SU'U TÂ`M (tt)

Home | VA(N | VA(N (tt) | VA(N 1 | VA(N 2 | VA(N 3 | VA(N 4 | VA(N 5 | VA(N 6 | VA(N 7 | VA(N 8 | VA(N 9 | VA(N 10 | VA(N 11 | VA(N 12 | VA(N 13 | VA(N 14 | VA(N 15 | THO* | THO* (tt) | THO* 1 | VA(N VUI | VA(N VUI (tt) | VA(N VUI 1 | VA(N VUI 2 | VA(N VUI 3 | VA(N VUI 4 | VA(N VUI 5 | BÀI VIÊ'T | BÀI VIÊ'T (tt) | BÀI VIÊ'T 1 | BÀI VIÊ'T 2 | BÀI VIÊ'T 3 | BÀI VIÊ'T 4 | BÀI VIÊ'T 5 | BÀI VIÊ'T 6 | BÀI VIÊ'T 7 | BÀI VIÊ'T 8 | BÀI VIÊ'T 9 | BÀI VIÊ'T 10 | BÀI VIÊ'T 11 | BA`I VIÊ'T 12 | BÀI VIÊ'T 13

VA(N VUI 4

Ngày Xuân trúng số

 

NGÀY XUÂN TRÚNG SỐ !

(Thư Sinh)

 

Trưa 30 Tết, sở cho chúng tôi, 3 trự Mít, về nhà từ 12 giờ v́ chúng tôi năn nỉ ỉ ôi quá chừng để có nửa ngày sửa soạn Tết Việt-Nam. Nghe nói lại là lâu lắm rồi ngày mồng Một Tết Việt-Nam mới trùng vào ngày cuối tuần thuận lợi.

 

Cộng đồng Việt cũng được một ngày tốt đẹp để họp mặt mừng Xuân. Chắc năm nay sẽ có đông người tham dự. Riêng tôi có được thêm vài giờ để dọn dẹp nhà cửa đón Xuân. Ở Việt-Nam ta ngày xưa, chúng ta phải kiêng cữ quét nhà trong ba ngày Tết v́ sợ rằng của cải bay ra ngoài hết; sang đây tiện lợi người Việt ḿnh dùng máy hút bụi bỏ vào bao cất giữ thật kỹ trong tủ để khỏi bay ra ngoài, thảo nào Việt Kiều ai nấy đều ăn nên làm ra trông thấy. Phục các cụ nhà ta ngày xưa thật ! Chiều nay tôi phải ra chợ mua vài chậu bông cúc, một mâm trái cây, gồm bưởi Florida và quít Hawaii để trưng bầy trong nhà cho nó ra vẻ Tết một tư chứ.

 

Tôi nhớ hồi c̣n ở Việt-Nam, nhà tôi giờ này đă có một chậu quất trái vàng sậm rủng rỉnh, vài cành mai vàng rực rỡ và trên bàn đă có sẵn một chùm hoa lai-ơn cắm trong một cái b́nh thuỷ tinh trong sáng. Trên tường cũng đă có hai câu đối đỏ với dàn chữ Nho chạy dài từ trên xuống dưới. Ôi thời oanh liệt nay c̣n đâu ! Sang đây những thứ đó hiếm quá nhất là những cụ đồ th́ càng hiếm hơn. Suy nghĩ mông lung chả mấy chốc tôi đă về đến nhà th́ cũng vừa đúng lúc xe ông đưa thơ ngừng trước nhà. Tôi xuống xe và ra nhận thơ.

 

Chồng thơ cuối năm dầy hơn mọi ngày, lại có hai ba cái phong b́ vàng dầy cộm. Tôi thong thả bước vào nhà, duyệt lại chồng thơ từng cái. Bỗng mắt tôi để ư tới một cái phong b́ to đặc biệt, trong khuôn b́ thơ, có in rơ ràng tên tôi với khổ chữ lớn và hàng tiếng Mỹ nói rơ là sau bốn lần bốc thăm tuyển chọn, họ đă chọn tôi để tặng giải thưởng 10 triệu đô-la. Tim tôi như ngừng đập. Mắt tôi hoa lên. Tôi vội b́nh tâm, cởi áo ngài ra khoác lên ghế, ngồi xuống trịnh trọng bóc phong b́ ra xem. Bức thư với hàng tít ghi rơ "PUBLISHERS CLEARING HOUSE", lại có địa chỉ rơ ràng ở New York, kèm theo điện thoại đàng hoàng. Tên tôi được in bằng hàng chữ lớn, không sai một chữ, ph́a dưới lại có chữ kư bằng mực đỏ của vị Giám Đốc, như vậy là chắc ăn như bắp không c̣n nghi ngờ ǵ nữa. Trong thư họ c̣n nhấn mạnh là tôi chỉ cần dán mấy cái "stickers" vào phiếu, gửi đến chọ họ trong ṿng 10 ngày. Họ c̣n cước chú là nếu họ nhận được thơ trả lời của tôi trong ṿng 3 ngày, th́ tôi sẽ được thưởng thêm 100,000 đô la nữa.

