SU'U TÂ`M (tt)

Home | VA(N | VA(N (tt) | VA(N 1 | VA(N 2 | VA(N 3 | VA(N 4 | VA(N 5 | VA(N 6 | VA(N 7 | VA(N 8 | VA(N 9 | VA(N 10 | VA(N 11 | VA(N 12 | VA(N 13 | VA(N 14 | VA(N 15 | THO* | THO* (tt) | THO* 1 | VA(N VUI | VA(N VUI (tt) | VA(N VUI 1 | VA(N VUI 2 | VA(N VUI 3 | VA(N VUI 4 | VA(N VUI 5 | BÀI VIÊ'T | BÀI VIÊ'T (tt) | BÀI VIÊ'T 1 | BÀI VIÊ'T 2 | BÀI VIÊ'T 3 | BÀI VIÊ'T 4 | BÀI VIÊ'T 5 | BÀI VIÊ'T 6 | BÀI VIÊ'T 7 | BÀI VIÊ'T 8 | BÀI VIÊ'T 9 | BÀI VIÊ'T 10 | BÀI VIÊ'T 11 | BA`I VIÊ'T 12 | BÀI VIÊ'T 13

VA(N 2


T̀NH YÊU, CŨNG PHIỀN.

 

Không phải chỉ ở Mỹ, chuyện t́nh yêu mới là phiền; Thật ra, ở nơi đâu, vào thời nào t́nh yêu cũng làm cho nhân gian phiền cả. Chẳng vậy, mà có câu hát: "đường vào t́nh yêu có trăm ngàn cay đắng .." Thử làm một bài toán nhỏ, lấy 100000 chia cho 36500, th́ mỗi ngày có đến 2.7 nỗi phiền về t́nh yêu cho một người b́nh thường. Khiếp thế , đời người 100 năm không có một ngày được yên thân. Tôi, như mọi người khác, cũng vất vả với t́nh yêu không ít.

 

... Nơi tôi ở, vào những năm đầu của thập niên 80, kiếm được một người đồng hương gần nhà để tán gẫu đă là chuyện xa vời, nói chi đến chuyện t́nh yêu trai gái. Ông nào có vợ hẳn hoi th́ quư vợ hết biết. Ai c̣n độc thân cũng nhanh chân lẹ miệng kiếm cho được một người yêu, nếu không th́ .. buồn suốt đời. Ngày đó không có chuyện "một ông hai bà." Ông nào sơ xẩy th́ bị .. thế chỗ ngaỵ Ông nào cũng sợ làm "người yêu cô đơn" nên sống rất mực đứng đắn. Các cô sống ở thành phố, nơi tôi ở, chọn bồ rất kỹ: nghề nghiệp vững chắc, chưa vợ chưa con, có nhà càng tốt. Không thấy nói ǵ về chuyện đẹp trai cả. Những anh mới tới Mỹ, như tôi, th́ ngay cả tên tuổi các cô cũng không chịu nhớ cho. Phiền thế ! Cũng có anh được yêu v́ nhờ .. đẹp trai, nhưng chuyện này hiếm lắm. Cuối tuần hay lễ nghỉ, nếu buồn, tôi tới nhà người bạn để lai rai. Nếu tôi thấy vui, th́ đi dạo cả ngày trong các Malls, cho giăn gân cốt. Tối về nhà, ngủ thẳng cẳng. Khỏi phải mộng mị lôi thôi.

 

Như thế, tôi sống ở đó gần 2 năm. Với số phận hẩm hiu, ngày hai buổi nắng mưa đi về ḿnh ên. Bạn bè th́ tôi cũng có dăm người. Nhưng kể họ làm chi, người yêu mới là quan trọng ḱa. Bỗng một hôm, có một người bạn ở miền đất lạnh, viết thư dụ tôi về đó sinh sống cho thêm t́nh đồng hương. Anh ta viết:

 

"Người ta cứ bảo rằng: t́nh yêu như bóng của con người, chẳng cần t́m, nó cũng tự vác xác tới. Nhưng, một người chịu khó t́m kiếm th́ sẽ có nhiều bóng để mà lựa. Như ban trưa, khi bạn đi ngoài đường bạn chỉ thấy một bóng của bạn in trên mặt đường. Ban đêm, khi lang thang ngoài đường, nơi có nhiều đèn bạn sẽ nh́n thấy nhiều bóng của bạn. Trong t́nh yêu, cũng thế. Nếu bạn ở nơi không có bóng hồng th́ bạn yêu ai. Nếu bạn ở nơi thiếu bóng hồng, thời cơ hội được yêu của bạn .. mong manh lắm. Nếu bạn ở nơi nhiều bóng hồng, cơ hội được yêu của bạn sẽ tăng tốc như tên lửa."

 

Anh ta c̣n nói: "ở đây , xứ lạnh, t́nh nồng. Chú em qua đây th́ không sợ ế." Tôi thích câu "xứ lạnh, t́nh nồng", nghe cứ như thơ ấy, nên khăn gói quả mướp lên đường t́m hiểu sự thực. Trước khi đi, tôi gọi phone cho anh và dọa là nếu tôi bị .. ế, anh ta phải bồi thường. Tôi nói thế, v́ tôi biết vợ của anh có hai cô em xinh lắm.

