SU'U TÂ`M (tt)

Home | VA(N | VA(N (tt) | VA(N 1 | VA(N 2 | VA(N 3 | VA(N 4 | VA(N 5 | VA(N 6 | VA(N 7 | VA(N 8 | VA(N 9 | VA(N 10 | VA(N 11 | VA(N 12 | VA(N 13 | VA(N 14 | VA(N 15 | THO* | THO* (tt) | THO* 1 | VA(N VUI | VA(N VUI (tt) | VA(N VUI 1 | VA(N VUI 2 | VA(N VUI 3 | VA(N VUI 4 | VA(N VUI 5 | BÀI VIÊ'T | BÀI VIÊ'T (tt) | BÀI VIÊ'T 1 | BÀI VIÊ'T 2 | BÀI VIÊ'T 3 | BÀI VIÊ'T 4 | BÀI VIÊ'T 5 | BÀI VIÊ'T 6 | BÀI VIÊ'T 7 | BÀI VIÊ'T 8 | BÀI VIÊ'T 9 | BÀI VIÊ'T 10 | BÀI VIÊ'T 11 | BA`I VIÊ'T 12 | BÀI VIÊ'T 13

VA(N 15

L̉NG TỰ TRỌNG CỦA LOÀI CHÓ

 

L̉NG TỰ TRỌNG CỦA LOÀI CHÓ

NGÔ NHƯỢC TĂNG (Dịch giả Nguyễn Hải Hoành)

 

Loài chó c̣n biết tự trọng hơn con người - câu nói này rất đúng với những người đạo đức giả, nhất là với các người tham nhũng, vừa bóp nặn vơ vét tiền của dân, vừa lên mặt lănh đạo dân.

 

Năm ấy tôi quen một huấn luyện viên dạy chó nghiệp vụ trong quân đội. Tôi hỏi anh:

- Loại chó thông minh nhất có thể đạt được tới tŕnh độ như thế nào?

Anh trả lời:

- Trừ chuyện không biết nói ra, chúng không khác ǵ người.

Câu trả lời của anh khiến tôi sửng sốt. Tôi hỏi tiếp:

- Phải chăng câu này của anh có lẫn lộn nhiều màu sắc t́nh cảm?

- Không đâu ! Anh nói.

 

Rồi anh kể cho tôi nghe dăm ba câu chuyện về loài chó, đều là những chuyện chính anh từng trải qua. Có mấy chuyện tôi đă quên, duy chỉ có một chuyện sau đây th́ cho đến nay tôi vẫn c̣n nhớ như in.

 

Trong doanh trại của anh có một con chó cực kỳ thông minh tên là Đen. Để trắc nghiệm năng lực phản ứng của nó, một hôm mấy huấn luyện viên dạy chó nghĩ ra một biện pháp đặc biệt. Họ chọn hơn chục người xếp thành một hàng, sau đó cử một người trong số đó vào trong doanh trại "lấy cắp" một vật đem giấu đi, rồi lại trở về đứng trong hàng. Khi mọi việc đă xong xuôi, huấn luyện viên dạy chó dắt con Đen đến, bảo nó đi t́m vật bị mất. Con Đen chạy đi, chỉ một loáng sau đă thấy nó ngoạm vật kia mang đến. Huấn luyện viên dạy chó cả mừng vỗ vỗ lên đầu nó tỏ ư khen ngợi. Rồi anh chỉ tay vào hàng người kia, bảo con Đen đi t́m kẻ đă lấy cắp vật ấy. Nó chạy đến dí mũi hít hít ngửi ngửi hết người này đến người khác, chẳng mấy chốc đă cắn quần một anh lôi ra ngoài hàng. Anh chàng này đúng là anh "kẻ cắp".

 

Phải nói rằng như vậy con Đen đă hoàn thành nhiệm vụ được giao. Thế nhưng huấn luyện viên dạy chó lại cứ một mực lắc đầu bảo nó: "Không, không phải người ấy ! T́m lại đi !"