 

Chúng tôi sang đây đoàn tụ theo diện ODP, nên phải chờ đúng 3 năm mới được quyền làm đơn xin trợ cấp của chính phủ, chứ không được hưởng ngay như diện Hát Ô và Trẻ Lai. Tôi nhớ lại trước ngày đi, vợ chồng chúng tôi được một người bạn, hiện đang ở Phú Nhuận, giới thiệu đến một ông thày bói toán ở gần chợ Bà Chiểu. Ông thầy nầy, mù ḷa từ lâu nhưng tài bói toán th́ lừng lẫy Sàig̣n. Nghe nói thầy đă bói và chỉ cách cho nhiều người được làm Tỉnh trưởng, Quận trưởng Cảnh Sát đô thành đúng phong phóc. Chúng tôi không tin lắm, nhưng ở nhà chờ đoàn tụ quá lâu nên cũng chán, thử nghe lời thằng bạn một phen xem sao. Tôi không tin bói toán v́ hồi c̣n học sinh đi theo gia đ́nh người anh họ xem bói toán một lần. Lần ấy tôi về nhà cứ cười ngất măi v́ cách bói toán ṿng vo tam quốc, "huề cả làng" của thầy bói. Ông thầy cầm lấy tay ông anh họ tôi rồi phán:

"Số ông sẽ có bà đầm

Nếu chẳng đầm già

th́ cũng đầm non

Hoặc là đầm trắng, đầm đen

Nếu không đầm Việt, Lào Miên không chừng."

 

Xong ông lại đoán cho bà chị tôi:

"Số cô có mẹ có cha

Mẹ cô đàn bà, bố cô đàn ông

Số cô sẽ hoặc đă có chồng

Sinh con đầu ḷng không gái th́ trai."

 

Tiếng nói của ông thầy bói Bà Chiểu vẫn c̣n văng vẳng bên tai tôi:

"... Tiếng nói của anh chị nghe sang lắm, thế nào cũng có cơ may xuất ngoại một ngày gần đây. Ra khỏi nước rồi th́ phải chịu lận đận một thời gian ngắn thôi, sau đó sẽ có quư nhân phù trợ rồi sẽ có thể trúng số lớn. Việc xuất ngoại nếu có trở ngại th́ theo quẻ này, chắc chắn là anh chị chưa biết cách làm đúng thủ tục "đầu tiên" cho nhà nước đấy thôi."

 

Hồi đó chúng tôi đâu có tin. Hồ sơ bảo lănh đă nộp đầy đủ giấy tờ từ 7, 8 năm nay có nhúc nhích ǵ đâu. Vả lại ở ngoại quốc làm ǵ có "Sổ xố kiến thiết quốc gia, giúp đồng bào ta, mua lấy cửa nhà giầu sang mấy hồi" như Ca sĩ Trần văn Trạch ca hàng tuần đâu. Chắc cụ thầy bói phịa ra cho vui vậy thôi. Thêm một điều nữa là từ nhỏ đến lớn chưa bao giờ tôi có may mắn trúng một cuộc rút thăm nào, nghĩa là tôi được xếp vào loại không có số hên.

 

Thế rồi ba tháng sau, gia đ́nh tôi được gọi phỏng vấn, rồi lên đường sang Mỹ định cư tại Pueblo được gần một năm nay. Sau một tháng dưỡng sức và học hỏi nếp sống mới do người thân và bạn bè trong cộng đồng chỉ dẫn, hai vợ chồng chúng tôi đă kiếm được việc làm để tự túc tự cường. Trước khi sang Mỹ, chúng tôi đă được người thân nói rơ về t́nh trạng đời sống kinh tế khó khăn bên này, nên cuộc đổi đời của chúng tôi không khó khăn lắm. Nhiều gia đ́nh khác, không chịu t́m hiểu, chỉ nghe tin đồn, và nhất là thấy những Việt Kiều về thăm nhà, ăn xài xả láng, kiểu đế vương nên cứ tưởng nước Mỹ là thiên đàng, ra đường là lượm được vàng, và có thể làm giầu nhanh chóng.

 

Chính cá nhân tôi, một học sinh ban C đă lấy Anh Văn là sinh ngữ chính từ năm đệ thất. Sau khi hết trung học đă học thêm 3 năm tại Hội Việt Mỹ. Với vốn liếng Anh ngữ đó, tôi cứ tưởng sẽ đủ để tôi giao thiệp và kiếm được một việc làm kha khá hợp với khả năng tôi nhưng thực tế đă quá phũ phàng trái ngược. Hôm đến phi trường Pueblo, khi xuống khỏi máy bay th́ gia đ́nh người thân tôi cùng với một vài người bạn Mỹ ra đón. Sau khi được giới thiệu với vài người bạn Mỹ, tôi gật đầu chào xă giao. Họ lân la thân mật hỏi chuyện tiếp th́ tôi đă cảm thấy bối rối và lúng túng v́ chỉ hiểu được lơm bơm, nên t́m chữ đáp lại một cách khó khăn, thế là tôi đă thấy ngay khả năng tiếng Mỹ của tôi như muối bỏ bể. Tôi thấy việc học sinh ngữ ở Việt-Nam ta ngày xưa quá từ chương cho nên đă không hợp với cách đối thoại bên Mỹ. Đến khi đi làm tôi c̣n biết là ngay cả với người Mỹ với nhau, người miền Bắc và miền Tây nhiều khi cũng khó mà hiểu được người miền Alabama và Texas nữa.