 

Và, tôi dọn tới thành phố, nơi anh bạn của tôi ở, vào những ngày tàn thu. Để cho t́nh đồng hương thêm đậm đà, tôi mướn một studio trong cùng building với anh. Gia đ́nh bên vợ của anh, gồm ba má và hai cô em, cũng sống trong building nàỵ May mắn là cả ba gia đ́nh cùng ở chung một tầng. Hai ông bà cụ rất tốt, coi tôi như con cháu trong nhà. Mỗi khi có món ăn ngon, hai cụ đều gọi tôi qua để ăn cho vui. Hai cô em đi học ở một University gần nhà. Họ ăn nói có duyên và hoạt bát lắm. Cả hai đều thích văn nghệ. Thỉnh thoảng, khi có dịp tôi đệm đàn cho họ hát. Có lần, một trong hai cô nói với tôi: "nhiều tối, tụi em nghe tiếng đàn từ pḥng anh vọng qua, tụi em ngủ không được." Tôi hỏi: sao thế ? Cô em nói là ồn lắm. Rồi cả hai chị em phá ra cười, làm tôi ngượng muốn chết. Nếu tôi được một trong hai cô thương thầm th́ đỡ khổ biết bao. Tôi nghĩ thế thôi, chứ người ta học cao như thế, tôi với sao tới.

 

Sau khi sống ở đây qua một mùa đông, tôi thực sự thấm thiá câu: "xứ lạnh, t́nh nồng." Mùa đông ở đây lạnh lắm, tuyết rơi nhiều. Hầu như ngày nào tuyết cũng rơi. Nếu không có chuyện cần phải đi ra ngoài, chẳng ai thích đi trong tuyết cả. Các cô, khi phải đi ra ngoài, mặc hai ba lớp áo quần cho ấm. Nhiều khi trời quá lạnh, họ trùm kín cả đầu cổ, chỉ trừ hai con mắt. Người ta khó biết nhan sắc họ như thế nào. Những ngày lễ lớn, anh bạn tôi đưa tôi tới những nơi sinh hoạt của người Việt gần đó. Ở đây, tôi thấy rất nhiều bóng hồng. Nhưng bên cạnh những bóng hồng đó, c̣n có những bóng đen của chồng họ nữa. Thế là hỏng, "xứ lạnh, t́nh nồng" chỉ đúng cho anh bạn của tôi và những người có gia đ́nh ở đây thôi. Độc thân như tôi th́ chỉ có chết rét. Điệu này, tôi bị .. ế là cái chắc. Chẳng lẽ tôi quay về chốn cũ ? Thế th́ xoàng quá ! Bắt thường anh bạn tôi chăng ? Không nên ! Tôi có hỏi thầy bói rồi, ông thầy nói:

 

- Cậu là người nhiều chuyện, thích nói nhiều. Nếu gặp người học giỏi, biết nhiều chuyện hơn cậu th́ cậu chỉ c̣n nước tịnh khẩu mà thôi. Cậu nhớ kỹ nhé.

 

Thế là con đường thoái không có, con đường trước mặt th́ tối om. Tôi không biết tính sao cho đặng. Tôi ngửa ḷng bàn tay ra xem, thấy đường t́nh duyên không đến nỗi tệ. Thôi, cứ ở thêm một thời gian nữa, xem sao !

 

Một tháng sau, con đường t́nh duyên cuả tôi cũng chẳng ra sao cả. Tôi vẫn c̣n cô đơn và buồn man mác vào lúc nửa đêm. Buồn quá, tôi ghi danh đi học ở một Community College gần nhà. Họ ém tài tôi, chỉ cho phép tôi học ESL thôi. Họ lấy cớ là tôi viết và nói tiếng Anh dở quá sức tưởng tượng. Họ là người Mỹ, chê tôi dở là đúng rồi. Tôi không cần phải căi với họ làm chi. Tuần hai ngày, sau khi đi làm về, buổi chiều tôi tà tà đi học cho đỡ buồn. (Tôi học dở ẹc nên việc học hành của tôi không nên kể nhiều ở đây). Tưởng rằng đời tôi sẽ "lạnh lùng trôi theo gịng nước lũ", không có dịp tới "bên cầu biên giới" giữa cô đơn và t́nh yêu. Nhưng không, đời vẫn không quên tôi: "một người con trai mang nhiều mặc cảm v́ nghèo, chưa có mùa xuân, thích đi trong mưa và nghe nhạc họ Trịnh," nên đă xui khiến một người con gái yêu tôi.

