THÁNG TƯ 75 : MỆNH SỐ và T̀NH NGƯỜI
(Tác giả Nguyễn
Ngọc Hoa)
Ngày 28 tháng Năm năm 1975.
"Thành phố lều" trong trại Orote Point trên đảo
Guam, điểm cực tây của lănh thổ Hoa kỳ, là
trại tạm cư do Lục quân Hoa Kỳ điều
hành. Một tháng trước, vợ chồng tôi và các em từ
biệt cha mẹ, bỏ lại sau lưng thành phố
đầy kỷ niệm, và khởi đầu cuộc
đời lêu bêu vô định.
Lúc nhập trại, chúng tôi
được chỉ định ở một căn lều
nhà binh ở Khu 5, khu xa nhất, nằm gần b́a rừng
cách bộ chỉ huy khoảng năm cây số. Khi có người
chuyển trại để lều trống, người ở
khu xa thường dọn về gần phía bộ chỉ
huy để ban ngày nghe rơ thông báo và nhắn tin trên hệ thống
truyền thanh chỗ đông, và ban đêm tiện tụ tập
ở "Ngă Năm Quốc tế", tên đặt cho
khoảnh đất tráng nhựa có trụ đèn cao sáng
trưng nằm ngay trung tâm trại và nơi năm con
đường chính tụ về. Gặp gỡ người
quen ở đó, trao đổi tin đồn, và cùng nhau
đoán ṃ những ǵ sẽ xảy ra cho ḿnh là sinh hoạt về
đêm ở Orote Point.
Tôi thích vắng vẻ, ngại
bon chen, và lười "dọn nhà" nên vẫn một
ḿnh một cơi trong căn lều đầu tiên. Tài sản
của chúng tôi mỗi đứa vỏn vẹn một chiếc
xách tay nhỏ đựng một bộ áo quần và giấy
tờ tùy thân, nếu không kể những xấp giấy bạc
năm trăm đồng có in h́nh Đức Trần
Hưng Đạo, một tài sản kếch sù nay là mớ
giấy vô giá trị. Trong hố tiêu công cộng, tôi thấy
những tờ bạc này được dùng làm giấy vệ
sinh.
Châu, vợ tôi, và B́nh, cô em
gái duy nhất trong gia đ́nh, đồng ư về quyết
định không dọn sang khu đông người, nhưng
lư do th́ khác hẳn. Khu 5 vắng người, đàn bà
đi tắm không sợ bị mấy tên lao công Phi luật
Tân nḥm nhỏ. Có nhiệm vụ dọn dẹp và đổ
rác, nhắm vào các khu đông người, chiều chiều
mấy tên này ngồi trên băng ghế cao sau xe vận tải
nhẹ chạy ṿng quanh pḥng tắm lộ thiên phụ nữ,
tha hồ nh́n ngắm mà không sợ bị khiếu nại
kêu ca.
Sáng hôm ấy, lười biếng
nằm trên giường bố, tôi bảo Sang, em trai kế,
đưa hai em út là Lâm (16 tuổi) và Trọng (14 tuổi)
ra nhà bàn sắp hàng ăn sáng. Sang là cựu sĩ quan pháo
binh đóng đồn ở Phan Thiết, đă phải dẫn
binh sĩ thuộc quyền băng rừng di tản về
Sài G̣n khi Phan Thiết thất thủ. Không bao lâu Sang hớt
ha hớt hải chạy về,
- Lên bộ chỉ huy nhanh
lên, loa phóng thanh gọi tên anh ầm ĩ đó.
- Thật không?
- Chị Châu và con B́nh nghe thấy,
bảo em chạy về trước báo cho anh hay.
- Anh chưa đi sao? Châu về
tới lều, thở không ra hơi.
- Anh đang sửa soạn
.. Tôi nhảy ra khỏi giường bố.
