"GODAUTRE" TẠI HOA KỲ
(Hoàng
Đức)
Tác giả đă được
trao tặng một giải thưởng đặc
biệt Viết Về Nước Mỹ 2005. Ông sinh năm
1940. Trước ở Việt Nam làm nghề dạy
học, sang Mỹ làm đủ mọi nghề
thượng vàng hạ cám trước khi lại tiếp
tục nghề dạy học ở cấp Trung học và
Đại Học Cộng Đồng. Hiện đang
hưu trí và là cư dân Westminster.
*
Chẳng hiểu có phải v́
nghiệp dĩ hay không mà ma đưa lối quỷ
đưa đường, sau gần 10 năm từ
bỏ nghề mô phạm vừa cao quư vừa lắm
bội bạc này, khi định cư tại Mỹ, tôi
lại ṃ mẫm theo học ngành giáo dục.
Một lần nữa, trên xứ
người, tôi trở lại học đường,
vẫn đứng trước học sinh, nhưng không c̣n
chiếc bảng màu đen với viên phấn trắng ngày
xưa mà trên tay, nay là những ngọn bút nhiều màu và
chiếc bảng màu xanh lục mát mắt. Những lúc
hứng chí, tôi tha hồ múa bút mà không c̣n sợ bụi
phấn tung bay tít mù làm khổ cho buồng phổi của
những ông thầy bà giáo thuở xa xưa.
Tôi tiếp tục hành nghề
"godautre" ! Và lần này mới thật là vô
phương gơ đầu v́ lũ học sinh trung học
của tôi đầu cứng như cục "đá chấy"
(tiếng Huế của tui) nhồi chữ vào đă khó
rồi, làm sao mà dám gơ đầu, gơ mạnh hay gơ nhẹ
cũng "no can do". Tại Việt Nam, trước
năm 1975 và trước nữa, vào thời Đệ
Nhất Cộng Ḥa của Việt Nam, học sinh lễ
độ với thầy giáo, dù không được như
cụ Khổng phán "Quân Sư Phụ" th́ cũng
được kính trọng theo kiểu "Nhứt tự
vi sư, bán tự vi sư". Bây giờ th́ trên
đất Mỹ, học sinh trung học gần như là
"Bầy thú trước bảng đen" hệt
như cuốn phim mang tên này một thời nổi
tiếng tại Việt Nam trong thập niên 1950. Giáo sư
trung học ở Mỹ phải dạy 8 giờ một
ngày, nói là "giờ" nhưng thực ra chỉ 50 phút.
Giờ đầu trong ngày là giờ "home-room"
giống như giờ hướng dẫn trong hệ
thống giáo dục của ta. Giáo sư vào pḥng của ḿnh
để chờ học sinh hay phụ huynh học sinh
đến "vấn nạn", bàn đủ mọi
thứ chuyện trên trời dưới đất ít khi
liên quan đến việc học. Thỉnh thoảng
mới tiếp một vài phụ huynh đến bàn về
chuyện học hành của con em họ.
Ngồi lắng nghe những khúc
mắc, những hoàn cảnh gia đ́nh của họ và
những đề nghị thay đổi phương
thức giảng dạy v.v.. và v.v.. Lắm lúc, vừa nghe
vừa cố gắng chống lại cơn buồn
ngủ v́ chỉ toàn chuyện ruồi bu không thể nào áp
dụng được vào học đường.
Có hôm tôi phải nghe những
lời khen ngợi ngượng chín cả người v́
bà khen tôi là mẹ của một con bé học tṛ trong lớp
Chín của tôi. Con bé rất ngoan, nhà lại nghèo (?). Có
nhiều buổi trưa nó đến gặp tôi, mặt
rầu rĩ, bảo là mẹ nó hôm nay không có tiền cho nó
ăn trưa. Thế là tôi phải dí cho nó vài đồng
để mua snack ăn trưa. Nó bảo mẹ nó rất
mến tôi. (Không biết mến ở cái khổ nào khi
chưa hề biết nhau ?).