 

Chuyện bắt đầu vào một buổi tối. Khi tôi biết anh Kỳ, tên anh bạn tôi, muốn tôi giúp cho anh ta một chuyện, tôi rất ngạc nhiên. Từ ngày tôi dọn về đây, chưa lần nào anh Kỳ nhờ tôi làm việc ǵ cả, ngoài chuyện lai rai với anh. Nếu anh Kỳ nói trên phone về chuyện anh muốn tôi giúp, th́ tôi chẳng ngạc nhiên. Đằng này, anh Kỳ muốn nói chuyện riêng với tôi trong một quán cà phê gần nhà, nghiă là chuyện anh muốn tôi giúp phải là chuyện ghê gớm lắm. Có thật là anh Kỳ muốn tôi giúp chuyện ǵ, hay tôi đă làm ǵ phật ḷng anh và anh muốn mắng vốn tôi ? Tôi biết anh Kỳ là người kín đáo nên có mắng vốn tôi, anh cũng lựa chỗ thích hợp. Thôi chết, không biết tôi đă làm điều ǵ sai quấy đây ? Tôi cứ lo ngay ngáy khi đi gặp anh.

 

Khi anh Kỳ nói xong chuyện muốn tôi giúp, tôi thở phào nhẹ nhơm. Chuyện đó không liên quan ǵ đến tôi hay hai cô em vợ của anh ấy, nhưng lại liên quan đến vợ của anh ta.

 

Số là vợ chồng anh Kỳ làm chủ một quán cà phê trên dẫy phố Việt Nam. Gọi là dẫy phố cho sang, thật ra cửa tiệm Việt Nam ở đây cũng chẳng nhiều, khoảng hơn mười tiệm. Để lôi cuốn khách cho quán, vợ chồng anh có sáng kiến là vào mỗi cuối tuần, quán đều có chương tŕnh đặc biệt: tối thứ Sáu có tŕnh tấu Dương Cầm, tối thứ Bẩy có ban nhạc sống. Vào hai tối đặc biệt này, quán cà phê của vợ chồng anh rất đông. Khách tới trễ phải đứng. Có khi, khách ngồi chung bàn mà không biết tên nhau. Vậy mà chẳng có ai than phiền cả. Thời gian đó, người Việt ở Mỹ phần đông là thanh niên hay đàn ông độc thân .. tại chỗ. Những ngày cuối tuần, nếu không phải đi làm thêm, họ sợ ở nhà một ḿnh. Ai cũng có nỗi buồn riêng tư cần người tâm sự, nên họ t́m đến nhau để khuây khỏa và làm cho ngày ngắn lại. Quán cà phê của vợ chồng anh Kỳ đông khách là vậy. Nhiều tuần, hai cô em vợ của anh cũng phải đến giúp quán.

 

Anh Kỳ giúp vợ trông coi quán ban ngày, buổi chiều anh đi làm. Anh đi làm hăng để có insurance cho cả gia đ́nh. Anh nói: nếu chỉ trông cậy vào quán này th́ có ngày vỡ nợ. Ở Mỹ, sợ nhất là tiền bệnh viện. Nếu không có insurance th́ không nên .. bệnh. Thỉnh thoảng, anh Kỳ đi làm thêm ngày thứ Bẩy, tùy theo nhu cầu nhân viên của hăng. Gần đây, anh Kỳ đi làm ngày thứ Bẩy thường hơn, nên mới có chuyện không hay .. cho quán cà phê của anh. Đă hai tuần nay, có một người đàn ông "hắc ám" (chữ anh Kỳ dùng) đến quán của anh cả hai tối, thứ Sáu và thứ Bẩy. Hắn ngồi hàng giờ bên ly cà phê, lặng nh́n bà chủ, không nói một lời. Chẳng biết hắn có mưu toan ǵ, mà thỉnh thoảng cười một ḿnh. Gă không bao giờ vỗ tay mỗi khi nghe xong một bản nhạc. Con người không có tâm hồn âm nhạc như hắn, chắc chắn không phải là người tốt. Đề pḥng hắn trước vẫn hơn. Anh Kỳ nói với tôi thế, nhưng tôi biết "tỏng" là anh sợ "thằng chả" tán tỉnh vợ ḿnh. Tôi là người nhiều chuyện, nhưng những chuyện như thế này th́ không nên .. bàn luận. Vạ chẳng vào đầu cũng phải tai. Tôi thông cảm nỗi sợ hăi ấy của anh Kỳ nên nhận lời làm .. gián điệp không lương cho anh. Nhiệm vụ của tôi rất đơn giản: theo dơi "địch" và báo cáo kịp thời cho anh Kỳ để có định liệu. Tôi không biết anh Kỳ có kế hoạch ǵ nếu người đàn ông hắc ám đó tán tỉnh vợ anh thật sự ?