Tôi cố nghĩ người
ta gọi tôi làm ǵ. Vào trại hơn hai tuần, tôi gửi
ra ngoài gần hai chục lá thư. Hồng Thập tự
phát cho một tờ giấy và một phong b́ nhỏ; viết
thư đề b́ xong mới phát thêm giấy và phong b́ khác.
Người ta nhận thư gửi đi giùm, nhưng báo
trước là không nhận thư đến. Như vậy,
các bạn tôi từ Âu sang Á đều biết tôi đang
ăn chực nằm chờ trong trại tạm cư này.
Và Triết, em trai kế Sang rời Sài G̣n du học năm
1972 và đang học năm thứ ba ngành kỹ sư hóa học
ở Houston, Texas, đă biết cha mẹ kẹt lại Sài
g̣n. Ngày trước giữ chức vụ quan trọng ở
miền Duyên Hải, có lẽ cha đă bị Việt cộng
bắt giam và tra tấn, hay đă bị sát hại không chừng.
Ngày sau hôm nhập trại,
chúng tôi được tin tàu Đông Sơn, chiếc tàu chở
thuê hàng hóa ra Trung do mẹ làm chủ, chở người di
tản cập bến Orote Point. Chúng tôi nhảy cẫng lên
mừng rỡ; Đông Sơn đến nơi có nghĩa
là gia đ́nh sắp đoàn tụ! Chúng tôi chờ dưới
bến hơn một tiếng đồng hồ, gia
đ́nh cuối cùng đă xuống tàu mà không thấy bóng dáng
cha mẹ đâu.
Từ đó, chúng tôi mở
"chiến dịch" t́m cha mẹ, hàng ngày viết mẩu
nhắn tin nhờ đọc trên hệ thống truyền
thanh chỗ đông,
"Ông bà Nguyễn văn
Thông nếu đi được xin liên lạc với con
là .. tại Lều số .., Khu 5. Ai biết được
tin tức ông bà Thông xin làm ơn cho biết, chúng tôi vô cùng biết
ơn".
Ngoài những chiếc lều
nhà binh cỡ lớn làm nhà tạm cho dân tỵ nạn, mọi
kiến trúc trong "thành phố lều" được
xây cất cấp thời bằng gỗ, thứ gỗ mới
cưa ra, không sơn phết hay đánh vẹc-ni. Ở những
nơi có người qua lại, trên mọi chỗ trống
t́m thấy trên mặt gỗ mới, người ta thi nhau
dùng bút nguyên tử viết các ḍng chữ nhắn tin t́m thân
nhân.
Nhờ cả hai kiểu nhắn
tin, tôi gặp lại nhiều bạn bè quen biết. Đặc
biệt nhất là anh Hán, người anh đỡ đầu
đă giới thiệu, hướng dẫn, và nâng đỡ
thời tôi là sinh viên tập tễnh đi dạy trung học
tư. Anh Hán độc thân ở cùng lều với gia
đ́nh cô em gái, nhưng buổi chiều thường cùng
anh em tôi ra băi Orote Point xem biển và nh́n thanh niên nam nữ
(có tiền đô la) tắm biển vui chơi.
Một hôm anh Hán gặp lại
người bạn thân dạy học ở Sài g̣n đang
cùng gia đ́nh tắm biển. Mua kem và thức uống giải
khát cho con, người bạn đăi anh một lon root beer;
anh nhắp nhắp vờ uống rồi mang về cho anh
em tôi. Nghe nói "bia" tôi nghĩ đến mùi men rượu
nhè nhẹ và vị hoa hốt bố đăng đắng
của bia "33" (chai bia lùn) quen thuộc, uống ngay một
ngụm rồi nhăn mặt,
- 'Bia' ǵ mà dở ẹt
như xá xị "Con Cọp" bên ḿnh?
- Xá xị thật mà! Tớ
tưởng cậu giỏi tiếng Anh tiếng U thừa
biết root beer là ǵ chứ, anh Hán đùa, nhưng tôi thẹn
tai nóng bừng.
