Tháng Sáu, những bông hoa của
tháng Năm, và mùa xuân rực rỡ trên đường
phố đă tàn. Tàn như dự định của anh,
dự định qua Paris, về nơi này thăm tôi. Anh
đă từng nói nhiều lần về chuyện này.
Dặm trường ! Nghe th́ biết vậy. Thật
sự tôi không chờ đợi, mong mỏi nên cũng không
buồn. Nhưng tôi cảm động khi anh nói là anh
muốn làm tôi ngạc nhiên. Vé máy bay đă sẵn. Anh sẽ
gọi điện thoại cho tôi, ngay khi anh đến
Paris. Anh than thở, vậy mà hỏng. Hỏng hết !
C̣ntôi, rơ là không chờ,
cũng không nghe anh dự trù hay hứa hẹn một
chuyến đi nào khác nữa. Sao ḷngbỗng nao nức bồn chồn. Tưởng
như tuần tới hay tuần sau nữa anh sẽ có
mặt nơi này. Sau khi cúp điện thoại với anh.
Tôi đi ra đi vào, lúc ngồi thừ người trên
ghế. Lúc đứng ngó mông ra cửa sổ, thái độ
của một kẻ vô tích sự. Tôi muốn ǵ ? Tôi,
buồn vui không rơ.
Tôi nhớ đă từng nói
với anh về ngôi nhà tôi đang ở.
"Nhà, ch́m khuất trong một
ngơ cụt. Muốn vào nhà phải đi qua hai cánh cửa
của một hành lang, qua một vuông sân mà các cửa
sổ của những nhà lân cận đều nh́n ra
mảnh sân gạch ấy. Không một bóng cây, chỉ toàn
một màu ngói đỏ và những ống khói lố
nhố chiếc thấp chiếc cao dựng trên những
mái nhà. Có những đêm nh́n ra cái bóng lờ mờ của
chúng tưởng tượng như đang ở trong
một đền đài thuở xa xưa. Tôi nghĩ, cách
kiến trúc của tám căn nhà liền lạc, giao
tiếp bởi một vuông sân biết đâu ngày xưa,
đây chẳng là một toà nhà lớn của một
đại gia đ́nh mà theo thời gian, nó đă
được chia cắt từng mảng diện tích khiêm
nhường và bây giờ đến đời tôi và
bảy người khác được sở hữumột phần của nó.
Nhưng tôi nào biết ai là ai, những ông hay bà hàng xóm
của tôi. Gần khu đại học nên những căn
hộ bé nhỏ này đă trở thành nhà trọ, phố
trọ. Rặt một đám sinh viên ở xa đến
thuê nhà trọ học. Nay cô này, mốt cậu nọ, nườm
nượp đến rồi đi. Chưa bao giờtôi nhận diện rơ một khuôn
mặt nào. Ai mới đến và ai đă bỏ đi ?
Chỉ là những chiếc bóng đi về thấp thoáng
ở hành lang. Chỉ là những ánh đèn loé lên trong đêm
tối. Và tôi thấy ǵ nữa nơi này vào những chu
kỳ nghỉ học, sau cái hành lang kia khi cánh cửa xám
xỉn đóng lại ? Đó là một khoảng im
lặng, tịch mịch. Thỉnh thoảng có những
tiếng chuông ngân lên từ chiếc khánh treo trên cửa sổ
để tôi biết gió về. Chiếc khánh có đến
tám âm thanh. Nhưng tôi chỉ nghe được hai
điệu. Giống như tiếng chuông ngân. Lúc thánh thót
thả từng giọt như chuông đồng hồ. Lúc
dồn dập như chuông nhà thờ sau giờ tan lễ.
Nhanh và chậm, tùy theo tốc độ của gió. Không xa
phố là bao. Mỗi tối, buồn t́nh có thể thả
bộ chừng mười phút. Sẽ đi qua
đường Pasteur, qua đường Hoà B́nh là gặp
ngayphố chính. Ngay góc Hoà B́nh
cũng có một quán cà phê. Mùa hè, người ta đặt
bàn ghế cho khách trên vỉa hè, dưới những tàng cây
phong. Tôi chưa có dịp ngồiở đấy. Nhưng tôi cảm thấy thích quán
này hơn những quán ngoài phố chính"
Khu Hoà B́nh được tôi
dịch từ chữ "Rue De La Paix". Tôi thích dịch
như vậy v́ nó cạnh đường Pasteur. V́ chữ
Pasteur làm tôi nhớ Sài G̣n. Tả tỉ mỉ thế mà anh
vẫn không h́nh dung nổi. Trong trí tưởng của anh,
nơi tôi ở buồn như một ngoại ô. Nhiều
năm rồi tôi chưa gặp lại anh. Nhiều năm
rồichắc chắn tôi
không c̣n là tôi ngày nào. Tôi đă nói nhiều về nơi
ăn chốn ở của ḿnh với anh, và chẳng bao
giờ tôi kể chút nào về tôi cả.
Năm mươi tuổi, chưa
phải tiêm vào người kích thích tố để níu xuân
th́, mà đôi khi thân thể bị bơm phồng một
cách quá độ. Dáng gầy, tôi níu được tuổi
trẻ của tôi từ nó. Lừa dối những con
mắt nh́n hời hợt. Nhưng có khuôn mặt năm
mươi nào rạng rỡ, tươi trẻ trong
một sớm mai thức dậy mà chưa đắp lên
mặt một lớp kem, một làn phấn. Chưa vẽ
đường ch́ đen ṿng theo khoé cho mắt thêm phần
linh động.
Buổi sáng, tôi nh́n mải
miết khuôn mặt ḿnh trong gương. Đôi mắt lâu
rồi dường như chỉ c̣n nh́n gần ngắm
nghía, quan sát tính toán những thực hư, tốt xấu.
Đôi mắt chưa có vết nhăn, nhưng phần
dưới của hố mắt bọng lên như thể
dướilàn da ấy có
dấu một túi nước. Bọng nước ấy là
lệ chảy ngược vào hay lệ đang tích lũy
để một lúc nào trào ra. Đó chỉ là ư nghĩđẹp, vui. Thế nào th́ nó
cũng chẳng khác ǵ vết nhăn, dấu hiệu của
tàn phai không cách nào tránh khỏi. Tôi đưa ngón tay chà
nhẹ lên lớp da mặt, từng từng phần,
từng phần. Những chiếc mụn đỏ, bé xíu
như đầu tăm. Làm thế nào cho chúng biến
đi. Mặt trời, nắng, cái nóng oi bức của mùa
hè. Tôi dị ứng mùa hè. Mùa hè, tôi dấu tôi trong sở.