 

Tôi vội vàng lấy mấy cái "stickers" dính vào phiếu gửi, bỏ vào phong b́, dán tem chạy ra Bưu Điện bỏ cho kịp hạn ba ngày. Vừa lái xe tôi vừa mung lung tính toán. Tôi mà có 10 triệu trong tay th́ thiên hạ chết. Tôi sẽ vào ngay Sở chửi cho thằng Bob, Súp-pơ-vai-dơ một trận, về tội nó hay nói bóng gió kỳ thị tôi. À c̣n cái con mẹ Á Ĺn trên văn pḥng, con mẹ này hay làm khó dễ tôi khi tôi khai báo địa chỉ mới.

 

Kỳ này tôi sẽ bỏ ra 300 trăm ngàn đô mua một căn nhà trên núi ở cho bơ ghét. Bàn ghế trong nhà hiện nay trong cái Apartment 2 pḥng nhỏ hẹp này, tôi tung hê hết, gọi ngay GoodWill tống khứ nó đi. À c̣n cái xe, tôi sẽ tậu ngay một cái "Méc-sa-đ́" SE-560 kiểu mới nhất đi cho nó oai. Những ai có xe "sa-đ́" cũ tôi sẽ kêu là đồ dổm. Hiện tại tôi đang đi cái xe Ford cà tàng, cứ sáng sớm là bẻ tay lái quẹo quai hàm mà nó không quay, cái xe này phải tống khứ cho vào nghĩa địa ngay mới được. À c̣n cái thằng bạn Phú Nhuận của tôi nữa, tôi sẽ gửi cho nó chục ngàn đô ăn Tết, thưởng công cho nó đă chỉ cho tôi ông thầy bói quá hay, đoán trúng bóc là tôi trúng số. Tôi sẽ dặn nó mua cho ổng một món quà xứng đáng. Vợ tôi cũng sẽ nghỉ sở luôn. Chúng tôi sẽ làm một ṿng du lịch Âu Châu rồi về Việt-Nam thăm gia đ́nh luôn. Rồi cái thằng phường trưởng hay hoạnh hoẹ tôi, kỳ này nó sẽ chết với tôi. Tôi sẽ đem vài ngàn đô dúi cho thằng quận trưởng để nó ép thằng này chơi. Ha ! Ha ! tôi sẽ trả thù đời.

 

Xe tôi đă đến cổng bưu điện. Tôi xuống xe để vào trong bỏ ngay vào thùng thơ cho nó chắc ăn. Tôi sung sướng ra về, vừa lái xe vừa nghêu ngao. Về đến nhà th́ vừa lúc bà xă tôi đi làm về. Tôi kéo ngay vào pḥng, bật mí cho vợ tôi xem cái xổ số 10 triệu. Vợ tôi bán tin bán nghi nhưng cũng mừng thầm. Tôi rủ vợ tôi ra chợ Albertson sắm Tết. Hôm nay chúng tôi mua thêm tảng thịt ḅ để về nhà nhúng dấm ăn mừng trúng số.

 

Ngày Tết. Gia đ́nh tôi leo lên xe để đến địa điểm hành lễ. Đây là lần đầu tiên tôi đi dự Tết Việt-Nam. Sao người Việt ở đâu ra mà đông thế, chả bù ngày thường chả thấy một mống nào. Ai nấy đều ăn mặc chỉnh tề. Đàn ông lên khuôn veston, đàn bà con gái áo dài tha thiết đủ mọi mầu sắc. Chúng tôi tiến vào sảnh đường th́ lại gặp ngay K., một tên bạn nối khố ngày xưa. Hắn vượt biên đi năm 80 hiện định cư ở Denver.

 

Tôi đang nói chuyện luyên thuyên th́ gặp tên bạn N. cùng sở, định cư trước chúng tôi 2 tháng. Ba gia đ́nh chúng tôi ngồi gần nhau. Tên N. dở ngay trong túi áo ra một cái phong b́, khoe với chúng tôi rằng: 

- "Tao sắp trúng số rồi. Không biết ở đâu tận bên Nữu Ước nó báo cho tao sắp lănh số độc đắc 1,600,000 đô la. Tao sẽ nghỉ sở ngay mày biết không." 

Nghe vậy tôi đâm ra nghi ngờ về cái xổ số của ḿnh th́ ngay lúc đó, thằng bạn K. của tôi, giật ngay lấy phong b́, nh́n kỹ rồi ôm bụng cười: 

- "Trời ơi! Tụi mày bị lừa rồi. Cái thứ này gần Tết nhà nào mà chả nhận được. Tao c̣n nhận được 5 cái một lúc ḱa. Tao cho vào sọt rác ngay. Nó dụ tụi mày mua báo năm đó mà. Nếu không mua báo, th́ nó cũng bán lại danh sách, địa chỉ tụi mày cho các hăng quảng cáo khác để lấy tiền."