- Chê th́ để đó cho tụi
em, chớ phí của trời, Châu giật lấy lon nước
ngọt chia cho B́nh và hai em nhỏ nhất, mỗi người
được hai ngụm nhỏ. Lon nước ngọt
đầu tiên trên đất Mỹ chia cho sáu người
uống!
*
"Tŕnh diện" ở
bộ chỉ huy, tôi được đưa vào một
văn pḥng nhỏ của Hồng Thập Tự; ống
nói điện thoại đă được nhấc ra nằm
chờ trên bàn. Tôi cầm lên trả lời bằng tiếng
Anh,
- Alô, tôi nghe ..
- Leon đây em. Chúc mừng
em thoát khỏi Việt nam, và chào mừng em đến Hoa kỳ,
giọng nói quen thuộc của Leon mang lại cho tôi một
luồng sinh khí mới.
- Anh đang ở đâu mà gọi
tôi?
- Tôi ở Sapporo, t́m cách gọi
cho em hai ngày nay.
Leon quê ở miền bắc
California, trước phục vụ đoàn Thanh niên Chí nguyện
Quốc tế tại Việt Nam. Anh học tiếng Việt
hai năm với tôi lúc "ông thầy" là cậu học
sinh trung học. Anh lớn hơn bảy tuổi và xem tôi
như em ruột. Về nước, anh đi học lại
lấy bằng tiến sĩ ở Đại học
California Berkeley và sang dạy học ở Đại học
Sapporo ở miền bắc nước Nhật. Tôi nghẹn
ngào,
- Thật không ngờ. Ngày
đó có bao giờ tôi nghĩ sẽ gặp lại anh ở
ngoài Việt Nam đâu!
- Qua thư em tôi đọc
được những buồn bă, uất ức, và lo âu.
Em cần hăng hái lên!
- Tôi là kẻ vô gia cư, vô
nghề nghiệp, vô tổ quốc; một tên vô dụng
ngày hai buổi xếp hàng xin cơm bố thí của lính Mỹ.
- Em đă may mắn không kẹt
lại sống với Cộng sản. Hôm kia Song bạn em
từ Tokyo điện thoại cho tôi, anh đổi đề
tài.
Song là bạn thân thuở học
kỹ sư; Song học Công chánh, tôi bên Điện. Ở
trọ nhà bà cô Song, tôi được bố Song mến tài
nhờ dạy kèm mấy đứa em chàng. Ông cụ, một
nhà giáo đức độ và nhà soạn sách giáo khoa nổi
tiếng, xem tôi như người nhà; mỗi dịp giỗ
tết trong gia đ́nh đều mời tới, ngay cả
sau khi Song tốt nghiệp và đi du học tại Đại
học Hoàng gia Nhật ở Tokyo. Ngày Sài g̣n, Song đi
chơi với tôi và Leon vài lần nên hai người quen
nhau. Tôi thấy có điều khác lạ,
- Song nói với anh điều
ǵ không?
- Tin mừng vô cùng, Leon ngập
ngừng.
- Anh nói đi, tôi hồi hộp.
- Song nhờ tôi báo cha mẹ
em đă đi được sang Hong Kong.
- Thật không? tôi ngạc
nhiên tột cùng, suưt buông ống nghe.
- Họ đang ở trại
tỵ nạn Kowloon, tức là Cửu Long. Em yên chí đi,
ngày đoàn tụ với cha mẹ gần kề.
Theo lời kể của
Song, sáng ngày 30 tháng Tư, ông bà cụ Song - người Bắc
di cư năm 1954 giống như gia đ́nh tôi - thấy
t́nh thế tuyệt vọng khi vị tổng thống lâm
thời tuyên bố đầu hàng. Ông bà cụ dắt nhau
ra bến tàu Sài G̣n và leo lên chiếc tàu duy nhất c̣n lại
trong hải cảng là tàu chở hàng Viễn Đông cùng với
hàng ngàn người khác đứng ngồi chật như
nêm. Viễn Đông nhổ neo rời bến lúc một giờ
chiều, gặp trục trặc máy móc nhưng cũng ra
được hải phận và nhắm hướng Hong
Kong trực chỉ.
