban tổ chức trung ương  nghiêng  về  Khả , vì ông này  còn trẻ, có trình độ văn hóa lớp 10.   Mưu biết trong tiêu chuẩn cán bộ tăng cường không  chọn những người có thân nhân di cư vào Nam năm 1954, sợ bị móc nối mua chuộc, ăn phải  "đạn bọc đường" ,  liền cho  đàn em viết đơn tố cáo  Khả có người anh họ di cư.  Thế là Khả bị loại, Mưu giành xuất cán bộ tăng cường dễ như trở bàn tay.

 

                  Mưu  gửi thằng Tiến cho một người trong họ nuôi, bán đài, bán xe lấy tiền vào Nam. Những cuộc liên hoan tiễn chân linh đình diễn ra liên tục. Không ngờ đêm  cuối cùng  Mưu đi liên hoan ở xã Đông Phong về khuya, tài xế  chuyếnh choáng say rượu , lao  xe xuống vực, đè gãy nát chân Mưu.  Kế hoạch làm cán bộ tăng cường cho Sài Gòn của Mưu hoàn toàn thất bại và con  đường hoạn lộ của Mưu cũng chấm dứt từ đó.

 

                  Như từ trên cao rơi tõm  xuống bùn , Mưu choáng váng điên dại, chửi trời, chửi đất và làm đơn tố cáo Khả đồng mưu với lái xe hại mình.  Chả có chứng cứ gì, trong khi  lái xe cũng bị thương suýt chết, vụ kiện chìm xuồng. Mưu buồn bực  nhận quyết định về hưu đúng tuổi 53 ..

                

                   Hết  chức quyền không vơ véo được nữa, của cải  lại rủ  nhau  đi  nhanh vì bệnh tật. Mưu càng buồn bực vì lãnh đạo  không quan tâm, bạn bè đồng chí xa lánh, nên lấy rượu giải khuây.  Khuôn mặt ông  mỗi ngày một choắt lại, nhọn hoắt,  râu ria tua tủa, hai mắt lõm sâu, cái cổ rụt vào hai bả vai,  lưng còng xuống như con tép  khô.

                  Hàng xóm cũng chả ai thèm đến nhà Mưu. Mưu ra đường không ai chào. Bao nhiêu chuyện gian dối  của Mưu trước kia bị người ta mang ra nói công khai. Có lần Mưu chống nạng đi  ngang qua  cửa hàng thịt chó  lão Tảo , giữa  lúc đông người  đang nhậu.  Lão Tảo  nháy mắt cười , hỏi Mưu:

             -  Bác còn nhớ cái năm sáu tám bác  xin  bịch máu chó của em không?

             Mưu không đáp.  Tảo  giả say vừa cười hềnh hệch  vừa nói:

             - Em nghe nói bác xin máu chó cho con trai viết quyết tâm thư, đúng không nào?

             - Mả mẹ mày!

             Ông Mưu chửi rồi chống nạng  đi , bỏ lại phía sau những tràng  cười hô hố.

            

             Thằng Tiến bị ông nội ép uống rượu đâm nghiện.  Năm nó mười lăm  tuổi  tửu lượng đã hơn hẳn ông Mưu.

            Cảnh nhà đã kiệt quệ, ông Mưu bày cách cho  cháu ăn cắp lấy tiền uống rượu. Đi học nó ăn cắp sách bút của bạn, về nhà ăn cắp của hàng xóm . Ông bày cho cháu cái mẹo ăn trộm trứng gà.     lấy  rọc mùng lùa vào ổ gà mái đẻ, gà tưởng rắn nằm im cho nó  nhặt trứng.  Ao nhà ai  có cá mè, cá chép to, chỉ vài đêm là thằng Tiến bắt sạch.  Ông Mưu bày cho cháu cái mẹo  chọn  góc ao  sâu, úp nơm xuống , trong nơm có  quả bưởi và  bọc cám rang  ghim chặt xuống  bùn.  Cá ngửi  mùi cám thơm rủ nhau chui vào ăn, quẫy  nát bùn, quả bưởi nổi lên bịt chặt miệng nơm cho Tiến bắt cá.

 

                Thằng Tiến vào đời bằng mưu mẹo  của ông nội truyền cho.  Chính  cái vốn liếng  ấy đẩy nó vào tù tội.  Năm Tiến mười bảy tuổi, nó lên phố huyện  lừa  lấy xe đạp bán lấy tiền ăn chơi và bị bắt.    vừa bước vào phòng  giam thì tên  "đại bàng" mặt rỗ hỏi:

                - Tội gì?

                - Lừa đảo - Thằng Tiến đáp, vênh mặt lên, tưởng không ai dám bắt nạt mình.

                Đại bàng  mặt rỗ nói :

                - Giỏi! Lừa được người là giỏi!

                Thằng Tiến cười , nhổ một bãi nước bọt, ngồi bắt chân chữ ngũ châm thuốc lá hút.

