SU'U TÂ`M (tt)

Home | VA(N | VA(N (tt) | VA(N 1 | VA(N 2 | VA(N 3 | VA(N 4 | VA(N 5 | VA(N 6 | VA(N 7 | VA(N 8 | VA(N 9 | VA(N 10 | VA(N 11 | VA(N 12 | VA(N 13 | VA(N 14 | VA(N 15 | THO* | THO* (tt) | THO* 1 | VA(N VUI | VA(N VUI (tt) | VA(N VUI 1 | VA(N VUI 2 | VA(N VUI 3 | VA(N VUI 4 | VA(N VUI 5 | BÀI VIÊ'T | BÀI VIÊ'T (tt) | BÀI VIÊ'T 1 | BÀI VIÊ'T 2 | BÀI VIÊ'T 3 | BÀI VIÊ'T 4 | BÀI VIÊ'T 5 | BÀI VIÊ'T 6 | BÀI VIÊ'T 7 | BÀI VIÊ'T 8 | BÀI VIÊ'T 9 | BÀI VIÊ'T 10 | BÀI VIÊ'T 11 | BA`I VIÊ'T 12 | BÀI VIÊ'T 13

VA(N 9

MỘT LẦN GHÉ THĂM

 

MỘT LẦN GHÉ THĂM !

(Lê Khánh Thọ)

 

Lê Khánh Thọ là một họa sĩ định cư tại Pháp. Năm 2002, bà nhận giải hội họa Pháp lần thứ hai, đồng thời cũng được giải thưởng danh dự Viết Về Nước Mỹ 2005. Hiện nay, bà sống tại Châteauroux, France. Công việc: Dạy Pháp ngữ cho đồng bào tị nạn Việt nam và Á Rập -Animatrice viện dưỡng lăo Pháp- và làm thông dịch cho cộng đồng Việt tại Châteauroux- France. Bà cho biết thường du lịch Mỹ thăm thân phụ và 4 anh em. Bài viết mới lần này là chuyện từ Việt Nam.

 

*

Trở về Đà Nẵng vào mùa hè 2005, Thi tới thăm Hạnh, người bạn gái thời tiểu học. Mẹ Hạnh đang ngồi trước sân chuyện tṛ với một bà già hàng xóm. Hai khuôn mặt nhăn nheo rạng rỡ nụ cười. Thi chợt nhớ tới những người già cô đơn ở viện dưỡng lăo vùng Colorado Springs, nơi nàng làm việc, hàng ngày nàng quen thuộc với những khuôn mặt trầm ngâm buồn bă, đời sống vật chất dư thừa nhưng thiếu thốn t́nh thương. Thi nói với Hạnh:

 - Những người già ở xứ ḿnh có thể thiếu thốn về tiện nghi vật chất nhưng về mặt tinh thần sướng hơn những người già bên Mỹ.

Hạnh phản đối:

- Thi chưa vào viện dưỡng lăo ở đây Thi chưa biết, họ thiếu thốn cả vật chất lẫn tinh thần.

Thi ngạc nhiên :

- Thi cứ tưởng xứ ḿnh không có viện dưỡng lăo. Thi nghĩ họ ở với con cái, nếu không con th́ ở với cháu.

- Lâu nay Hạnh chuyên làm việc xă hội, Hạnh biết có một số người già không con cái hoặc bị con cái bỏ rơi, hiện sống cơ cực ở Trung tâm bảo trợ xă hội. Khẩu phần của họ mỗi ngày chỉ có 5.000 đồng. Tính theo vật giá thị trường th́ quả là vô cùng eo hẹp ! Cơm hộp b́nh dân giá thấp nhất 5.000 đồng. Ổ ḿ thịt 6.000 đồng. Tô bún thịt 10.000 đồng. Với số tiền nhỏ nhoi 5.000 đồng một ngày, dĩ nhiên họ bị cơn đói dày ṿ kinh niên. Thông thường những nhà hảo tâm mua nhu yếu phẩm phát cho họ như xà pḥng, ḿ gói  Họ tâm sự với Hạnh rằng họ mong ước được nhận tiền.

- Họ có đông không ?

- Trung tâm bảo trợ xă hội chứa khoảng 180 người. Ở đây sự điều hành kém hữu hiệu v́ trung tâm nhận đủ thành phần : người già, kẻ tàn tật và mù ḷa, bịnh tâm thần loại nhẹ, những người vô gia cư và con nít.

Thi hỏi :

- Thi chỉ phát tiền cho người già và kẻ tàn tật thôi được không

Hạnh hốt hoảng :

- Không được đâu ! Những người kia xúm vô đánh Thi chết ! Họ cũng đói dài.

 

Nghe đến chữ "đói", Thi bỗng nhớ lại khoảng năm 77-78 gia cảnh sa sút thảm hại, Thi bị cơn thèm ăn dày ṿ thật khủng khiếp ! MỗI lần đi ngang khu chợ Tân Định, mùi thơm của phở, của bánh bông lan ngào ngạt hành hạ Thi bủn rủn chân tay, (chao ơi là khổ sở và xấu hổ), nuốt nước miếng ừng ực ! Trong giây phút đó, Thi chỉ cầu mong phép lạ, biết đâu có tờ bạc nào rơi trên đường ! (nàng chú tâm nh́n xuống đất!). Biết đâu ta sẽ ra ngoại quốc và ta sẽ xơi một lần 3 tô phở bự và cả chục cái bánh bông lan cho "đă" cơn thèm khát !