 

Lần đầu tiên gặp hắn, tôi thấy anh Kỳ lo ngại là phải. Hắn trẻ hơn anh Kỳ, đẹp tự nhiên, lại có thêm bộ râu mép rất bảnh. Anh Kỳ, nếu có sửa soạn kỹ lưỡng cũng chưa chắc ăn đứt hắn. Tự nhiên, tôi thấy gần gũi với anh Kỳ hơn. Có lẽ, tại tôi và anh Kỳ giống nhau ở điểm là không đẹp trai mấy. Biết làm sao, trời cho thanh cao mới được phần thanh cao mà. Nh́n hắn ngồi buồn bên ly cà phê, tôi tự hỏi: Hắn là ai, từ đâu tới, làm nghề ngỗng ǵ, tới đây có mục đích ǵ ? Chỉ có ḿnh hắn mới có thể giải đáp các thắc mắc này của tôi. Nhưng hắn không chịu nói chuyện với ai cả. Có khi, t́nh cờ tôi ngồi bên hắn cả buổi mà vẫn không nghe hắn mở miệng. Người ǵ đâu mà ít nói thế. Tôi phải làm sao bây giờ ? Những ǵ anh Kỳ nói với tôi về hắn rất đúng: lầm ĺ, ít nói, thích nh́n bà chủ. Không biết anh Kỳ lấy tin tức ở đâu mà chính xác thế. Từ hai cô em vợ chăng ? Thôi kệ hắn, t́m hiểu về hắn làm chi cho nhức đầu. Tôi chỉ có nhiệm vụ theo dơi hắn thôi.

 

Nh́n hắn măi, tôi cũng chán nên tôi nh́n các nhạc sĩ, ca sĩ trên sân khấu cho đỡ chán. Ban nhạc sống, tŕnh diễn tối thứ Bẩy, gồm các nhạc sĩ phái đực rựa, nên tôi chẳng thèm nh́n họ. Ban nhạc có hai nữ ca sĩ, nhan sắc "coi được", nhưng nghe nói họ đă có chồng rồi nên tôi cũng không thèm t́m hiểu chồng họ là ai cả. Người đàn dương cầm tối thứ Sáu là một cô gái tuổi đôi mươi, tóc dài ngang vai. Mỗi khi nh́n cô say sưa trên phím đàn, tôi thấy cô ta đẹp như mơ. Tôi không biết nhiều về Nhạc Cổ Điển Tây Phương, nhưng chỉ cần nh́n cô ngồi đàn tôi "cũng đủ lăng quên đời". Nghe chị Hà, vợ anh bạn tôi, nói cô ta người miền Bắc, chưa lập gia đ́nh. Tôi không hỏi thêm v́ sợ chị Hà "hiểu lầm". Mà chị Hà hiểu lầm tôi thật. Chị thấy tôi xuất hiện thường xuyên ở quán, nghĩ là tôi phải ḷng với một trong hai cô em của chị (thế nhưng chị Hà ít khi quên tính tiền ly cà phê của tôi). Chị thường nói với tôi là nếu tôi cần, chị ấy sẽ nói thêm cho. Tôi hiểu điều chị Hà muốn nói, nhưng mục đích tôi đến đây là làm .. điệp viên chứ không phải .. chuyện kia. Tôi không tiện giải thích, nên chỉ ậm ừ cho qua. Chị Hà th́ không thể cho qua dễ dàng thế. Chị "sai bảo" tôi rất thiệt t́nh mỗi khi chị cần tôi giúp việc ǵ trong quán. Bao giờ chị khuyến cũng khích tôi bằng câu "để chị nói thêm cho". Tôi chỉ c̣n biết cười cho đời đỡ khổ.

 

Sau hai tuần làm việc tôi thấy mệt mỏi, v́ tôi làm việc siêng năng quá. Để ngăn chặn mọi thời cơ xâm nhập cuả "địch", tôi phải có mặt ở quán trước khi hắn đến, và ra về sau khi hắn rời khỏi quán. Có đêm, tôi phải chờ cho hắn lái xe ra khỏi chỗ đậu, tôi mới yên tâm ra về. Trong lúc làm việc, tôi phải để ư mọi hành động của hắn, nên ít khi được nghe một bản nhạc cho trọn vẹn. Có khi quán đông khách quá, tôi phải làm waitor, busboy nữa. Tôi không lấy thế làm phiền. Giúp người th́ phải giúp tới nơi, tôi nghĩ thế. Anh Kỳ, sau những báo cáo của tôi về hắn, tôi thấy anh có vẻ bớt lo lắng một chút. Anh ta bớt lo lắng, th́ tôi cũng bớt vất vả. Chỉ v́ hắn mà tôi phải đầu tắt mặt tối. Tôi ghét hắn c̣n hơn anh Kỳ ghét hắn nữa. Tôi mong một ngày nào đó, "thằng chả" tự nhiên biến mất trên thế gian này, th́ tôi mới được yên thân. Mơ ước cho nhiều, cũng chỉ là ước mơ, nên những chuyện trớ trêu vẫn xẩy ra như thường.