               Thằng đại bàng  nháy mắt cho đàn em, lập  tức Tiến bị hất sấp mặt xuống nền xi-măng, máu mồm, máu mũi tuôn ra. Nó chưa kịp hoàn hồn thì bị dộng ngược đầu xuống đất, thúc cùi chỏ vào bụng  phọt cơm ra miệng. Hôm sau, nó vừa cầm suất cơm định ăn thì bị đá văng vào góc nhà. Đại bàng bảo:         

                - Phải lao động  mới được ăn!

              Chúng bắt hai chục con kiến bỏ vào cái lọ Penicelin , giao cho Tiến chăn.  Mỗi buổi sáng  Tiến phải thả đàn kiến ra góc nhà ngồi canh, tối bắt bỏ vào lọ.   Mất một con, chết một con là ăn đòn. Từ nhỏ Tiến học ông nội mưu mẹo lừa người, cậy thế ông ngang tàng gây tội ác với người,  giờ Tiến bị  người khác  trừng phạt.  Nó chợt hiểu  có vay có trả từ đó.

              Hôm được tha về, nó xúc thúng thóc đội  ra chợ bán lấy tiền làm cỗ cúng bố và bà nội rồi bỏ đi biệt .

 

              Ông Mưu mỗi ngày một nghiện nặng. Cái thân hình quắt queo sống lắt lay nhờ rượu. Nhưng ông vẫn  nghĩ mưu mẹo  kiếm tiền uống rượu. Ông có mảnh  vườn hoang ,  gà , chó hàng xóm hay vào  bới giun bới cỏ  và ỉa đái. Ông thường xuyên đánh bẫy bắt trộm bán lấy tiền uống rượu. Một hôm Mưu nhìn thấy con chó mực nhà ai  mon men tới vườn . Ông   vứt cho nó miếng xương . Con mực quen mui hôm sau lại đến.  Mưu  ước lượng con mực phài hai chục kí, liền làm một chiếc bẫy sập cực mạnh để bắt. 

              Làm bẫy xong Mưu mang ra vườn gài  ngồi rình. Hai lần con mực thò đầu vào gặm cục xương tha đi mà bẫy không sập. Mưu kiểm tra thấy chiếc nẫy khít quá. Ông sửa lại ,  lấy mỡ bôi trơn. Cài bẫy xong . cảm thấy không yên tâm, Mưu cho đầu mình vào thử. Phập! Chiếc cần bẫy sập mạnh kẹp chặt lấy cổ Mưu. Ông giãy dụa , quẫy đạp nát đám cỏ  không rút được cổ khỏi cái bẫy chó ông làm rất cứng, bị chết ngạt . Hai ngày sau hàng xóm mới phát hiện mang chôn.

 

              .. Năm nay tôi về quê và cũng ra nghĩa trang tảo mộ. Tôi thấy   mộ ông Mưu đã được xây, trên mộ có nhang, vàng mã. Gặp thím  Phúc , tôi hỏi:

              - Ai xây mộ cho ông Mưu vậy thím?

              - Thằng cháu nội đấy!

               - Nó về rồi hả thím?

                Thím cả Phúc gật:

               - Về rồi!

               Tôi  vội vàng chào thím Phúc, rồi đến thăm chùa Rộc.

               Không ngờ thầy chủ trì  lại chính là thượng tọa  Thanh Nhã, người hơn chục năm trước bị bí thư đảng ủy Lê Mưu bắt trói. Thượng tọa đã  hơn tám mươi, da dẻ vẫn hồng hào tươi tốt, dáng đi nhanh nhẹn, thanh thản. Thượng tọa dẫn tôi đi thăm chùa . Chùa đã được tu sửa lại, nhưng những  pho tượng bị ông Mưu ra lệnh  đập sứt mẻ năm nào giờ vẫn chưa sơn lại,  như những  vết thương chưa lành. Tôi  buồn nhắc lại chuyện cũ, Thượng tọa thâm trầm nói với tôi:

             - Cả đời ông ấy mưu mẹo vì tham sân si, rốt cục  chết thảm vì chính cái mẹo của mình. Nhà họ Dương được coi là  "Danh gia vọng tộc" ở đất cảng kết cục  thân bại danh liệt. Ông tướng ở Đông Phong chiếm lá gan của người ta nên bị quả báo .. Mình tự phán xét mình là thế!

              Một người mặc áo quần nâu đi ngang qua sân chùa, mặt choắt, mắt sâu dáng đi khuyềnh khoàng giống hệt ông Mưu ngày trước. Tôi hỏi Thượng tọa:

            - Thưa, có phải anh Tiến cháu ông Mưu?

             - Phải, anh Tiến đấy! - Thượng tọa đáp.

             - Con không ngờ ..

              Thượng tọa mỉm cười:

             - Anh ấy vào Nam tu từ ngày ra tù, mới xin về chùa mấy tháng.

              Tôi muốn gặp Tiến thăm hỏi vài câu, nhưng đã đến giờ dâng hương . Sư Tiến đã dóng lên mấy hồi chuông. Tiếng chuông chùa ngân nga , bay bổng giữa chiều quê./.

 

MINH DIN

 

(Kim Oanh sưu tm và chuyn)

 

website counter