 

Con Đen tỏ ư hết sức ngạc nhiên, mắt nó ánh lên nỗi nghi hoặc, thắc mắc, v́ nó tin chắc rằng ḿnh không hề t́m nhầm người; nhưng mặt khác nó lại tuyệt đối tin tưởng vào huấn luyện viên của ḿnh. Đây, đây là chuyện thế nào nhỉ ? - nó nghĩ. "Không phải người ấy! Đi t́m lại đi!" Huấn luyện viên cứ khăng khăng bảo. Con Đen tin vào huấn luyện viên, nên nó quay lại t́m .. Nhưng sau nhiều lần thận trọng ngửi đi ngửi lại, cuối cùng nó vẫn cứ cắn quần anh chàng kia lôi ra. "Không! Không đúng!" Huấn luyện viên lại lắc đầu. "T́m lại đi!"

 

Con Đen mỗi lúc một thêm nghi hoặc, đành chạy lại chỗ hàng người kia. Lần này nó đánh hơi ngửi rất lâu, rất lâu để xác định ai là kẻ cắp. Sau cùng, nó đứng lại bên cạnh anh "kẻ cắp" kia rồi quay đầu nh́n huấn luyện viên, tỏ ư, "Làm sao tôi lầm được nhỉ? Tôi biết chắc chính người này đă lấy đồ mà .." "Không ! Tuyệt đối không phải người ấy !" Huấn luyện viên lại quát to, nét mặt trở nên nghiêm nghị. Ḷng tự tin của con Đen bị đập tan tành ! Dĩ nhiên nó tin vào huấn luyện viên hơn là tin vào bản thân nó. Nó không hề nghĩ rằng, huấn luyện viên có thể mang niềm tin tuyệt đối của nó đối với ông ta ra làm tṛ đùa. Rốt cuộc nó bỏ tên kẻ cắp kia và đi t́m người khác. Nhưng ai đây ? Bản năng của một con chó và khả năng đă được người huấn luyện cho nó biết, chỉ có người đó là tên lấy cắp. Nhưng người huấn luyện viên nhất định bảo không phải, th́ ai đây ? .. Con chó Đen lưỡng lự ..

 

"Nó ở trong hàng người ấy đấy ! Mau t́m ra ngay !" Huấn luyện viên quát lên. Con Đen vô cùng thất vọng chán nản. Nó dừng lại bên chân mỗi người một lúc, nh́n nh́n ngó ngó xem người đó có giống tên kẻ cắp hay không, rồi quay đầu nh́n ánh mắt của huấn luyện viên, hy vọng có thể t́m thấy chút ít tín hiệu hoặc biểu thị gợi ư ǵ đấy .. của chủ. Cuối cùng, khi nó nắm bắt được một chút xíu biến đổi trong ánh mắt của huấn luyện viên, nó cắn quần người đứng bên cạnh và kéo ra. Tất nhiên, lần này th́ nó đă nhầm, hay đúng hơn, nó bị buộc phải nhầm.

 

Nhưng huấn luyện viên của nó cùng mấy người kia th́ lại cười ha hả. Tiếng cười khiến con Đen trở nên lú lẫn. Sau cùng huấn luyện viên gọi "kẻ cắp" bước ra ngoài hàng, rồi bảo con Đen: Lần đầu mày t́m đúng rồi, nhưng mày sai ở chỗ không kiên tŕ bảo vệ niềm tin của mày.

 

Một điều khiến huấn luyện viên và tất cả mọi người có mặt lúc ấy không thể hiểu được và vô cùng kinh ngạc, vô cùng ân hận, là ngay trong khoảnh khắc ấy họ đă nh́n thấy: Khi con Đen hiểu ra chuyện vừa rồi là một vụ lừa dối, nó "ngoào" lên một tiếng vô cùng đau khổ, mắt ứa ra những giọt nước mắt nóng hổi. Sau đấy nó ủ rũ gục đầu nặng nề, thui thủi từng bước bỏ đi ..

 

"Đen ! Đen ! Mày đi đâu thế hả ?" Huấn luyện viên sợ hăi đuổi theo hỏi tới tấp. Con Đen chẳng hề đoái hoài tới người rèn dạy nó, cứ cắm cúi đi ra khỏi doanh trại. "Đen ! Đen ! Tao xin lỗi mày !" Huấn luyện viên ̣a khóc.

