SU'U TÂ`M (tt)

Home | VA(N | VA(N (tt) | VA(N 1 | VA(N 2 | VA(N 3 | VA(N 4 | VA(N 5 | VA(N 6 | VA(N 7 | VA(N 8 | VA(N 9 | VA(N 10 | VA(N 11 | VA(N 12 | VA(N 13 | VA(N 14 | VA(N 15 | THO* | THO* (tt) | THO* 1 | VA(N VUI | VA(N VUI (tt) | VA(N VUI 1 | VA(N VUI 2 | VA(N VUI 3 | VA(N VUI 4 | VA(N VUI 5 | BÀI VIÊ'T | BÀI VIÊ'T (tt) | BÀI VIÊ'T 1 | BÀI VIÊ'T 2 | BÀI VIÊ'T 3 | BÀI VIÊ'T 4 | BÀI VIÊ'T 5 | BÀI VIÊ'T 6 | BÀI VIÊ'T 7 | BÀI VIÊ'T 8 | BÀI VIÊ'T 9 | BÀI VIÊ'T 10 | BÀI VIÊ'T 11 | BA`I VIÊ'T 12 | BÀI VIÊ'T 13

VA(N VUI 3

CHUYỆN ANH HAI SAIGON: CEST LA VIE

 

CHUYỆN ANH HAI SAIGON: C'EST LA VIE !

(Kim N.C.)

 

Tác giả Kim N.C., cư dân Anaheim, đă góp nhiều bài viết đặc biệt, giải thưởng danh dự Viết Về Nước Mỹ 2005. Bài mới viết của bà được ghi: Tặng JoleneV-

 

*

I-T́nh nghĩa đôi ta.

 

Anh Hai Saigon có thằng bạn chí thân từ thuở c̣n mê đá dế, nuôi cá lia thia 7 màu, những trưa nắng hè tóe khói, cả hai ở trần chỉ mặc mỗi một cái quần xà lỏn đi vớt loăng quăng ở xóm Lâm T́ Ni, nó là thằng Tư c̣m, nó c̣m đến nỗi người ta có thể đếm được mấy cái ba sườn của nó. Khi lớn lên, cả hai vẫn c̣n thân, thậm chí có lúc cùng yêu thầm cô nhỏ láng giềng, cô bé vẫn thường hay ra phụ má bán hàng ở cái quán nhậu nho nhỏ ở cái hẻm tận cùng khu cư xá Kiến Thiết, chiều chiều có mấy anh mấy chú lai rai cụng ly vui ra phết.

 

Khi anh Hai Sài G̣n và Tư c̣m vô lính - "rớt tú tài II, anh đi Thủ Đức" khi ra trường cũng lon lá đóng vai quan chuẩn úy trông cũng le lói như ai. Từ rày mỗi khi trở về xóm cũ, Tư c̣m có quyền ôm cái đàn cũ rích, hát sai tông lạc điệu mỗi khi trông thấy cô láng giềng:

"Khi lính đă yêu bướm ghen t́nh thắm

Muôn kiếp vẫn yêu nói chi ngàn năm

Khi lính đă yêu rừng tàn núi lở."

 

Tán riết cô bé láng giềng cũng phải ḷng anh quan chuẩn úy trẻ tài cao. Rồi đám cưới, rồi đẻ con - "cuộc đời vẫn đẹp sao t́nh yêu vẫn đẹp sao !". Đùng một cái nữa th́ xôn xao lệnh di tản, đùng nhiều cái nữa th́ vợ chồng Tư c̣m và con cái ngồi như xếp cá ṃi sandine trên con tàu Trường Xuân.

 

Tạm trú ở Hồng Kông vài tháng th́ gia đ́nh anh Tư được một nhà thờ ở miệt Minnesota bảo trợ. Lại bắt đầu một cuộc sống mới với 2 bàn tay trắng 4 bàn tay không, lại cắp sách tới lớp học lớp chữ to Easy English, và cũng giống như mọi người đến Mỹ năm 1975, nghề thịnh hành và dễ dàng nhất cho người di dân mới, đó là "chồng tách (technician), vợ ly (assembly)". Cuộc đời vô cùng êm ả như mặt hồ Calhoun ở xứ Vạn Hồ, mùa đông dài đăng đẳng th́ đi câu cá xem phim bộ, thành phố vợ chồng anh Tư ở th́ hàng quán đếm được trên đầu ngón tay, cả đoạn đường Nicoletle gần downtown có vài quán phở, sách báo th́ cũng hiếm hoi, nên đôi khi anh Tư cũng phải chắc lưỡi - Cái xứ chi mà buồn lạ lùng, mùa hè c̣n đỡ, c̣n nghe ve kêu c̣n thấy một màu xanh cây cỏ, đến mùa đông th́ khỏi nói, trời đă buồn v́ một màu trắng xóa mà người ngó càng buồn hơn v́ quần áo mùa đông mặc cả bầy, đàn bà con gái th́ mặt mày tái mét v́ giá lạnh.