 

Tôi toát mồ hôi. Một nỗi thất vọng tràn ứa lên tim. Quê quá là quê, may mà tôi chưa khoe với ai ngoài vợ tôi ra. Ngay lúc đó, có màn xổ số đầu năm do Ban Tổ Chức mừng Xuân của Cộng Đồng Người Việt tổ chức. May mắn làm sao tên tôi lại được gọi để nhận giải nhất. Vâng tôi trúng số thật, nhất là tôi quá may mắn chưa gọi Goodwill để tống khứ đồ đạc trong nhà tôi đi, cũng chưa gửi cái xe cũ vào nghĩa địa và hên nhất là chưa vào sở để mạt sát mấy thằng xếp của tôi như dự tính. Hú vía. Đúng là trúng số.

 

THƯ SINH

(BAI CHUYEN chuyển)

 

BÀ CHỦ NHÀ, BA BÀ THỢ SƠN VÀ TÔI

 

BÀ CHỦ NHÀ, BA BÀ THỢ SƠN VÀ TÔI

(Phạm Chinh Đông)

 

Tác giả tên thật Phạm Ngọc Hiệp, 55 tuổi, cựu SVSQ khóa 3 Đại Học CTCT Đà Lạt. Đến Mỹ năm 1996, diện HO. Hiện cư ngụ tại Philadelphia, PA. Nghề nghiệp : Công nhân. Đă góp bài viết về nước Mỹ cho năm đầu tiên: Chuyện Lan Man Về Job Mỹ (VVNM 2000). Sang năm thứ tư, ông góp bài thứ hai và viết "Quê nhà đă xa nửa ṿng trái đất. Những vui, những buồn chỉ c̣n là lăng đăng nhớ thương. Nhớ từng nơi, thương từng người, dù xấu, dù tốt". Sau đây là bài viết thứ ba của ông.

 

*

Lẩm rẩm, tôi làm việc cho nhà bà Liz gần được 6 năm. Công việc cũng giản dị thôi: lau dọn mọi thứ trong nhà mỗi tuần một lần.

 

Bà chủ nhà người Mỹ này cũng khá đặc biệt. Ngay từ những ngày đầu nhận việc, bà tỏ vẻ hài ḷng khi t́m được một người giúp việc có gốc Á Châu và kể cho tôi nghe rằng ông bố của bà ngày xưa là một viên chức ngoại giao làm việc ở Đài Loan. Ông đem cả gia đ́nh theo qua ở đó trong suốt thời gian phục vụ, v́ thế bà Liz tuy sinh ra ở Mỹ nhưng đă lớn lên và học hành tại Đài Loan. Khi bà đang học Trung Học ở trường Taipei American tại Đài Bắc th́ ông bố đến tuổi về hưu nên sau đó, cả nhà trở về Mỹ, sinh sống trong một quận nhỏ của tiểu bang Pennsylvania, là nơi chôn nhau cắt rún của ông.

 

Từ đó, bà tiếp tục việc học. Đến khi tốt nghiệp Y Tá, bà đi làm ở một nhà thương trong thành phố Philadelphia. Và chính nơi này, Ralph, một tay bác sĩ mới ra trường đă sa vào đôi mắt màu xanh ngọc thạch của bà ! Họ có với nhau hai cô con gái. Cả hai cô đều yên ấm chồng con. Cô em ở gần đây. Cô chị ở tận Colorado, thỉnh thoảng đưa con về thăm ông bà ngoại. Hai ông bà già vẫn sống hạnh phúc bên nhau măi đến ngày hôm nay. Ông hiện giờ đă hơn 70, là một y sư nổi tiếng về khoa trị liệu bịnh phong thấp của trường đại học y khoa Penn, mỗi năm đều được mời đi giảng thuyết tại nhiều nơi trên thế giới. Bà Liz, sau khi sinh đứa con đầu ḷng th́ bỏ nghề y tá và xoay qua mở tiệm bán vật liệu kiến trúc vườn tược. Có lẽ nghề này làm ăn được nên vẫn c̣n hoạt động cho đến bây giờ. Mỗi năm, ít nhất một lần bà đi nước ngoài, thường là các nước Á Châu, để thu xếp việc hàng họ.

 

Tiệm của bà có đủ thứ, từ những bức tượng bằng xi măng, bằng kim loại nặng cả trăm kư, những chậu kiểng, lộc b́nh bằng gốm lớn nhỏ đến những đồ nho nhỏ trang trí ngoài trời như con cóc, con gà này kia .. Có lần, bà Liz biểu tôi đến tiệm quét dọn một bữa, tôi mới thấy được chuyện mua bán của họ lớn lao như thế nào. Hàng họ để lủ khủ trong nhà, thiếu điều không có lối mà đi. Đă vậy, c̣n để đầy hết cái sân không phải nhỏ. Nhân viên khỏang 4 người. Hai bà thư kư, một cô bán hàng và một ông chạy việc linh tinh. Ai cũng bận rộn, lăng xăng trong khi khách hàng không thấy mấy người. Hôm ấy, từ sáng tới quá trưa, tôi thấy chỉ có vài người khách đến ngắm nghía cả giờ đồng hồ, rồi cuối cùng chỉ có một bà hỏi mua 2 con ếch ! Chính bà chủ Liz vui vẻ, huyên thuyên, gói hàng đưa cho khách chớ không nhờ đến chị nhân viên bán hàng. Tôi thầm nghĩ "thiệt tội, mỗi ngày chỉ bán được hai con ếch, làm ăn kiểu này chỉ có nước chuẩn bị đi trốn là vừa !". Hóa ra, tại tôi dốt quá nên không biết đại đa số khách hàng đều mua theo kiểu đặt hàng bằng điện thoại hoặc bằng mạng lưới toàn cầu đó thôi. Bởi thế, bà Liz đă không phải đi trốn mà c̣n dư sức mướn tôi hằng tuần lau dọn nhà cửa cho bả !