 

Một đêm, chị Hà nhờ tôi làm tài xế đưa một người về sau khi quán đóng cửa. Chị nói v́ ngược đường về nhà, nên chị mới nhờ đến tôi. Thôi rồi, đời tôi thêm một sự vất vả nữa. Tôi làm gián điệp, làm waitor, làm busboy, bây giờ kiêm thêm nghề tài xế nữa. Khổ ơi là khổ. Bố mẹ ơi, sinh con ra làm chi, để con phải khổ như này ? Tôi nhủ thầm trong bụng như thế, nhưng vẫn phải toét miệng ra cười. Chị Hà thấy tôi cười là biết tôi đă bằng ḷng. Chị cám ơn tôi rối rít và không quên nói thêm câu "để chị nói thêm cho". Tôi hỏi chị Hà: chị muốn em đưa ai về ? Chị Hà nói: cô Nga, người đàn dương cầm đấy. À, cái cô Bắc Kỳ đàn dương cầm tên Nga. Tôi muốn reo lên và cám ơn chị Hà thật nhiều. Chúa ơi, vậy mà tôi đă trách lầm chị ! Tôi vẫn ước mơ được làm tài xế cho cô Bắc Kỳ. Đôi khi tôi muốn nhờ chị Hà giúp chuyện này, nhưng chị Hà cứ đ̣i "để chị nói thêm cho", nên tôi chẳng dám.

 

Trước khi vượt biên, Bố tôi dặn tôi: con gái Bắc, nhất là con gái Hà Nội, họ ăn nói ngọt ngào lắm, con phải coi chừng, đừng để cho họ bắt nạt .. Sau khi lái xe ra khỏi chỗ đậu, tôi thấy Bố tôi nói đúng thật. Cô Bắc Kỳ nói nghe ngọt như đường phèn, khi cô tự giới thiệu:

- Em tên Nga, c̣n anh tên ǵ cơ ?

 

Tôi trả lời rất tỉnh:

- Bond. James Bond.

 

Cô Bắc Kỳ cười:

- Không! Tên thật cuả anh cơ ?

 

Lại "cơ" nữa ! Tôi cười cười.

- Phong. Âu Dương Phong.

 

Cô Bắc Kỳ cười nữa:

- Tên anh giống như tên của một nhân vật trong truyện chưởng. Mà sao anh có tên nghe dữ thế cơ ?

 

Lại "cơ" nữa! Tôi giải thích cho cô Bắc Kỳ:

- Khi tôi lọt ḷng mẹ, tôi khóc rất lớn và khóc dai như điả. Ai dỗ cũng không chịu nín. Bố tôi thấy thế mới nói: sau này tôi là đứa nhiều chuyện và hay bị người khác bắt nạt, nên ông đă đặt cho tôi tên đó. Tên nghe dữ một chút, nhưng đỡ bị bắt nạt vẫn hơn.

 

Cô Bắc Kỳ cười nữa.

- Giời ơi, ai mà bắt nạt được anh. Anh bắt nạt người ta th́ có !

 

Nghe cô Bắc Kỳ khen, tôi mát từng khúc ruột. Từ nhỏ, trong số năm anh em trai trong nhà, tôi là đứa cù lần nhất. Mấy anh tôi cho tôi là đứa to đầu mà dại, chẳng làm nên tích sự ǵ. Tôi nhớ, khi c̣n ở bậc tiểu học, tôi đi học phải mang theo hai cái bút lá tre, hai b́nh mực tím, hai tờ giấy thấm v.v... Không phải tôi có tính lo xa từ nhỏ đâu. Tôi mang nhiều như thế là để cho mấy thằng bạn xài ké. Mấy thằng này, lúc mới quen tôi tụi nó không dám bắt nạt tôi v́ cái tên "dữ tợn" Bố tôi đặt cho tôi. Nhưng lâu ngày, tụi nó biết là tôi hiền như cục bột, bèn thẳng tay .. đàn áp. Tôi vốn chuộng bạn bè, nên dù tôi có bị thua thiệt chút cũng chẳng ăn nhằm ǵ, miễn vui là được rồi. Lớn hơn chút nữa, khi tôi bắt đầu biết mơ mộng, tôi yêu nhiều người lắm nhưng không ai yêu lại tôi cả. Cũng chẳng lạ ǵ: v́ tôi nhát gái quá; Mỗi khi thấy "người tôi yêu" từ xa là đầu cổ tôi nóng bừng và tôi "phú lỉnh" đi chỗ khác. Chẳng trách tôi được, v́ Bố Mẹ tôi chỉ có năm "ông" con trai phá như giặc, nên tôi không có dịp chơi với con gái từ nhỏ. Lớn lên tôi sợ con gái là phải.

 

Lần lượt mấy người anh của tôi thi nhau lập gia đ́nh, trong khi tôi vẫn ́ ra đó; Vẫn chưa có cô nào phải ḷng tôi cả. Lúc người anh kế tôi lấy vợ, lúc đó tôi đă hai mươi hai tuổi, th́ Mẹ tôi sốt ruột dùm cho tôi. Trong một buổi cơm tối, nhân lúc Bố tôi kể chuyện đời xưa, ngày ông c̣n trai trẻ, Mẹ tôi mới nói:

- Sao ông không dậy cho thằng Phong vài đường để nó đi t́m bạn gái ? Ngữ này, ông với tôi phải nuôi nó suốt đời đấy !

 

Người anh kế của tôi chen vào:

- Thôi Mẹ ơi, thằng Phong này, Bố có dậy nó đến .. tết, nó cũng như vậy thôi !