 

Cho đến một ngày vợ chồng anh Tư bắt được cú phone của anh Hai Sài G̣n ở miệt "Xăng-Ta-Á-Nà" gọi lên Minnesota th́ cuộc đời biến đổi từ đây. Giọng anh Hai sang sảng như lệnh vỡ:

- "Hey Tư C̣m, c̣n biết ta là ai không?"

Bao nhiêu năm trôi qua nhưng làm sao mà Tư c̣m quên được.

- Anh Hai Sài G̣n, sao ông biết tui ở đây? Giọng anh Tư mừng rỡ như bắt được vàng.

- Tao đi hội ái hữu xóm cư xá Kiến Thiết, ḍ la tin tức của mày bấy lâu nay giờ mới có được, sao ở chi cái miệt "em Pleiku má đỏ môi hồng" xa lơ xa lắc, xuống Cali, thiên đàng Mỹ quốc là đây." Anh Hai Sài G̣n nói một tràng nghe như đạn liên thanh nổ.

- Để tao tính - sao? Chị Hai Sài G̣n và lũ nhỏ ra sao rồi ?"

- Giờ này mà c̣n hỏi chị Hai Saigon th́ quả là xưa như trái đất, tao có tới chị Ba, chị Tư và sắp sửa có chị Năm Saigon rồi. Thôi thu xếp làm 1 cú "vê kế sần" Cali, tao lo hết.

 

Đang ở xứ buồn muôn thưở với cuộc sống vô cùng phẳng lặng, cú phone của anh Hai Saigon như một luồng sinh khí mới thổi vào cuộc đời anh Tư - ôi." Cali Phọc-Ni-a". Đúng là "California dreaming" chuyến bay từ xứ vạn hồ đáp xuống sân bay mang tên anh chàng tài tử cao bồi John Wayne, vợ chồng anh Tư đă được tiếp đón nồng hậu với chiếc xe Hummer cực kỳ tráng lệ với dàn đèn trong ngoài trước sau sáng chói - xe vừa tới đường Bolsa là vợ chồng anh Tư thấy choáng váng như lạc từ sao Hỏa - đúng là Little Saigon, mặc dù bao nhiêu bạn bè đă từng du lịch nước Bolsa, họ kể đủ điều nhưng vẫn c̣n thiếu sót, phải tận mắt nh́n thấy như anh Tư giờ đây mới cảm nhận được thế nào là Little Saigon.

 

Anh Hai Saigon, người thành công trong lănh vực thầu cắt cỏ, làm hoa viên, nay đă ra dáng ông chủ với căn nhà bạc triệu, với cô vợ nhí trẻ đẹp mới rước từ Sè Gọng qua. Buổi sáng thứ Bảy, anh Hai Saigon chở vợ chồng anh Tư thả xuống khu Phước Lộc Thọ, sau khi hẹn gặp lại chiều nay sẽ có đại tiệc rồi sau đó là mục nhảy đầm ở "Mà-rét-tích"

 

Làm như người Việt tị nạn ở nước Bolsa này không ưa chuyện nấu ăn nay sao mà anh Tư ḍm từ trái qua phải từ dưới lên trên thấy toàn là nhà hàng và food to go, gọi nôm na là "cơm chỉ" mà mấy chỗ này anh Tư thấy đa số các ông đến chỉ chỏ nhiều nhất - Thảo nào báo nói tỷ lệ divorce ở Cali tăng càng cao th́ quán food to go mở càng nhiều. Anh Tư cũng nhận thấy : Em-Cali-má-đỏ-môi-hồng nh́n vô cùng mát mắt, có lẽ v́ khí hậu mùa hè nên các em tóc xơa vai trần rồi th́ dạo này là mùa fashion hở ngực nên các em Cashier quán phở, quán nước, quán cà phê đều đi gặp bác sĩ thẩm mỹ - nói tóm lại, đàn bà con gái ở Cali vô cùng hấp dẫn (anh Tư sẽ dẫn chứng vào hồi sau)