Tôilàm việc liên miên. Làm
nhiều hơn b́nh thường cho đồng nghiệp
thảnh thơi đi biển, đi rừng hay đi
phố. Vậy mà tôi vẫn không trốn được
nắng. Mùa hè, da mặt tôi lúc nào cũng tấy đỏ.
Tôi thoa kem chống nắng lên da,
thay loại kem giữ nước vẫn dùng hàng ngày.
Tự trách ḿnh từ nào lơ là, không chăm sóc cái phần
quan trọng nhất trên gương mặt. Tôi vẽ
mắt, thoa phấn và lại thêm một lần nữa
trách ḿnh lẩn thẩn. Hôm nay không đi làm, nghĩa là không
ra đường. Ai nh́n ḿnh mà phải kỹ càng che
dấu.
Ngày nghỉ, sự nghỉ
ngơi với tôi là những phút giây một ḿnh trong
khoảng sân khuất, tṛ chuyện cùng đám cây cỏ
thưa thớt, nhặt nhạnh từ những nơi
chốn lạ, một thuở c̣n thích đi xa. Mỗi
chậu cây là một kỷ niệm. Cây Quỳnh mang về
từSan Jose. Năm vừa
qua, mùa đông quá lạnh và mùa hè quá nóng. Cũng có thể v́
dọn nhà. Bứng ra bứng vào nên nó mệt mỏi tàn
tạ. Mỗi ngày mỗi héo, không nhú nổi một nhánh lá
non. Vậy mà từ cái cành thật thấp, thiếu diệp
lục tố, nâu sẫm khô cứng như một
lưỡi dao kia lại trổ ra đến bốn
nụ hoa. Hoa nở từ hai hôm trước và đă tàn
từ hôm qua. Những cánh hồng pha tía, thứ màu
rượu nhạt, dài và mỏng, xoè rộng như
những ngọn pháo bông bây giờ rũ xuống khép kín,
chẳng khác nào những bó rau héo dập trong buổi
chợ chiều.Tôi biết
anh có nhiều đam mê. Một lần tôi hỏi anh. Anh có thích
cây cỏ không ? Có phải khi người ta bắt
đầu thích cây cỏ điền viên là kể như
đă về già ? Anh nói, anh yêu tất cả những cái
đẹp. Một cuốn sách đẹp, một cử
chỉ đẹp, một h́nh ảnh đẹp, một
cuộc sống đẹp, một t́nh yêu đẹp, và
ngay cả một cái chết đẹp. Anh cũng yêu cây
cỏ nhưng anh lướt trên chúng. Tôi nghĩ, anh có
nhiều thứ để mê, để sống. Lẩn và
lướt.
Tôi không lướt
được như anh. Thời để mơ,
để yêu, để muốn ôm hết cả cuộc
đời không c̣n nữa. Tôi đang sống như một
chị đàn bà nhà quê, lỡ thời và an phận.
Chị đàn bà tôi bây giờ
đang ở trong sân, đang nhặt những chân cỏ
dại mọc lên từ những kẽ nứt của các
tàu gạch đỏ, đang cắt bỏ những cánh lá
khô. Quỳnh mới rũ chết đêm qua. Hồng,
Forsythia và Jonquille đă tàn từ lâu lắm. Cho đến
đầu đông, Hồng có thể cho thêm vài nụ
nhưng Forsythia và Jonquille th́ phải đợi mùa sau. C̣n
Trúc, trúc xanh mướt thế kia mà biết đến bao
giờ cao lớn để tôi được nh́n tóc lá múa
may, tắm gội bóng trăng. Bóng trăng lênh láng từng
vũng sáng trên sân tôi chợt gặp một đêm nào
thức giấc. Đêm trăng ướt lá dừa, h́nh
ảnh chưa bao giờ thấy, chỉ nghe qua một bài
hát, bỗng nhớ lại ngay phút giây đó làm tôi xúc
động thẫn thờ và những cây cành đă có
mặt trong sân từ buổi ấy.
Nắng mỗi ngày đang dần
thổi bay lớp nhựa từ những thân củi
xếp dọc ở một góc sân. Tôi mê những thân
gỗ. Đó là những đám cây gẫy trong rừng
từ trận băo năm nào. Món quà mà những người
bạn tốt bụng có dịp đi chơi ngang rừng,
góp nhặt mang về cho tôi đốt ḷ sưởi.
Đốt ḷ sưởi để sưởi ấm là
chuyện phụ, chính là để vui. Tôi bận bịu khá
nhiều với cái vui này. Tháng Bảy trời hay mưa.
Những ngày mưa tôi phải dời chúng vào một góc hiên
có mái che thay v́ phủ lênđó một tấm bạt nylon. Tấm bạt
sẽ làm mất vẻ thẩm mỹ của những
phiến gỗ mà tôi cố t́nh trang trí,sắp xếp chúng cạnh những chậu hoa.
Dời chỗ này chỗ nọ cũng là một tṛ chơi
của tôi. Tṛ chơi cực nhọc, vất vả.
Tôi ngồi xuống vuốt ve
mặt cắt nham nhám đường cưa, từng
sớ gỗ uốn lượn khắn khít những
đường vân tṛn như vẽ. Lớp ngoài đă
trắng khô nhưng bên trongc̣n sẫm một màu nhựa ướt, thơm
thơm. Tôi thích ngửi thứ mùi thơm này, mùi rừng.
Mùa hè chỉ mới bắt
đầu. Nắng c̣n đổ dài vài tháng nữa cho
củi khô thêm. Và tháng Chín, tháng Mười, khi hoa Cúc nở
vàng một góc sân. Khi sương mù bắt đầu
đổ xuống phố, tôi sẽ mang hết đám
củi ấy xuống cất vào nhà kho. Sẽ chuyển
những thước củi đă khô từ năm
trước lên xếp trong ngăn chứa bên dưới
ḷ sưởi, chờ đợi một ngày đông giá
đốt lên. Kho chứa nằm dưới ḷng
đất nên lạnh như một căn pḥng gắn máy
lạnh. Nhiệt độ lư tưởng để cất
những chai rượu. Tôi biết thế, nên cũng
tập tành lựa chọn mua những chai rượu
đúng ngày mùa, năm tháng chất vào. Có lúc xuống kho t́m
một vật ǵ đó, tôi cứ đứng ngắm nghía
chúng cùng đám củi khô. Những thước gỗ im,
những chai rượu ngoan nằm đấy, chờ
để cháy để tràn.
Tưởng tượng anh
sẽ về mùa đông năm nay. Căn nhà tôi sẽ tràn
đầy ánh sáng của những ngọn nến. Anh
sẽ ngồi nơi kia, chiếc ghế cạnh ḷ
sưởi ngắm những ánh lửa bùng lên. Anh sẽ im
lặng lắng nghe những câu chuyện kể của tôi.
