SU'U TÂ`M 29

Home | LINKS | SUY NGÂM~ | SUY NGÂM~ [tt] | SUY NGÂM~ 1 | SUY NGÂM~ 2 | SUY NGÂM~ 3 | SUY NGÂM~ 4 | SUY NGÂM~ 5 | Vê` VN 1 | Vê` VN 2 | HU'U~ ÍCH | HU'U~ ÍCH [tt] | HU'U~ ÍCH 1 | HU'U~ ÍCH 2 | HU'U~ ÍCH 3 | HU'U~ ÍCH 4 | HU'U~ ÍCH 5 | HU'U~ ÍCH 6 | HU'U~ ÍCH 7 | HU'U~ ÍCH 8 | HU'U~ ÍCH 9 | HU'U~ ÍCH 10 | HU'U~ ÍCH 11 | HU'U~ ÍCH 12 | HU'U~ ÍCH 13 | HU'U~ ÍCH 14 | TA.P GHI | TA.P GHI [tt] | TA.P GHI 1 | TA.P GHI 2 | TA.P GHI 3 | TA.P GHI 4 | TA.P GHI 5 | TA.P GHI 6 | TA.P GHI 7 | TA.P GHI 8 | TA.P GHI 9 | TA.P GHI 10 | TA.P GHI 11 | TA.P GHI 12 | TA.P GHI 13 | TA.P GHI 14 | TA.P GHI 15 | TA.P GHI 16 | TA.P GHI 17 | TA.P GHI 18 | TA.P GHI 19 | TA.P GHI 20 | TA.P GHI 21 | TA.P GHI 22 | TA.P GHI 23 | TA.P GHI 24 | TA.P GHI 25 | TA.P GHI 26 | TA.P GHI 27 | TA.P GHI 28 | TA.P GHI 29 | TA.P GHI 30 | TA.P GHI 31 | TA.P GHI 32 | TA.P GHI 33 | TA.P GHI 34 | TA.P GHI 35 | TA.P GHI 36 | TA.P GHI 37 | TA.P GHI 38 | TA.P GHI 39 | TA.P GHI 40 | TA.P GHI 41 | TA.P GHI 42 | TA.P GHI 43 | TA.P GHI 44 | TA.P GHI 45 | TA.P GHI 46 | TA.P GHI 47 | BÀI VIÊ'T | BÀI VIÊ'T [tt] | BÀI VIÊ'T 1 | BÀI VIÊ'T 2 | BÀI VIÊ'T 3 | TÔN GIÁO | TÔN GIÁO [tt] | TÔN GIÁO 1 | TÔN GIÁO 2 | THÚ VI. | THÚ VI. [tt] | THÚ VI. 1 | PHIM | TÀI T̀NH | -DE.P/HAY | TU'? TÊ' | CU'̉'I CHÚT CHO'I | CU'̉'I CHÚT CHO'I [tt] | CU'̉'I CHÚT CHO'I 1 | SU'U TÂ`M TÊ'U | VA(N VUI | VA(N VUI [tt] | VA(N VUI 1 | VA(N VUI 2 | VA(N VUI 3

TÔN GIÁO [tt]

 

CƯ TRN LC ĐẠO

(Thy THÍCH THANH TỪ giảng)

 

Ở đời vui đạo hăy tùy duyên

Đói đến th́ ăn mệt ngủ liền

Trong nhà có báu thôi t́m kiếm

Đối cảnh không tâm chớ hỏi Thiền.

(Phật Hoàng TRẦN NHÂN TÔNG - Thầy Thích Thanh Từ dịch)

 

- Tôi giải thích từng câu, ở đời vui đạo hăy tùy duyên, người ở trong cuộc đời thế tục mà luôn luôn vui với đạo th́ phải khéo tùy duyên. Khéo là sao? Đói đến th́ ăn mệt ngủ liền, khéo tùy duyên là như thế. Nhưng câu đó nhiều người hiểu lầm lắm. Giới tu sĩ trẻ nghe nói thế thích lắm. Tu khỏe quá, có ǵ nhọc nhằn đâu. Đói ăn, mệt ngủ thật sướng. Có một Thiền sư tu ở trên núi, khi gặp người hỏi Ḥa thượng tu hành thế nào, Ngài đáp "đói ăn, mệt ngủ." Vị cư sĩ ấy nói đói ăn, mệt ngủ th́ dễ quá, tôi cũng đói ăn, mệt ngủ, vậy Ḥa thượng có ǵ hơn tôi đâu? Ngài đáp: Nói đói ăn, mệt ngủ nhưng người đời đói không chịu ăn, mệt không chịu ngủ.