 

*

Bước qua cổng "Trung tâm bảo trợ xă hội Đà Nẵng" ở Ḥa Khánh, Thi gặp Phó giám đốc, một người đàn ông trạc ngũ tuần, giọng Quảng Nam. Ông đang giải quyết vụ thằng bé 14 tuổi ở Huế ăn cắp tiền cha mẹ, trốn vào Đà Nẵng tiêu hết tiền lang thang th́ bị công an hốt, ông vừa liên lạc gia đ́nh tới nhận con về. Ông cho biết những người vô gia cư thuộc tuổi lao động chỉ ở đây vài ngày rồi đưa đi vùng Kinh Tế Mới, c̣n những đứa trẻ được gởi vào trung tâm giáo dục học nghề. Thấy Thi chăm chú nh́n vào tấm bảng đen có ghi hàng chữ "Ngày mai chủ nhật ăn bún chả cá", ông giải thích:

- Thỉnh thoảng có những nhà hảo tâm giúp một bữa ăn ngon, tui ghi lên bảng cho họ biết.

Một bà già từ ngoài cửa bước vào, tay cầm vài lá trầu xanh và hai trái cau.

Ông nói thêm :

- Bà già này thèm trầu, có chút tiền là dông ra chợ ngay.

Bà già gật đầu chào mọi người. Ông nói:

- Bà vào thông báo cho tất cả chuẩn bị tập họp ở hội trường. Sắp phát quà đó !

Bà già cười, đập khẽ vào vai ông, giọng Quảng thân mật :

- Thôi đừng giỡn choa ! Lồm chi có chiện đó! (Thôi đừng giỡn cha ! Làm chi có chuyện đó !)

Đợi bà già khuất sau cánh cửa, ông hạ giọng :

- Bả không tin tui v́ ít khi có người tới phát quà.

 

Ông gọi nhân viên thông báo tập họp và mời Thi cùng Hạnh đi theo ông. Thật bất ngờ ! Khi bước chân vào hội trường, một tràng pháo tay chào mừng nổ như pháo Tết làm Thi sững sờ, không ngờ ḿnh được họ đón tiếp trọng thể đến mức độ này ! Hai dăy ghế đầy nhóc cả người. Một bên gồm bà già và trẻ em. Một bên gồm ông già và thanh niên. Một số ngồi bệt dưới đất v́ thiếu ghế. Những gương mặt khắc khổ hớn hở chiếu tướng vào Thi, bỗng nhiên nàng cảm thấy ḿnh giống như một nhân vật quan trọng.

 

Phó giám đốc cầm micro giới thiệu và thêm câu cuối làm Thi điếng người "Yêu cầu chị Thi phát biểu vài lời". Tiếng vỗ tay vang rân. Biết ḿnh không có khiếu nói chuyện trước đám đông, nàng than thầm: Trời ơi biết nói ǵ đây !?. Nàng ấp úng: "Tui cám ơn sự đón tiếp nồng hậu của quí ông bà. Tui chỉ có món quà nhỏ gởi tới quí ông bà và kính chúc quí ông bà một tương lai tươi sáng hơn".

 

Lại thêm một tràng vỗ tay nữa. Nàng ngượng chín cả người v́ thấy lời nói của ḿnh mỉa mai vô lư. Làm sao có nổi một tương lai tươi sáng trong đất nước nghèo nàn đầy dẫy sự bất công này !?

 

Loay hoay với máy h́nh trở chứng, Thi chán nản:

- Thôi khỏi chụp h́nh.

Phó giám đốc sốt sắng:

- Chị để tui sửa cho.

Đám đông bắt đầu lao xao ồn ào. Một giọng đàn ông bực bội:

- Phát th́ phát lẹ cho rồi!

Thi nói nhỏ với phó giám đốc:

- Họ chờ lâu quá sốt ruột ông ơi ! Thôi khỏi chụp h́nh. Tui phát nghe ông.

Phó giám đốc nh́n vào đám đàn ông và lớn tiếng thị uy:

- Các ông nôn chi mà nôn dữ rứa ! Trước sau chi cũng phát mà ! Phải có mấy tấm h́nh đem ra nước ngoài cho người ta biết, người ta mới tới đây giúp các ông nữa. Chuyện chụp h́nh là chuyện quan trọng bộ mấy ông không thấy sao!

Mấy bà già nhao nhao:

- Đúng đó ! Ông nói đúng đó !

Vài phút sau Phó giám đốc đắc ư bảo Thi:

- Tui sửa được rồi. Chị phát đi, để tui chụp cho.

 

Đám đông mừng rỡ nhốn nháo. Thi trao cho Hạnh xấp tiền phát dăy đàn ông, Thi phát dăy đàn bà. Những đôi tay đưa ra nhận quà, ánh mắt rạng rỡ niềm vui. Họ không biết rằng một niềm ấm áp đang choán ngợp cả tâm hồn Thi. H́nh ảnh của họ là h́nh ảnh của nàng ở bên Mỹ-Vào những năm tháng thất nghiệp, nàng cũng đưa tay nhận lănh tiền trợ cấp xă hội của người Mỹ.

 

Khi phát xong, Thi ngồi cḥ hỏ cạnh những người thiếu ghế th́ bất ngờ một bà già cầm tay Thi nâng lên mũi hôn, đôi mắt bà chứa chan cảm động. Bà không biết rằng Thi c̣n cảm động hơn bà !