Ông bà cụ Song nghe tin cha mẹ
tôi đi trên tàu Viễn Đông và nghe nói cha tôi bị khủng
hoảng tinh thần, chửi bới lung tung, và mở toang
xách tay hành lư cho mọi người thấy không hề mang
theo vàng bạc hay tiền đô la. Cha muốn chứng tỏ
ḿnh trong sạch, bao nhiêu năm giữ nhiều chức vụ
trọng yếu mà vẫn trắng tay, và tránh sự ḍm giỏ
của các phần tử bất hảo trên tàu. Tàu ra biển
được một ngày th́ có tin cha nhảy xuống biển
tự tử. Trước sự phản đối của
nhiều người, vị thuyền trưởng quyết
định quay tàu trở lại vớt người
đàn ông xấu số, và người này - may thay - không phải
là cha tôi. Hành động can đảm và nhân đạo của
thuyền trưởng đă dập tắt ngọn lửa
hỗn loạn bùng lên trong cơn đói khát, khổ đau,
và tuyệt vọng của hơn bốn ngàn người vừa
ĺa bỏ quê hương.
Viễn Đông là nhóm người
tỵ nạn đầu tiên được chấp nhận
vào Hong Kong. Ông bà cụ Song viết thư cho chàng, báo tin
đă đến Hong Kong, và kể tin tức cha mẹ tôi.
Song đă nhận được thư tôi gửi từ
Orote Point, nhưng không có cách nào để báo tin nên điện
thoại cho em Triết ở Houston, dù điện thoại
viễn liên quốc tế rất mắc. May thay, Triết
có sẵn địa chỉ và số điện thoại của
Leon tôi gửi sang trong những ngày chuẩn bị di tản
ở Sài g̣n, nhờ đó Song liên lạc với Leon. Cuối
cùng, nhờ các mối quen biết thời làm Thanh niên Chí
nguyện Quốc tế, Leon lùng kiếm được
tôi.
Nhiệm vụ báo tin xong
xuôi, Leon khuyên lơn,
- Tôi biết em đủ khả
năng và nghị lực để vượt qua mọi
khó khăn trên đời này.
- Cám ơn anh Leon. Hy vọng
ḿnh sớm gặp lại, tôi từ giă, chấm dứt cuộc
điện đàm viễn liên đầu tiên trong đời,
- Khi em vào đất liền
tôi sẽ bay về ngay, Leon bịn rịn.
Ra khỏi bộ chỉ huy
tôi chạy như bay về lều, vừa chạy vừa
la lớn như thằng điên, "Cám ơn Trời Phật!
Cám ơn Trời Phật!"
Trên khoảng đường
năm cây số, những diễn biến đổi đời
trong tháng qua hiện ra trong trí.
Như do duyên tiền định,
chiều 29 tháng Tư sáu đứa chúng tôi lọt lên chiến
hạm HQ-402 Lam Giang cùng với khoảng hai ngàn người
khác, phần lớn là gia đ́nh và thân nhân của quân nhân hải
quân. HQ-402 nhổ neo rời bến khoảng nửa đêm,
tắt đèn chạy trong bóng tối ra cửa Soài Rạp,
thay v́ cửa Nhà Bè là con đường tàu bè hải quân
thường đi lại. Đường ra cửa Soài Rạp
nguy hiểm hơn v́ sông quanh co và ḷng sông hay bị ngư
dân đóng đáy (lưới giăng ngang sông, giữa có
cái đụt to, để bắt cá) nhưng tạo yếu
tố bất ngờ đỡ lo bị Việt Cộng phục
kích trên bờ bắn xuống.