 

Khu Phước Lộc Thọ, anh Tư đặt tên là ngă 3 Ông Tạ cho đỡ nhớ quê hương, ngày cuối tuần vui chưa từng thấy, đó đây các cụ già chơi luôn bộ đồ bà ba phe phẩy chiếc nón lá đi ra đi vào gọi nhau ơi ới, mấy ông th́ tụ lại ở mấy quán cà phê đấu láo chuyện thời sự, các hàng ăn th́ rộn ràng, anh Tư tưởng đâu ḿnh đang đứng giữa chợ Bến Thành Saigon.

 

Chị Tư th́ khỏi nói, chị như sa vào mê hồn trận của mấy trăm quầy nữ trang bên trong khu Phước Lộc Thọ, chị kéo anh Tư vào theo ngắm nghía, chọn món này trả giá món kia chóng cả mặt, Anh Tư không hiểu nổi tại sao đàn bà ngộ quá, mê ǵ không mê lại mê mấy cục đá được mài dũa sáng chói trị giá ngàn này ngàn nọ.

 

Như anh Hai Saigon đă hứa, một đại tiệc ở nhà anh Hai, một con heo quay to đùng, xôi gấc, bánh bèo, bánh bột lọc, bún giả cầy, cháo ḷng, bê thui, tiết canh vịt : thức ăn của 3 miền dân tộc đang quây quần mật thiết trên bàn, từ món ăn chơi tới ăn thiệt, bia rượu ê hề.

 

Thiệt là có phước cho ai được sống ở nước Bolsa.

Cần chi phải mua vé máy bay về Việt Nam nữa, cứ Cali mà du lịch là ai ai cũng được "èn doi" tới bến. Bạn cũ, bạn mới, thôi th́ mạnh ai nấy nói, ồn ào, như chợ vỡ. Vợ chồng anh Tư được anh Hai Saigon giới thiệu với bạn bè như là một người thân lâu ngày mới được gặp.

 

Bữa tiệc vô cùng sôi nổi, chị Tư th́ lóa cả mắt v́ những cục hột xoàn to như quả trứng cút trên tay trên cổ quư bà, chị trầm trồ những chiếc mũi thanh tú trên những khuôn mặt về chiều, những mái tóc kiểu cọ đủ màu sắc mà màu muối tiêu đă được Miss Clairol xóa đi giùm. Anh Tư năy giờ có thể dẫn chứng cho quư vị về vụ đàn bà con gái xứ Bolsa quyến rũ nhất, anh Hai Saigon ghé vào tai nói nhỏ:

- Mày nh́n em áo đỏ đằng kia, U60 rồi mà c̣n mượt mà lắm, em đang là "góa phụ ngây thơ", tao giới thiệu để mày đấu hót cho vui".

 

Anh Tư đưa tay ra hiệu cho anh Hai Saigon thấy sư tử Hà Đông của anh đang đứng kia quan sát anh, mà quả thật, góa phụ ngây thơ nh́n như 40 tuổi, nhưng chắc chắn rằng bàn tay của các bác sĩ thẩm mỹ góp phần không ít trên khuôn mặt, trên cái body của nàng. Mà anh Tư th́ cũng không muốn băo Katrina bay vô nhà anh.

 

Ăn uống, nhậu nhẹt đă đời rồi cả đám kéo nhau đi nhảy đầm, nghe nhạc, công nhận Cali là thiên đường. Anh Tư cảm thấy tâm hồn lâng lâng như thuở mới lớn. Những ngày sau đó là tiệc lớn tiệc nhỏ từ đồi xuống biển, từ quận Cam xuống tới China Town.

 

Những ngày thần tiên trôi qua, chị Tư trước khi rời Cali đă tuyên bố một câu xanh rờn: Ḿnh sẽ "mu" về Cali ở nha anh, anh Tư chỉ ầm ừ. Anh Hai Saigon hứa hẹn sẽ giúp vốn làm ăn.

