SU'U TÂ`M (tt)

Home | VA(N | VA(N (tt) | VA(N 1 | VA(N 2 | VA(N 3 | VA(N 4 | VA(N 5 | VA(N 6 | VA(N 7 | VA(N 8 | VA(N 9 | VA(N 10 | VA(N 11 | VA(N 12 | VA(N 13 | VA(N 14 | VA(N 15 | THO* | THO* (tt) | THO* 1 | VA(N VUI | VA(N VUI (tt) | VA(N VUI 1 | VA(N VUI 2 | VA(N VUI 3 | VA(N VUI 4 | VA(N VUI 5 | BÀI VIÊ'T | BÀI VIÊ'T (tt) | BÀI VIÊ'T 1 | BÀI VIÊ'T 2 | BÀI VIÊ'T 3 | BÀI VIÊ'T 4 | BÀI VIÊ'T 5 | BÀI VIÊ'T 6 | BÀI VIÊ'T 7 | BÀI VIÊ'T 8 | BÀI VIÊ'T 9 | BÀI VIÊ'T 10 | BÀI VIÊ'T 11 | BA`I VIÊ'T 12 | BÀI VIÊ'T 13

VA(N (tt)

dentrang_nhuve.jpg

MỘT GIA Đ̀NH

 

MỘT GIA Đ̀NH

(Hoàng Đạo)

 

Độ ấy, tôi hay đi chơi tối. Sau bữa cơm chiều, tôi  đứng hóng mát ngoài hiên một lát, rồi đi bách bộ về  phía chợ Hôm. Nhà tôi ở một ngơ hẻo lánh gần bờ sông, phải đi qua những phố rộng, lặng lẽ và tối tăm dưới những ṿm lá cây đen sẫm. Từng quăng, một ngọn đèn điện nhỏ, lắc lư như người say rượu, lay động một vùng sáng lờ mờ vàng. Tôi lặng yên bước, nghe tiếng gót giầy vang lên trong đêm vắng. Thỉnh thoảng ngước mắt nh́n qua kẽ lá, một miếng trời xám hay vài ngôi sao ánh sáng trong và mát. Thong thả, tôi đi vào bóng tối, trong ḷng b́nh tĩnh như vào nhà một người bạn.

 

Đêm ở Hà thành dịu dàng, thân mật khác hẳn với những đêm âm thầm, mênh mang đầy sự kinh hoảng của thôn quê. Ra đến phố Huế, tôi có cái cảm tưởng vào một thế giới khác, rộn rịp, đầy ánh sáng. Tiếng cười ồn ào, lẫn với tiếng xe cộ, tiếng rao hàng. Bóng người đi lại. Trước những gian hàng sáng trưng, một đám người ngồi nói chuyện hay một bọn trẻ con nô giỡn. Những cảnh tượng ấy tôi đă quen lắm, nhưng mỗi lần tôi lại thấy trong ḷng đầm ấm hơn lên. Sự cô tịch, dầu êm ái bao nhiêu, cũng vẫn giấu chút hương buồn. Và bỗng rời sự quạnh quẽ đến một nơi đông đảo, sáng sủa, ḷng người tự nhiên vui vẻ lên, sung sướng hơn, như sống lại cái cảm giác xa xôi của ông cha đời thái cổ trước ánh lửa trại.

 

Những lúc ấy, sự vui vẻ ngọt ngào hơn, nếu ta được nghe những giọng điệu du dương của cung đàn tiếng hát. Có lẽ v́ thế mà không bao giờ tôi quên được vợ chồng nhà chị Tạc. Tôi không biết chị ở đâu, nhưng cứ vài ba hôm, vợ chồng chị lại đến ngồi ở góc đường, hát xẩm. Chồng kéo nhị hay gẩy đàn bầu, vợ hát. Thằng cu con, độ sáu, bảy tuổi, nhem nhuốc, cái áo cánh nâu rách ngắn để hở rốn, ngồi nghịch cái chậu thau đă han rỉ, dùng để đựng tiền.

 

Lần đầu tới gặp cái gia đ́nh nhỏ ấy là một buổi tối oi bức. Không một ngọn gió. Hơi nóng hấp ở đất xông lên, nồng nực, đầy cát bụị Tôi sắp sửa gọi xe để đi t́m ít gió mát ở nơi khác, bỗng ngay đầu phố cất lên tiếng hát của chị Tạc, trong vắt như nước suối, ngân nga, gợi lên một cảm giác mát và nhẹ nhàng. Tiếng đàn bầu họa theo, vang lên những tiếng khóc trong.

 

Lũ trẻ con đương chơi bóng trên hè dừng lại. Một đứa kêu:

- A! Xẩm. Lại nghe đi.