Tôi sẽ nói ǵ với anh ? Chuyện củi lửa,
chuyện cỏ cây .. Ngoài những chuyện vặt vănh
ấy, tôi c̣n ǵ khác để kể ?
Tưởng tượng thêm
một điều khác nữa .. Sau bữa ăn, tôi sẽ
pha cho anh một tách trà nóng, từ tốn ngồi xuống
bên anh, sẽ nhẹ nhàng đặt tay lên vai anh .. Rồi
thế nào nữa ?
Tự dưng tôi cảm thấy
bần thần. Tôi quay trở vào nhà đặt ḿnh nằm
xuống nệm ghế ngó mông lên trần nhà. Thấy ḷng
nhẹ tênh. Cảm giác thân thể đang thư giăn,
đang ở trong một sự nghỉ ngơi tuyệt
đối khiến tôi nh́n ra một điều là lâu
rồi tôi đă không được nghỉ ngơi đúng
nghĩa. Tôi tất bật làm việc. Việc này chưa
xong tôi nghĩ ngay đến việc khác. Tôi không có một
chút thời gian để nghĩ về ḿnh.
Hai bàn tay, tôi đang nh́n ngắm
những ngón tay. Những ngón tay lam lũ với đất
cát, củi lửa, tro than. Những ngón tay từ lâu
chẳng c̣n được nâng niu ấp ủ bởi
đôi bàn tay ai khác. Có lẽ chúng đă tê, bại. Không c̣n
cảm xúc. Hay chính đầu óc tôi, tâm trí tôi đă
sượng cứng, trơ khấc. Sự tưởng
tượng đă dừng lại. Tôi cố gắng,
nhưng không tưởng được thêm ǵ khác.
Dù thế nào tôi cũng mong anh
về. Những chai rượu chờ để tràn,
những cành khô chờ để cháy. Và tôi chờ t́m
lại tôi. Có thể cũng chẳng c̣n ǵ để mà t́m
nữa trong mớ thời gian hỗn độn chất
chồng.
Anh về, anh đi. Một
điều tôi biết chắc không cần phải
tưởng tượng là tôi sẽ buồn khi thu dọn,
lau chùi bụi bậm, hốt hết những tàn tro trong ḷ
sưởi. Nỗi buồn của những ngày đông,
rất thầm, rất thân mỗi khi tôi làm cái công việc
này. Anh đi, nỗi buồn ấy sẽ dữ dội
đến ngần nào ? Tôi sẽ ngồi bệt xuống
đất, mở tung cánh cửa kiếng của ḷ sưởi.
Nghe tiếng gió hú phía ngoài vọng xuống từ ống
khói. Củi lửa chỉ để vui, không hẳn
để ấm. Nên chẳng cần một lần nữa
cháy lên. Và tôi sẽ không hốt bỏ những tàn tro
ấy. Tôi giữ chúng lại để nhớ về
một đám cháy hạnh phúc.
ĐẶNG MAI LAN
Tháng Bảy, 2005
(Sưu Tầm Liên
Mạng chuyển)
CHỊ HAI, CON BÁC TÔI
(Hạo
Nhiên Nguyễn Tấn Ích)
Tết năm rồi, vợ tôi
về Việt Nam thăm gia đ́nh. Ông nhạc tôi tuổi
đă ngoài 90, nhớ con gái, con rể hối thúc chúng tôi
phải về quê cho ông gặp một lần.
Tôi bị kẹt công việc không
thể đi cùng với vợ. Nhân dịp nầy, tôi
viết thư yêu cầu cháu tôi ở quê nhà thu thập
một số h́nh ảnh cũ của những
người trong tộc họ c̣n sống hoặc đă
chết để in vào cuốn gia phả của ḍng họ
tôi.
Ngày trở lại Hoa Kỳ,
vợ tôi mang về một cuốn album đầy
những h́nh ảnh cũ. Nào h́nh của gia đ́nh tôi cách
nay đă trên nửa thế kỷ, thuở tôi c̣n là một
cậu bé mặc quần short đứng lơ ngơ bên
ghế ngồi của cha mẹ. H́nh vợ chồng Bác
Cả Th́n chụp trước năm 1940. H́nh của anh tôi
chụp nhân chuyến về phép trước ngày anh tử
trận.
Đến tấm h́nh của
một phụ nữ đă khiến tôi xúc động
nhiều. Đó là chị Hai con bác tôi. Chị mặc
chiếc áo dài theo thời trang áo "Le Mur" do họa
sĩ Cát Tường vẽ kiểu vào thập niên 30. Tà áo
dài rộng phủ quá đầu gối, thân áo ôm sát ṿng eo.
Mái tóc chị chải phồng về phía trước, tay
xách chiếc giỏ mây. Dù tấm h́nh có nhiều chỗ
bị mờ nhạt, nhưng tôi vẫn nhận ra chị.
Kư ức chợt hiện ra như một khúc phim
trước mắt đă khiến cho ḷng tôi xót xa vô cùng.
Cháu chắt tôi lớn lên ở
Mỹ, rồi sẽ không c̣n biết ǵ về tấm h́nh
của người phụ nữ mà tôi trịnh trọng
đặt lên bàn thờ cùng với cha mẹ và vợ
chồng Bác ruột của tôi. Nay tôi ghi lại như
một hồi ức của một thời quá văng. Một
thời kỳ mà người dân Liên Khu Năm đă
trải qua và đă để lại vết nám trong tâm
hồn. Bài viết sau đây, là một phần tiểu
sử của chị Nguyễn thị Hồng Lưu, con
Bác tôi. Người đàn bà Việt Nam có tâm hồn cao
thượng đă bị cộng sản xử bắn,
để cho con cháu tôi trên xứ người đời
đời ghi nhớ.
*
Căn nhà của ông bà Nội tôi
để lại nằm ngay khúc quanh của con
đường làng. Một con đường đất
rộng, ba chiếc xe ḅ có thể tránh nhau một cách
dễ dàng. Cái cổng với hai trụ tṛn xây bằng
gạch nâng tấm bảng gỗ có viền hoa văn
với 3 chữ đại tự : NGUYỄN TỰ ĐƯỜNG
màu vàng nhụ. Bên trên là mái cong lợp bằng loại ngói
âm dương màu xanh trông như vẩy con rồng. Bên trái
đoạn đường từ cổng vào nhà là hồ
sen .