 

Chúng ta có như vậy không? Như hôm nào đi làm về có cơm nóng, canh nóng đàng hoàng th́ ngồi ăn vui. Hôm nào về mệt mà gặp cơm nguội, thức ăn nguội nữa th́ dằn mâm, xán chén một hồi rồi mới ăn. Đó là nói trường hợp nguội lạnh, chưa kể những vị quen ăn ớt, ăn cay. Tới bữa ăn nếu gặp món hơi tanh lại không có ớt th́ sao? Phải chờ kiếm ớt rồi mới ăn. Như vậy đói có chịu ăn đâu?

 

Rồi đến ngủ. Ngài nói người đời mệt mà không chịu ngủ lại suy nghĩ cả trăm việc. Cứ nằm lăn qua lộn lại, nhớ chuyện năm trên, năm dưới hoài không chịu ngủ. Như vậy mệt có chịu ngủ đâu. Đó là người đời đói không chịu ăn, mệt không chịu ngủ. Mà đói không chịu ăn, mệt không chịu ngủ là chưa biết tùy duyên. Tùy duyên là đói đến th́ ăn, mệt đến th́ ngủ, không có suy gẫm ǵ cả. Nếu được tùy duyên th́ ở trong đời mà vui với đạo. Người không khéo tùy duyên sẽ thấy trong đời khó tu quá, chuyện này chuyện kia phiền hà. Người khéo tu thấy không khó, việc ǵ đến th́ tùy duyên, giải quyết liền, không phải bận tâm lo lắng suy gẫm hay sợ sệt ǵ cả.

 

- Hai câu ấy mới nghe dễ như trở bàn tay nhưng xét kỹ không phải dễ đâu. Đến câu thứ ba trong nhà có báu thôi t́m kiếm, mỗi người chúng ta đều có sẵn ḥn ngọc quư bên trong, đừng t́m kiếm đâu xa. Thường Phật tử chúng ta có bệnh đi t́m Phật bên ngoài. Giả sử trên núi có ḥn đá nào na ná tượng Phật th́ t́m đến lạy lê mê, hoặc có g̣ mối nào na ná giống h́nh người cũng hô toáng lên là Phật, rồi áp nhau lạy. T́m Phật như thế biết bao giờ mới gặp Phật. Chúng ta tu, đừng bao giờ lệ thuộc những h́nh ảnh hư ảo đó, v́ nó chỉ là sự tưởng tượng. Tôi đă từng đi núi, cũng từng vô những hang động. Trong hang có những cục đá na ná đức Quan Âm th́ người ta cho rằng đức Quan Âm hiện về rồi ráp nhau lạy. Thật ra đó là chỉ do sự tưởng tượng vậy thôi, có thật đâu. Chính ông Phật ngay nơi ḿnh lại không nhớ, không biết. Khi sáu căn không dính sáu trần là Phật tánh hiển lộ rồi. Phật ngay nơi ta lại không chịu t́m, cứ lo t́m trên núi trên non, trong hang trong động nên suốt đời cứ chạy ngược chạy xuôi, rốt lại khổ vẫn hoàn khổ. Bởi v́ chúng ta đă quên mất của báu trong nhà th́ t́m kiếm bên ngoài cách mấy cũng không có được. Đó là một lầm lẫn lớn của hàng Phật tử chúng ta.

 

- Câu chót đối cảnh không tâm chớ hỏi Thiền, sáu căn đối với sáu trần không có dính mắc. Không tâm tức là không có các niệm, không suy nghĩ dính mắc. Đó là Thiền rồi. Chúng ta ngồi thiền một giờ, hai giờ thấy đau chân, chớ c̣n tất cả giờ, những ǵ ở ngoài đến đều không dính, không mắc th́ dễ quá. Thấy h́nh sắc không dính h́nh sắc, nghe âm thanh không dính âm thanh v.. v ..  Đó là chúng ta đang tu Thiền, như vậy thảnh thơi biết mấy. Nhưng v́ chúng ta cứ thấy th́ dính, nghe th́ nhiễm nên bắt buộc phải ngồi Thiền, xếp chân ngó xuống cho bớt nghe, bớt thấy, gỡ lần lần như vậy. Nếu được đối cảnh vô tâm th́ khỏi ngồi, ở đâu cũng Thiền hết. Người biết tu th́ mọi việc rất dễ dàng, rất thuận lợi, c̣n không biết tu th́ thấy khổ, thấy khó.

 

Ḥa thượng Thích Thanh Từ giảng

 

(@ Internet)

 

 

website counter