 

Phó giám đốc dẫn Thi vào pḥng những người đàn ông tàn tật. Mùi khai nước tiểu xông lên nồng nặc. Căn pḥng nghèo nàn với những cái giường cũ kỹ. Người mù, người cụt tay, người cụt chân, người có đôi chân nám đen run rẩy nhắm nghiền đôi mắt. Ôi, buồn quá !

 

Trong căn pḥng của những người đàn bà bất lực cũng ngai ngái mùi nước tiểu. Họ không thể đi xa, chỉ quanh quẩn bên chiếc giường trải chiếu xác xơ.

Một bà thều thào:

- Cô ơi, cô để tiền trên gối cho bà mới vào cầu tiêu nghen cô.

Một bà khác lẩm bẩm:

- Đi cầu không lựa giờ. Nhằm lúc phát tiền mà đi cầu !

 

Những người làm công ở đây cũng không khá hơn bao nhiêu! Trông họ khắc khổ gầy g̣ thiếu ăn và họ cũng nhận tiền với sự hoan hỉ.

 

Ngoài sân đám trẻ vào lứa tuổi dậy th́ đang chơi đá banh. Một đứa chạy tới Thi, thở hổn hển :

- Cô ơi cô, cô cho tụi con tiền mua trái banh, banh của tụi con cũ quá rồi !

- Trái banh bao nhiêu tiền?

- Dạ 60 ngàn.

 

Thi đang thầm so sánh khẩu phần ăn một ngày 5 ngàn và giá trị của trái banh, chưa kịp trả lời th́ đứa trẻ lo lắng khẩn khoản:

- Cô cho bao nhiêu cũng được, tụi con sẽ góp thêm.

Nhận 60 ngàn, nó chạy ḷng ṿng la lớn:

- Tụi bây ơi, tụi ḿnh có tiền mua banh rồi.

Cả bọn bỏ chơi banh, bu lại đứa cầm tiền, ồn ào mừng rỡ như trúng số.

 

Thi thở dài. Niềm vui của tuổi trẻ Việt nam thật đơn giản, chỉ cần một trái banh mới chơi chung với nhau là thấy cả một bầu trời hạnh phúc !

 

Thi quay lui nh́n lại một lần cuối những mái tóc bạc đứng lố nhố trước hàng hiên đưa tay vẫy vẫy. Một bà già nói vọng theo:

- Cô nhớ trở lại nghe cô.

 

*

Buổi sáng Thi lang thang với con Minie, dạo quanh bờ hồ vùng Colorado Springs mờ ảo sương mù tràn ngập lá vàng rơi, miên man nhớ tới không khí ồn ào, những cơn mưa Ngâu và sức nóng mùa hè Đà Nẵng. Nhớ từng nụ cười của kẻ quá giàu và quá nghèo. Nhớ những người già cô đơn gầy c̣m thiếu ăn trong viện dưỡng lăo của Xă hội chủ nghĩa Cộng sản.

 

Từng đợt gió nhẹ mùa thu nước Mỹ dịu dàng mơn man làn da rám nắng biển Mỹ Khê thật là dễ chịu ! Thi ngửa mặt nh́n bầu trời trong xanh, hít thật sâu không khí trong lành và lắng tai nghe tiếng chim kêu ríu rít. Sự tĩnh lặng dường như là âm thanh huyền diệu vang vọng: "Thi là người may mắn được sống trên đất nước tự do".

 

LÊ KHÁNH THỌ

(BAI CHUYEN sưu tầm)

 

 


THÔI, ANH VỀ !

(Nguyễn Duy An)

 

Tác giả Nguyễn Duy-An, cư dân Virginia, hiện là Vice President, phụ trách Information Technology của National Geographic. Lần đầu tham dự Viết Về Nước Mỹ, ông gửi một tự truyện và một truyện t́nh, đều bắt đầu từ B́nh Giả, một địa danh quen thuộc của Việt Nam thời chiến. Hiện nay, trong số 10 bài có nhiều người đọc nhất, riêng Nguyễn Duy An đă chiếm tới 5 bài. Sau đây là bài mới nhất của ông.

*
Mọi người như chợt tỉnh giấc mộng và vỗ tay vang rền sau câu kết của bài hát Xuân Này Con Không Về: "Mẹ thương con .. xin đợi .. ngày .. mai !"

 

Tôi nghe một vài tiếng sụt sùi đâu đó. Chàng vẫn ngồi ngạo nghễ trên chiếc ghế cao tại quầy rượu, là "sân khấu" cho buổi tiệc mừng xuân đêm nay của nhóm sinh viên Việt Nam tại vùng Hoa Thịnh Đốn. Chàng vẫn ôm cây đàn guitare khẩy nhè nhẹ vài nốt nhạc, nhưng cặp mắt như đang mơ màng về một miền quê xa xôi hẻo lánh nào đó, nơi mẹ chàng đang đầu tắt mặt tối v́ phải chạy ngược chạy xuôi sắm tết, như lời chàng tâm sự trên đường tới đây. Bỗng nhiên chàng lên tiếng, vẫn với giọng nói trầm trầm rất nam tính:

- Năy giờ các bạn ép tôi quá. Tôi phải hát giúp vui mừng Xuân, rồi lại phải hát chia buồn để các bạn vơi đi phần nào nỗi nhớ quê hương, nhớ cha, nhớ mẹ .. Bây giờ các bạn chịu khó ngồi nghe tôi hát một bài cho chính tôi.