Đến mùa hoa sen nở
hương thơm tỏa ngát cả một vùng. Lối
đi xung quanh bờ hồ có lan can sơn màu đỏ,
nơi mà bác Cả, cha tôi và cụ Tú Mẫn thường
hay dạo chơi và đàm đạo thơ văn vào
những buổi chiều hè. Khu nhà xây gồm ba dẫy theo h́nh
chữ U. Dẫy giữa làm nơi thờ tự. Dẫy
bên trái là nơi vợ chồng bác Cả và người con
gái ở. Dẫy bên phải là phần của gia đ́nh cha
mẹ tôi. Tiếp giáp ba khu nhà là cái sân lót gạch bát tràng
rộng thênh thang.
Năm tôi lên ba, chị Hai con bác
Cả về nhà chồng. Chồng chị c̣n là một
thư sinh, con cụ Bang Hoành ở tận phủ Tư
Nghĩa. Anh Thân chồng chị Hai theo Tây học, đang
học lấy bằng Thành Chung ở trường Khải
Định ngoài Huế. Anh chị chỉ được
gần nhau trong ba tháng nghỉ Hè.
Tháng Tám năm 1945, Việt Minh
khởi nghĩa cướp chính quyền. Bác Cả và cha
tôi bị ghép vào thành phần địa chủ,
cường hào ác bá . Đội Cảnh vệ đến
bao vây nhà và bắt hai người dẫn đi trong đêm.
Sau một thời gian, cha tôi được tha về
nhưng Người bị phẫn chí nên lâm trọng
bịnh mà chết. Về số phận của bác Cả,
măi đến sau này cũng chẳng t́m ra tông tích. Ông bố
chồng chị Hai là cụ Bang Hoành th́ bị xử chém
trong ngày khởi nghĩa.
Tháng 12 năm 1946,Việt Minh tuyên
cáo "Toàn quốc kháng chiến". Họ phát
động phong trào "Tiêu thổ kháng chiến,
vườn không nhà trống". Kêu gọi toàn dân triệt
hạ tất cả nhà cửa, vườn tược,
bỏ thành thị tản cư đến vùng nông thôn.
Quốc lộ Một hoàn toàn bị cắt đứt.
Chính quyền sức dân đào đường đắp
ụ, cầu cống đều bị giựt sập
để chặn bước tiến của quân đội
Pháp thường hay đổ bộ từ biển vào
mở các trận càn quét dọc vùng duyên hải. Hai bên
lề đường người ta đào các loại
hầm tṛn có ngách để khách bộ hành ẩn núp, tránh
các cuộc oanh tạc của phi cơ địch.
Trong thôn xóm, địa
phương nào cũng phải thực hiện những
hệ thống đường hầm liên lạc nối
dài làng này với làng khác, xă này tiếp xă khác có trồng cây
ngụy trang để bộ đội di chuyển trong
lúc tác chiến. Trong giai đoạn này, bài hát Phá Đường
được phổ biến sâu rộng trong quần
chúng, kêu gọi mọi người thi đua tham gia phong
trào phá đường :
".. Nhà em con
bế con bồng.
Em cũng theo chồng đi phá đường quan.
Con ơi con ngủ cho ngoan.
Sang canh trăng lặn buổi tan mẹ về ..
.. H́ hà h́ hục,
lục cục lào cào.
Anh cuốc em đào, đá lở đất nhào .."
Anh Thân chồng chị Hai bị
kẹt ngoài Huế kể từ ngày tháng đó. Chị trông
ngóng tin tức mỏi ṃn. Một năm, hai năm rồi
bảy năm chị chờ đợi. Vào đầu
năm 1952, chị từ quê chồng về thăm gia
đ́nh . Đêm ấy chị th́ thầm với bác Cả
và mẹ tôi: - Ba ngày nữa con sẽ đi Huế t́m
chồng con.
Mẹ tôi hỏi :
- T́nh h́nh ngăn sông, cấm
chợ và lạ cảnh lạ người làm sao con đi
?
- Quyết tâm là đi
được. Con sẽ theo chân những người
đi buôn, rồi ḍ đường ra Huế. Chị Hai
vừa nói vừa nắm chặt tay bác tôi và mẹ tôi như
để cho hai người thân được yên ḷng.
- Nhưng con ơi, Bác tôi tiếp
- Thân gái dặm trường, từ đây ra Huế xa hàng
mấy trăm cây số làm sao con chịu đựng
nổi. Thôi th́ ở nhà chờ đợi vài năm nữa
rồi hẵng hay. Bác tôi vừa khuyên nhủ vừa
vuốt mái tóc cháy nắng của con gái. Những năm
tháng lam lũ ngoài đồng thân thể chị Hai trông
cằn cỗi, già đi trước tuổi. Từ ngày
Việt Minh nắm chính quyền, vùng nông thôn vừa bị
thuế nông nghiệp cao lại thêm phong trào giảm tô
giảm tức, khiến các điền chủ nhiều
ruộng đất kham không nổi đành phải hiến
bớt cho chính phủ. Đến khi phong trào "Phóng tay
Phát động Quần chúng" "Chính sách Cải Cách
Ruộng Đất" ra đời th́ thật là thê
thảm.
Những gia đ́nh thuộc thành
phần "Trí Phú Địa Hào" bị "đào
tận gốc, trốc tận rễ" hoàn toàn mất
sạch tài sản. Nghe chị Hai đề cập
đến những người đi buôn, tôi sực
nhớ đến mấy câu thơ truyền miệng trong
vùng Liên khu Năm: "Đầu phồng đá lửa.
Ruột chửa ka ki. Chửa tại Tam Kỳ. Vô Bồng
Sơn đẻ". (Vùng Liên khu Năm gồm 4 tỉnh,
Quảng Nam, Quảng Ngăi, B́nh Định, Phú Yên thuộc
Việt Minh chiếm giữ được gọi là vùng
Tự do. Đời sống của dân chúng cơ cực.
Thực phẩm thiếu thốn, hàng tiêu dùng khan hiếm.
Các loại vải ngoại hóa như kaki, ba-tít, đầm
đen, phin, các loại pin và đá lửa .. đều
thuộc hàng quư hiếm. Giai đoạn này, phụ nữ
có phong trào kẹp phồng mái tóc lên cao. Con buôn lợi
dụng đầu phồng dấu đá lửa vào trong
tóc. Các loại vải ngoại th́ bó phía trước
bụng giả làm đàn bà chửa để qua mặt
công an Việt Minh). Họ đi trót lọt th́ kiếm
lời gấp sáu bảy lần tiền vốn.