 

Thế là đang an cư lạc nghiệp ở xứ Vạn Hồ, cả nhà anh Tư lại trực chỉ California làm một chuyến viễn du. Anh Tư theo anh Hai Saigon thầu job làm vườn, chị học làm tóc làm nail cho đúng thời trang nhạc tuyển.

 

Tiền bạc rủng rỉnh đi vô th́ hạnh phúc đủng đỉnh đi ra.

Chị Tư giờ đây đă thay h́nh đổi dạng hoàn toàn, bạn bè cũ có gặp cũng phải nh́n cho kỹ mới nhận ra chị. Anh Tư ở cùng nhà mà có khi thấy chị lạ hoắc tưởng đâu bước lộn vô nhà ai. Được sự giới thiệu của chị Hai Saigon, chị Tư đi từ bác sĩ thẩm mỹ này qua bác sĩ thẩm mỹ khác, mắt th́ đi ông A, mũi th́ phải đi với ông B, cằm chẻ th́ bà C. Đă lâu chị cũng quên lũ nồi niêu soong chảo đang quạnh hiu ở bếp, chị không nấu là v́ nấu th́ phải ăn, mà ăn th́ mập, chị đang "đai ệt" để có thể mặc mấy cái quần Jean hiệu số 7 mới mua. Anh Tư được khuyên đi nhà hàng ăn với lũ con cho khỏe, anh lên tiếng cằn nhằn th́ chị nổi cáu lên:

-"Này, đừng có mà lớn tiếng với con này nhá. Đừng quên anh đang ở xứ cờ hoa nhá, đàn bà, con nít, chó mèo, cây cỏ, ông già bà cả rồi mới đến đàn ông nhá. Đừng có mà "abuse" con này nhá !"

 

Dần dần, ngôi nhà như địa ngục, ai ở pḥng nấy cho đến lúc xảy ra xô xát lớn khi chị tối ngày chỉ lo sắc đẹp, shopping và thỉnh thoảng theo bạn bè đi bycicle giải trí. Từ đấu khẩu qua đấu vơ mà phần thắng luôn nghiêng về phía chị Tư cho dù anh Tư mang thương tích đầy ḿnh v́ những ngón tay đắp bột cứng ngắc của chị Tư cào cấu - lũ con sẵn cơ hội sóng gió bèn dọn ra khỏi nhà. Vợ chồng anh Tư chia của chia tay chia tiền cho luật sư, rồi đường ai nấy bước.

 

II. Khi Việt Kiều yêu.

 

"Không phải tại anh mà cũng không phải tại em, tại Hai Saigon mà chúng ḿnh xa nhau" anh Tư lẳng lặng giă từ vũ khí, giă từ em Bolsa má đỏ môi hồng quay về cố hương- xứ Vạn Hồ có lẽ thích hợp với anh hơn - lũ bạn ở hăng cũ xúm lại phỏng vấn đủ điều:

-"Sao kỳ dzậy ? Thiên hạ thường hay hát:

"Bolsa đi dễ khó về

Trai đi có vợ gái dźa có con" mà .. hi .. hi.

 

Anh Tư quay về công việc cũ, t́m quên trong công việc làm. Cho đến một năm sau kể từ khi rời Cali, anh Tư mới nhận được cú phone của anh Hai Saigon:

-"Tư à, tao vô cùng sorry chuyện của mày, tao đâu ngờ cái "ai-đia" của tao làm hại bạn hiền. Thôi đừng buồn nữa, có điều ǵ mà không thể xảy ra trên cái cơi đời ô trọc này đâu ! Mà cũng không phải là lỗi của mày. Giờ mày cũng hiểu tại sao những trận băo kinh khủng nhất đều mang tên của đàn bà con gái - thôi, nghe tao làm lại cuộc đời - Mở internet ra mục t́m bạn, rồi mày sẽ thấy - "và-con-tim- sẽ-vui-trở-lại"- Ráng quen em nào ở Sài G̣n càng tốt, có dịp về thăm nhà, mà đàn bà con gái ở bển theo tao dịu dàng, chiều chuộng hơn".

 

Thế là "mỗi-ngày-tôi-chọn-một-niềm-vui" (TCS). Anh Tư chăm chỉ chát tới chát lui - Sau cùng anh Tư kết với cô em "Vivi 45 tuổi chưa từng lập gia đ́nh, hiền ngoan, yêu màu tím, t́m bạn tri âm, nếu hợp sẽ tiến tới xa không hợp cũng tiến luôn .. ưu tiên cho ai ở Cali".