Chúng chạy xô ra đầu phố, rồi đứa đứng đứa ngồi, ngây ra nh́n và nghe. Mấy người hóng mát ở gần đấy, dừng câu chuyện ngồi lặng yên lắng tai. Mọi người đều quên cả nóng bức. Tiếng hát mỗi lúc một cao, người đến xem mỗi lúc một đông.

 

Chị Tạc giở đủ giọng, chị đi từ giọng Bắc, nhanh nhẹn, lưu thoát, sang giọng Nam, chứa đầy nỗi buồn mênh mang. Toàn những âm điệu hồn nhiên, rung động ḷng người, đưa tâm hồn đến những thế giới t́nh cảm xa xăm, đầy thơ, đầy mộng, đầy hương thơm. Chốc chốc, chị ngừng hát, nhưng trong yên lặng, dư âm của lời ca vẫn c̣n xao xuyến trên dây đàn của linh hồn. Giọng trong trẻo của chị Tạc bắt theo điệu đàn trong khiến tôi mê mẩn tâm linh như ḥa hợp với những thời kư văng mung lung. Tôi sống lại cả một thời thơ ấu, đương ẩn náu trong nơi vô giác của tâm linh; tôi say sưa hưởng hết cả hương vị của những tiền kiếp nào, xa xôi, mịt mù, và trùm qua kư ức ấy, một t́nh cảm nhớ thương không bờ bến.

 

Từ hôm ấy, không mấy ngày tôi không đến nghe vợ chồng chị Tạc. Thằng cu con đă quen mắt, thấy tôi là nó cười, bỏ chiếc chậu thau chạy lại. Có khi tôi đưa nó một xu, một trinh, nhưng thường thường tôi mua cho nó một chiếc kẹo. Nó thích lắm, giựt lấy rồi vội vàng chạy về chỗ, cắn, nhai cả cái giấy bọc. Vợ chồng chị Tạc biết tính tôi, thi nhau khoe tài, chồng nắn nót từng tiếng đàn, vợ cất giọng thật trong theo những điệu tôi chưa từng nghe. Thế nào cũng có một vài điệu chèo là những điệu tôi ưa nhất. Những điệu ấy, chị Tạc h́nh như quen lắm. Tôi thấy lúc chị dễ dàng hát thay đổi những bài chị đă thuộc, mặt chị khác hẳn đi. Mắt chị ngày thường lờ đờ, bỗng sáng hẳn lên, khuôn mặt trái xoan răn reo quá sớm như trẻ lại. Tôi sực nhớ đến câu b́nh phẩm mà tôi đă được nghe một buổi chiều nào:

- Nhà chị xẩm này h́nh như ngày xưa đi hát chèo th́ phải!

 

Có lẽ chỉ là một câu đoán phỏng của một người nghe thấy chị Tạc hay ca giọng chèo, nhưng tôi không thể đừng nghĩ ngợi bâng khuâng. Lắm khi, ngồi nghe chị, tâm trí tôi vẩn vơ trôi theo ḍng tưởng tượng. Chị Tạc là một đào có tiếng của một gánh chèo, nhí nhảnh, nũng nịu, một nụ cười tinh ranh luôn luôn nở trên môi thắm. Chị theo gánh hát đi hết nơi này đến nơi khác; qua những cánh đồng lúa non, gió thổi giạt xuống như tấm thảm nhung lay động, qua những ngọn đồi tím, trơ trụi mấy cây thông giơ thân h́nh khắc khổ, men những vùng cát trắng, những ruộng muối đỏ, mơ màng nh́n những cánh buồm nâu cắt h́nh lên mặt biển màu ngọc bích. Chị đi, vui vẻ, không lo, không nghĩ, như một con vật non, sống cái đời phiêu bạt, ch́m đắm trong tiếng hát, cung đàn. Đêm đêm chị lại thay h́nh trở nên cô công chúa nơn nà dưới dải mũ rung rinh ánh sáng, hay cô thôn nữ thơ ngây, áo nâu non, thắt lưng cá vàng, ngồi bán nước dưới gốc đa. Con mắt sắc của chị đă say đắm bao nhiêu trai làng khăn lượt, áo thâm; giọng hát trong của chị đă đem lại cho bao nhiêu người vất vả một chút quên, quên những nỗi cực khổ hằng ngày để đắm đuối trong âm thanh. Thế rồi, một ngày xuân ấm, lộc cây đầy nhựa, chị gặp người yêu.

 

Tôi nh́n anh Tạc, gầy ốm trong mảnh áo rách, nước da đen xám v́ dăi dầu. Thủa ấy, có lẽ anh là một trang niên thiếu phong nhă, yêu âm nhạc, cảm thanh sắc, bỏ nhà cửa theo gánh hát của cô đào xinh xắn đă cướp đoạt ḷng anh. Hai người đă sống trong ái t́nh; những đêm thanh vắng, chị đă biết bao lần cất tiếng ca nỗi ḷng u ẩn để riêng anh rạo rực nghe; những buổi chiều vàng rực, linh hồn của hai trẻ đă từng ḥa hợp với lá, với cỏ xanh non hơn dưới ánh nắng sắp tàn.