Nếu rủi ro bị công an
Việt Minh bắt được, hàng hóa bị tịch
thu, c̣n bị phạt tù và ghi vào sổ đen " thành
phần bất hảo" để địa
phương theo dơi. Hai ngày sau, Bác tôi moi dưới chân
giường lấy ra mộtchiếc hộp thiếc
đưa cho chị tôi. Trên mặt hộp, có mấy
tờ giấy bạc Tín phiếu (tiền của Việt
Minh phát hành tiêu dùng trong vùng) c̣n lại là toàn bạc Đông
Dương h́nh người gánh dưa. Bác tôi, nước
mắt lưng tṛng nắm tay chị Hai dặn ḍ:
- Con cố giữ ḿnh. Mẹ
khấn nguyện Phật Trời pḥ hộ cho con ra đi
được suông sẻ. Khi gặp được
chồng con rồi, có điều kiện thuận lợi
th́ tin cho gia đ́nh mừng.
Chị Hai ôm bác Cả và mẹ tôi
khóc nức nở. Chúng tôi đứa nào cũng sụt sùi
trước cảnh chia tay. Chị đến ôm hôn
từng đứa em một. Giọt nước mắt
của chị rơi trên má tôi khiến cho tim tôi nhói đau
tưởng chừng chị ra đi không c̣n trở
lại.
Ngày đám cưới của
chị, lúc từ biệt về nhà chồng, chị
cũng nước mắt giọt vắn giọt dài khóc
sướt mướt nhưng ḷng tôi lại vui mừng
hớn hở. Chúng tôi được nghe pháo nổ rộn
ràng, được ngắm xem họ hàng ăn mặc áo
quần rực rỡ. Anh rể tôi, mặc bộ vét-tông
vải tít-xuy màu trắng, mang đôi giày da màu trắng và
chiếc nón cối cũng màu trắng theo thời trang Âu
phục bấy giờ. Chị Hai mặc áo cặp lụa
hồng, quần lănh trắng, guốc cao gót, tay cầm dù
hồng được anh rể tôi đưa lên chiếc
xe hơi màu đen lánh có dải lụa đỏ thắt
nơ treo trước đầu xe.
Ngày nay, chị Hai từ biệt
gia đ́nh đi t́m chồng trên đất lạ quê
người với tấm thân gầy g̣, tàn tạ. Bộ
áo quần vải ta đen nội địa dăi dầu
mưa nắng đă trở màu bạc phếch. Hai h́nh
ảnh trái ngược đó như khắc sâu trong kư
ức của tôi không bao giờ phai nhạt.
Chị Hai ra đi vào lúc trời
vừa hừng sáng. Anh em tôi tiễn chân chị đến
ngă ba huyện lộ mới quay về. Từ ngày đó gia
đ́nh tôi không được tin tức ǵ về chị.
Măi đến hai tháng sau, vào
một buổi chiều mùa Đông. Một người
mặc áo tơi, đội nón lá đi vào nhà tôi
dưới cơn mưa tầm tă. Người thanh niên
trẻ tuổi nhưng gương mặt rắn rỏi,
phong sương đi thẳng vào nhà để nguyên áo
tơi ướt dầm dề, đưa cho Bác tôi một
gói giấy rồi quày quả ra đi, không nói một
lời nào. Bác tôi cầm gói giấy mà cả người
run lên. Anh em chúng tôi cũng vô cùng hồi hộïp. Chẳng
biết bên trong gói giấy ấy có những ǵ. Tin vui hay tin
buồn, niềm hạnh phúc hay nỗi đau thương
tang tóc.
Dù trong cơn nôn nóng, cả nhà
cũng đành chờ đến tối mới dám mở
ra. Ngừa cảnh "tai vách mạch rừng", mẹ
tôi vội mang gói giấy bỏ vào ống tre nơi
chuồng heo để che mắt những cặp mắt cú
vọ đang làm công tác theo dơi "kẻ thù của giai
cấp công nông".
Trời mới chập choạng
tối, chúng tôi đă vội vă lên đèn. Dưới ánh
sáng của ngọn đèn dầu leo lét, bác Cả khui gói
giấy vừa nhận lúc xế chiều. Dù người
khách lạ không nói ǵ nhưng chúng tôi đoán biết đó
là tin tức của chị Hai gởi về. Bác tôi vừa
mừng vừa lo, khiến đôi tay bà run lẩy bẩy.
Khó khăn lắm bác mới mở được những
nuột dây cột ṿng quanh gói giấy. Đây, đúng là quà
của chị Hai gởi về gồm một lá thư và
xấp tiền tín phiếu. Thư chị viết :
"Kính thưa Mẹ và thím Ba,
Từ lúc con ra đi đến
nay đă trên một tháng. Con theo mấy người đi
buôn lậu vừa trốn tránh công an Việt Minh vừa
phải đi bộ suốt mấy ngày mới tới khu
giáp ranh. Từ quê ḿnh đi bộ đến An Tân
khoảng năm mươi cây số, đợi đêm
xuống lên chuyến đ̣ dọc. Từ đây đi
suốt đêm mới ra đến chợ Được,
Quảng Nam. Từ chợ Được đi bộ men
theo những con đường làng đầy đụn
cát mất trên nửa ngày th́ đến Tiên Đỗ.
Tại đây, bên bờ Nam sông Faifoo (Hội An) ban đêm
Việt Minh kiểm soát ngăn chặn "Bọn Dinh
Tề " *(Danh từ Việt Minh gọi những
người trốn sang vùng Quốc Gia). Bờ Bắc trở
ra do lực lượng của Pháp và Nghĩa Dũng
Đoàn của chính phủ Bảo Đại đóng
đồn trấn giữ. Trong lúc chờ đợi
để lấy thêm tin tức về đường
đi nước bước, con tận dụng số
tiền mẹ cho mua hết hàng hóa rồi theo đoàn
người trở vào An Tân bán lại cho con buôn đi
tuyến đường trong Bồng Sơn thuộc
tỉnh B́nh Định. May mắn là những chuyến hàng
của con đi trót lọt nên kiếm được
một số tiền khấm khá. Nay con gởi lại
số tiền mẹ đă cho con để pḥng khi đau
yếu. Đồng thời con biếu các em một ít
để mua giấy bút đến trường. T́nh h́nh
ranh giới hiện nay rất căng thẳng, công an
Việt Minh kiểm soát gắt gao lắm. Lư do là những
ngày vừa qua có một số người từ Quảng
Ngăi trốn qua vùng Tề tại địa điển
nầy, như thầy Nguyễn Ngọc Ngư (1), Ông
Phạm Văn Diêu (2), ông Hồng Tiêu (3). Riêng bác sĩ
Huỳnh Tấn Đối (4) người huyện B́nh
Sơn đă bỏ trốn trước đó. Con biên
thư nầy cho mẹ và thím Ba trước khi con thực
hiện chuyến đi. Hy vọng ơn trên độ tŕ
cho con thoát được. Cuối thư, con cầu chúc
Mẹ và Thím cùng mấy em luôn được khỏe
mạnh. Mong một ngày nào đó chúng ta sẽ đoàn
tụ.