 

Bố tôi vốn thương tôi nhất nhà mới binh:

- Bà chỉ khéo lo, con nhà tông không giống lông th́ cũng giống cánh. Thằng Phong có số đào hoa, nhưng chưa đến kỳ phát tiết thôi. Bà cứ yên tâm, con của bà thế nào cũng có khối đứa mê. Tôi sợ lúc đó tôi với bà phải .. "thắng" bớt nó lại đấỵ

 

Sau mấy năm rời .. vú mẹ đi giang hồ trên đất Mỹ, bị đời ngược đăi tôi học được nhiều điều hay và cái tính nhút nhát của tôi cũng biến mất tiêu. Đêm nay, ngồi bên cô Bắc Kỳ, tôi ba hoa chích choè, và lần đầu tiên trong đời tôi thấy con gái .. dễ thương thâ.t. Tôi nghe hồn ḿnh lâng lâng theo giọng nói ngọt như mật của cô. Chờ cho tôi "bay" chán, cô Bắc Kỳ mới bắt tôi đáp xuống đất:

 

- Hai cụ là người ở đâu thế cơ ?

- Bố Mẹ tôi người Lưu Phương Ninh B́nh đấỵ

 

Cô Bắc Kỳ reo lên:

- Bố em cũng là người Lưu Phương Ninh B́nh, c̣n Mẹ em là người Hà Nội. Bố em vào Hà Nội để học, thế rồi gặp Mẹ em.

 

Tôi mừng quá v́ như thế tôi với cô là người .. cùng làng cả. Và cũng v́ thế, nên tôi phải đổi cách xưng hô cho thân mật:

- Anh thấy là người Lưu Phương Ninh B́nh, ai cũng tốt số cả: lấy được vợ đẹp và tài giỏi !

 

Cô Bắc Kỳ hỏi:

- Sao anh biết cơ ?

- Em đẹp và đàn dương cầm "cừ" như thế, th́ Mẹ của em cũng phải đẹp và tài giỏi lắm ?

 

Cô bắc Kỳ cười duyên:

- Anh chỉ được cái nước nịnh.

 

Cũng chẳng mấy khi, trên đất người xứ lạ mà gặp được người "cùng làng," nên tôi kể cho cô nghe về tôi, về những nơi tôi đă sống và những nghề tôi đă làm. Nhưng tôi không dám cho cô biết cái lư do khiến tôi dọn nhà đến thành phố nàỵ Cô Bắc Kỳ hiền thật, chịu khó nghe tôi nói, thỉnh thoảng hỏi lại tôi: "thế à" hay "sao cơ". Nghe dễ thương chi lạ ! Tôi bắt đầu chán những bài hát về người con gái Bắc của mấy ông nhạc sĩ thất t́nh. Mấy ông này chỉ giỏi trả thù vặt, vơ đũa cả nắm: con gái Bắc cũng có người này người khác chứ. Tôi thề là từ nay không thèm nghe những bài này nữa.

 

Khi tôi dừng xe trước cửa nhà cô Bắc Kỳ, tôi vẫn c̣n chuyện để kể cho cô nghe. Tôi hẹn cô lần sau, và nhắc nhở tới phiên cô kể cho tôi nghe. Cô Bắc Kỳ cười như một hứa hẹn:

- Để xem sao đă ?

 

Tôi về đến nhà th́ trời đă khuya. Trước khi đi ngủ, tôi cẩn thận bỏ băng nhạc "T́nh Khúc Ngô Thuỵ Miên" vô máy, chọn bài "Giáng Ngọc". Và trong tiếng hát của người nữ Ca sĩ, tôi lờ mờ nh́n thấy cô Bắc Kỳ ngồi đàn dương cầm trong giấc mơ nhẹ nhàng đến.

 

Ở đời, ít khi những chuyện vui xẩy ra liên tiếp. Ấy thế mà đă xẩy ra cho tôi đấỵ Tối hôm sau, trong khi ban nhạc đang nghỉ giải lao th́ có chuyện .. vui xẩy ra. Anh chơi đàn Bass trong ban nhạc, sau khi nghe phone của người nhà gọi, phải về nhà gấp v́ .. vợ đẻ. Ở Mỹ, chuyện vợ đẻ không thể nhẩn nha được nên anh phải ba chân bốn cẳng chạy về, đưa vợ đi đẻ. Ban nhạc chới với, mỗi người mỗi ư. Có người vớ vẩn trách vợ anh ta .. đẻ không coi ngày. Chị Hà th́ lo lắng ra mặt. Lúc này mới 8 giờ tối, không thể chấm dứt chương tŕnh Văn nghệ được. Khách yêu văn nghệ đă ngồi chật cả nhà hàng, và ly cà phê cuả họ đă được tính gấp đôi so với ngày thường rồi. Bây giờ nói ngưng, ai mà chịu được.

