CÁI ĐẸP TRONG
THƠ
(Nguyễn Hưng
Quốc)
Lời tác giả: Hai cuốn sách
đầu tay của tôi, "T́m hiểu nghệ thuật
thơ Việt Nam" (1988) và "Nghĩ về thơ"
(1989), hiện nay đă tuyệt bản. Mười mấy
năm, quan niệm về văn học đă đổi,
cách viết cũng đă khác, tôi không c̣n hứng thú lắm để
in lại. Tuy vậy, vẫn có một số bạn
đọc xa gần thỉnh thoảng hỏi thăm
về chúng. Thôi th́, thay v́ tái bản thành sách, tôi chọn
một số đoạn để đăng lại trên
Tiền Vệ, như một món quà tặng cho một
số tri âm, nếu có, đâu đó.
*
Ngày xưa, để tả
vẻ đẹp trên h́nh thể con người,
người ta hay dùng những thành ngữ ví von như
"da ngà", "dáng liễu", "mặt hoa", "tóc
mây".
Nguyễn Du tả Thúy Vân:
"Khuôn trăng đầy đặn, nét ngài nở
nang";
tả Thuư Kiều:
"Làn thu thuỷ, nét xuân sơn";
tả Từ Hải:
"Râu hùm, hàm én, mày ngài".
Trong truyện Hoa Tiên, Nguyễn Huy
Tự tả Dương Giao Tiên:
Môi đào hé mặt
phù dung
Xiêm y bóng tuyết sen
lồng ngấn rêu.
Trong Cung oán ngâm khúc, Nguyễn Gia
Thiều tả người cung nữ:
Áng đào kiển
đâm bông năo chúng
Khoé thu ba gợn sóng
khuynh thành.
Trong Lục Vân Tiên, Nguyễn
Đ́nh Chiểu tả Kiều Nguyệt Nga:
Má đào, mày liễu
dung nhan lạnh lùng.
Tất cả những câu thơ
mô tả diện mạo của con người ở trên
đều có một đặc điểm giống nhau:
đem so sánh một nét đẹp nào đó trong h́nh thể
con người với một nét đẹp nào đó
của thiên nhiên. Thiên nhiên, bởi vậy,
được coi là cái đẹp mẫu mực của
con người.
Song song với khuynh hướng
trên, có một khuynh hướng khác nữa: so sánh cái
đẹp của người bây giờ với cái
đẹp của người xưa, trong sách vở.
Phụ nữ đẹp, phải là đẹp như
Hằng Nga, như Tây Thi, như Dương Quí Phi. Quá
khứ, do đó, trở thành một chuẩn mực
của hiện tại.
Đến những năm 30
của thế kỷ này, với phong trào Thơ Mới,
khuynh hướng thứ hai bị sụp đổ
trước hết. Những cách ví von xưa bị coi là
khuôn sáo. Các nhà thơ công bằng hơn với những cái
đẹp trong hiện tại.
Nguyễn Bính viết, trong bài
"Mỵ Nương":
Toan ví mà thôi
V́ bao nhan sắc
Xây dựng trên
đời
Sánh sao nàng
được.
Hồ Dzếnh viết, trong bài
"Giản dị":
Em ăn, em nói, em
cười
Kiếp này không có hai
người giống em.
Sự công bằng ấy là
kết quả của một nhận thức: cái
đẹp, tự nó, là một giá trị độc
lập và độc đáo.
Quá tŕnh sụp đổ của khuynh
hướng thứ nhất coi cái đẹp trong thiên nhiên
là chuẩn mực cho cái đẹp của con người
chậm chạp và không đồng đều. Mọi
người đều nhất loạt từ bỏ
những thành ngữ ví von đă thành khuôn sáo, tuy nhiên, trong
cách so sánh của họ, thỉnh thoảng vẫn vấp
phải ảnh hưởng của một quan điểm
thẩm mỹ cũ là cần phải nương tựa
vào vẻ đẹp trong trời đất để
khẳng định vẻ đẹp của con
người.
Nhưng một vài nhà thơ
lớn, đặc biệt là Xuân Diệu, đă đi
rất xa. Nhiều người phát hiện trong thơ Xuân
Diệu có những cách so sánh ngược hẳn với
người xưa: thay v́ ví vẻ đẹp của con
người như một vẻ đẹp của thiên
nhiên, th́, Xuân Diệu lại ví vẻ đẹp của
thiên nhiên như một vẻ đẹp của con
người:
- Lá liễu dài như
một nét mi.
- Trăng, vú mộng
của muôn đời thi sĩ.
- Hơi gió thở
như ngực người yêu dấu.
- Mây đa t́nh như
thi sĩ đời xưa.
- Tháng giêng ngon như
một cặp môi gần.