Tưởng cũng nên mở
một dấu ngoặc để giải thích rơ hơn
về quản trị học đường ở Mỹ
cho những ai không có dịp theo học Trung học ở
Mỹ. Ở Việt Nam ḿnh, giáo sư phải di chuyển
từ pḥng này đến pḥng khác để "t́m"
học tṛ. Trái lại ở Mỹ, mỗi giáo sư
của mỗi bộ môn có một pḥng học dành riêng .
Họ chỉ đến ngồi "trụ tŕ" trong
pḥng và chờ học sinh "t́m" đến họ theo
đúng nghĩa "tầm sư học đạo".
Học đạo mô chẳng thấy chỉ thấy phá
phách là không ai bằng. Thực ra tôi cũng vơ đũa
cả nắm chứ trên thực tế cũng có những
học tṛ ngoan, biết kính trọng thầy, cô giáo và chuyên
chú học hành.
Cuối giờ học, thay v́ giáo
sư xách gói ra đi th́ ở đây học sinh xách cặp
rời khỏi pḥng và một nhóm học sinh thuộc tŕnh
độ khác lại lũ lượt kéo nhau vào pḥng
để "quần thảo" cho những ông thầy
thuộc chủng tộc thiểu số cỡ như tôi
phải nhụt chí nam nhi. Tôi cũng hơi bi thảm hoá
cuộc đời nhà giáo ở Mỹ, nhưng quả
thật là tôi chán lắm rồi nghề gơ đầu
trẻ trên xứ Cờ Hoa.
Nhiều lúc đang thao thao bất
tuyệt, hăng say giảng bài hay múa bút như rồng bay
phượng múa trên bảng gỗ màu xanh, bất chợt
nh́n xuống lũ học tṛ (chẳng phải "nửa
người, nửa ngợm nửa đười
ươi" như học tṛ của cụ Cao bá Quát) tôi
thấy rải rác đây đó một vài học sinh
gục đầu trên bàn đang mơ giấc mộng kê
vàng, một vài cô cậu, khá hơn, đang cố
nhướng mắt chống chọi với cơn
buồn ngủ v́ nuốt không trôi bài giảng của tôi và
một vài cô nương xuân th́ hơ hớ đang chăm
chú tô lại vành môi son bóng nhẫy, viền lại riềm
mi xanh ngắt một màu liêu trai hay kẻ lại chân mày lá
răm như đang chuẩn bị cho một cuộc thi
hoa hậu.
Bao nhiêu ư chí, bao nhiêu lương
tâm chức nghiệp trong con người mô phạm của
tôi bỗng như chùng hẳn lại tựa như nhạc
sĩ Đan Thọ trong ca khúc "Chiều Tím":
"Từ đó, đàn nhớ thanh âm, chùng dây vĩ
cầm, người xa vắng rồi, chiều sang em
ơi, mây bay hoa trôi lá rơi".
Đang giảng bài ngon trớn,
bỗng vài cô cậu ngứa mồm hét toáng lên: "Free
class , Sir!" (Chúng xin tôi nghỉ giải lao đấy quư
vị ạ !). Được thế cũng c̣n khá!
Chứ đôi lúc chúng thân mật gọi đích danh của
tôi: "Free class, H. !" Thật là tức muốn ứa
gan ! Sống ở Mỹ đă 20 năm nhưng tôi chưa
thể quen được với lối "xách mé"
gọi tên tục như con dâu gọi tên bố mẹ
chồng, cháu chắt gọi tên ông bà nội, ngoại. Hay
là đang lúc bận tíu tít, nghe phone reo, thế mà nhắc
phone lên lại nghe ở đầu dây đàng kia, chẳng
họ hàng thân thích bà con hay bằng hữu ǵ hết,
một chàng hay một nàng phát ngôn một câu chào hỏi thân
thiện kiểu Mỹ: "Hi John!" hay "Hi Mike!"
Những lúc học sinh xin phép
nghỉ giải lao, "free class", dù chẳng thích tí nào
v́ lương tâm chức nghiệp cắn rứt, v́
nghĩ là làm thế tức là ḿnh ăn cắp giờ
của học khu đă trả tiền lương cho tôi,
nhưng biết là không thể nào kéo dài giờ học
hơn được nữa, đành bấm bụng cho
phép học sinh nghỉ giải lao dăm ba phút, để
rồi nh́n "những điều trông thấy mà đau
đớn ḷng".