 

Anh Tư lóng này yêu đời ca hát lảm nhảm cả ngày: "Anh yêu t́nh nở muộn .." (yêu) - Năm tháng trôi qua mối t́nh trên mạng nghe ra cũng khăng khít. Anh Tư làm một chuyến về quê khi tóc đă muối tiêu, da mặt đă trổ đồi mồi, sinh lực cũng khá hao ṃn v́ mấy chục năm cày bừa trên đất Mỹ.

Nhưng không hề chi, đó là chuyện nhỏ, chuyện lớn là đă kết được một em c̣n trong trắng ngây thơ.

 

Những ngày ở Saigon là những ngày tuyệt cú mèo, Anh Tư thuê một chiếc Spacy chở em gái Vivi lả lướt khắp phố xá Saigon-đẹp-lắm-Saigon-ơi. Nhớ lại lúc mới gặp nhau ở phi trường, anh Tư cảm nhận cô em có vẻ hơi thất vọng v́ tuổi chớm già của anh Tư, nhưng không sao, lại chuyện nhỏ, những chuyến đi Vũng Tàu, Đà Lạt, Nha Trang ra tận Huế, Hà Nội, chao ơi, cô em ṿi mua sắm đủ điều, Anh Tư chiều tới bến, chuyện nhỏ luôn.

 

Tiền mặt đem theo cũng cạn v́ lúc này cái giống ǵ ở Saigon cũng đắt, chẳng lẽ mang danh Việt Kiều Cali về mà dẫn em đi ăn cơm bụi coi sao đặng ? Giá chót th́ cũng phải ăn sáng ở phở 24, qua cà phê Brodard, trưa ăn cơm ở restaurant bên trong Continental cho ấm cúng, tối th́ đưa nghe nhạc Tiếng Tơ Đồng, Em Và Tôi. Rồi th́ cũng phải mua cho em một cái nhẫn chói chói coi cho được đặng tăng thêm cái giá trị t́nh yêu của ḿnh. Mấy cái "bằng" master card được đem ra cà tận t́nh, cà vô tư, cà thoải mái.

 

Cô em đề nghị làm 1 cái lễ đính hôn nho nhỏ mời vài trăm người để cô em hănh diện với bà con gịng họ là có chồng ở "bển". Chơi luôn, chuyện nhỏ, thế là lại shopping lại tiệc tùng lại "cà" ..

 

"Đêm-chia-ly-buồn-ǵ-sao-chẳng-nói, chỉ-nghe-em-nói-nhỏ-":

- Anh à, về bển nhớ làm giấy tờ bảo lănh cho em và con em nha !

Anh Tư lúc này mặt ngớ ra như anh cả đẫn:

- Hả ? Con nào ? Sao anh không thấy ? Mà sao em nói em chưa hề lập gia đ́nh ?

- Đúng rồi, em có nói là chưa hề lập gia đ́nh chứ em đâu có nói là chưa hề có con đâu ? Sao ? Anh không muốn "quen" em nữa hả ? Anh nói đi rồi ḿnh tính chuyện phải quấy !

Anh Tư có cảm giác như có ai xối cả xô nước đá vào mặt: Trời ơi, sao đời ḿnh toàn bị sao quả tạ chiếu cố hoài vậy?

 

Về đến Mỹ, ngó cái mailbox đầy ắp những bill là bill, anh Tư gọi xuống Cali cho anh Hai Saigon kể lể sự t́nh rồi mắng vốn:

- Cũng tại cha xúi bậy, chuyến này chắc tui phải khai "beng cờ rấp x́" quá.

Anh Hai Saigon cười muốn bể ống điện thoại:

- Tại cha xui, chứ tao đi về bển vui chơi bao nhiêu chuyến mà có tốn kém ǵ đâu ? Toàn là t́nh-cho- không-biếu-không !

Rồi bất kể anh Tư đang rầu rĩ v́ sự xả láng của ḿnh, anh Hai Saigon lải nhải hát ồm ồm giọng như vịt đực.

-"Khi Việt Kiều đă yêu đời tàn "đít" (credit) lở .. v́ đời quá nhiều gian khổ ..

Yêu chi cho đời "vữa" mộng" .. ha ha ha .. hi hi hi ..