 

Rồi chẳng đợi ai lên tiếng, chàng bắt đầu dạo đàn, chuẩn bị hát; cũng chẳng ai buồn phản đối, v́ sau khi chàng hát bài Xuân Này Con Không Về, người nào cũng cảm thấy dạ nôn nao, ḷng bồi hồi nghĩ đến gia đ́nh ở xa. Riêng tôi, hai mắt bắt đầu nhỏ lệ khi chàng vừa cất giọng: "Ngày nào cho tôi biết, biết yêu em rồi, tôi biết tương tư .."

 

*

Vậy là chàng vẫn không quên được người xưa, mặc dầu nàng đă lên xe hoa về nhà người ! Tôi thương thật nhiều tấm ḷng "chung thủy" của chàng, nhưng liệu rồi tôi có thể thay thế được "người ta" hay không ? Tôi khóc cho chính tôi. Tôi ghen với bóng h́nh ai đó vẫn hoàn toàn chiếm ngự trái tim chung t́nh của chàng. Tôi chỉ là "nhỏ Cúc" trong tim chàng thôi ! Tôi ghét lắm hai tiếng "nhỏ Cúc", nhưng chàng vẫn tiếp tục gọi tôi như thế với lời giải thích:

- Nhỏ phải hănh diện mới đúng chứ. Trong mấy chục cô sinh viên Việt Nam vùng này, đâu có cô nào được anh gọi là "nhỏ" đâu !

- Làm sao Cúc biết được. Thế hồi đó anh gọi "người ta" là ǵ ? 

- Thôi để anh quên đi, nhỏ thông cảm đừng nhắc lại vết thương ḷng của anh. 

- Thế sao anh không gọi mấy cô sinh viên ở đây là nhỏ luôn đi cho tiện việc sổ sách? 

- Chỉ có nhỏ là người đặc biệt thôi ! Với lại mấy cô ăn đồ Mỹ hơi nhiều nên cũng không gọi là "nhỏ" được !

 

Mặc dầu đă hơi bực ḿnh nhưng tôi cũng phải ph́ cười v́ lối lập luận của chàng. Tôi bị cặp mắt của chàng thôi miên ngay từ khi mới gặp mặt cách đây mới hơn 4 tháng. Lần đầu tiên đi sinh hoạt chung với hội sinh viên Việt Nam tại vùng Hoa Thịnh Đốn, tôi đă bị hớp hồn khi nghe chàng "diễn thuyết" về bổn phận và trách nhiệm của những người trẻ đối với cộng động Việt Nam tại Mỹ. Chàng lư tưởng quá ! Bao nhiêu người xầm x́ bàn tán v́ chàng đă thật sự đánh động những trái tim trẻ đầy nhiệt huyết trong đám sinh viên chúng tôi:

 

"Có học tới đâu, có làm chức vụ ǵ đi nữa, chúng ta cũng vẫn là da vàng mũi tẹt ! Nhưng, không việc ǵ phải tự ty mặc cảm về màu da, tiếng nói của ḿnh. Trái lại, chúng ta phải ngẩng cao đầu lên, phải hănh diện với nền văn hóa Việt Nam... Chúng ta là những người trẻ, là tương lai của cộng đồng, chúng ta sống làm sao để người bản xứ phải cúi đầu ngưỡng mộ khi nói đến người Việt Nam. Chúng ta phải giúp nhau hội nhập nhưng không đồng hóa vào xă hội mới. Chúng ta phải giúp nhau học hỏi và duy tŕ truyền thống Việt Nam nhưng không cố chấp, cổ hủ .."

 

Hôm đó, chàng c̣n nói nhiều lắm, nhưng tôi không nhớ được ǵ, v́ tôi cứ ngồi mơ mộng viển vông. Tôi rời Houston lên vùng thủ đô theo học đại học chỉ v́ muốn được sống tự lập xa gia đ́nh. Tôi đă hơn 18 tuổi rồi. Tôi đă trưởng thành. Tôi đă dứt khoát đi học xa mặc dầu mẹ tôi không đồng ư. Tôi theo cha đi tỵ nạn từ năm 1975, c̣n mẹ, chị Huệ và hai em nhỏ mới sang đoàn tụ sau này theo diện ODP (Orderly Departure Program). Chị tôi đă lập gia đ́nh từ năm ngoái v́ mẹ tôi thúc ép quá, sau gần 3 năm ṃn mỏi đợi chờ "ngày chàng ra trường" để về nối lại duyên xưa. Tôi phản đối mẹ c̣n quyết liệt hơn chị Huệ nữa. Tôi không hiểu tại sao chị Huệ đi lấy chồng trong khi chị vẫn yêu người khác. Lớn lên tại Mỹ từ nhỏ, lại sống xa mẹ nên tôi càng không thể thông cảm được với lối suy nghĩ của mẹ và chị Huệ. Tôi không hiểu được tại sao chị Huệ có thể điên cuồng yêu một người bao nhiêu năm, nhưng chỉ liên lạc qua lại mỗi năm vài lá thư "để anh ấy yên tâm học hành", rồi chị âm thầm lên xe hoa v́ ông anh rể theo kỹ quá, và mẹ cứ "lải nhải" măi, và cũng không báo tin cho chàng ! Tôi đă bị Mỹ hóa rồi chăng ? Tôi không c̣n là một người con gái theo đúng truyền thống gia đ́nh Việt Nam nữa, nhưng tôi có làm ǵ sai trái đâu!