Học sinh của tôi túm năm,
tụm ba, bù khú, ồn ào như cái chợ, không thể nào
kiểm soát được dù biết là các lớp "hàng
xóm, láng giềng đang cần sự yên lặng để
nghỉ ngơi". Cũng may là hiện tượng này
xảy ra thường xuyên hầu như cho tất cả
các lớp học, cho tất cả các giáo sư trong
trường nên cũng chẳng có ai phiền trách ai. Các
nữ sinh th́ trăm khi như một, trong những lúc
được tự do như thế này chúng thường
đem tất cả đồ nghề trang điểm và
mỹ phẩm phụ tùng đủ loại ra để
một đống trên bàn và chăm chú giúp nhau tô son,
nhồi phấn, làm đủ các kỹ xảo make-up.
Thầy giáo như tôi, tuổi ngoại tứ tuần,
sắp sửa bước vào con đường số 5,
từ trước đến nay chưa bao giờ trông
thấy cảnh làm đẹp tập thể, trang điểm
giữa ban ngày ban mặt ở chốn công cộng như
thế này nên thật là một mối khổ tâm
đầy mâu thuẫn v́ được ngắm những
nhan sắc lồ lộ đẹp tựa thiên thần ḷng
tôi không nhiều th́ ít cũng thấy xúc động v́ cái
khiếu thẩm mỹ của ḿnh. Tôi không biết phải
trang bị cho tôi một nét mặt như thế nào trong
hoàn cảnh dầu sôi lửa bỏng này, đứng
ngồi không yên này. Phớt lờ Ăng Lê như Liễu
Hạ Huệ trong truyền thuyết Trung Hoa, thấy
sắc không động ḷng tà chăng? Một đôi
mắt thao láo hay lim dim, một cái nh́n băng giá hay mắt
môi đều cười khinh ngạo, hay giả tảng
chăm chú nh́n vào trang sách để cho thế sự êm
đềm trôi xuôi. Tôi muốn có một thái độ mà
lũ học sinh của tôi không thể cho tôi là "nhát
gái" hay là đệ tử của "ông Thầy",
ngoài mặt ra cái dáng nghiêm trang mà bên trong th́ ḷng hươu
dạ vượn, xuân t́nh dấy động đùng
đùng. Thật là khổ thân tôi ! Già th́ cũng chưa già
mà trẻ th́ cũng đă qua rồi thời bay
bướm.
Tôi nhớ lúc bấy giờ tôi
đă cố tạo cho ḿnh một vẻ dửng dưng,
b́nh thản xem mọi sự trên đời như "ne
pas" dù cảnh tượng lúc đó trong lớp học
thật là xốn mắt. Thú thật tôi mê cái e lệ
rụt rè của Á Đông hơn là cái suồng să
đượm phần trăng hoa, tự do quá trớn của
phương Tây. Ngày nào cũng chịu đựng cảnh
"chợ đời" như thế nên tâm hồn tôi
chai cứng gần như vô cảm.
Một giờ học kéo dài 50
phút, nhưng v́ yêu cầu của học sinh nên
thường có 10 phút free class, do đó trên thực chất
chỉ có dạy học 40 phút một giờ mà tiếng
Mỹ gọi là "period". Vậy không kể
"period" đầu là "home-room", mỗi ngày
chúng tôi chỉ thực sự làm việc 7x 40 phút = 280 phút /
60= tức là 4 giờ và 40 phút trong lúc các ngành nghề khác
phải làm việc 8 tiếng đồng hồ,
tưởng cũng không phải là một công việc
nặng nhọc. Ngoài ra lại c̣n những ngày nghỉ mùa
xuân, nghỉ lễ Chúa Giáng sinh, rồi Chúa Phục sinh và
những ngày lễ khác vv.. và nhất là nghỉ hè 3 tháng nên
nghề giáo ở Mỹ cũng có thể xem như
được ưu đăi. Thế mà gần như năm
nào nhà giáo cũng xuống đường đ́nh công
đ̣i hỏi thêm quyền lợi.