Con gái của mẹ ".
Nghe chúng tôi đọc xong thư,
bác Cả và mẹ tôi nước mắt chảy ṛng. Đêm
đó và những đêm kế tiếp, bác tôi không ngủ
được cứ trằn trọc măi, hết than
vắn thở dài lại ngồi dậy nhai trầu. Bác
thắp hương lên bàn thờ rồi bó gối ngồi
trên giường lâm râm khấn nguyện.
*
*
Suốt tuần lễ qua, một người đàn bà
điên quần áo xốc xếch không biết từ đâu
tới, miệng cứ nói lầm bầm không ra lời,
đi nghều nghễu qua lại trên quăng đường
từ làng Tiên Đơa đến chợ trời Kiến Tân
nằm về tả ngạn con sông Hội An. Đêm nay
dưới cơn mưa rả rích của những ngày vào
Đông, người đàn bà điên lại ra đi trong
bóng tối mịt mùng. Cơn mưa dần dần nặng
hạt từ lúc xế chiều kéo dài đến khuya và
cũng có thể đến ngày mai. Nước đă
ngập trắng xóa cánh đồng dọc theo con sông
trước mặt. Người đàn bà điên đi trong
đêm tối không mấy người để ư đă
vượt qua đoạn đường của lực
lượng canh pḥng Việt Minh. Bỗng, một loạt
súng nổ vang, bà ta phóng người xuống ḍng sông.
Đêm đen cùng với ḍng nước đục ngầu
đang chảy xiết đă cuốn người đàn bà
điên mất dạng trong thoáng chốc.
Ba ngày sau, người đàn bà
điên xuất hiện trong đoàn người đi
nhận cơm của trại Quy-Thuận-Hội-An. Bà ta
hoàn toàn tươi tỉnh với bộ áo quần rộng
thùng th́nh của trại cấp phát. Trong danh sách tiếp
nhận những thường dân bỏ vùng Việt Minh
trốn sang vùng Quốc Gia, người đàn bà giả
điên ấy khai tên Nguyễn Thị Hồng Lưu, sinh
quán tại Quảng Ngăi. Đó là chị Hai con của Bác
tôi, Trời Phật ạ. Gia đ́nh tôi biết
được tin này nhờ người đi buôn ở
chợ trời Kiến Tân bên này sông Hội An thông báo.
Cả nhà như trút được gánh nặng suốt hai
tháng liền. Bác tôi th́ luôn miệng cảm ơn Trời
Phật. Chị Lưu khai với Ủy ban Tiếp
nhận chồng chị hiện ở thành phố Huế.
Anh ấy bị kẹt bảy năm không về nhà
được. Nay chị xin chính phủ cho phép ra Huế
thăm chồng.
Gần nửa tháng trôi qua, chị
Nguyễn Thị Hồng Lưu lơ ngơ, láo ngáo trên
thành phố Huế như mang lạc xuống đồng.
Ban đêm vào chùa xin nghỉ, ban ngày chị đi khắp
hang cùng ngơ hẻm hỏi thăm tên Vơ Hoàng Thân học sinh
trường Khải Định nhưng chẳng một
ai biết cái tên học tṛ xa lạ cách nay đă sáu, bảy
năm, không gốc gác, không địa chỉ. Quả
thật chị Lưu như đang làm công việc ṃ kim
đáy biển. Chị tỉnh táo lắm nhưng người
ta nh́n chị như nh́n kẻ thất chí. Cuối cùng
tiền hết, sức khỏe ṃn mỏi , chị Lưu
đành phải đi xin việc làm để nuôi sống bản
thân và tiếp tục t́m chồng.
Một sự may mắn
đến với chị là được một gia
đ́nh ở gần cửa Đông Ba nhận vào làm
việc nhà và trông coi hai đứa bé. Chủ nhà là một thiếu
phụ c̣n khá trẻ sinh trưởng tại Huế nên bà
luôn giữ nếp sống và cung cách của người
phụ nữ chốn kinh thành. Vẻ mặt dịu dàng
thuần hậu, một nét đẹp đài các nhưng
b́nh dị, lại nói năng từ tốn, điềm
đạm khiến cho mọi người người
mến phục. Chồng bà là một sĩ quan thuộc
lực lượng Việt- Binh- Đoàn của chính
phủ Bảo Đại. Hai đứa bé có khuôn mặt
bầu bĩnh, hồng hào trông rất khôi ngô. Đứa
trai 3 tuổi, đứa gái lên 2. Ngay từ giờ phút
đầu, chị Lưu đă cảm thấy quyến
luyến với cái gia đ́nh này và đặc biệt là hai
đứa nhỏ. Chị âm thầm làm việc, giữ kín
tông tích của ḿnh.
Lợi dụng những ngày
lễ lạc, chị xin phép chủ nhà đến các
nơi hội hè trà trộn vào đám đông may ra t́m
được manh mối về anh Thân, chồng chị.
Đă mấy tháng ở việc mà chị Lưu không hề
thấy người chồng nhà binh của bà chủ
về nhà một lần nào. H́nh như đây là thói quen
của họ nên bà chủ không có chút ǵ vướng
bận, lo âu cho chồng. Chị Lưu ṭ ṃ hỏi :
- Ông nhà đi đâu mà lâu lắm
chưa thấy về thăm vợ con ? Bà chủ
cười bảo :
- Nhà binh mà chị. Anh ấy đi
công tác, nhiều khi một vài tháng, có lúc tới nửa
năm mới về nhà thăm vợ con là thường.
Một buổi sáng, bà chủ
đi chợ, chị Lưu tắm cho hai đứa
nhỏ. Chị đang mặc áo quần cho bé trai, bất
ngờ bé gái chạy lững thững mang cả ḿnh
nước vào pḥng ngủ của bố mẹ nó. Chị
Lưu vội chạy theo vào buồng. Th́nh ĺnh, chị nh́n
thấy một bức ảnh lồng trong khung đặt
trên đầu tủ đối diện với cửa ra
vào. Một chàng Sinh viên Sĩ quan mặc bộ lễ
phục ôm vai bà chủ nhà.
- "Một cặp vợ
chồng đẹp như tranh vẽ, thật xứng
đôi vừa lứa". Chị Lưu tấm tắc khen
và nghĩ thầm trong bụng: "Ông Tơ bà Nguyệt
khéo xe". Tấm ảnh như thu hút cả tâm hồn và
t́nh cảm của chị.