 

Nhưng con Đen chẳng hề xúc động, nó không thèm ngoái lại nh́n chủ ḿnh. "Đen ! Đừng giận ! Tao chỉ đùa mày một tí thôi mà !" Huấn luyện viên chạy đến ôm chặt lấy con chó, nước mắt nóng hổi từ mặt anh lă chă rơi xuống con Đen.

 

Con chó giăy giụa tuột ra khỏi ṿng tay của huấn luyện viên, rồi nó thủng thẳng, lừ đừ từng bước đi lên quả đồi ở bên ngoài doanh trại, t́m một chỗ khuất gió xoài bốn chân nằm xuống đất ..

 

Mấy ngày sau đó con Đen không ăn không uống, ủ rũ chán chường. Mặc cho huấn luyện viên dỗ dành, nựng nịu thế nào đi nữa, nó cũng nhất định không chịu tha lỗi cho anh.

 

Lúc bấy giờ mọi người mới hiểu ra: Dù chỉ là con chó thôi, nó cũng có ḷng tự trọng của nó. Hoặc nói ngược lại, chúng c̣n biết tự trọng hơn một số người ! ..

 

Chuyện về sau ư? Sau này con Đen không c̣n tin tưởng vào huấn luyện viên của nó nữa, thậm chí không tin bất cứ người nào. Đồng thời tính t́nh của nó cũng thay đổi hẳn, mắt không c̣n sáng quắc như trước, bốn chân không c̣n phi như bay nữa, mất hẳn dáng vẻ oai vệ dữ dằn của một con chó nghiệp vụ .. Cuối cùng, huấn luyện viên chẳng c̣n cách nào nữa, đành đau xót cho nó giải nghệ ..

 

Ôi, con Đen, chao ôi !


NGÔ NHƯỢC TĂNG (Dịch giả Nguyễn Hải Hoành)

(Sưu Tầm Liên Mạng chuyển)

Trang Nhật Kư Cuối Năm

 

TRANG NHẬT KƯ CUỐI NĂM


* Tết nầy con chắc không về được .
(H.T.T.L.)


 

Thế là tôi lại lỗi hẹn. Cái lỗi hẹn đă bao nhiêu lần. Tôi cũng không hiểu tại sao nữa. Lần nào cũng như lần nào Visa, Passport, hành lư đă sẵn sàng và quyết định cuối cùng là ở lại thôi không về nữa. Nhà tôi lắc đầu thở dài khẽ bảo "Em làm sao ấy, cứ về như mọi người đă về, đừng nghĩ ngợi ǵ nữa có hơn không !".