Huy Cận cũng có một
đoạn so sánh đặc sắc:
Mùa xuân tṛn trịa
Như bụng mang
thai
Ôm ngh́n sức trẻ
Đi trên
đường dài.
Phương thức so sánh ở
trên, tuy mới manh nha, song nó có ư nghĩa như một
sự cách tân trong nhận thức: cái đẹp của
con người là chuẩn mực cho cái đẹp của
thiên nhiên.
Đến sau năm 1954, ở
Miền Nam, khi tả một vẻ đẹp của con
người, các nhà thơ thường có thói quen giống
nhau: đó là rất ít so sánh. Bởi so sánh, dù là để
kết luận là hơn hay là thua th́ nó cũng xuất phát
từ một sự thừa nhận: con người và
thiên nhiên ngang hàng với nhau. Vất bỏ sự so sánh là để
khẳng định vẻ đẹp của con
người là một giá trị độc đáo và
độc tôn. Thiên nhiên bị hạ bệ. Thiên nhiên và
trời đất chẳng có ư nghĩa ǵ nếu không có con
người.
Thiên nhiên và trời đất
đẹp là v́ con người đẹp chứ không
phải là ngược lại:
Nắng Sàig̣n anh
đi mà chợt mát
Bởi v́ em mặc áo
luạ Hà Đông.
(Thơ Nguyên Sa)
Cái nắng ấy, cái trời
đất ấy cũng bị bâng khuâng trước cái áo
lụa này, trước con người này.
Trong bài "Đàn bà là mặt
trời", Nhă Ca viết, say sưa:
Người đàn bà
nào cũng đẹp
Mùa xuân và hoa hồng
đều nở v́ chúng ta
Chúng ta ban phát ái t́nh
Cho thiên đàng
của chúng ta tươi tốt măi.
Có thể đưa ra nhận
định đầu tiên: quá tŕnh phát triển của cái
đẹp trong thơ là quá tŕnh phát triển của ư
thức con người đối với cái đẹp
của con người.
Mà con người không cần
phải đẹp. Đây là một đặc
điểm khá mới mẻ. Trong thơ xưa, về
phương diện ngoại h́nh, hầu như không có ai
xấu. Nguyễn Du rất ghét Mă Giám Sinh vậy mà cũng
không nỡ để Mă Giám Sinh xấu: "Mày râu nhẵn
nhụi, áo quần bảnh bao". Tú Bà cũng không hẳn
xấu: bà chỉ đẫy đà và v́ ở trong nhà hoài nên
nước da hơi bị tái: "Thoắt trông nhờn
nhợt màu da / Ăn chi to lớn đẫy đà làm
sao". Một số truyện nôm khuyết danh
thường cho nhân vật chính hóa thành loài vật xấu
xí chỉ là một biện pháp đối chiếu để
khuếch đại cái đẹp trong tâm hồn họ
chứ không cốt mô tả cái xấu trong h́nh thể
họ.
Trong thơ hiện đại th́
khác. Đây là h́nh ảnh người t́nh Nguyên Sa:
Hôm nay Nga buồn
như con chó ốm,
Như con mèo ngái
ngủ trong tay anh.
Đây là h́nh ảnh vợ và
mẹ trong thơ Nguyễn Đức Sơn:
Mẹ con bản
mặt lầm ĺ
Bà con mắc chứng
xầm x́ suốt đêm.
Đây là chân dung tự hoạ
của Hoàng Trúc Ly:
Nhà anh nghèo, anh đau
tim, anh yếu phổi
Đời anh
lạnh lùng bốn hướng gió và mưa.
và của Du Tử Lê:
So vai nhăn áo xô
quần
Mắt nâu tóc rậm
môi câm tiếng cười.
Các nhà thơ định làm cách
mạng bằng cách xoá bỏ hai khái niệm đẹp và
xấu, bằng cách biến cái đẹp thành cái xấu
hoặc ngược lại ư ? Không phải. Có cách
mạng đấy nhưng cách mạng ở chỗ khác:
cái đẹp lớn nhất là con người. Và con
người đẹp không nhất thiết là do nhan
sắc mà chủ yếu, trước hết, căn
bản hơn cả, v́ họ là con người.
Tôi yêu, tôi làm thơ ca ngợi
một kẻ nào đó không phải v́ kẻ đó có
diện mạo phi phàm mà chỉ v́ lư do đơn giản:
họ là con người và tôi yêu họ. Con người,
tự bản thân nó, đă là cái đẹp, đă là
đối tượng của thơ ca. Tôi muốn
đưa ra nhận định thứ hai về quy
luật phát triển của cái đẹp trong thơ:
đó là sự phát triển của ư thức con
người về sự hiện hữu của con
người.
NGUYỄN HƯNG
QUỐC
(BAI
CHUYEN chuyển)