Tàu cán đáy và thiệt hại
nhẹ nên khi ra đến hải phận phải chạy
chậm lại, lẹt đẹt đi sau cùng đoàn tàu hải
quân gồm trên một trăm chiến hạm và chiến
đỉnh (như các duyên tộc đỉnh, gọi tắt
là PCF) đến tập trung ở vùng Côn Sơn rồi
được Đệ thất Hạm đội Hoa kỳ
hướng dẫn sang Subic Bay ở Phi Luật Tân.
Tàu Đệ thất Hạm
đội vài ba ngày ghé lại tiếp tế - nước
uống hôi mùi dầu mà đầy đủ, nhưng thực
phẩm là khẩu phần C, thức ăn khô trong hộp của
quân đội Hoa kỳ, ít ỏi nên ít khi đến tay
chúng tôi là thường dân không quen biết ai. HQ-402 đến
nơi sau mười hai ngày ṛng ră.
Trước khi vào hải cảng,
tàu được lệnh giải giới và mọi súng ống
cá nhân đều phải liệng xuống biển. Tôi chứng
kiến nét mặt buồn mênh mang của các chiến sĩ
hải quân khi giă từ vũ khí thân yêu - "súng là vợ,
đạn là con" - mà thấm thía nỗi tủi nhục
của kẻ thất trận vong quốc.
Không như những đợt
người tỵ nạn trước, chính phủ Phi Luật
Tân không cho phép đám người trên tàu đặt chân lên
đất Phi nên chúng tôi được chuyển ngay sang
tàu Sóng Xanh, một chiếc tàu chở hàng hóa Hoa kỳ cỡ
lớn. Từ HQ-402 xuống, đi chừng mười
thước theo một lối đi hẹp dọc theo mé
nước có vạch sơn không được bước
lấn qua, và được đốc thúc lên Sóng Xanh thật
nhanh, kể như chúng tôi không hề xâm phạm biên giới
Phi.
.. .. ..
Trời sẩm tối khi
chúng tôi lên một căn pḥng khá rộng, đèn điện
mờ mờ. Một anh lính Mỹ trẻ bưng ra một
thùng cam lớn, không biết làm sao phân phát cho đám đông
đói khát nh́n hau háu nên để thùng cam ở góc pḥng rồi
rút lui. Đám người tỵ nạn nhào lại, mạnh
ai nấy giành những quả cam vàng tươi. Tôi đói
nhưng vẫn đứng yên, tự nhủ giấy rách phải
giữ lấy lề, kẻ sĩ thà chết chứ không
chịu nhục, và ḿnh là giáo sư sao lại đi giành giật
Miếng
ăn là miếng tồi tàn,
Mất đi
một miếng lộn gan lên đầu.
Nhưng khi chỉ c̣n hai quả
cam lăn lóc trên sàn, con thú đói bất thần nổi dậy.
Tôi nhảy tới chụp một quả và cảm thấy
cạnh ḿnh có người đang chụp quả thứ
hai. Ngoảnh mặt sang, hai đôi mắt nh́n nhau ngỡ
ngàng - tôi và anh Dương, giám đốc một trường
chuyên nghiệp của Đại học Kỹ thuật.
Không quen thân nhưng tôi hằng kính nể anh, nhà quản trị
đứng đắn và vị giáo sư nghiêm túc. Đó là
lần cuối cùng chúng tôi nh́n thấy nhau!
Tôi thẫn thờ nh́n quả
cam trên tay và chiếc thùng các-tông in hàng chữ lớn
"Navel Oranges from Florida" (Cam Rốn từ Florida). Xoay
quả cam nh́n vào đáy, à ra thế, h́nh thù giống như
chiếc rốn trẻ em nên gọi là "navel orange". Vậy
mà mấy năm nay tôi thắc mắc không hiểu là loại
cam ǵ, có khi ngờ sách in sai từ chữ đồng âm
"naval" (thuộc về hải quân).
Khoảng nửa đêm, tôi
ngồi dựa tường ngủ gà ngủ gật th́
Sang, em trai kế, gọi giật dậy,
- Anh dậy mau. Bác Cẩn
ḱa!
- Ở đâu? tôi vọt dậy.