 

Trong lúc hốt hoảng, chi Hà nhớ đến tài đàn địch cuả tôi. Và, chị nhờ tôi thế chỗ anh đàn Bass. Chúa ơi, thế này th́ chết con rồi. Nếu con leo lên sân khấu để "xập x́nh", làm sao con có thể theo dơi hắn được nữa. Tôi không biết tính sao: một bên là anh Kỳ với điệp vụ tối mật, một bên là chị Hà với buổi tối buồn trước mắt. Nh́n chị Hà lo lắng, tôi chịu không được nên tôi nhận lời. Sau phút bốc đồng, th́ tới phiên tôi lo sợ. Từ khi chào đời đến giờ, tôi chưa chơi với ban nhạc lần nào cả. Tôi chỉ biết đàn Guitar. Thỉnh thoảng, tôi hứng chí th́ đệm cho người khác hát hỏng một chút, cho vui. Tôi cũng có học sơ qua về đàn Bass, nhưng chẳng tới đâu cả. Giờ đây tôi phải chơi đàn Bass, phải ăn nhịp với các anh trong ban nhạc, hỏi sao tôi không lo cho được. Nhỡ có ǵ, người ta "chửi" ḿnh chết. Nhưng bây giờ tôi mà đổi ư, th́ người đầu tiên "chửi" tôi là chị Hà.

 

- Thôi, bị chửi trễ một chút cũng đỡ hơn.

 

Tôi nhủ thầm thế và tự hứa từ rầy về sau phải chừa cái tật .. nhẹ dạ.

 

Mấy anh trong ban nhạc khi biết tôi thay thế người bạn của họ, nh́n tôi nghi ngờ: không biết thằng cu này là ai, có biết "chơi" không đó, cha nội ? Nhưng có lệnh của "bà chủ" nên mấy anh không thể từ chối sự có mặt cuả tôi trên sân khấu được. Lo th́ cứ lo, nhưng vẫn phải chơi nhạc như thường. Họ vừa chơi, vừa nh́n tôi và vừa run; Chỉ sợ tôi lọt tuốt luốt phiá sau. Tội nhất là hai cô ca sĩ, họ nh́n tôi như họ đang cầu xin chúa cho tôi đừng rớt nhịp, lợ "tông". Tôi không dám nh́n vào mắt họ mỗi khi họ nh́n tôi. Gớm, cái đàn khỉ này nặng thật, giây đàn lại to như giây "cáp", bấm đau cả tay. Tôi chạy theo mấy anh trong ban nhạc bở mồ hôi tai. Sau khi "qua" được mấy bài, tôi như đă quen với cây đàn nên đỡ vất vả một chút. Mấy anh trong ban nhạc, lúc này có vẻ hơi an tâm. Tới bài "Giáng Ngọc" th́ tôi chơi .. ngọt xớt. Các anh ngạc nhiên v́ tôi chơi đúng y chang như trong băng nhạc. Đó là bài tủ cuả tôi mà. Từ đêm qua, tôi nghe bài này hoài. Nghe đến nỗi thuộc luôn lời và phần nhạc đệm ..

 

May quá, đêm đó cũng qua đi trong .. yên b́nh. Nhưng từ đó tôi thêm phần bận rộn: Tôi phải thay anh đàn Bass mỗi tối thứ Bẩy, trong thời gian anh ở nhà chăm sóc vợ đẻ. Các anh trong ban nhạc thấy tôi "chơi" cũng được, và họ không c̣n cách nào khác nên tạm thời chấp nhận giải pháp này. (Sau này anh đàn Bass đ̣i ở nhà chơi với vợ con, không thèm chơi nhạc nữa nên tôi thay thế anh luôn.) Vậy là ngoài tối thứ Sáu, tối thứ Bẩy tôi mắc kẹt trên sân khấu nên không thể "nḥm chừng" hắn được. (Thú thật là tôi thích làm nghệ sĩ hơn là làm điệp viên). Tôi tŕnh bầy với anh Kỳ về việc này, anh thở dài: "nếu chị đă định như vậy th́ anh không có ư kiến, thỉnh thoảng nh́n chừng cho anh thôi".

 

Từ ngày làm "nghệ sĩ", cái số đào hoa cuả tôi bắt đầu phát tiết. Bắt đầu bằng một tối thứ Bẩy, khi tôi nhận ra cô Bắc Kỳ trong số những người khách của quán. Sự xuất hiện đột ngột cuả cô làm tôi xấu hổ. Xấu hổ là phải, v́ tôi đă dấu cô chuyện tôi "đàn địch" cho quán, mặc dù giữa tôi và cô đă có sự thân mật tự nhiên; Chúng tôi đă kể cho nhau nghe nhiều chuyện tương đối là riêng tư, nhưng nếu phải khoe với cô chuyện "đàn địch" th́ tôi mắc cỡ. V́ cái tài đàn địch của tôi so với cô chẳng thấm vào đâu cả. Trong lúc ban nhạc nghỉ giải lao, tôi nói chuyện với cô. Cô chẳng buồn về tôi một tí nào cả. Cô c̣n khen tôi "chơi" hay nữa. Tôi được nước, trong phần sau của chương tŕnh, tôi .. làm bạo hơn. Đêm đó, cô Bắc Kỳ vỗ tay khuyến khích tôi hơi nhiều. Và, để tỏ ḷng "hối hận", tôi hứa là đến đón cô mỗi tối thứ Bẩy để đến quán nghe tôi "xèng xèng". Cũng từ ngày đó, tôi quên tiệt cái nhiệm vụ anh Kỳ giao phó cho tôi. Tối thứ Sáu, tới quán tôi chỉ lo nh́n cô Bắc Kỳ đàn dương cầm. Thứ Bẩy, tôi mắc kẹt trên sân khấu và nh́n cô Bắc Kỳ ngồi dưới. Tới nước này, tôi mặc hắn muốn làm ǵ th́ làm. Anh Kỳ hỏi tới hắn, th́ tôi nói: cũng thế, chưa có chuyện ǵ lạ. Đến khi chuyện lạ xẩy ra th́ tôi xém nửa .. chết đứng.