 

Anh Tư tức ḿnh cúp phone cái rẹt:

- Mẹ, cuộc đời đen như mơm chó, phen này ông đi "tu".

 

 

KIM N.C.
(BAI CHUYEN chuyển)

Sổ Tay Thường Dân : Chuyện Phiền Lúc Cuối Năm

 

SỔ TAY THƯỜNG DÂN :

CHUYỆN PHIỀN LÚC CUỐI NĂM

(Tưởng Năng Tiến)

 

Khi bạn đứng tần ngần trước một quầy hàng bầy thiệp giáng sinh, và tất cả đều đă "off" từ bốn đến sáu chục phần trăm th́ mọi chuyện kể như là đă lỡ. Chúng ta lại trễ tràng mất rồi.

 

Năm ngoái, cũng vào khoảng thời gian này đây. Lúc mà Noel đă đến sát lưng, và cái tết Dương Lịch đang đứng lù lù trước mặt th́ (không dưng) bạn nhận được dăm ba cánh thiệp muộn màng. Thiệp có đặc tính chung là thường hay chuyên chở một thứ nội dung làm sẵn và đă nhẵn, đại loại như:"... một mùa giáng sinh tràn đầy ân sủng Chúa và một năm mới tràn đầy hạnh phúc ..." Ân sủng Chúa, nếu có, e cũng khó mà có thể phân phát tùm lum một cách "tràn đầy" cho nhân loại được. (Chúng ta đông quá và mỗi lúc một thêm đông mà. Sức Chúa, cũng như sức người, có hạn thôi chứ bộ).

 

C̣n hạnh phúc th́ sợ rằng chưa ai biết nó mùi vị (thực sự) ra sao. Chúng ta chỉ đều mơ hồ hiểu rằng hễ nhắc đến hạnh phúc th́ đừng bao giờ mong cho nó "tràn đầy". Mọi thứ đầy đều dễ đổ. Và hạnh phúc (th́ ôi thôi) là cái thứ cứ đổ bể rầm rầm, ở bất cứ thời đại nào và bất cứ nơi đâu.

 

Bạn có thể không chú ư đến nội dung hàm hồ của những tấm thiệp nói trên nhưng tên người gửi ghi trên phong b́ vẫn khiến bạn phải lưu tâm chứ. Có nhiều thằng cha lạ hoắc; sao chả lại gửi thiệp cho ḿnh vậy cà ?

 

Có những con mẹ mà bạn tưởng rằng đă hoàn toàn (và vĩnh viễn) ra khỏi cuộc đời ḿnh rồi th́ khi khổng khi không, chiều cuối năm - khi mà nắng vàng dịu dàng đang ôm nhẹ những thảm cỏ xanh mênh mông ở California - bạn bỗng nhận được một cánh thiệp muộn màng của cố nhân.

 

Mà không phải là loại thiệp cà chớn, mua hàng lố đâu nha. Thiệp loại chiến, kích thước dềnh dàng, mắc tiền là cái chắc. Cũng không phải chỉ có một chữ kư vội vàng lười biếng bên dưới hàng chữ "Merry Christmas and Happy New Year", hay vài câu viết thêm vô nghĩa ngớ ngẩn thôi đâu. Người ta tuy chỉ viết vài hàng ngắn ngủi, giản dị nhưng đọc là thấy t́nh nghĩa nồng nàn, thấm đậm, và t́nh tứ hết biết luôn !

 

(Cố nhân ơi biết chiều nay ta buồn).

 

Những cánh thiệp bất ngờ, muộn màng như thế - đôi khi - làm chúng ta bối rối. Nó là bằng chứng hùng hồn về cách cư xử hơi (bị) thiếu văn minh của bạn. Nó khiến chúng ta lấy làm tiếc là tại sao ḿnh lại vô tâm đến thế, sao không nhớ gửi thiệp cho thiên hạ như họ đă gửi cho ḿnh.

 

Vào một lúc yếu ḷng hơn, nó c̣n "dám" làm cho bạn tự hứa là sang năm sẽ nhớ ghé qua cửa hàng bán thiệp cho phải chuyện; và ghé sơm sớm cho xong chuyện.