 

Ánh chiều qua, ánh chiều lại qua. Chuỗi ngày ái ân bao giờ cũng ngắn ngủi. Thời khắc trôi, và trôi theo tuổi trẻ, t́nh yêu và hy vọng. Gánh hát tan. Anh chị đưa nhau về ẩn một nơi thôn quê trầm tịch, nhưng người ta không thể chỉ sống bằng ái t́nh và nước lă. Hai người đă cố t́m việc làm, đă dầy dạn nắng mưa, đă biết đời cực nhọc.

 

Cũng như những con ve không biết pḥng xa, anh chị đă phải sống trong sự cùng khốn. Bây giờ đây, sống tạm bợ cho qua ngày, hai người có lẽ không c̣n nhớ những t́nh cảm ngây ngất, những giây phút mănh liệt thuở trước nữa. Sự nghèo khó đă in vết răn trên trán. Người lam lũ chóng khô héo. Tôi ngồi nh́n vợ chồng chị Tạc, bây giờ không t́m thấy dấu vết cuộc đời xưa. Trên nét mặt hai vợ chồng, tôi chỉ c̣n nhận thấy vẻ nhẫn nhục của những người nghèo khó. Không lúc nào hai vợ chồng c̣n nở được một nụ cười vui vẻ; họa hoằn một đôi khi tiếng trinh, tiếng xu ném vào chậu thau liên tiếp, vẻ mặt hai người mới sáng lên một chút. Lúc đó, chồng nắn cung đàn, vợ cao giọng hơn lên, nhưng chỉ c̣n là mong đợi được người ta thưởng nhiều hơn. Không bao giờ chị c̣n hát cho chị nghe nữa, cho chồng chị nghe nữa, mà chồng chị cũng không c̣n rạo rực như xưa; chị, ngày nay, chỉ c̣n hát để mà nuôi thân.

 

Những ngày hè oi nồng đă hết, và cũng đă hết những ngày trong sáng của mùa thu ngắn ngủi. Gió bấc đă bắt đầu đuổi lá bàng trên những con đường vắng, và tiếng sếu kêu lạnh đă vang động trong đêm khuya. Con gái nhà giàu mặc thử những bộ áo nhung ấm, con nhà nghèo rét run trong manh áo rách.

 

Đêm đến, đường sá vắng tanh, không có vẻ đông đúc rộn rịp nữa. Cuộc sinh nhai ngoài phố càng thêm khó khăn; càng ngày càng thấy vắng người dừng chân nghe vợ chồng chị Tạc. Họ vội vàng đi về những căn nhà ấm cúng, hưởng sự êm đềm của gia đ́nh, không ai nghĩ đến những cảnh đời thiếu thốn chung quanh. Tiếng xu rơi vào chậu thau mỗi đêm một hiếm, và tiếng hát của chị Tạc không thấy cao lên nữa.

 

Thỉnh thoảng, tôi vẫn gặp hai vợ chồng chị, nhưng gió mỗi lúc một rét, tiếng đàn tiếng hát mỗi lúc một nhanh; và những buổi mưa phùn lạnh lẽo th́ điệu Nam ai gần hóa ra điệu B́nh bán. Thằng cu con trời rét mà vẫn mặc có cái áo cánh rách; mẹ nó chỉ bó thêm vào ḿnh nó một manh chiếu con để che gió. Tuy vậy, tôi vẫn thấy nó run cầm cập và bỏ cả chậu thau, nép ḿnh vào người mẹ cho ấm. Chị Tạc vừa ôm con lên ḷng vừa hát; chị cũng thấy lạnh, môi chị đă thâm lại, chốc chốc chị lại dừng, ho khan lên một tiếng ngắn. Một vài phút sau, không có ai, vợ chồng cuốn chiếu dắt nhau đi, không biết đi về đâu nữa. Nửa tháng sau đến chỗ cũ, tôi không thấy vợ chồng chị Tạc như mọi lần. Thu ḿnh trong áo, tôi nghĩ rét mướt đă đuổi anh chị đi phương khác kiếm ăn và cũng không để ư đến nữa.

 

Một hôm, có việc về chơi người anh em ở Bạch Mai, tôi rẽ qua xem nghĩa trang Hợp Thiện. Trời đă xế chiều, ánh nắng c̣n thếp vàng những ngọn cây cao. Cỏ tươi thắm. Hoa vạn thọ vàng thẫm. Bỗng tôi rùng rợn thấy lạnh lẽo cả tâm hồn, nhưng không dám phân tách rơ cái cảm giác lạnh lẽo ấy. Trời tối dần. Về phía mộ làm phúc, tôi chợt thấy một đám ma người nghèo. Ba, bốn người phu đương khiêng một cái quan tài mộc, theo sau một người lớn và một đứa trẻ. Một nỗi buồn thấm thía đến cắn lấy ḷng tôi khi tôi nhận ra cha con anh Tạc. Tôi sực nhớ đến tiếng ho khan của chị Tạc những đêm đông giá lạnh, và tôi chợt hiểu v́ lẽ ǵ ít lâu nay tôi không gặp vợ chồng chị. Trong lúc ấy, áo quan từ từ đặt xuống hố, tôi nghe tiếng rút dây rơ ràng trong sự yên lặng của buổi chiều. Rồi có tiếng khóc rên rỉ, đem lại một nỗi buồn mênh mông.