Tôi lại lỗi hẹn với người ở bên nhà. Ở lại thành phố buồn tẻ nầy đón thêm cái Tết ly hương của những đứa con lưu lạc. Tôi nhớ một câu hát nào đó xa lắm rồi "nếu mai không nở em đâu biết xuân về hay chưa" . Tôi hát nho nhỏ và nước mắt chực rơi. Xứ người mai cũng không có và mùa xuân Tết về cũng nào có thấy. Trời Winnipeg cuối tháng Giêng buồn tênh. Bên trong cửa sổ nh́n ra tuyết trắng cả bầu trời. Trong những ngày cuối năm ḷng tôi quanh quẽ hơn bao giờ hết. Những nhớ nhung quay quắt tưởng chừng muốn điên lên được. Tưởng là tất cả đă ngủ yên. Tưởng là phận đời ngày xưa đă xếp lại nhưng không, tất cả vẫn c̣n đó. Vẫn nằm yên đó. Chỉ cần một câu nói, một lời ca, một ảnh h́nh nào đó tất cả sẽ hồi sinh; như sáng nay trước giờ đến sở nhà tôi bảo: "Em ở nhà lau dọn bàn thờ, nấu cơm để chiều nay ḿnh cúng mời Ông Bà về ăn Tết, và 12 giờ trưa em nhớ phone cho mẹ chúc Tết. 12 giờ trưa bên nầy là giao thừa ở Việt Nam ..". Cả một khung trời dĩ văng trở về, những lớp sóng xưa đă chỗi dậy: Giao thừa, cơm chiều cuối năm. Nhớ ngày xưa mẹ tôi thường hay nói "Đi đâu th́ đi, ngày tư ngày Tết buổi cơm chiều cuối năm đứa nào cũng phải có mặt ở nhà". Tôi vẫn nhớ lời mẹ dạy song đứa con lưu lạc vẫn chưa về trong chiều nay .. Tôi nh́n lên bàn thờ xem c̣n thiếu cái ǵ nữa không. Tôi muốn làm những ǵ mà ngày xưa mẹ tôi đă làm. Tôi cũng hầm một nồi khổ qua nhồi thịt, làm mấy lọ dưa cải chua ăn kèm với thịt kho nước dừa. Nồi thịt kho của mẹ tôi ngày xưa th́ c̣n có cá lóc béo ngậy và thêm vài chục trứng vịt. Tôi c̣n nhớ hồi c̣n nhỏ ngày đầu năm chẳng bao giờ tôi dám đụng đũa tới cái hột vịt mẹ tôi rất ngạc nhiên v́ món nầy là món tủ của tôi. Mẹ cứ hỏi "Sao con không ăn hột vịt đi, mẹ kho riu riu, hột vịt thấm ngon lắm con à". Tôi cứ bảo "Nhiều món quá mẹ để từ từ cho con" nhưng sau nầy mẹ mới vỡ lẽ ra tôi sợ ăn hột vịt đầu năm sẽ xui trọn năm, v́ chị Hai tôi đă nói với mẹ "Chắc nó sợ đầu năm làm bài bị ăn trứng vịt đó mẹ". Từ đó về sau ngày Tết mẹ không c̣n ép tôi ăn hột vịt nữa. Tối đêm qua tôi cũng đă gói dăm đ̣n bánh tét và mấy chục bánh ít. Vừa gói mà vừa khóc, khóc ngon lành như chưa bao giờ được khóc. Tôi muốn dựng một cái Tết quê hương nơi xứ người mà tôi có dựng được đâu. Những hân hoan, rộn ràng của năm xưa có c̣n đâu nữa. Chị em tôi đâu c̣n quay quần bên mẹ để đón xuân về . Đứa ở Mỹ, đứa ở Canada, đứa ở tận Úc Châu xa tít. Nhà tôi ngồi xuống bên tôi vỗ về, anh là người hơn ai hết hiểu được tâm trạng của tôi trong chiều nay "Làm chi cho cực vậy em, ng̣ai chợ có bán đủ cả, mua về cúng có sao đâu". Anh nói thế chứ anh đă phụ tôi làm cái gị thủ bao tử từ mấy ngày trước. Anh cùng các con tôi xúm xít bên tôi lau lá, cột dây. Con Ty con gái lớn của tôi chợt nói "Sao mẹ làm nhiều thứ quá". Tôi trả lời cũng như ngày xưa mẹ tôi hay nói "Tết mà con". Mẹ tôi con đông năm nào cũng thế mẹ gói cả hơn 50 đ̣n bánh tét, bánh ít th́ cả trăm. Mẹ hay bảo "Tết nhất phải có đồ ăn đầy nhà con biết không." Hồi c̣n nhỏ trong số các chị em tôi tôi là đứa hay quấn quít bên mẹ, để được mẹ sai vặt. Tôi gật đầu bảo "Con biết" mà thực ra tôi có biết ǵ đâu, tôi đâu có nghĩ như mẹ, cái trí óc non nớt của tôi ngày ấy tôi chỉ nghĩ ngày Tết có thức ăn nhiều để  ăn cho thỏa thích thế thôi.