 

Sau mấy tháng đi học xa nhà, tôi trở về thăm gia đ́nh vào dịp nghỉ lễ Giáng Sinh vừa qua, tôi thấy mẹ gầy hơn xưa, lo lắng hỏi han tôi đủ chuyện về nơi ăn chốn ở, bài vở ở trường, tôi mới hiểu được phần nào ḷng mẹ thương con. Mẹ không muốn tôi đi học xa v́ sợ không có người săn sóc cho tôi, mặc dầu tôi đă lớn. "Mẹ con xa nhau gần 10 năm. Gia đ́nh mới đoàn tụ được mấy năm nay, chị con mới lấy chồng, con lại đi xa sao Cúc ?" Tôi đi học xa v́ không muốn sau này phải lấy người ḿnh không yêu như chị Cúc ! Phải chăng cái nền văn hóa Việt Nam mà chàng nói đến là như thế sao ? Tại sao cứ phải là "cha mẹ đặt đâu, con ngồi đó" ? Đă thế th́ tôi ra đi và tự kiếm chỗ để ngồi, cần ǵ phải có người đặt rồi ḿnh mới ngồi được. Nhưng càng ngày tôi càng nhận ra những giá trị đích thực về truyền thống gia đ́nh Việt Nam, phần lớn cũng nhờ những lần nói chuyện với chàng. Tôi đă thay đổi. Tôi đang từ từ trở thành "cô gái Việt Nam" như chàng vẫn chọc ghẹo mỗi khi chúng tôi tranh luận về những sự khác biệt giữa Mỹ và Việt. Lối suy nghĩ của tôi đă hoàn toàn bị chàng chi phối, mặc dầu tôi chỉ mới quen chàng được 4 tháng ngắn ngủi, và tôi cũng chưa biết ǵ về gia đ́nh chàng, ngoài việc "anh sinh ra và lớn lên tại một làng quê hẻo lánh và nghèo nàn", nếu có nói ra chắc "nhỏ" cũng không biết. Và chàng cũng không hỏi ǵ tới gia đ́nh, quê quán của tôi cả. Nhiều khi tôi nghĩ chàng chỉ muốn "dạy" tôi trở thành một "cô gái Việt Nam" rồi mới tâm sự nhiều hơn, v́ "nhỏ suy nghĩ như Mỹ con vậy !"

 

Tối hôm đó, sau khi "thuyết tŕnh" xong, chàng đi một ṿng bắt tay thăm hỏi bạn bè gần bàn tôi ngồi. V́ là sinh viên mới, và là người Việt Nam duy nhất ở nội trú trong trường, tôi chỉ biết thu ḿnh bên cạnh mấy cô bạn gái mới quen từ ngày nhập học tại trường đại học George Washington này. Chị Liên có vẻ quư chàng và quen thân lắm nên chạy đến kéo tay chàng tới ngồi chung bàn với chúng tôi:

- Anh Châu vào đây đi. Bàn em có lính mới đó, chắc phải nhờ anh "hướng dẫn và giúp đỡ cô em Bắc Kỳ nho nhỏ của tụi này". 

- Từ từ đă nào, người đẹp.

 

Tự nhiên tôi thấy hơi buồn khi nghe chàng gọi chị Liên là người đẹp ! Mà chị đẹp thật. Tôi nghe nói chị là hoa khôi của Nhà Thờ Việt Nam bên Virginia, lại quen chàng từ lúc c̣n học ở đại học cộng đồng bên đó, chắc hai người có t́nh ư với nhau. Nhưng rồi tôi lại nghe chàng chào mấy cô khác cũng bằng hai tiếng "người đẹp". Có người thắc mắc, chàng chỉ cười x̣a: "Cô nào cũng xinh cả, mỗi người một vẻ, không gọi bằng người đẹp th́ gọi là ǵ bây giờ ?" Tôi không phải là "cô Bắc Kỳ nho nhỏ" như chị Liên giới thiệu, nhưng tôi cũng chẳng buồn đính chính, v́ quả thật tôi nói giọng Bắc. Từ ngày mới qua Mỹ, cha tôi cứ đi làm đầu tắt mặt tối nên phải gởi tôi cho một bác người Bắc trông nom sau giờ tan học. Gần 10 năm sống chung với một gia đ́nh gốc Phát Diệm như thế, tôi đă trở thành "cô Bắc Kỳ nho nhỏ" mặc dầu cha mẹ tôi là người Nghệ An di cư vào Nam sinh sống tại B́nh Giả từ lúc tôi chưa ra đời. Chính mẹ tôi cũng trách cha tại sao lại để tôi nói giọng Bắc, nhưng cha chỉ cười cười: "Nó c̣n nói được tiếng Việt là may rồi, chứ Bắc Nam chi cũng tốt cả" ..

 

Chàng tới bàn chúng tôi, vừa kéo ghế ngồi vừa nói:

- Chào cô em Bắc Kỳ nho nhỏ; chỉ tiếc là không có mái tóc "demi garçon" cho đúng điệu! Nhưng đừng cắt đi mái tóc thề đấy nhé. Sẽ có người buồn đấy.

 

Tôi chưa kịp chào lại, chị Liên đă lên tiếng:

- Ai buồn vậy ? Sao anh Châu biết hay thế ? 