 

Làm việc được hơn nửa năm, có lẽ nhận thấy tôi có thể tin được, bà Liz giao ch́a khóa nhà cũng như mật mă giải tỏa hệ thống báo động trong nhà để tôi tự mở cửa khi đến và gài lại hệ thống báo động khi ra về. Tôi không thích thú ǵ chuyện dễ dăi này, nhất là những khi bà đi nước ngoài. Dù đi vắng lâu, bà vẫn yêu cầu tôi làm việc như thường lệ. Những khi ấy, h́nh như chỉ có tôi là người ra vào ngôi nhà đó. Tôi cứ lo ngay ngáy, lỡ như khi xong việc, tôi về rồi, có tên trộm nào đó viếng qua đây hoặc bất ngờ điện chạm, gas x́ gây cháy nhà th́ làm sao chứng minh được ḿnh không phải là thủ phạm ? Có lẽ nhờ tổ độ (?), đến nay vẫn không có ǵ xui xẻo xảy ra. Cái nghề lau dọn này thấy đơn giản nhưng không phải dễ dàng đâu.

 

Một lần nọ, bà Liz buồn bă nói :

- Tôi không có ư nói chú nhưng không hiểu tại sao, cái ṿng tay của tôi bị lạc mất ở đâu rồi. Vậy chú ráng để ư mấy nơi hóc kẹt,coi có nó không, lượm lại dùm tôi.

 

Bà chỉ nói nhẹ nhàng thế thôi nhưng ḷng tôi xốn xang, đứng ngồi không yên. Cái ṿng tay bằng vàng khảm nhiều hạt kim cương lóng lánh đáng giá hằng mấy chục ngàn thường ngày để ngay ngắn trên mặt bàn trang điểm kia bị mất rồi sao ? Nơi pḥng ngủ riêng tư này, ngoài hai ông bà Liz ra, có lẽ chỉ có tôi ra vào mà thôi. Vậy, nếu tôi không lấy th́ c̣n ai vào đây ? Vốn là người tuy ít chữ nghĩa nhưng biết nhiều phải trái, hơn nữa, nơi xứ sở tạp chủng này, phần nào cũng tự dưng đại diện cho người Việt Nam, tôi không thể làm những điều nhơ nhuốc để người dị chủng khinh thường. Tôi măi măi tự hào về đất nước tôi, Việt Nam, một quốc gia nhỏ bé và nghèo đói nhưng đă có những con người siêu việt. Lịch sử cho thấy mới chân ướt chân ráo, người Việt đă góp mặt ở mọi lănh vực trong chính quyền hoặc xă hội xứ người. Người Mỹ phải cung kính trước Dương Nguyệt Ánh, một người đàn bà Việt Nam đă chế tạo được bom áp nhiệt, loại bom có sức công phá mạnh nhất, cho đất nước họ. Và c̣n nhiều nhân tài khác nữa, rất tiếc, tôi không biết hết. Tôi v́ thời thế trở thành nửa thầy, nửa thợ nên yên phận làm kẻ lau nhà nhưng không phải v́ thế mà bỏ quên nghĩa vụ giữ ǵn danh thơm ṇi giống. Làm sao diễn tả được cái cảm giác tự hào lâng lâng, lăng đăng khi tôi thấy trên đầu giường của bác sĩ Ralph, chồng bà Liz, cuốn sách triết học "Old Path White Clouds" do một nhà sư Việt Nam viết. Bỏ qua phần đời của nhà sư đó, tôi chỉ thấy vô cùng sung sướng khi giới trí thức Mỹ vốn rất ít th́ giờ rỗi rảnh cũng phải để tâm nghiên cứu tư tưởng phần đạo của một đồng bào của tôi.

 

Bây giờ, trước sự việc cái ṿng tay đắt giá của bà Liz bị mất, tôi thật sự hoang mang. Tôi h́ hục t́m từng gầm giường, góc tủ, từ lầu trên xuống tận tầng hầm, mệt nhừ tử, đổ mồ hôi trán mà vẫn không thấy ǵ. Tuần lễ sau, tôi lại h́ hục t́m nữa và kết quả cũng không thay đổi. Thế mới chết chứ !

 

Bà Liz ôn tồn :

- Chú đừng lo. Tôi tin ḷng thành thật của chú mà.

 

Nói th́ nói vậy, làm sao không lo cho được? Cứ bước chân vào nhà, trong ḷng tôi tự dưng có điều ǵ ray rứt không yên.