Nhà tôi đang sửa sọan để cúng cơm chiều 30 Tết, trên bàn thờ đèn đuốc sáng choang, mâm ngũ quả lóng lánh đủ màu đủ sắc. Các con tôi phụ Bố bày thức ăn lên bàn thờ. Nhà tôi thắp nến, đốt nhang, ngọn nến lung linh, mùi nhang thơm của Nhật Bản nhè nhẹ một mùi hương thanh thoát. Không khí vừa trang nghiêm mà vừa buồn bă. Tôi nghe ḷng rưng rưng, không cầm được giọt lệ khi nghe nhà tôi lâm râm khấn nguyện "vợ chồng con và các cháu có chút cơm canh xin rước ông bà hai bên nội ngoại về đây ăn tết với gia đ́nh chúng con". Thấy mẹ khóc, mấy đứa con tôi không hiểu chuyện ǵ cũng ̣a khóc theo, nhà tôi mắt đă đỏ hoe tự bao giờ .. Ôi ! Cái tết ly hương sao mà buồn vậy. Thằng út đến bên tôi thỏ thẻ "Mẹ nhớ bà ngọai phải hông mẹ."


Vâng đêm nay tôi nhớ mẹ tôi hơn bao giờ hết. Thế mà tôi xa mẹ tôi hơn hai mươi năm rồi. Ngày ra đi tóc hăy c̣n xanh. Bây giờ tóc đă bạc màu. Mẹ tôi một mẫu người đàn bà miền nam hiền lành đôn hậu song có một tâm hồn tuyệt vời. Tâm hồn mẹ tôi ướp bằng thơ văn, bằng nhạc. Mẹ không học nhiều chỉ đến bằng tiểu học ngày xưa nhưng ở mẹ là cả một rừng sách vở, có quyển nào của Tự Lực Văn Đ̣an mà mẹ không đọc. Một người con gái quê sinh ở thập niên 20-30 mà tư tưởng rất ḥa đồng với thế hệ tôi. Bạn bè dạy cùng trường với tôi rất quí mẹ, lần nào đến nhà cũng được mẹ pha cà-phê phin cho uống và cùng mẹ nói chuyện thi văn. Mẹ rất yêu thơ Nguyễn Bính. Ngày c̣n nhỏ mẹ thường ru tôi ngủ bằng những bài lục bát dễ thương của Nguyễn Bính. Thơ Nguyễn Bính bài nào mẹ cũng thuộc. Chẳng biết mẹ có tâm sự ǵ không mà mẹ đọc bài "Lỡ bước sang ngang" thật là năo nùng.


Trời mưa ướt áo làm ǵ
Năm mười bảy tuổi chị đi lấy chồng
Người ta pháo đỏ rượu hồng
Mà trong ḷng chị một ṿng hoa tang.

Nhưng em ơi một đêm hè
Hoa soan nở xác con ve hoàn hồn
Dừng chân trên bến sông buồn
Nhà nghệ sĩ tưởng đ̣ c̣n chuyến sang..
NGUYỄN BÍNH
(Lỡ bước sang ngang)


Theo lời mẹ tôi kể có lần Nguyễn Bính xuống Rạch Giá, mẹ tôi đă lén ngoại để đi xem buổi ngâm thơ mong nh́n thấy mặt nhà thi sĩ tài hoa mà mẹ từng mến mộ. Tôi ghẹo mẹ :"Chắc Nguyễn Bính, đẹp trai lắm hở mẹ". Mẹ cười thật dễ thương và nói : "Nguyễn Bính mặt rỗ chằng hà. Nhưng không v́ thế mà ngai vị thần tượng sụp đổ trong ḷng mẹ". Có lẽ từ sự đam mê ấy mẹ làm thơ rất hay, những ḍng thơ mang âm hưởng của Nguyễn Bính rất nhiều mà mẹ không học từ trường lớp nào cả.

Thế rồi biến cố 30-4 xảy đến như một tai trời ách nước. Mẹ lại gồng gánh nuôi chồng nuôi con, nước mắt mẹ đă thấm con đường thăm nuôi từ Nam ra Bắc.