Bác Cẩn là bạn thân của
cha từ thuở để chỏm ngoài quê Quảng B́nh.
Tôi biết bác từ năm lên sáu, bác và cha là sĩ quan cấp
úy đóng ở đồn An Ḥa gần Huế, và tôi thường
bị mẹ bắt đứng hầu để cha sai vặt
khi hai người uống bia "La Rue" (chai bia cao) với
mực khô nướng. Cũng như cha, theo thời gian
bác lên chức và giữ nhiều chức vụ quân sự
quan trọng. Có khác là mấy năm sau này cha về Sài g̣n
nghỉ hưu th́ bác thăng tiến như diều gặp
gió, được bổ nhiệm làm thứ trưởng
một bộ chủ chốt của chính phủ. Có lẽ
v́ trông cậy vào bác mà cha đă từ chối không đi tàu
hải quân với chúng tôi.
Thân h́nh cao lớn dềnh
dàng, mặc quân phục cổ áo gắn hai ngôi sao bạc,
bác cùng bác gái và hai cô con gái út mười lăm và mười
bảy tuổi khệ nệ khiêng chiếc rương nặng
bước vào. Bác nắm tay tôi, giọng trầm buồn
đầy nước mắt,
- Ba con kẹt lại rồi.
Ngày cuối ba gọi điện thoại cho bác, nhưng
bác bó tay không có cách nào giúp ba.
- Lúc tụi con ra đi, cha
quyết định ở lại, nói là quá phiêu luu và nguy hiểm.
Vả lại cha nghĩ là miền Nam không thể một sớm
một chiều mà mất, tôi than thở.
Bác nhắc lại mối
liên hệ giữa bác và tôi rồi khen,
- Bác luôn luôn ước ao có
đứa con trai thông minh và học giỏi như con.
- Bác quá khen. Dạo gần
đây con bận rộn quá nên ít khi đến thăm bác.
- Bây giờ ra khỏi nước,
bác giống như cha và sẽ thay thế ba con. Bác cháu ḿnh cần
chung lưng góp sức, nương tựa vào nhau, và sống
chết cùng nhau trong một gia đ́nh. Con thấy sao?
- Bác có ḷng như vậy thật
quư hóa, con c̣n mong ước ǵ hơn!, tôi cảm động.
Trang bị qua loa để
chở gần sáu ngàn người tỵ nạn, Sóng Xanh rời
Subic Bay đi đảo Guam khuya đêm đó. Sự chuẩn
bị cấp bách hiện rơ qua các cầu tiêu lộ thiên bằng
gỗ như cái khung sơ sài nhô hẳn ra ngoài mạn tàu. Từ
mạn tàu cách mặt nước hơn ba chục thước
nh́n xuống sâu thăm thẳm, bạo gan cách mấy cũng
không dám ngồi trên chiếc cầu tiêu "dă chiến"
chỉ có hai thanh gỗ ngang làm tay vịn; loạng quạng
rớt xuống nước là toi đời! Và ai dám ngồi
"làm chuyện ấy" trước mặt hàng ngàn
người khác? Cũng may, tàu đông người mà thiếu
thức ăn nên tôi không nghe nói ai cần dùng đến tiện
nghi vụng liệu (nhưng với chủ ư tốt) này.
*
Sau hơn hai ngày, Sóng Xanh tiến
gần hải cảng Guam khi b́nh minh đang lên trên mặt
đại dương. Mặt trời ló lên ở cuối
chân trời, chiếu ánh nắng ban mai lên những ḥn đảo
chung quanh tạo thành một dăy trường thành sáng rỡ.
Tôi cùng Châu và các em lên boong, dựa mạn tàu mê mẩn
thưởng thức bức tranh cảnh tuyệt vời.
Lúc chúng tôi trở lại chỗ
cũ để lấy hành lư chuẩn bị xuống tàu,
bác Cẩn và gia đ́nh đă ra đi từ lúc nào. Tôi gượng
gạo,
- Có lẽ bác được
bộ chỉ huy tàu ưu tiên tiếp đón nên không có th́ giờ
từ giă.