 

Một đêm thứ Bẩy, sau khi quán đóng cửa để dọn dẹp, tôi thấy hắn c̣n ngồi thù lù ra đó. Chị Hà đứng kế bên, nói chuyện với hắn ra vẻ thân thiện lắm. Tôi chưa biết phải làm sao, th́ chị Hà lôi tôi tới bàn hắn và giới thiệu:

 

- Đây là anh Nguyễn, con người Bác của chị.

 

Giới thiệu xong, chị bỏ mặc tôi đứng xớ rớ ở đó, chi tiếp tục nói chuyện với ông anh họ. Thoạt đầu, nghe hai người nói chuyện tôi chẳng hiểu ǵ sốt cả ! Sau một hồi lâu lắng nghe, xếp đặt lại, tôi mới hiểu đầu đuôi câu chuyện như thế này: Anh Nguyễn là anh họ của chị Hà, gọi Bố Mẹ chị Hà là Chú Thím. Anh qua Mỹ du học trước năm 1975 rồi kẹt lại. Anh ở tiểu bang khác, mới dọn qua thành phố này 3 tháng nay v́ nhu cầu công việc của hăng. Anh Nguyễn biết có gia đ́nh người chú hiện đang sinh sống ở đây. Anh đă t́m kiếm, nhưng chưa gặp v́ "tới không đúng chỗ". Lần đầu tiên anh vào quán, thấy chị Hà "quen lắm" mà không nhớ ra được nên anh không dám nhận họ hàng. Anh viết thơ về Việt Nam, hỏi gia đ́nh anh thêm về người chú ở Mỹ. Gia đ́nh anh cẩn thận gửi qua cho anh cả h́nh ảnh nữa. Chị Hà đưa tôi xem một tấm h́nh, tôi nhận ra chị Hà, Bố Mẹ chị và cả hắn nữa trong tấm h́nh chụp đông người đó. Anh Nguyễn nói: h́nh này chụp vào dịp tết trước khi anh đi du học, cách đây cả chục năm rồi.

 

... Gần hai mươi năm qua, ở đây đă có nhiều thay đổi. Người đến th́ đông, người đi th́ ít. Hàng quán Việt Nam, cũng v́ thế mà mọc lên như nấm. Quán cà phê cũ, nơi tôi dựng nghiệp, giờ là tiệm buôn bán vàng, chủ nhân ông chính là vợ chồng anh Kỳ. Hai cô em vợ của anh, sau khi ra trường, đi làm một thời gian rồi cũng lấy chồng luôn. Anh em trong ban nhạc, sau khi lấy vợ th́ .. ai về nhà nấỵ C̣n cô Bắc Kỳ, v́ ham nghe tôi kể chuyện đời xưa nên dọn về ở chung với tôi để nghe .. cho đă. Vợ chồng tôi, đôi khi ngồi kể chuyện xưa rồi cùng nhau cười khúc khích. Chúng tôi có hai đứa con: một trai một gái. Đứa con gái, 14 tuổi giống mẹ nó như đúc: đẹp và tài giỏi. Thằng con trai, 15 tuổi, th́ giống tôi: trông cù lần bỏ xừ. Tôi lo sợ cho nó về sau vất vả với t́nh duyên, nên cho nó đi học nhạc để pḥng thân. Bà xă tôi khi biết chuyện này, bèn an ủi tôi.

- Ông chỉ khéo lo. Con nhà tông không giống lông cũng giống cánh.

 

Ừ nhỉ, sao tôi khéo lo thế ? Ngày xưa, Mẹ tôi cũng sốt ruột cho tôi, vậy mà tôi cũng có vợ con đàng hoàng như ai. Biết vậy, nhưng tôi đâu có chịu thua dễ dàng thế.

- Bà nói cũng đúng, nhưng nếu nó có "nghề" th́ vẫn hơn.

 

"Cô Bắc Kỳ" cười, lắc đầu nhè nhẹ:

- Thôi, tôi chịu thua ông. Nói chuyện với ông lâu .. đến phiền.

 


TÂY ĐỘC

(MIÊN VIỄN sưu tầm)

 

website counter