Con C̣ lặn lội bờ sông
Gánh gạo nuôi chồng tiếng khóc nỉ non


Mẹ là hiện thân của  Cái C̣  Tản Đà năm xưa. Ba đi rồi một thân một ḿnh mẹ bương chải ngược xuôi để nuôi đàn con dại. Lúc ấy đồng lương cô giáo 50$ một tháng của tôi làm sao có thể thay Ba để nuôi sống gia đ́nh. Sau một thời gian bán buôn ế ẩm, mẹ về ngoại bám víu mảnh vườn của ngọai ở ngọn Vàm Trư Rạch Giá mong kiếm miếng cơm đắp đổi qua ngày. Sáng sớm mẹ đi, chiều tối mẹ với về. Hôm nào mẹ về trễ chị em tôi đứng ngồi không yên, lo cho mẹ đi đ̣ qua sông có chuyện ǵ không, mẹ mà có bề ǵ tôi mới làm sao đây. Có hôm tối mịt, đèn đường đă lên mẹ mới về đến nhà với gánh hàng kĩu kịt trên vai đủ thứ trái cây để hôm sau đem ra chợ bán. Thế mà mẹ cũng không quên gói về mấy khúc cá chiên, một nhúm tép rang cho các con, chị em tôi mừng biết bao nhiêu khi có thức ăn cho buổi cơm chiều. Giọng mẹ tràn đầy thương yêu "Ăn cơm đi con".  Nh́n các con ngồi ăn  tôi nghe mẹ thở dài mẹ bảo "Ngày xưa có khổ như thế nầy đâu" rồi mẹ rấm rứt khóc ..

Sống trong chế độ hiện tại các em tôi phải gia nhập vào đội ngũ văn nghệ phường khóm để khỏi phải đi lao động. Bài hát thịnh hành nhất vào những ngày đầu giải phóng vương vấn chút nhiều t́nh cảm lăng mạn là bài  Trường Sơn Đông, Trường Sơn Tây . Em tôi chơi đàn Mandoline tuyệt vời. Có hôm vừa đàn nó vừa nghêu ngao hát  "Cùng mắc vơng trên rừng Trường Sơn hai đứa ở hai đầu xa thẳm, đường ra trận mùa nầy đẹp lắm Trường Sơn Đông nhớ Trường Sơn Tây" . Mẹ kêu em tôi đến vừa khóc vừa nói: "Mẹ khổ lắm con ơi, thương mẹ về nhà con đừng hát mấy bài này nữa". Cái t́nh nước non đầy ắp trong tâm hồn mẹ. Lúc nầy mẹ làm thơ nhiều lắm. Hai chị lớn của tôi đă đi lấy chồng trước 75, ngoài tôi ra mẹ đâu c̣n ai để tâm sự, các em tôi c̣n nhỏ quá. Mẹ chỉ biết trang trải nỗi ḷng bằng những ḍng thơ đa sầu đa cảm của ḿnh. Làm xong bài nào mẹ cũng đọc cho tôi nghe. Tôi hỏi mẹ sao không chép vào vở. Mẹ lắc đầu khẽ bảo: "Sống trong chế độ nầy không cẩn thận khổ lắm con ơi" . Có bài thơ của mẹ mà tôi nhớ măi dù đă mấy chục năm qua:



Người đă xa rồi ta nhớ mong.
Niềm riêng canh cánh ở bên ḷng
Sầu dâng lai láng buồn man mác.
Dặm liễu mờ xa ai ruổi dong

Ta cố quên đi ngày tháng cũ
Cho ḷng vơi bớt nỗi đau thương
Nhưng nh́n non nước màu tang tóc
Lạnh buốt tim ta mấy đoạn trường

Chẳng biết thuở nào ta trở lại.
Sống thời tươi đẹp thuở xa xưa
Nụ cười đượm nở trên môi thắm
Chẳng lệ chia tay chẳng tiễn đưa

Ta sống âm thầm trong tiếc thương
Muôn người vượt sóng lướt trùng dương
Chân mây xa thẳm xin cầu nguyện
Cho người mạnh tiến chốn biên cương

Và mong một sớm trời tươi nắng
Muôn vạn người đi quay trở về
Phất phới tung bay cờ chiến thắng
Đẹp t́nh non nước trọn t́nh quê

 