 

Mộ đă đắp xong. Đột nhiên tôi thấy những nét trắng của mấy bông huệ rung trong bóng tối, như sự xao động cuối cùng của một linh hồn sắp tiêu diệt. Người tôi lúc đó dễ xúc cảm như một cốc pha lê mong manh, sẽ động là có tiếng vang. In sâu vào trí nhớ những chấm đỏ thẫm của hương, mùi thơm mát trong gió. Anh Tạc, thằng cu con, mấy người phu trở nên những vết lờ mờ không rơ, nḥa trên nền cỏ đen. Không một tiếng động. Im ĺm. Trong một giây, tôi có cái cảm giác người và vật sắp tan vào bóng tối.

 

Có tiếng nói. Như một sự quái lạ:

- Cho chúng tôi tiền để chúng tôi về. Tối rồi.

Câu nói thản nhiên của bọn phu trong cái không khí âm thầm tôi nghe như một sự xúc phạm. Lặng lẽ, tôi bước lại, cho chúng một hào, và c̣n bao nhiêu tiền trong túi tôi dốc cả vào tay thằng cu con.

 

Từ hôm ấy, tôi không gặp cha con anh Tạc lần nào nữa. Có lẽ anh lang thang với chiếc đàn lẻ loi, với những nỗi đau khổ ngấm ngầm, cha con không chết đói là anh không c̣n mong mỏi ǵ nữa.

 

Và từ đấy, tôi cũng bỏ mất cái thú đi hóng mát buổi chiều.

 

 

HOÀNG ĐẠO

 

Rút từ tập truyện ngắn Tiếng đàn,

Nxb. Đời Nay, Hà Nội, 1941

 

(/O-O/ sưu tầm)

 

ani_hoasutrang_nhapnhay_dep.gif


THƯ VIẾT TỪ STANDFORD

(Phan Gia Thùy Anh)

 

* Cô Phan Gia Thùy Anh 34 tuổi, nguyên cư dân Salt Lake City, đến Mỹ năm 1980 lúc được 8 tuổi, học trung học tại Salt Lake City, sau đó học đại học University of Utah, chuyển qua Phoenix học tiếp và tốt nghiệp tại Phoenix. Cư ngụ tại Phoenix, cô đă làm việc với nhiều công ty lớn, và chức vụ hiện nay là Employee Relations Director của công ty DMB Associates tại Phoenix. Cô c̣n là thành viên có uy tín trong việc xét các đơn xin học bổng của các em sinh viên trong chương tŕnh học bổng Dorrance. (Ông Dorrance, người thừa kế duy nhất của công ty súp Campbell's và là Chủ tịch Tổng Giám Đốc Đại công ty Campbell's. Chương tŕnh này đă cấp học bổng cho các sinh viên VN để theo học tại các trường đại học tại VN từ năm 2003).

 

Đây là bài viết tại trường đại học Stanford, nơi mà cô theo học và từ đó cô gửi cho cha mẹ đang sinh sống tại Salt Lake City qua e mail. Bài bằng tiếng Anh, được cha cô chuyển ngữ sang tiếng Việt.

 

- Thư Thứ Nhất

 

Stanford, California ngày 20 tháng 9 năm 2004

Thưa ba mẹ,

Con đă học được một ngày ở đại học Stanford. Ngày đầu của một sinh viên đă tốt nghiệp và lại tiếp tục đi học thêm để lấy bằng master về bussiness. Đó là những ǵ mà con phải trả lời mỗi khi có người hỏi v́ sao con lại đến đây. Chương tŕnh học tại đây rất khác lạ với các lớp học khác. Một điều quan trọng là sau chương tŕnh học này, con có thể điền vào phiếu tiểu sử , trong phần học vấn là: Stanford University - Graduate School of Business - Emphasis on Human Resourse. Nghe cũng rôm rả lắm chứ.

 

Trong lớp học của con có tất cả 53 "Ông" và "Bà" sinh viên và con là người trẻ nhất. Con cũng nói thêm rằng lớp học này được trường Stanford mở ra cho các sinh viên đă tốt nghiệp đại học, đă đi làm trên khắp thế giới, từ Âu sang Á, đến châu Phi và Úc, kể cả Mỹ Châu. Cứ mỗi ba tháng, các học viên chỉ đến trường đại học Stanford một tuần, ăn ở trong dorm, và theo học liên tục trong 2 năm cho đến khi tốt nghiệp. Dĩ nhiên là học phí rất mắc, nhưng phần lớn, thường là do các hăng của các sinh viên đang làm việc đài thọ .