 

Nếu đến cái lúc gọi là "sang năm" đó mà chúng ta thực hiện được lời hứa một cách nghiêm chỉnh đàng hoàng th́ cuộc đời rơ ràng là ổn thỏa và dễ sống biết chừng nào; đằng này, khi mà bạn có đủ trí nhớ, và đủ can đảm để dừng xe, ghé vào một gian hàng (thổ tả) nào đó th́ chuyện gửi thiệp e không c̣n kịp nữa.

 

Bạn lại đứng tần ngần trước một quầy hàng bán thiệp, và tất cả đều đă "off" từ bốn đến sáu chục phần trăm. Bạn lại chậm chân y như năm ngoái hoặc năm kia vậy. Và t́nh trạng này, không chừng, dám đă xẩy ra từ năm kỉa hay năm ḱa lận.

 

Ôi, nếu duyên nợ của bạn đối với chuyện thiệp thiếc này nọ mà nó cứ nh́ nhằng, triền miên như thế từ năm này đến năm khác. Hay từ thập niên nọ qua thập niên kia th́ xin cũng đừng lấy đó làm phiền. Như thế, không chừng, lại là một điều may đấy.

- May sao?

- Dạ, đúng!

Nói t́nh ngay th́ bạn cũng không may ǵ mấy; có điều, chắc chắn, là bạn vẫn may mắn hơn cả đống người Việt tha hương khác. Xin đơn cử một thí dụ, một trường hợp rất không may, bằng cách tiếp tục câu chuyện đang bỏ dở.

 

Có kẻ ngay sau khi thấy rằng chuyện gửi thiệp giáng sinh không c̣n kịp nữa th́ họ quyết định ngay là mua thiệp xuân để gửi cho kịp Tết. Họ thua keo này (liền) bầy keo khác. Họ suy tính một cái "rẹt" ; hành động một cái "rột." Thấy mà đă mắt, nghe mà sướng tai. Trong sinh hoạt hàng ngày của họ không có những giờ phút vớ vẩn kiểu như "tần ngần," do dự" hay "nuối tiếc" .. bất cứ chuyện ǵ. Bạn thấy họ sống mà phát thèm, đúng không?

 

Khoan, gượm một chút đi bạn vàng. Có nhiều chuyện (ngó) tưởng vậy chớ không phải vậy đâu. Từ từ, bạn sẽ thấy là họ cũng khốn đốn thấy mẹ luôn.

 

Hăy h́nh dung ra chính bạn ngồi ngay ngắn ở bàn viết, với một đống thiệp xuân, mua trước Tết cả tháng trời, và với sổ địa chỉ điện thoại của tất cả những người quen trên "toàn thế giới". Cho nó cẩn thận, để khỏi sót ai - không chừng - bạn c̣n làm một danh sách chia làm hai phần: A và B. Phần A dành cho những người ở Việt Nam hay c̣n đang ở trại tị nạn; phần B dành cho những kẻ ở Huê Kỳ, Pháp, Úc, Gia Nă Đại, Tiệp Khắc ..

 

Rồi sao nữa ? Không lẽ kư tên cái ào bên dưới câu "Cung Chúc Tân Xuân" rồi gửi đi sao ? Đâu có được cha nộI ! Làm như vậy thà đừng làm c̣n hơn. Mỹ, Tây, Tầu, Đại Hàn, Ba Lan, Nhật Bổn, Miên, Lèo .. th́ sao không biết, chớ người Việt mà nhận được một cái thiệp kư tên suông như vậy là họ mích ḷng (dữ lắm) à nha.

 

Bạn phải viết vô đó vài ḍng cho nó đàng hoàng chớ. Câu hỏi đặt ra là chúng ta viết cái ǵ đây - hả Trời ?

 

Với bố mẹ, anh chị, cô d́, chú bác... đang (kẹt) ở Việt Nam th́ bạn tính làm sao? "Một mùa Xuân "an b́nh" hay "con cầu chúc bố mẹ, anh chị, và các em luôn được vui tuơi và khỏe mạnh trong năm mới .." ?

 

Nè (tui nói cho mà hay) dù thân nhân ở quê nhà có thương yêu bạn cách mấy, và có xuề x̣a dễ tính đến đâu chăng nữa th́ họ cũng không chấp nhận được những lời cầu chúc vô tâm và vô trách nhiệm như vậy đâu. Nếu ở Việt Nam mà có "một mùa xuân an b́nh" hay một cuộc sống "vui tươi và khỏe mạnh" th́ đâu có ai phải bỏ nước ra đi; hoặc đă lỡ đi th́ chúng ta cũng đă ùn ùn kéo về không sót một mống nào rồi chớ đâu đến nỗi để xẩy chuyện "hồi hương cưỡng bách." (Nghe thấy ghe chết mẹ) !