Bài thơ với tư tưởng rất là phản động. Tôi kính phục mẹ tôi vô cùng. Trong cuộc sống dầu sôi lửa bỏng thế mà mẹ c̣n cả một tấm ḷng cho non nước. Từ mẹ tôi đă học được t́nh quê hương. Mẹ đă vạch ra lư tưởng cho chị em tôi theo đó mà đi. Ngày c̣n trẻ mẹ yêu biết bao nhiêu là kháng chiến mùa thu. "Mùa thu rồi ngày 23 ta đi theo tiếng ca sơn hà nguy biến". Thế rồi kháng chiến mùa thu đă làm vỡ mộng biết bao tâm hồn yêu nước. Ngày ấy mẹ cũng gia nhập vào đoàn thể "Phụ Nữ Tân Văn". Có lần ngoại kể chuyện về mẹ cho tôi nghe và ngọai cười "Chẳng biết mẹ mầy giống ai", ư ngoại nói là mẹ không giống ngoại, song tôi thầm cám ơn Trời Phật đă ban cho tôi một người mẹ thật tuyệt vời như thế.

Ôi ! Cả một trời kỷ niệm dấu yêu tôi đă bỏ lại nơi quê nhà. Tôi không ân hận đă bỏ mẹ mà đi. Chỉ buồn cho hoàn cảnh của quê hương không cho phép ḿnh ở lại. Hai mươi mấy năm qua mà h́nh ảnh buổi sáng tiễn biệt năm nào vẫn c̣n đây. Mẹ như chết đứng. Nước mắt dầm dề, không nói nên lời khi tôi ôm mẹ thốt lên lời giă biệt. Tôi không chịu đựng nổi, nấn ná thêm phút giây nào nữa tôi sẽ bỏ cuộc. Tôi sẽ ở lại. Tôi buông mẹ ra, đi thật nhanh như trốn, như chạy. Sau lưng tôi, tôi nghe tiếng mẹ đứt đọan "Thôi ở lại đi con, để các em con tụi nó đi một ḿnh, con đi mẹ khổ lắm." Tôi đă mềm ḷng, cùng lúc ấy h́nh ảnh run rẩy của mẹ trong đêm khuya vắng khi nghe tiếng gơ cửa trổi lên. Mẹ giục hai em tôi chui ngay xuống cái khạp chôn dưới chân giường để trốn. Lúc ấy chính quyền trong tỉnh đang phát động chiến dịch "Thanh niên thi hành nghĩa vụ quân sự". Tôi nói thật nhỏ, thu hết can đảm, nói lời sau cùng "Mẹ yên tâm, rồi con sẽ về mà", Nơi bến đ̣ Ong Đ́nh Kư Rạch Giá buổi sáng hôm ấy lại tiễn người đi. Thuyền từ từ tách bến. Qua làn sương mỏng ban mai tôi nh́n quê nhà lần cuối cùng. Thuyền càng ra xa thành phố chỉ c̣n là một chấm nhỏ, nhỏ dần và khuất hẳn, chỉ c̣n nghe tiếng máy đuôi tôm nổ phành phạch cùng tiếng sóng vỗ vào mạn thuyền. Tôi ngồi bệt xuống khoang thuyền ôm mặt khóc nức nở ..


Thế là tôi xa mẹ từ buổi sáng hôm ấy. Đă hai mươi mấy năm trôi qua tôi vẫn chưa một lần về thăm chốn cũ .Tôi vẫn biết mẹ buồn lắm khi tôi lại thêm một lần lỗi hẹn. Có chọn lựa nào mà không mất mát đâu. Tôi nghe ḷng thanh thản hơn khi viết xong những ḍng nhật kư sau cùng trong đêm nay. Như một món quà cho mẹ, cho quê hương bỏ lại. Đêm nay nơi phương trời viễn xứ xa cách quê nhà ngàn trùng sóng nước biết bao nhiêu người cùng một tâm sự như tôi đang sửa sọan đón thêm một mùa xuân lạnh lùng nơi đất khách. Bao nhiêu giọt lệ ngậm ngùi ứa ra trong giờ phút giao thừa. Xin gửi về mẹ, về quê hương những giọt lệ chung t́nh của con nơi ngàn dặm xa xôi ..

 



Winnipeg Xuân Bính Tuất 2006
NGÀY XƯA HOÀNG THỊ

website counter