- Th́ anh nè, và chắc c̣n nhiều chàng Việt Nam khác nữa v́ bọn anh đứa nào cũng mê mái tóc thề và tà áo dài tha thướt của các cô. 

- Chả trách không ai ưng em cả, v́ em thích mặc đồ tây, và tóc lại "không thề". 

- Vừa phải chứ người đẹp. Cô hoa khôi mà nói thế th́ ai tin được. Để anh lên cầm microphone hỏi các chàng xem những ai đang trồng cây si người đẹp cho biết. 

- Cho em xin đi anh Châu à. Anh ngồi đây "take care" cô Bắc Kỳ be bé xinh xinh này dùm đi. 

- Được, người đẹp nhờ th́ dẫu có phải đi đầu xuống đất anh cũng sẵn sàng. Mà cô em Bắc Kỳ tên chi nhỉ? 

- Dạ, em tên Cúc ạ.

- Giọng nói nghe cứ ngọt lịm như mía lùi thôi. Tên Cúc ? Thế sao hôm nay không mặc áo vàng ?  Tiếc quá nhỉ ! Nếu không th́ có kẻ phải ngâm nga "Áo nàng vàng anh về yêu hoa cúc" rồi.

- Anh Châu vui quá nhỉ. Chả trách lúc nào cũng thấy các chị quấn quưt .. 

- Ấy, đừng nói thế. Mấy cô vùng này vẫn gọi anh là "kẻ vô t́nh" đấy.

 

Lúc nghe chàng "diễn thuyết" tôi đă rung động, bây giờ ngồi nói chuyện với chàng, tôi lại càng nghe tim ḿnh đập nhanh hơn .. Tôi chưa biết phải nói ǵ, chị Oanh đă lên tiếng:

- Anh Châu à. Anh "để tang cho một cuộc t́nh" mấy tháng cũng quá đủ rồi. Anh cứ làm "kẻ vô t́nh" măi khiến nhiều cô khóc thầm đấy nhé.

- Để anh gọi anh chàng Trung đến trị Oanh mới được, ai lại "vạch áo cho người xem lưng" thế, anh biết ăn nói làm sao bây giờ !

 

Anh Trung mới bước qua gần đó, lên tiếng:

- Anh Châu cần ǵ phải nói, làm được rồi.

- Sao mà được cả anh cả chị thế kia hở ! Lại sắp xé lẻ đi đêm phải không ?

- Chúng em đâu dám, phải ngồi đây học vài chiêu của anh Châu chứ.

- Thôi, đi đi cho tôi nhờ tư.

 

Và họ đi thật. Cuối cùng chỉ c̣n tôi ngồi lại với Châu. Chàng bảo tôi:

 

- Cô em "Bắc Kỳ nho nhỏ" ngồi đây chờ tư nhé, anh phải đi gọi mấy anh chàng kia thu dọn chiến trường chứ không lát nữa chỉ có chết. Người Việt ḿnh có một cái tệ là lúc bày ra th́ ai cũng hăm hở, nhưng xong việc rồi chỉ lo xé lẻ từ từ rút hết, chỉ khổ mấy người trong ban chấp hành thôi.

- Để em đi phụ với các anh chị. Em ở nội trú trong trường nên không cần ǵ phải về vội.

- Nhỏ là số một đó. OK.

 

Tôi ở lại giúp chàng và mấy người bạn thu dọn bàn ghế, rác rưởi .. xong đă gần 11 giờ đêm. Tôi khen chàng:

- Cúc thấy anh Châu siêng và làm giỏi ghê.

- Nhỏ phải biết là anh qua Mỹ có một thân một ḿnh, thượng vàng hạ cám ǵ cũng phải rớ tay vào nên quen rồi. Vả lại cái nghề lau chùi quét dọn này anh đă có hơn 3 năm kinh nghiệm rồi.

- Cúc xin lỗi ..

- Có ǵ đâu nhỏ. Chỉ sợ ḷng người xấu chứ đâu có nghề ǵ xấu. Đêm đêm anh đi lau chùi quét dọn để kiếm thêm ít tiền gởi về giúp gia đ́nh bên Việt Nam. Lỗi với phải ǵ ! Thôi để anh đưa nhỏ về "dorm" kẻo đi một ḿnh người ta bắt cóc mất.

- Sao anh Châu cứ gọi Cúc là "nhỏ" vậy ? Cúc lớn thế này, và cũng là sinh viên chứ bộ.

- Thế th́ lớn với ai. Cứ nhỏ đi, nhỏ càng lâu càng tốt.

- Lúc năy nghe anh Châu "diễn thuyết" hay quá.

- Nói bậy bạ tư để khích động tụi nhỏ kẻo bọn nó quên hết. Đứa nào cũng làm như ḿnh là Mỹ thứ thiệt. Nhiều khi thấy chướng quá.

 

Chúng tôi mới nói được vài câu đă đi qua hết quăng sân từ hội trường về cư xá. Chàng chia tay và trao đổi số điện thoại với lời hứa hẹn "cần ǵ cứ gọi, lúc nào cũng được nếu nhỏ không cắt đi mái tóc thề".

 

Từ đó thỉnh thoảng chúng tôi gặp nhau ở trường, hỏi thăm đôi câu rồi mạnh ai nấy chạy tới lớp.