Người chồng trong bộ
quân phục uy nghi cùng với nét mặt cương nghị
kề bên là khuôn mặt trái soan hiền ḥa của
người vợ với ánh mắt sáng rực t́nh yêu.
Chị ngắm ảnh say sưa quên cả hai đứa
nhỏ bên ngoài. Bất chợt, chị phát giác ở khuôn
mặt người đàn ông trong ảnh có nét ǵ rất
quen thân. Chị đến sát bức h́nh xem kỹ hơn.
Và để nh́n được rơ ràng hơn nữa,
chị mở tung cánh cửa sổ cho ánh sáng ùa vào pḥng.
Bỗng dưng tim chị nhói
đau, đôi mắt mờ dần rồi đôi chân
khuỵ xuống. Chị gục đầu trên chiếc
giường nệm trước mặt. Không khóc, nhưng
ḷng chị đớn đau, tê dại. Chị kêu lên :
"Sao con tạo lại trớ trêu thế này, hở
trời!"
Lồng ngực chị như
muốn vỡ toang, những cơn đau dồn dập
như bóp nát quả tim chị, như hàng trăm mũi dao
thi nhau rạch nát ruột gan. Chị ngất lịm.
Chị Lưu đă nhận ra
chồng chị trong ảnh, anh Vơ Hoàng Thân ! Người
chồng đă xa cách bảy năm. Người mà chị
có thể hy sinh mang sốùng của ḿnh để t́m
đến. Người đă khiến cho chị mất
bao nước mắt nhớ thương đêm ngày.
Người mà chị đă dành cả tuổi đời
thanh xuân dâng hiến và đợi chờ.
Vơ Hoàng Thân, ngày từ biệt
vợ lần cuối cùng ra Huế tiếp tục việc
học c̣n mang dáng nét thư sinh. Giờ đây khuôn mặt
rắn rỏi, đĩnh đạc hơn nhưng làm sao
chị quên được chấm nốt ruồi bên
dưới đôi môi đầy đặn đó. Làm sao
chị quên được chiếc mũi cao và to thể
hiện tính kiên cường của đấng nam tử.
Bà chủ đi chợ về
thấy người làm bị bất tỉnh liền
gọi bác sĩ đến cấp cứu kịp thời.
Ngày hôm đó chị Lưu cáo bệnh và xin bà chủ
được nghỉ vài ngày. Chị nằm trong pḥng không
đoái hoài đến ăn uống. Chị để
mặc cho nước mắt trào ra, để mặc cho
nỗi đau đớn từng đợt đến cào
xé trái tim chị. Trái tim của người đàn bà nhân
hậu nhưng không tránh được nỗi ghen tức
điên cuồng. Mặc dầu bà chủ nhà rất quan tâm
đến chị nhưng chị từ chối tất
cả những ân cần mà bà dành cho.
Ngày hôm sau, với đôi mắt
sưng húp v́ khóc, chị Lưu xin nghỉ việc. Bà
chủ nhà nh́n đôi mắt chị, ngạc nhiên hỏi :
- Có chuyện ǵ đă xảy ra cho
chị vậy?
- Tôi vừa nhận
được tin chồng của tôi chết rồi. Bà
chủ nhà đến nắm tay chị , với tâm
trạng của người bạn, bà chia sẻ nỗi
đau mất mát của người vợ. Bà tỏ ư
tiếc rẻ một người giúp việc lúc nào
cũng làm tṛn bổn phận như chị và một
mực thương yêu con trẻ , bà tiếp:
- Rất tiếc là anh Thân
chồng tôi không có nhà để giúp đỡ
được phần nào cho chị.
Nghe nhắc đến tên Thân ,
chị Lưu ̣a lên khóc rồi ôm mặt chạy vào pḥng
tức tưởi.
Sáng ngày hôm sau chị Lưu lên
đường về lại quê nhà.
*
Ngày xưa, cái sân lót gạch bát
tràng trước nhà, gia đ́nh tôi làm nơi đập lúa,
phơi bắp, đậu và phơi đường mía chà
thành bột vô bao chở đi Hà Nội bán. Nay nhờ cái
sân rộng thênh thang ấy mà bác Cả và mẹ tôi biến
thành khoảnh vườn tự túc trồng các loại rau
quả dư ăn c̣n mang ra chợ bán. Cái hồ sen nay
trở thành hồ nuôi cá, nhờ đó mà gia đ́nh tôi không
lâm vào cảnh thiếu thốn. Thi hành quốc sách của
nhà nước "Tiêu thổ kháng chiến, vườn
không nhà trống" căn nhà thờ ba gian cũng được
tháo gỡ xuống chỉ c̣n trơ lại nền nhà
để rồi chúng tôi cũng tận dụng cuốc lên
trồng bắp.
Tuổi thơ mất hết
niềm vui của ngày Tết. Những món ăn chơi
như rượu, bánh, kẹo mứt thuộc hàng xa
xỉ phẩm. Tất cả đều bị cấm
sản xuất để dành gạo nuôi quân. Những ngày
Tết của thời kỳ "Gạo châu củi
quế" người dân Liên khu Năm chỉ c̣n mong
ước được hưởng ba bữa cơm
không độn.
Chiều nay, anh em tôi phụ giúp
mẹ và bác Cả gánh nước tưới vườn
rau vừa mới bón phân. Th́nh ĺnh chị Hai xuất
hiện ngoài ngơ. Chị ôm gói quần áo ủ rũ vào nhà.
Bác tôi buông chiếc b́nh ṿi sen chạy đến ôm chị
Hai vào ḷng. Vốn có thể chất khỏe mạnh, tinh
thần cứng cỏi, thế mà nay chị lại mềm
nhũn, rũ xuống trong ṿng tay mẹ chị . Chúng tôi
đến giúp bác Cả đưa chị vào nhà. Đoán
biết là việc t́m chồng của chị bị
thất bại nên chẳng ai dám hỏi han điều ǵ.
Chị tịnh dưỡng
được vài ngày rồi kể lại những ngày
tháng mà chị đă trải qua nơi kinh đô Huế.
Đến ngày thứ ba, công an địa phương
đến nhà áp giải chị đến cơ quan
huyện làm việc. Chị khai rơ ràng là chị đă ra
Huế t́m chồng, nhưng khi biết được
chồng đă chết th́ chị quay về sống với
gia đ́nh. Giới chức an ninh của Việt Minh nghi
chị làm gián điệp cho Pháp, v́ vậy họ chuyển
chị đến nhà giam tỉnh. Từ ngày biết
chắc anh Thân đă có vợ và hai đứa con ở
Huế, chị Hai xem như chồng chị đă chết.