Nghề dạy học, theo tôi,
cũng khá nhàn hạ nếu không gặp phải những
cảnh ngộ bực ḿnh và "éo le" tôi xin
lược kể sau đây:
Mỗi lớp có khoảng
chừng từ 15 đến 25 học sinh. Trong số này
chỉ cần có 2 hay 3 đứa học sinh thuộc
loại đầu ḅ, ngỗ nghịch là giáo sư như
sống trong 1 cơn ác mộng. Học sinh thuộc thành
phần này thường biểu diễn đủ mọi
cách để chọc cười bạn bè và đồng
thời làm buồn ḷng giáo sư, chẳng hạn như
đội nón thùm thụp trên đầu bất kể mùa
nóng hay mùa lạnh, dù trong pḥng đă có máy điều hoà
không khí hay máy sưởi, hay hai chân gác lên thành ghế phía
trước của bạn học (học sinh ở Mỹ
mỗi em có 1 chiếc bàn cá nhân dính liền với ghế)
Tôi thấy ngứa mắt vô cùng nhưng hỏi bạn
đồng nghiệp người Mỹ th́ họ
đều nhún vai bảo là hơi đâu mà để ư
đến những cái vặt vănh ấy, lúc nào quá lắm
hẵng hay. Nhưng biết lúc nào là quá lắm và thế nào
th́ có thể chấp nhận được. Đành làm
ngơ vậy !
Phát bài cho học sinh, điểm
cao th́ mặt mày hí hửng, cười vui, "thank you,
sir!" ào ào, nếu điểm thấp th́ mặt mày bí
xị, hầm hầm. Có đứa lại tỏ vẻ
cóc cần, vừa xem thấy điểm thấp là dầy
ṿ tờ giấy thành một viên tṛn vo, khoan thai đứng
trong vị thế của một cầu thủ bóng rổ
ở điểm phạt "free throw", ngắm nghía
thật kỹ và thảy viên giấy vào chiếc thùng rác
đặt cạnh bàn giấy của tôi ở phía cuối
tấm bảng xanh. Gan ruột tôi như thắt lại v́
cố giữ cho cơn giận khỏi vỡ oà và tảng
lờ như không trông thấy hành động mất
dạy của tên học tṛ ngỗ nghịch. Cũng có
thằng thuộc loại đầu ḅ, đầu bứa,
xem thấy bài ít điểm là vội vă xin phép ra khỏi
lớp để trút cơn giận bằng cách đóng
ầm cánh cửa pḥng làm rung chuyển cả lớp
học y như trong một cơn động đất.
Tôi c̣n nhớ rơ tôi có một tên
học tṛ trong lớp 10, mỗi lần thấy nó hiện
diện trong lớp là chỉ muốn bỏ ra về
hoặc xuống xách tai hay đá đít nó ra khỏi pḥng v́
cái bản mặt kênh "x́ po" và khiêu khích của nó.
Chẳng may cho nó hay cho tôi (?), một hôm tôi gặp 1 bà
người Mỹ trẻ đẹp trong siêu thị, bà ta
vui vẻ chào tôi và tự giới thiệu là mẹ
thằng bé, "nỗi bất hạnh của tôi" trong
chuỗi ngày dạy học ở thành phố này, một
thành phố nhỏ mà đa số dân cư sống bằng
nghề khai thác mỏ than. Tôi cũng chẳng biết
tại sao bà ta biết mặt tôi. Tôi lịch sự nói
chuyện cùng bà và trong một lúc không ngăn nổi
ngọn trào ḷng tôi đă thẳng thắn thưa cùng bà ta rằng
con của bà là một cơn ác mộng của tôi và
khẩn khoản yêu cầu bà răn dạy nó, bảo nó
để tôi yên trong lớp học. Tôi đă thuộc
nằm ḷng câu tục ngữ Pháp: "Có những sự
thật không nên nói ra!" Thế mà không hiểu sao lúc
đó tôi lại buột mồm thốt lên một câu nói làm
buồn ḷng người thiếu phụ thật dịu
hiền kia. Mà bà ta hiền dịu thật v́ tôi chỉ
thoáng thấy một nét ngỡ ngàng trên gương mặt
của bà rồi bà hứa với tôi sẽ răn dạy
con bà từ nay không làm phiền ḷng tôi nữa.Tôi rối rít
cảm ơn bà và xin bà tha lỗi cho tôi đă mang
đến cho bà một nỗi phiền muộn v́ sự
thiếu tế nhị của tôi.