 

Campus của trường dành cho các ông bà sinh viên rất lớn, mỗi người được một pḥng và trang bị đầy đủ như là một khách sạn 5 sao hạng sang vậy. Hơn thế nữa, chỉ cần 10 phút đi bộ là có thể đến lớp ngay.

 

Một đặc điểm khác của Stanford là rất nhiều sinh viên Á Châu học. Ra đường, đến lớp thấy toàn đầu đen mà thôi. Khí hậu ở bắc California rất lư tưởng, hơi se lạnh vào buổi sáng và mát, ấm suốt ngày. Hôm nay bọn con được nghe thuyết tŕnh về Intel, hăng sản xuất "chíp" của computer. Con đă thu thập được nhiều điều mới lạ và sẵn sàng đem về để ứng dụng trong công việc của con.

 

Các ông bà sinh viên được chia làm nhiều nhóm nhỏ. Nhóm nào cũng có nhiều người đă tốt nghiệp đại học thuộc nhiều sắc dân trên thế giới. Nhóm của con có một ông từ Úc Đại Lợi, ông ta thiệt "hết xẩy", tuổi trung niên, trên 40, với mái tóc hơi bạc và giọng nói rất quyến rủ. Ông ta rất thông minh và đă góp nhiều ư kiến thiết thực cho lớp học, kinh nghiệm lấy từ công việc hiện tại của ông ta. Một anh khác là dân Canada nhưng làm việc tại Chí lợi (Chile), anh ta rất giỏi, thông minh, những điều hiểu biết của anh ta rất thực dụng và rất có ích cho lớp học. Một ông nhọ nồi từ Saudi Arabia, y không nói lấy một tiếng từ đầu cho đến cuối, cho nên con không biết phải kể ǵ về anh ta cho ba mẹ nghe. Một cô nàng da đen đến từ Detroit, cô ta cứ lim dim trong lớp học và bỏ buổi hội thảo ban tối của nhóm. Thật là bơ công để đi mấy ngàn dặm đến đây và không chịu học hỏi ǵ cả. Cô ta nói nhỏ với con rằng là cô muốn ngủ. Con muốn nói rằng nếu cô muốn ngủ th́ không nên ghi danh học tại trường Stanford. Cứ quan sát các ông bà sinh viên này giống y như đang coi chương tŕnh "reality show" và cứ như người ta đang phỏng vấn con và con đă trả lời như trên.

 

Như vậy là một ngày học ở Stanford. Con rất thích thú khi dự các lớp học và hội thảo này, con có chụp h́nh căn pḥng và sẽ e mail cho ba mẹ sau. Thôi con phải đi ngủ để chuẩn bị cho ngày mai, một ngày học thích thú khác.

Con của ba mẹ.

Phan Gia Thùy Anh

 

- Thư thứ hai

 

Stanford, California ngày 21 tháng 9 năm 2004

Thưa ba mẹ,

Con có thể nói là học tại đại học Stanford này một ngày là thông minh hơn ngày hôm trước. Các giáo sư hướng dẫn sinh viên một cách rất khoa học và làm cho sinh viên thâu thập hết các điều hay, lạ từ khắp nơi trên thế giới. Cho đến nay, sau vài ngày học hỏi, con mới biết tại sao những người làm việc trong Human Resourse thường bị nhức đầu. Đây là một môn học rắc rối nhất trong các môn học.

 

Cho đến hôm nay, con đă thích thú gặp gỡ được nhiều người thông minh trên khắp thế giới. Con nói chuyện với một bà tiến sĩ tên là Suzanna Lo đến từ Hồng Kông cũng thuộc nhóm của con, con thích bà ta lắm. Khi biết con chưa đi Hồng Kông lần nào cả, bà ta nói rằng con nên đến thăm Hồng Kông, và khi đến đó, cho bà biết để bà ta có thể dẫn con đi đây đó cho biết. Đó cũng là điều hay, sẽ có một ngày con sẽ đi Hồng Kông, lúc đó con sẽ t́m bà ta. Con đă cẩn thận xin số điện thoại, và hy vọng rằng con sẽ có một thời gian du lịch tuyệt hảo tại Hồng Kông. Nhưng có một điều mà con thấy không biết có phải là tập quán của Hồng Kông hay không, đó là khi ăn, bà ta nhai nhóp nhép và nói chuyện với người trong nhóm khi thức ăn c̣n đầy trong miệng của bà ta. Điều này làm con thấy khó chịu v́ hầu như những chuyện mà bà ta nói đều được nói khi bà ta ăn.