 

Rồi bạn viết cái ǵ trên tấm thiệp gửi cho một người đang "nằm chờ" ở trại tị nạn đây ? "Một năm mới tràn đầy hy vọng" chắc? Hy vọng, cũng như hạnh phúc, tui đă nói rồi, kị nhứt là cái vụ "tràn đầy" mà. Một xíu xiu mảy may hy vọng họ cũng chưa chắc được, nhất là đối với những kẻ đến trại tị nạn sau ngày 19 tháng 6 năm 1988. Cái khổ của chúng ta là không đủ giả dối để cầu chúc cho họ "sớm được định cư"; và không đủ nhẫn tâm để mong họ "trên đường hồi hương được nhiều may mắn" ! Cái ǵ chớ may mắn th́ ở Việt Nam, kể như, miễn có.

 

Nếu nhờ Trời cứu, nghĩa là nhờ một phép lạ nào đó, bạn giải quyết suông sẻ hết những người có tên danh sách ở phần A th́ bạn vẫn c̣n bị kẹt ở phần B như thường.

 

Chúng ta - những kẻ đang sống an b́nh ở hải ngoại - nói năng làm sao với nhau, nhân dịp xuân về đây ? Những lời chúc tụng truyền thống, được ông bà cha mẹ chúng ta xài tới xài lui hồi giờ đâu c̣n dùng được nữa. "Chúc ông bà, anh chị .. làm ăn phát tài gấp năm, gấp mười năm ngoái" chăng ? Bạn có tính xúi thiên hạ đi ăn cướp nhà băng hay bán cocaine không vậy ?

 

Cũng chớ có quen miệng mà buông một câu kiểu như "đầu năm sinh con trai cuối năm sinh con gái" nha. Cái ǵ chớ phá thai là điều không mấy ai ưa. Nói năng lạng quạng gây thù chuốc oán như không. Hay là bỏ mẹ những chuyện cá nhân lẻ tẻ đó đi. Phang đại một lời cầu chúc cho đại cuộc, không chừng lại ngon lành. Tới luôn bạng vàng, đâu có chết thằng Tây nào mà sợ. "Mai này cùng về Việt Nam" chăng ?

 

Nghe th́ vui nhưng nghĩ lại th́ hơi khó. Ngó bộ mốt hay ngày kia cũng chưa chắc về được chớ đừng nói chi mai; trừ khi, bạn giả dạng làm du khách "chơi lén" một chuyến th́ không kể.

 

Khó há ! Trong hoàn cảnh chúng ta, nghĩ cho cùng, th́ chỉ c̣n có thể gửi vài ba cái thiệp cho những người bạn thật thân thôi. Chỉ đối với những người này, may ra, ḿnh mới có thể cởi bỏ được những h́nh thức xă giao nhảm nhí và gửi đến nhau đôi lời cầu chúc hay giễu cợt thân t́nh. Mà đă thân cỡ đó th́ cần chi tới thiệp. Sao đêm ba mươi không bốc điện thoại đấu láo, đấu lếu một chập cho nó đă miệng và tiện việc sổ sách.

 

Tới đây th́ hy vọng ít nhiều bạn cũng đồng ư rằng lờ tít chuyện thiệp xuân thiệp tết đi th́ thiệt là kỳ, nhưng nhào vô cái vụ này th́ phiền quá. Đời sống, tự nó, đă phiền bỏ mẹ đi rồi. Bầy thêm chuyện để phiền ḿnh và phiền lẫn nhau làm chi, phải không ?

 

Nói như vậy không có nghĩa là phủ nhận hoàn toàn vai tṛ trang nhă, có tính cách truyền thống, rất đáng giữ ǵn của những cái thiệp trao đi gửi lại đâu. Đúng là nó cũng đẹp đấy, cũng được đó, nhưng chỉ e nó không hợp mấy trong lúc này thôi. Cái lúc mà chúng ta vẫn c̣n đang sống giữa những mùa xuân ly loạn đó mà.

 

TƯỞNG NĂNG TIẾN

(BAI CHUYEN chuyển)

 

website counter