 

*

Mấy ngày trước lễ Tạ Ơn, khi biết tôi sẽ ở lại trường, chàng hẹn sẽ đưa tôi đi ăn Thanksgiving ở ngoài v́ chàng cũng chỉ có một thân một ḿnh. Lần đầu tiên đi riêng với chàng, tôi mới thấy chàng sống thật với nội tâm trầm lặng chứ không phải ồn ào vui nhộn như trước đám đông. Cũng đêm đó, tôi mới hiểu câu nói "Anh để tang cho một cuộc t́nh" của chị Oanh dạo nọ. Chàng tâm sự:

 

- Cách đây bảy tám tháng, anh nhận được tin nàng lên xe hoa qua một người bạn của nàng ở Denver. Anh không trách chi nàng cả, anh chỉ buồn cho chính anh thôi. Mấy tuần liền anh không buồn ăn buồn nói với bạn bè. Tụi nó ngạc nhiên lắm v́ thấy anh "khác mọi ngày" nên cứ theo hỏi măi; anh phát bực lên, bật miệng trả lời "đang để tang cho một cuộc t́nh", nên họ nhớ măi và chọc anh thế thôi.

- Sao anh Châu không t́m gặp nàng mấy năm trước, sau khi anh tới Mỹ ?

- Nhỏ chưa hiểu được chuyện đời ! Nó không đơn giản như thế. Với hai bàn tay trắng, học hành chưa tới đâu, làm sao anh dám vác mặt tới gia đ́nh nàng nói chuyện cưới xin. Nhưng thôi, đừng nói chuyện đó nữa, chỉ thêm buồn. 

- Cúc xin lỗi .. 

- Sao nhỏ hay xin lỗi vậy? 

- Tại Cúc làm anh buồn. Sao anh không mời mấy chị khác nữa cho vui ? Cúc thấy anh chỉ vui vẻ trước đám đông, lúc ngồi một ḿnh anh trầm lặng và có vẻ u sầu quá. 

- Nhỏ nhận xét khá lắm. Anh có vẻ không sống thật với ḷng ḿnh, phải không? 

- Cúc nghĩ khác. Cúc thấy anh có nhiều nghị lực, anh dùng lư trí để kiểm soát t́nh cảm .. Nhưng ḷng anh đầy nhiệt huyết. Anh hy sinh cho gia đ́nh, anh giúp đỡ và hướng dẫn đám sinh viên trẻ như Cúc biết t́m về với cội nguồn. 

- Anh già rồi, đừng cho anh uống nước đường nữa chứ.

 

Chúng tôi c̣n tâm sự rất nhiều, v́ sau khi ăn tối, chàng chở tôi đi thăm thủ đô về đêm. Lúc đứng trên đài tưởng niệm George Washington mà chúng tôi vẫn gọi là "tháp bút ch́" nh́n xuống thành phố, tôi vô t́nh nắm chặt tay chàng; phần th́ lạnh v́ đang ở trên cao nh́n xuống, và cũng một phần v́ con tim tôi đă lệch đi nhịp đập b́nh thường. Chàng quay nhẹ lại, ṿng một tay ôm tôi vào ḷng, hôn nhẹ lên mái tóc rồi nhỏ nhẹ:

 

- Tim anh đă lạnh từ lâu, nhưng không hiểu sao với nhỏ anh lại thấy khác. H́nh như có một cái ǵ đó kéo nhỏ lại gần với anh. Nhỏ không giận anh chứ ?

- Cúc thương anh. Cúc sẽ cố gắng giúp anh quên "người ta" để anh sống vui hơn.

 

Đêm đó, lúc chia tay chàng nói nhẹ vào tai tôi: "Anh sẽ đóng lại những trang nhật kư cũ, để bắt đầu một cuốn mới từ đêm nay. Nhỏ ngủ ngon, và nếu có chiêm bao nhớ đừng quên đưa anh vào cơi mộng với nhé".

 

* 

Cả nhà nhận ra tôi đă thay đổi. Tôi về Houston mà ḷng lúc nào cũng để lại Virginia, v́ nơi đó có người tôi thương, như chàng vẫn bảo tôi "Virgnia's for lovers" nghe nhỏ. Cha mẹ vui mừng thấy tôi có vẻ Việt Nam hơn. Gặp lại tôi hôm cuối tuần trước lễ Giáng Sinh, chị Huệ kêu tôi vào bếp nói nhỏ:

- Em tôi đang yêu rồi, phải không ?

- Thôi đi. Ông bà có hạnh phúc không ? Bao giờ có cháu đầu ḷng đây ?

- Cúc đừng đánh trống lảng chứ. Nh́n em chị biết ngay em đang yêu và được yêu.

- Kinh nghiệm bản thân hả ?

- Cũng đúng. Chị mong em không phải như chị, thương một người rồi lấy một người. Nhưng chị chấp nhận và bây giờ chị cũng phần nào thương anh Quang. Có điều chị không quên được người ấy. Được cái anh Quang biết chuyện cũ, nhưng anh ấy rộng lượng không chấp nhất.

- Em mừng cho anh chị. Em cầu mong sẽ lấy được người em thương.

- Cha mẹ biết chưa? Hắn người ở mô?

- Em cũng không biết. Chỉ biết là người Bắc thôi, và anh ấy cũng nghĩ em là "cô em Bắc Kỳ nho nhỏ".

- Sao vậy?

- Mới có mấy tuần mà chị. Với lại chúng em phải học xong đă. Anh ấy chỉ c̣n một năm, nhưng em chỉ mới bắt đầu.