 

Con quên không nhắc đến ông giáo sư hướng dẫn nhóm của con. Ông ta rất thông thái, và đă từng xuất bản hơn 10 cuốn sách về chuyên môn. Ông ta cũng sói (như ba vậy, ha ha) và khi ăn, ông thường ăn với một miệng đầy thức ăn. Nhưng khác với bà Hồng Kông kia, ông không để rơi văi thức ăn ra bàn. Chỉ khi nào có ai hỏi ǵ khi ông đang nhai, ông trả lời ngay với thức ăn đầy mồm, và đôi khi, thức ăn c̣n văng ra khỏi miệng nữa .. yuck.

 

Con cũng quen được một nhân viên cao cấp của Yahoo, cũng thuộc nhóm con. Khi bà ta nói về Yahoo, bà ta tả về công ty này như một "đại gia" trong thương trường. Chà, nếu v́ lư do ǵ mà con không làm việc cho hăng con đang làm nữa, con sẽ xin vào Yahoo ngay. Bà ta rất thông minh và tất cả mọi trở ngại trong công việc mà mọi người thường gặp, bà ta giải quyết một cách nhanh chóng và ổn thỏa.

 

C̣n có anh chàng South Africa, anh ta nhậu rượu vang nhiều hơn ăn, và thường nói những chuyện ăn chơi nhiều hơn học. Lúc đầu, chúng con thích thú khi nghe anh ta kể những chuyện này, nhưng về sau đâm nhàm, bọn con lảng đi khi thấy anh ta sắp mở miệng. Nhưng anh ta đâu có tha, cứ một tay cầm chai rượu, tay kia vài cái ly và đi năn nỉ bọn con dự party với anh ta. Quên nói là anh ta độ 50 tuổi, và hay nói lớn. Chắc là cũng v́ lập gia đ́nh lâu ngày, dưới sự kiểm soát của bà vợ hơi nhiều, cho nên khi được thoát ly ra khỏi nhà, như là đang theo học tại Stanford này chẳng hạn, anh ta trở nên "man dại". Con nghĩ rằng trường Stanford nên thâu băng video các anh chàng nầy và lấy tựa đề là "Old Human Resourse Professionals gone wild" chắc là bán chạy lắm.

 

Trong buổi ăn chiều, con làm bộ ḿnh hơi "già" khi tất cả mọi người trong nhóm, nam cũng như nữ, toàn là các chuyên viên thượng thặng của ngành human resourse, đều nói về chuyện "vú viếc" của đàn bà .. Toàn thể bọn con không biết là đang vi phạm nội quy của ngành Human Resourse khi đem chuyện này ra đùa giỡn.

 

Ồ, ba mẹ biết không, tất cả mọi người đàn bà trong lớp đều gán cho con là người khéo ăn mặc. Điều đó cũng đúng thôi v́ khi đến đây, con đem theo nhiều bộ áo quần hợp thời trang cả mà ..

 

Một điều sau cùng con muốn nói là bà doctor từ Hồng Kông (bà Suzanna) có đặc biệt cho con một tô ḿ ly. Tên hiệu của tô ḿ ly này con không đọc được v́ viết bằng tiếng Tàu, và bà có nói ra, con cũng chưa bao giờ được nghe đến, nhưng bà ta nói rằng đây là loại ḿ ly ngon nhất ở Hồng Kông. Suzanna có cho con thêm một tô ḿ ly nữa để dành cho bữa ăn sáng ngày mai v́ con đă thấy ngán đồ ăn Mỹ rồi. Bà ta nói nếu con thích, bà ta sẽ cho thêm, ha ha, I will ask her more ..

Thăm ba mẹ, con phải đi ngủ lấy sức cho ngày mai.

Con

Phan Gia Thùy Anh

Tái bút: Cho đến nay, ông nhọ nồi Saudi Arabia vẫn chưa chịu mở miệng .. Stay tuned, ha ha.

 

- Thư thứ ba

 

Stanford, California ngày 22 tháng 9 năm 2004

Thưa Ba mẹ,

Hôm nay là ngày dài nhất trong các buổi học bởi v́ chúng con có một "big case" để giải quyết. Dĩ nhiên là big case về chuyện học. Sau khi học ở lớp xong, phải về nhóm để cùng thảo luận, và phải thảo luận cho xong, dù trễ đi mấy cũng phải chịu. Thật rất khó khi thảo luận chuyện học trong dorm. Vào khoảng gần nửa đêm, tụi con nghe có tiếng con gái đùa giỡn ngoài hành lang và tiếng cười xen kẽ của đàn ông. Con nghĩ là họ đang say, v́ khi di chuyển, họ va vào cửa nghe rầm rầm. (Chắc là anh chàng South Africa, người ở pḥng trước mặt, đang có party). Con hơi thấy khó chịu một chút, chà con nói vậy có giọng điệu hơi già một chút phải không ba mẹ ?