- Ông ta vờ kết thân
để anh em ḿnh giúp bảo vệ rương vàng. Tốt
lành ǵ mà bác với cháu!, Sang hậm hực.
- Lời nói không mất tiền
mua, nói đi rồi nói lại mấy hồi. Đời
'c'est la vie' mà Sang!, tôi đùa mà ḷng quặn đau.
Xếp hàng trước lều
nhập trại do Hồng Thập Tự phụ trách có nhân
viên người Việt thông dịch, mỗi gia đ́nh
điền mẫu ghi tên họ và ngày sinh từng người.
Sau đó, mỗi người điền phiếu y tế
cá nhân và được y tá người Mỹ "phỏng
vấn". Đến lượt Châu, nàng khai bị bón
khiến cô ư tá quan tâm,
-Bà bị bón bao lâu rồi?
- Vào khoảng mười
lăm ngày, hay hơn nữa, Châu tính từ ngày chúng tôi rời
khỏi nhà.
- Mười lăm ngày! Bác
sĩ, đến đây ngay, cô y tá hô hoán.
Mấy phút sau, xe cứu
thương nhà binh chớp đèn hụ c̣i chạy tới.
Hai người lính quân y khiêng băng-ca bước xuống
và theo lời chỉ dẫn của y tá ra hiệu cho Châu nằm
lên. Tôi hoảng hồn, vội vàng kêu B́nh theo xe cứu
thương để giúp Châu.
Vị bác sĩ già bước
lại gần, tấm bảng tên gắn trên ngực áo
quàng trắng ghi "S. Richardson, MD", và ḍng thứ hai là
"Red Cross Volunteer" (T́nh nguyện viên Hồng Thập tự).
Tôi ra hiệu không cần thông dịch và la lớn,
- Vậy là sao? Tại sao vợ
tôi bị đưa đi nơi khác?
- Bà nhà bị táo bón rất nặng,
tôi thấy cần đưa bà sang bệnh xá để thử
nghiệm, bác sĩ Richardson điềm đạm giải
thích.
- Chúng tôi không có thức
ăn trong hai tuần qua. Vợ tôi không bài tiết v́ không có
ǵ trong bụng, không bệnh hoạn ǵ cả, tôi căi.
- Tôi cũng nghĩ thế,
nhưng cẩn thận vẫn hơn. Tôi không muốn
đánh cuộc với sức khoẻ của bà.
- Khi nào vợ tôi được
về trại với chúng tôi?
- Bà muốn về trại
lúc nào cũng được. Nhưng tôi nghĩ bệnh xá
sẽ khuyên bà nằm lại đến khi chắc chắn
mọi chuyện ổn thỏa. Xin lỗi đă làm ông hoảng
sợ, và chúc ông may mắn trong những ngày sắp tới,
bác sĩ đưa tay ra bắt.
Tôi nghẹn ngào. Nửa tháng
trước tôi rời bỏ quê hương yêu dấu
để trốn thoát móng vuốt kẻ thù cùng tiếng
nói và màu da. Mười lăm ngày bềnh bồng trên Thái
b́nh Dương xuôi tay cho số phận đẩy
đưa, tôi đă bị bọn người khiếp
nhược xua đuổi, hổ thẹn v́ đă đánh
mất một phần phẩm giá của ḿnh, và bị
người thân nuốt lời bỏ rơi. Giờ
đây, vừa đặt chân lên vùng đất lạ, tôi cảm
nhận được t́nh người - thứ t́nh người
biểu lộ theo cách chưa từng biết qua. Một
người lạ không cùng ngôn ngữ tự nguyện giúp
đồng bào tôi và xin lỗi v́ đă săn sóc vợ tôi
theo tiêu chuẩn của xă hội văn minh.
NGUYỄN NGỌC
HOA
(Kiều Diễm Trinh sưu tầm và chuyển)