Mấy hôm liền tôi đă
hối hận và giận ḿnh không ḱm được tính nóng
nảy, thiếu lịch sự. Sau buổi nói chuyện
với người mẹ đau khổ v́ có đứa con
hư, vào lớp, tôi thấy thằng bé và cô bồ (girl
friend) của nó giờ đây ngoan ra phết, tôi cứ
nghĩ là do sự dạy bảo của bà mẹ và ḷng tôi
lại bỗng thấy xốn xang và lại càng ăn
năn hơn. Ngờ đâu, một hôm, hai cô học tṛ
ngoan của tôi cho tôi hay là hai cô cậu kia đă bị
một nhóm học tṛ ngoan của tôi ra tay nghĩa hiệp
bênh vực tôi bằng cách dằn mặt bảo rằng
nếu chúng c̣n tiếp tục phá rối tôi th́ sẽ gánh
lấy những hậu quả không tốt đẹp. Tôi
cảm ơn hai cô bé ngoan và gửi lời cảm ơn
đến các học sinh khác đồng thời cũng yêu
cầu đừng làm lớn chuyện một cách vô ích v́
tôi thừa sức chịu đựng những bất
như ư trong cuộc đời.
Nghề dạy học,
người Pháp bảo là nghề bội bạc, (métier
ingrat) đôi khi cũng có được những niềm
vui như thế đó.
Thời đó, vợ con tôi
đang theo học tại một thành phố thuộc
tiểu bang kế cận nơi tôi dạy học nên tôi
đơn thương độc mă trong một thành
phố xa lạ, chỉ ḿnh tôi là người Việt Nam.
Thành phố lại nhỏ bé nên chẳng có chợ Á
Đông, mỗi lần về thăm nhà, tôi mua dự
trữ sẵn lương thực khô để rồi lúc
nào thèm món ăn ǵ của quê hương tôi lại phone
về cho vợ tôi để hỏi cách thức nấu
nướng. Nhưng rồi, nhiều hôm, cơm canh
đặt sẵn trên bàn mà ḷng ngao ngán, ngậm ngùi, chua xót
v́ cảnh đơn côi xa vợ, xa con, nên chẳng
thiết ǵ đến ăn với uống. Thế là tôi
phone gọi mấy tên học tṛ "ruột" trong đội
bóng rổ của nhà trường (tôi vốn ham mê thể
thao nên chơi thân với lũ này) bảo chúng đến
nhà tôi ăn cơm Việt Nam. Mấy thằng "cốt
đột" này, vừa da đen vừa da trắng, mê
tài đầu bếp của tôi lắm, chúng ăn ngấu
nghiến ngon lành làm tôi vơi đi nỗi nhớ nhà.
Ăn xong lại c̣n xin tôi mấy gói ḿ ăn liền bóc ra
nhai rau ráu thật là tự nhiên như mấy anh bộ
đội chân ướt chân ráo mới vào Nam.
Những giây phút như thế này
thực là "ấm ḷng chiến sĩ lúc xuân về"
v́ c̣n ǵ sung sướng bằng khi ḿnh được
người chiếu cố tận t́nh những món ăn
vật chất cũng như tinh thần của ḿnh. Nam
sinh th́ OK, chứ tuyệt đối không dám mời nữ
sinh về nhà. Có mà ra hầu ṭa sớm ! Dù ḿnh có tiết
sạch giá trong đến đâu cũng không thể tránh
khỏi miệng thế gian đàm tiếu. Thế mà tôi
cũng đă một lần suưt bị thân bại danh
liệt dù là "oan ôi ông địa".