 

Hôm qua, mẹ có e mail cho con và muốn "say hi" với mấy người bạn mới của con, v́ vậy ngày mai, lúc 7 giờ sáng, con sẽ vào lớp và đ̣i hỏi họ chú ư để con nói với họ rằng mẹ muốn chào hỏi tất cả mọi người. Điều đó cũng đúng thôi, tuy con là người đă lớn, đă ra đời lâu năm, nhưng mẹ vẫn coi con là bé bỏng .. (mọi người đừng có ghen nghe !!)

 

Khi ngồi trong lớp học hôm nay, con bắt đầu lặng lẽ quan sát các người trong lớp .. Thật buồn cười v́ các người trên khắp thế giới đều ăn mặc khác nhau. Ví như anh chàng người Đức, đang làm việc và sinh sống tại Hồng Kông, tuổi độ hơn 40, mặt trông tựa như tài tử xi nê David Hasslehoff, anh ta mặc cái quần jeans chật cứng, làm con nhớ cái quảng cáo trong ti vi vào thập niên 80 về CK Jeans do cô đào Brook Shields quảng cáo. Chiếc quần không những chật cứng mà mà c̣n bó phần dưới làm cho "đít" của anh chàng như to ra thêm. Ngoài phần ăn mặc, anh là người rất dễ mến, ăn nói mềm mỏng, khiến cho người đối diện không chú ư đến chiếc quần của anh ta khi phải nói chuyện với anh.

 

Chắc ba mẹ hỏi con sao không nói chuyện học mà cứ nói chuyện mấy người trong lớp ? Con nghĩ rằng nói chuyện mấy người này với ba mẹ dễ hơn là nói chuyện khô khan của môn học này.

 

Ba mẹ có nhớ trong nhóm của con có anh chàng Peter đến từ Úc hay không ? Anh ta độ 50 tuổi, và là senior Vice President của công ty anh ta đang làm việc. Anh ta thú thật rằng chưa bao giờ dám vào tiệm Victoria's Secret cả. Do đó trong giờ ăn trưa, tụi con đưa anh ta đến shopping mall bằng xe buưt của trường. Từ Stanford xe chở sinh viên đến khu shopping chỉ mất có 5 phút mà thôi. Đến nơi, bọn con để cho anh ta tự do ngắm nghía và sờ mó đủ mọi thứ trong gian hàng Victoria's Secret. Rồi bọn con lặng lẽ chụp h́nh anh ta. Khi trở lại lớp học, anh ta không c̣n nhớ ǵ về bài học và trường Stanford nữa, trông cứ tơ mơ như c̣n nhớ đến các người nộm với áo quần khêu gợi trong tiệm Victoria's Secret mà thôi.

 

Ô, con quên nói là có một "bà" đến từ VN trong lớp của con nữa. Con gọi là bà v́ có lẽ bà ta hơi lớn tuổi. Bà có vẻ cao ngạo, nhưng sự hiểu biết về chuyên môn rất giới hạn. Con nghĩ rằng có thể bà ta được đào tạo trong môi trường của Cộng Sản nên có những dị biệt với tŕnh độ của người phương Tây hay sao ? V́ thế cách diễn dịch của bà không đủ để làm con hiểu. Hôm qua, con có tiếp xúc với bà ta, và sau khi hỏi vài câu hỏi về chuyên môn trong ngành Human Resourse và của hăng mà bà ta đang làm việc, bà ta đă cho con câu trả lời mơ hồ và không thỏa đáng, cho nên con không thể t́m hiểu được ǵ thêm về Human Resourse của chế độ Cộng Sản được, từ đó con coi bà ta cũng như mọi người khác mà thôi.

 

Buổi ăn tối hôm nay, nhà trường cho ăn "Vietnamese Pho". Con tưởng sẽ được thưởng thức món phở ngon như mẹ thường nấu ở nhà khi đọc thực đơn. Nhưng sư thật phũ phàng, đầu bếp dọn ra một tô nhỏ, đầy nước, vài lát thịt và không có mùi vị phở ǵ cả. Con gọi đó là "Baddo-noodle" v́ tô ḿ ly mà bà Suzanna cho con ngày hôm qua c̣n ngon gấp mấy lần tô phở này nữa. Sẵn đó, tụi con nói chuyện về nấu nướng, con nói về cách nấu phở mà mẹ thường nấu, con c̣n nói thêm về món ḿ vịt tiềm, những món mà Stanford này không bao giờ có cả. Thật là ngạc nhiên v́ tất cả người Mỹ và người ngoại quốc trong lớp này đều thích thú với các món ăn Á Đông. Nhưng theo cách họ diễn tả, đều không đúng những ǵ mà ḿnh đă ăn và nấu cả. Các món ăn Á Đông mà họ đă ăn có vẻ như là biến chế từ thực đơn nguyên thủy của người Á Đông để phù hợp với họ.