- Chị cầu nguyện cho t́nh em không gặp sóng gió như chị.

 

Hai chị em nh́n nhau thông cảm trong lúc chuẩn vị bữa cơm "đoàn tụ". Cha mẹ tôi có vẻ vui nhiều v́ những thay đổi của tôi.

 

* 

Sau ba tuần nghỉ lễ, tôi trở lại vùng thủ đô, gặp lại chàng tại cửa máy bay tôi đă bật khóc v́ thấy chàng gầy quá. Tôi vừa khóc vừa hỏi, nhưng chàng chỉ nhỏ nhẹ: "Vào những dịp lễ lớn anh càng nhớ nhà, thương cha thương mẹ, thương các em đang khổ cực ở quê nhà, kỳ này lại xa nhỏ nên anh không ngủ được. Không sao đâu. Ít tuần sau Tết Việt Nam anh sẽ lại như xưa". Tôi đă tin lời chàng, nhưng giờ này ngồi đây, nghe chàng hát "Ngày nào cho tôi biết, biết yêu em rồi, tôi biết tương tư .." tôi mới nhận ra c̣n một lư do nữa nhưng chàng đă dấu tôi. Chàng đang tưởng nhớ tới "người ta". Tôi không ghen, nhưng tôi không biết phải làm sao để giúp chàng quên được h́nh bóng người xưa. Người ta vui vẻ đón xuân, c̣n tôi ngồi đây nghe người yêu hát khúc "tương tư" nhớ về kỷ niệm với người t́nh cũ ! Chàng trở lại bàn từ lúc nào tôi cũng không hay. Tôi ngẩng đầu lên khi nghe giọng chàng trầm ấm bên tai:

- Nhỏ buồn anh hả? Anh xin lỗi. Anh chưa quên được, nhưng anh sẽ cố gắng. 

- Cúc hiểu anh.

- Ḿnh về trước đi.

- Dạ.

 

Chàng đưa tôi về cư xá. Mới tựu trường lại gặp buổi cuối tuần nên người bạn chung pḥng của tôi cũng đi vắng. Chàng lên pḥng ngồi như mọi khi, nhưng (tiếng "nhưng" định mệnh!) tôi thấy chàng đứng vụt dậy khi nh́n thấy tấm h́nh gia đ́nh chụp hôm Noel, tôi mang theo, đóng khung treo cạnh bàn học. Đôi mắt chàng mở lớn, hết nh́n tấm ảnh lại nh́n tôi, nhưng chẳng nói một lời. Tôi không hiểu chuyện ǵ, nên đến gần nắm chặt bàn tay đang lạnh như băng của chàng:

- Có ǵ vậy anh ? 

Chàng không trả lời, hai mắt vẫn nh́n qua, nh́n lại rồi lẩm bẩm:

- Không thể được! Không thể được!

- Anh ngồi xuống đi, đừng làm em sợ.

Chàng b́nh tĩnh lại đôi chút, nhưng cặp mắt vẫn như không c̣n hồn, giọng trầm trầm hỏi tôi:

- Gia đ́nh nhỏ đây hả?

- Dạ.

- Nhỏ người Bắc mà.

- Không phải anh à. Gia đ́nh em người Trung, em chỉ nói giọng Bắc v́ ..

- Ở B́nh Giả phải không? Huệ là chị của nhỏ?

- Dạ.

- Nhỏ phải quên anh đi ! Thôi, Anh về!

 

Tôi oà lên khóc v́ chợt nhận ra "người ta" của chàng chính là chị ruột của tôi. Chàng đă ra khỏi cửa. Tôi chạy vội theo chỉ thấy xe chàng vừa lao vút ra đường. Tôi sững sờ ngó theo nhưng không c̣n thấy ǵ nữa v́ cặp mắt đă ướt đẫm. Tôi vào pḥng gọi điện thoại về cho chị:

- Chị Huệ hả?

- Ừ, Cúc. Trên đó có làm ǵ đón tết không vậy ? Hai đứa chắc ..

Tôi cắt ngang câu nói của chị, hỏi dồn: 

- Anh Châu là người t́nh cũ của chị hả?

- Cái ǵ?

- Chị biết anh Châu ở B́nh Giả nhưng nói giọng Bắc không?

- Chúa ơi, làm sao chị quên được?

- Anh ấy cũng không hề quên chị. Anh ấy vẫn "để tang cho một cuộc t́nh" đó chị biết không ? Cuộc t́nh của chị và anh ấy đó ! Anh ấy để tang v́ chị lên xe hoa về nhà người, nhưng lúc nào anh ấy cũng nhớ tới chị. Anh ấy thương em v́ có những nét hao hao giống chị mà thôi, chị biết không?

- Sao ? Là anh Châu à ? Cho chị nói chuyện tư.

- Anh ấy về rồi, và chắc không bao giờ trở lại. Anh ấy nh́n thấy tấm h́nh gia đ́nh và nhận ra chị. Anh ấy chỉ nói "Thôi, Anh về!" rồi ra xe chạy mất.

 

Tôi nghe chị Huệ khóc nức nở trong điện thoại. Nước mắt tôi cũng tuôn trào. T́nh yêu ơi sao ngang trái thế này ? Châu ơi, giờ này anh ở đâu?

 

NGUYỄN DUY-AN
[Viết tặng "em tôi"]

 

(BAI CHUYEN chuyển)

 

website counter