 

Hơn một tháng sau, bà Liz đi Florida mừng sinh nhật lần thứ 95 của mẹ. Bà cụ ở một ḿnh trong căn hộ nhỏ do một công ty săn sóc người già quản lư. Có lần, tôi đă hỏi bà Liz tại sao lại để mẹ sống côi cút như vậy, chớ người Việt Nam th́ phải có bổn phận nuôi dưỡng cha mẹ già trong chính nhà ḿnh. Bà nói, người Mỹ vốn thế, già rồi sống một ḿnh thoải mái hơn và cũng không làm mất tự do của các con. Thế mới biết người Mỹ yêu chuộng tự do đến nhường nào.

 

Đi Florida về, bà Liz hớn hở báo tin cho tôi biết bà đă t́m được chiếc ṿng tay trong nhà mẹ của bà! Chuyến thăm trước, bà đă để quên ở đó.

 

Lần ấy, chắc chắn người vui mừng nhất không phải là bà Liz.

 

Bỏ nghề y tá để xoay qua mở tiệm bán vật liệu kiến trúc vườn tược có lẽ một phần cũng do ḷng yêu thích vườn tược của bà. Phía sau nhà không hơn 3 thước là một chân đồi dốc dựng. Vậy mà bà Liz cũng xoay xở thực hiện được một khu vườn trên đó với kỹ thuật bậc thang. Tất cả là 5 bậc. Mỗi bậc tŕnh bày một chủ đề. Hoa thơm, cỏ lạ là đây. Xen vào là những ao cá, suối nước nhân tạo, thảm cỏ xanh rờn. Đặc biệt nhất, theo ư tôi, là một cái thảo am theo kiểu Trung Hoa có băng ghế ngồi nghỉ chân và gần đó là cái bàn thiên cũng có b́nh nhang và dĩa trái cây bằng đá.

 

Mỗi ngày đi lên đi xuống ngắm cảnh, thưởng hoa chắc khỏi cần tập thể dục!

Năm trước, một tay cắt cỏ tập thể dục được vài lần th́ bỏ việc. Qua năm sau, một tay khác tưởng bở, kéo máy lên cắt được một lát rồi mặt mũi chỏm lơ, mồ hôi đầm đ́a, kéo máy xuống .. dông luôn ! Hiện giờ đang có một tay chịu đấm ăn xôi nào đó cũng ạch đụi hằng tuần, không biết đến chừng nào th́ chạy làng ?

 

Dưới con mắt đần độn của tôi, cái vườn này chẳng có ǵ quá đẹp. Chỉ tổ mỏi chân, mất sức ! Vậy mà nó lại được xếp vào danh mục 100 Vườn Đẹp Nhất Nước Mỹ, có sách, có h́nh ảnh đàng hoàng. Mỗi năm đều có một, hai chuyến xe Greyhound đưa khách khắp nước ghé qua tham quan, quay phim, chụp h́nh.

 

Đêm qua, bà Liz bất ngờ gọi điện thoại cho tôi. Tôi cũng hơi lo v́ từ xưa đến giờ, ít khi bà gọi như vậy. Hóa ra, bà cho tôi hay :

- Ngày mai, tôi phải đi đột xuất xuống Florida. Bà cụ trở bịnh th́nh ĺnh. Kẹt một nỗi là ngày mai có mấy người thợ sơn đă hẹn đến làm việc trong vườn. Họ là 9 người, chú cứ yên tâm cho họ vào nhà nếu họ cần đi vệ sinh này kia. Chú nhớ nói với họ rằng tôi thành thật xin lỗi khi không thể ở nhà như đă hẹn. Và cũng đừng quên đem cho họ xem bức h́nh chụp khu nhà này lúc mới dọn về.

 

Sáng hôm sau, tôi đến làm như thường lệ và cố không quên những ǵ bà Liz dặn ḍ. Khoảng 9 giờ sáng, chuông cửa reo. Tôi chạy ra, đinh ninh 9 người thợ sơn đă tới. Ai dè, chỉ có 1 bà già, ăn mặc khá tươm tất.

 

Bà này nói :

- Tôi là Jane. Bà Liz có ở nhà không hả chú?

Tôi đáp :

- Thưa, không. Bả khẩn cấp đi Florida thăm bà mẹ bị bịnh rồi. Xin lỗi, có phải bà là thợ sơn?

Bà Jane có vẻ không vui :

- Vâng, tôi là thợ sơn đây. Trung Tâm Dịch Vụ Radnor hôm nọ có giới thiệu tôi với bà Liz rồi. Ai ngờ bả lại đi vắng.

 

Tôi thầm thắc mắc, già cả thế này, ăn mặc sang trọng thế kia mà lại làm nghề thợ sơn ? Đất Mỹ sao mà lắm chuyện lạ lùng ! Rồi tôi nói lại cho bà Jane những ǵ bà Liz đă dặn đêm qua. Vừa nói xong th́ một chiếc xe nhỏ dừng lại trước nhà và bước ra 2 bà nữa. Cũng già và cũng áo, váy đàng hoàng. Hai bà này đi một hơi tới bên bà Jane và họ bàn tán ǵ đó với nhau một chặp. Tôi thấy hai bà mới tới nằng nặc đ̣i về. Tôi nghĩ bụng, đám thợ sơn già này khó tính quá, không có chủ nhà th́ thôi, mắc mớ ǵ mà không chịu làm ! Tôi xía vào :

- Xin lỗi, hai bà cũng là thợ sơn?