 

Hai ngày nữa là con sẽ trở về nhà. Con làm quen được với nhiều người bạn mới ở đây. Trong tương lai, con sẽ có dịp làm việc hay tiếp xúc với những người ngoài nước Mỹ, điều đó có nghĩa là sẽ có nhiều thích thú khi đi thăm hoặc nghỉ hè đến các nước đó. À quên, anh chàng lọ nồi Saudi Arabia vẫn ngậm miệng như hến, giáo sư cũng chịu thua thôi.

Con ngừng ở đây, đi ngủ v́ đă khuya rồi.

Thăm ba mẹ mạnh khoẻ.

Con

Phan Gia ThùyAnh

 

- Thư thứ tư

 

Thư cho ba mẹ từ trường đại học Stanford, California ngày 23 tháng 9 năm 2004

Ba mẹ thân mến,

Hôm nay là ngày cuối của tuần lễ đầu tiên ở Stanford. Con mới đi ăn tối, một buổi ăn tối long trọng của trường Stanford khoản đăi các ông bà sinh viên trong lớp của con. Từ pḥng ăn nh́n ra ngoài, cảnh vật thật là đẹp, mùa thu đang đến, những chiếc lá đang đổi màu, tạo ra một h́nh ảnh đầy màu sắc tuyệt diệu của mùa thu .. Con có thả bộ hôm nay chung quanh trường và thưởng thức cảnh đẹp thiên nhiên của một phần trong 8000 mẫu đất của trường đại học này, trong đó có khu học xá (dorm) của trường. Tuần lễ này, tụi con gọi là "Freshman week" và để con nói cho ba mẹ nghe, dù có Ivy League hay không, mọi freshman ở khắp mọi nơi đều trông như nhau. Bọn họ đều trẻ, trông ngờ nghệch buồn cười và làm những chuyện vớ vẩn ǵ đâu !!

 

Như con đă nói trong thư trước, trường này có nhiều dân Á Đông hơn người da trắng và màu, và cũng có thể nhiều hơn so với bất cứ trường đại học nào của nước Mỹ. Con cứ nghĩ rằng chắc sinh viên Á Đông ở đây c̣n nhiều hơn toàn thể người Á Đông của cả tiểu bang Arizona nữa.

 

Tại đây, con đă được học rất nhiều, không chỉ những trong bài vở mà c̣n học cả từ các người khác nữa. Riêng về môn học Human Resourse, con đă học thêm nhiều kinh nghiệm của các người khác trong nghề lâu năm. Để con kể cho ba mẹ nghe những ǵ con học được trong tuần này:

- Dân Âu Châu thường mặc một bộ đồ trong hai hoặc 3 ngày liên tiếp.

- Người Á Đông đều trông giống nhau cả.

- Phần đông người Á Đông khi ăn thường mở miệng hoặc nhai nhóp nhép.

- Người Da đỏ và người Ấn Độ nói chuyện đều có âm vận giống nhau.

- Các giáo sư của các đại học danh tiếng đều có bằng cấp cao, nhưng họ đều già (tư tưởng) hơn cả nước Mỹ.

- Con được bầu là người ăn mặc đẹp và hợp thời hơn cả, và biết đi shopping hơn ai hết. Không phải được bầu v́ áo quần đang mặc, mà v́ con biết cách dẫn họ đi đến các shopping mall nhanh.

- Và ... CNN cứ lập đi lập lại một tin từ giờ này qua giờ khác như là : Ông Bush hơn ông Kerry với một tỉ lệ nhỏ theo thống kê của viện Gallup. Và Nadar chỉ kiếm được 2%, đủ để cho ông Kerry bị nhột, khó mà thắng cuộc bầu cử ... Thêm nữa, hai người bị rớt máy bay, ai cũng cho là chết, vậy mà lại an toàn, không trầy trụa ǵ cả, ha ha, đó là con nghe đài CNN trong dorm giờ này qua giờ khác v́ không có chương tŕnh nào khác để coi.

 

Thế thôi, đó là những ǵ mà con thu thập được trong suốt một tuần lễ tại Stanford. Con sẽ trở về nhà, trở về với công việc cũ, nhưng cách làm việc có thể thay đổi, đó là những ǵ mà con học hỏi được của Stanford. Con sẽ là Stanford Alumni và con sẽ có đôi chút thông minh hơn ...

 

Thương ba mẹ

Con: Phan Gia Thùy Anh

 

Ps : Doctor Suzanne Lo có cho con thêm mấy tô ḿ ly, bởi v́ con nói với bà ta là mẹ đă nhờ con cám ơn bà đă lo cho con trong những ngày xa nhà. Do đó bà Lo cho con thêm và nói là để dành cho mẹ . Vậy con sẽ đem về cho mẹ ăn thử, coi có ngon như lời con nói hay không?

 


PHAN GIA THÙY ANH

(/O-O/ sưu tầm)

website counter