Chị không muốn cảnh hạnh phúc của gia đ́nh
đó bị xáo trộn, bởi vợ con anh hoàn toàn vô
tội. Ngay cả anh Thân, chị cũng không hề có
một lời trách móc. Chị cho đó là hoàn cảnh
tạo nên, là định mệnh an bài.
Qua mấy tháng bị điều
tra, khai thác liên tục, tinh thần chị Hai hoàn toàn bị
suy sụp. Những lần chúng tôi vào nhà giam thăm,
chị cứ nói lầm bầm trong miệng. Nhiều lúc
chị ngồi một ḿnh hướng tầm mắt vô
hồn về nơi cơi xa. T́nh trạng nầy khiến cho
những người làm công tác điều tra đặt
thêm nghi vấn: "Giả điên là nghề của gián
điệp địch để qua mắt cán bộ an
ninh của ta". Từ nghi vấn đó đă trở
thành kết luận trong hồ sơ phúc tŕnh lên
thượng cấp : "Nguyễn Thị Hồng Lưu
là điệp viên của địch".
Ṭa án Nhân dân Liên khu Năm mở
phiên xử đặc biệt dành cho một "nữ gián
điệp của Pháp" đă xâm nhập từ vùng
Tề vào vùng Tự Do. Bản án kết luận như sau :
"Nhờ mạng lưới t́nh báo nhân dân của ta
chặt chẽ nên đă bắt được tên nữ
điệp viên nguy hiểm của địch tại
địa đầu ranh giới. Nay, Hội đồng
xét xử tuyên án tử h́nh tên phản quốc Nguyễn
thị Hồng Lưu đă manh tâm làm gián điệp cho
giặc". Mười lăm ngày sau, chị Lưu
bị xử bắn tại Rừng Cầy. Hôm ấy, bác
tôi nằm liệt giường, chỉ có hai anh em tôi
đến chứng kiến. Người ta quấn dây chung
quanh thân thể chỉ c̣n da bọc xương của
chị vào trụ gỗ . Phía sau lưng là ụ đất
cao để ngăn đạn. Ánh mắt vô hồn của
chị nh́n về nơi cơi xa. Một vị linh mục già
đến làm phép giải tội và ban phép lành cho chị.
Người ta bịt mắt
chị mà chẳng khác nào bịt cặp mắt
người đă chết rồi. Khi viên chỉ huy ra
hiệu bằng thủ lệnh, bốn xạ thủ đồng
loạt nă đạn vào người chị. Chị Hai
khụy xuống kéo theo cả phần dây cột. Một
khắc sau, máu từ ngực chị thấm đỏ
cả thân trước vạt áo màu lam. Viên thủ
trưởng của toán hành quyết đến bắn vào
nơi thái dương của chị một phát súng lục
khiến toàn thân chị giật mạnh rồi đầu
chị gục xuống làm rớt chiếc khăn bịt
mắt.
Ngay lúc đó, anh em tôi cùng kêu lên
"chị Hai ơi," rồi chạy vụt
đến ôm xác chị gào khóc. Người ta đẩy
chúng tôi ra, rồi bỏ xác chị trong quan tài bằng
gỗ đă để sẵn tại địa
điểm xử bắn do địa phương cung
cấp từ trước. Bác Cả tôi làm đơn xin
được mang xác chị về chôn tại nghĩa
địa của gia đ́nh.
Hiệp định Geneve 1954, chia
đôi đất nước.
Tất cả các lực
lượng Việt Minh tập kết ra Bắc. Chính
phủ Quốc Gia tiếp thu vùng Liên khu Năm. Khi t́nh h́nh
đă ổn định, Anh Thân nghe tin vợ trước
đă mất, vội vă đưa vợ sau từ Huế
về Quảng Ngăi đến nhà Bác tôi để tạ
lỗi. Vợ chồng anh chị ấy đến
trước bàn thờ chị Hai thắp hương
khấn lễ. Bỗng, chị vợ anh Thân thất thanh
kêu lên : "Chị Lưu!"
Gương mặt thất
thần tái mét, hai tay run rẩy như người lên
đồng, chị chỉ vào khung ảnh người quá
cố trên bàn thờ rồi quỵ xuống. Anh Thân vội
vàng đỡ vợ đứng lên mà chẳng biết
việc ǵ đă xảy ra. Bà chủ nhà gần cửa
Đông Ba ở Huế đă nhận ra người giúp
việc cho ḿnh ba năm về trước lại là vợ
trước của chồng. Chị quỳ bên bàn thờ
khấn vái :
"Chị Lưu ơi, giờ
đây em mới vỡ lẽ chị đă liều chết
đi t́m chồng. Khi phát giác chồng ḿnh đă yên bề
gia thất, chị lại âm thầm quay về mà không
hề có một lời trách móc kẻ đă giật
hạnh phúc của ḿnh. Ngày ấy chị đă khóc
đến sưng húp cả đôi mắt, bỏ luôn ăn
uống. Thế mà chị nói dối với em rằng:
"Nghe tin chồng chết nên chị phải trở
về quê." Ôi, tâm hồn chị cao thượng quá, tấm
ḷng chị bao dung quá. Chúng em xin chịu tội trước
linh hồn chi.."
Chị Thân quỳ mọp
trước bàn thờ một hồi lâu đến khi Mẹ
tôi đỡ dậy th́ khuôn mặt chị đă
đầm đ́a nước mắt. Chị ôm Bác tôi nói
trong nghẹn ngào : - " Mẹ ơi, xin mẹ tha lỗi
cho con. Từ nay con sẽ thay chị Lưu như là con
đẻ của mẹ. Vợ chồng con sẽ lo
phần phụng dưỡng mẹ già."
Sau đó, vợ chồng anh Thân
xin phép Bác tôi được để tang, xây mộ và hàng
năm về lo ngày giỗ của chị. Riêng phần
đề nghị đưa bác Cả về Huế
sống với anh chị và các cháu th́ Bác tôi từ chối
bởi Bác c̣n phải lo mồ mả của ông bà.
HẠO NHIÊN NGUYỄN TẤN
ÍCH
(Thi
Đàn Việt Nam chuyển)
(1) Nguyễn Hữu Ngư sau vào
Sài G̣n, bút hiệu Nguyễn Ngư
(2) Phạm Văn Diêu tác giả "Việt Nam Văn
Học Giảng B́nh"
(3) Hồng Tiêu em ruột ông Bút Trà (báo Sài G̣n Mới)
(4)Huỳnh Tấn
Đối, Bác sĩ Quân y trưởng viện Quân y Liên khu
Năm