Hai bà già gật đầu. 

Tôi hỏi :

- Bà Liz cho tôi biết là có 9 người. Vậy mấy người kia chưa đến, phải không? 

Bà Jane ngạc nhiên :

- Sao lại 9 người ? Trung Tâm Dịch Vụ Radnor chỉ giới thiệu 3 chị em chúng tôi đến đây thôi. Ờ, hay là trung tâm khác cũng đưa người của họ tới đây hôm nay ?

Tôi nói :

- Dạ, chuyện đó th́ tôi không biết. Tôi chỉ biết bà Liz nói có 9 người. Mà thôi, bao nhiêu cũng được. Quư bà cứ làm, tôi để cửa mở, nếu cần vào nhà xin quư bà cứ tự nhiên.

 

Rồi, theo lời dặn, tôi chạy vào nhà, tháo tấm h́nh chụp khung cảnh ngày xưa của khu nhà này, đem ra cho 3 bà coi. Ba bà trầm trồ một lúc rồi hỏi :

- Chúng tôi bắt đầu làm việc được chưa?

Tôi nói :

- Tùy ư quư bà. Tôi đâu có ăn thua ǵ trong chuyện này. Nhưng xin lỗi, mấy bà tính sơn cái ǵ trong vườn thế?

Một bà đáp:

- Th́ sơn được cái nào hay cái nấy.

Tôi ngạc nhiên, nhủ thầm, đi sơn mà nói vu vơ kiểu này rồi sơn bậy, sơn bạ, lại đổ cho ḿnh cho phép th́ kêu trời không thấu. Tôi vội nói :

- Tuần rồi, tôi thấy có đám thợ làm ǵ lung tung trong đó rồi. Sơn hay không sơn là tự ư của quư bà, tôi xin nói trước là tôi không có trách nhiệm về việc này đâu nhé.

Ba ba già có vẻ nản chí ra mặt. Một bà nói :

- Chú này không được yên ḷng. Thôi, ḿnh về cho rồi.

Tôi sốt sắng :

- Không, không. Tôi yên ḷng lắm chớ. Bà chủ nhà đă dặn tôi đón tiếp quư bà mà. Thôi th́ quư bà cứ đi làm đi. Tôi làm việc trong nhà, nếu cần ǵ xin cứ gọi.

Ba bà già gật gù rồi bảo nhau ra xe lấy đồ nghề vào làm.

 

Tôi lững thững đi vào nhà, tiếp tục công việc dở dang của ḿnh. Đầu óc cứ lẩn quẩn những thắc mắc quanh mấy bà già thợ sơn kỳ lạ đó. Già cả đi làm thợ sơn th́ đă đành, nhưng thợ ǵ mà son phấn thế kia, quần áo sang trọng thế kia, nữ trang đầy tay, đầy cổ thế kia ?! Đă thế, bà nào cũng mang giày cao gót th́ làm sao mà sơn với phết ?!

 

Chừng một giờ sau, lén nh́n ra vườn qua ô cửa kính để xem họ làm lụng ra sao, tôi mất vía khi thấy ẩn hiện sau tàng lá cây, mỗi bà ngồi ở một bậc, chễm chệ trên chiếc ghế vải nhỏ có lưng dựa, đôi mắt bà nào cũng mơ màng nh́n về phía trước như đang chiêm nghiệm một điều ǵ. Trời đất ơi, làm ăn kiểu này th́ thật là quá cỡ thợ mộc rồi ! Chắc nhân lúc chủ vắng nhà, mấy bà già thợ sơn trổ ṃi làm biếng ngồi chơi đây ! Tôi không có ư sẽ mách lại chuyện tệ hại này nhưng tôi cảm thấy xót xa thương hại bà Liz đă xui xẻo mướn lầm đám thợ sơn đă già cả lại thiếu lương tâm đó. C̣n cái Trung Tâm Dịch Vụ Radnor tội nghiệp nào đó, cứ cái ngữ này th́ sập tiệm mấy hồi ! Có lẽ nước Mỹ giàu sang quá nên không c̣n đủ người làm công và đă đến lúc phải nhập khẩu lao động từ nước ngoài như Đại Hàn, Mă Lai ..?

 

Chịu hết nỗi sự hiếu kỳ, đến giờ nghỉ ăn trưa, tôi ḷ ḍ "lên" vườn, lấy cớ giải lao để t́m hiểu ba bà đă làm những ǵ. Tôi gặp ngay bà Jane. Bà đang ngồi ph́ phà điếu thuốc và thẫn thờ nh́n làn khói trắng vật vờ bay lên. Thợ sơn kiểu này đúng là trên đời có một ! Thấy tôi, bà vui vẻ nói :

- Đi đâu đấy ? Đến đây chơi, chú !

Tôi bước đến, cố giữ vẻ thản nhiên :

- Bà chưa nghỉ trưa sao ? Hồi sáng tới giờ, sơn được bao nhiêu rồi, sắp xong chưa ?

Bà Jane chỉ chỉ vào cái túi bên hông ghế và nói :

- Mới được một ít. Chắc đến xế th́ xong.

Tôi thật sự kinh ngạc nhưng không dám lên tiếng. Tại sao lại sơn cái ǵ trong cái túi vải đó ? Và tôi nghĩ thầm rằng v́ sợ bể mánh làm biếng nên bà già này nói đại cho qua chuyện đó thôi. Già này dữ thiệt !

Bà Jane lại hỏi :

- Chú biết sơn không?

Tôi nhanh nhẩu :

- Dạ, biết chớ ! Ngày xưa khi c̣n là sinh viên Sài G̣n, tôi vừa đi học, vừa đi dạy giờ, vừa đi sơn đấy. Nếu bà biết ít nhiều về quê hương của tôi th́ tôi xin nói là sau khi Cộng Sản Bắc Việt bội ước hưu chiến để tấn công vào thành phố trên toàn cơi miền Nam trong dịp Tết 1968, nhà cửa của dân chúng vô tội bị tàn phá tan hoang; do đó, chính quyền miền Nam phải xây dựng lại cho họ. Chung cư Ấn Quang là một trong những công tŕnh ấy. Tôi làm thợ sơn bán thời gian ở đó. 

Bà Jane nhíu mày :

- Chú sơn cái ǵ ở đó ?

Tôi kể lể :

- Tôi sơn đủ thứ, tùy theo yêu cầu của đốc công. Bữa th́ sơn cửa, bữa th́ sơn cầu thang. Tôi c̣n biết quét vôi trần nhà hoặc vách tường nữa!

Bà Jane nh́n tôi đăm đăm :

- Vậy chú có sơn như tôi không ?

Tôi nh́n dáo dác quanh vườn :

- Bà sơn cái ǵ tôi không thấy?

Bà Jane đưa tay rút ra từ giỏ vải bên hông ghế một miếng giấy bản với những nét vẽ phác họa phong cảnh:

- Như cái này nè !

 

Ngay lúc ấy, tôi chợt tỉnh ra. Th́ ra, mấy bà già này không phải là thợ sơn mà chính là họa sĩ. Cùng là "painter" mà tiếng Mỹ vừa có nghĩa thợ sơn, lại vừa có nghĩa họa sĩ ! Rồi cũng động từ "paint", vừa là sơn phết, vừa là vẽ, họa. Rồi cùng lúc ấy, tôi chợt hiểu ra câu nói "9 người" mà bà chủ nhà đă dặn đêm qua. Không phải là "nine people" mà là "nice people" (những người tử tế)! V́ là "nice people" nên "please feel free to let them in" (chú cứ yên tâm cho họ vào nhà). Hèn ǵ, mấy bà già đă không hiểu nổi tại sao lại có đến 9 người !

 

Nói cho ngay, một phần do tôi xớn xác, đần độn; một phần do tiếng Mỹ c̣n nhiều chỗ nghèo nàn thành ra mù mờ. Nếu không tận mắt nh́n thấy bà già Jane cầm họa phẩm của ḿnh th́ có ǵ sai trái khi nói bả là thợ sơn ?

 

Tiếng nước tôi, tuy cũng có một số rất ít, rất ít mù mờ nhưng không quan trọng lắm. Nh́n chung, tiếng nước tôi vô cùng phong phú và hết sức rơ ràng. Một thí dụ nhỏ, Mỹ chỉ dùng một chữ You cho tất cả thứ bậc liên hệ, c̣n tiếng Việt th́ "con, cháu, em, anh, chú, bác hay ông, bà, d́, cô .." tùy theo mỗi trường hợp mà có nghĩa thích hợp. Hơn nữa, tiếng Việt c̣n có cung bậc ngũ âm : sắc, huyền, hỏi, ngă, nặng, nên chẳng khác ǵ một loại âm nhạc khiến người nghe có cảm giác nhẹ nhàng như được nghe một bản nhạc, một bài thơ. Bởi thế, tôi yêu tiếng nước tôi suốt đời, suốt kiếp. Con cái của tôi cũng vậy. Dù hằng ngày phải học, phải nói bằng tiếng Mỹ nhưng trong thâm tâm, chúng vẫn không coi rẻ tiếng nói, chữ nghĩa của dân tộc. Đứa con gái út thường tâm sự với tôi :

- Lạ thiệt, Ba ạ ! Ở trường, chỗ nào có tiếng Việt Nam th́ con t́m đến ngay và thấy thích ngay.

Về t́nh yêu đôi lứa, cô bé nói như thế này :

- Con vẫn thích nghe "anh yêu em" hơn là "I love you". Nghe nó khô khốc, vô hồn quá sức, phải không Ba ?

 

Đó, tiếng nước tôi là đấy. Là t́nh tự, là quê hương, là nỗi niềm của những kẻ tha phương. Là "bốn ngh́n năm thành tiếng ḷng tôi". Xin hăy nhớ lấy và xin hăy trân trọng giữ ǵn.

 

 

PHẠM CHINH ĐÔNG

(BAI CHUYEN chuyển)

 

 

website counter