Số là như thế này: một
hôm lúc tan học, trong khi xuống cầu thang tôi bỗng
nghe tiếng gọi tên tôi, quay lại th́ thấy cô bé
học sinh của tôi ở lớp 9 đang nhoẻn
miệng cười với tôi. Nói là cô bé chứ thật ra
là một gương mặt đẹp như thiên thần
trên một thân xác ph́ nhiêu. Chỗ nào phải nở nang th́
đă căng cứng nứt nẻ, và chỗ nào đáng lư
phải thon nhỏ thanh tú th́ lại ph́nh to sồ sề
như lợn sề năm bảy lứa. Thật tôi không
thể nào hiểu nổi tại sao mà lại nên cớ
sự như thế này và thầm tiếc cho một
tấm nhan sắc lẽ ra phải chim sa cá lặn. Tạo
hóa thật trớ trêu hay tại con ngựi đă tham ăn
tham uống mà làm giảm giá nhan sắc tạo hóa đă ban
cho thuở ban đầu.
Cô bé khoe với tôi là vừa
mới được bố tặng một chiếc xe
hơi mới cáu cạnh hiệu Ford Taurus nhân sinh nhật
thứ 16 và cô mời tôi đi một ṿng thành phố trên
chiếc xe mới của cô ta. Tôi thường rất ư
tứ trong lúc giao thiệp với nữ sinh, chẳng
biết hôm đó tâm hồn thơ thái như thế nào mà
tôi đă nhận lời mời không một phút giây do
dự.
Ngồi trên xe do cô bé lái phom phom
bấy giờ tôi mới thấy ḿnh "dại gái" vô
cùng tận. Nếu chẳng may bị bố mẹ cô ta
bắt gặp mà họ kỳ thị chủng tộc và
muốn khó dễ với ḿnh th́ thật tôi t́nh ngay mà lư gian,
làm sao chạy khỏi tội danh "sách nhiễu t́nh dục"
hay là "dụ dỗ gái vị thành niên". Nếu có ai
thù tôi (mà học sinh không ưa tôi cũng không thiếu ǵ!)
mách lại với bố mẹ cô bé và thêm mắm thêm
muối vào th́ tôi cũng "chết một cửa
tứ" chứ chẳng phải chơi.
May sao cô bé học sinh của tôi
đă đưa tôi đến bến an toàn và thân không
bại, danh không liệt. Tôi lấm lét nh́n quanh như chó
ăn vụng bột để xem thử có ai nh́n thấy
tôi đi cùng xe với nữ sinh của tôi không và vội
vàng lấy xe lái ra khỏi trường. Trên
đường lái xe về nhà, tôi thầm cảm ơn
Trời Phật đă phù hộ cho tôi tai qua nạn
khỏi.
Sư lo ngại của tôi không
phải là thái quá đâu! Mấy hôm sau, tôi không thấy cô bé
đi học. Hỏi một học sinh bạn thân của
cô ta mới biết là cô bị ông bố vũ phu đánh
bầm mặt v́ ông bắt gặp cô ta đi chơi
với boy friend người da đen và ông bố là típ
người kỳ thị thuộc hạng gộc. Cô bé
phải nằm ở bệnh viện. Chẳng biết ông
bố có bị tù tội ǵ về hành đồng thô
bạo này không. Thử tưởng tượng thay v́ anh
chàng da đen xấu số đó lại là tôi, một ông
giáo già, da vàng tóc đen th́ có khổ cho đời con không
Chúa ơi. Thiếu ǵ chuyện t́nh không phân biệt tuổi
tác như kiểu Lolita !
Một chi tiết khác khá thú
vị ở học đường Mỹ là các thầy cô
mang thức ăn theo và có thể ngồi ăn trưa
tại pḥng của ḿnh nếu không muốn ăn tại
pḥng ăn của giáo sư. Tôi v́ muốn tự do thoải
mái nên lúc nào cũng ăn tại pḥng của tôi. Một
số học sinh thuộc "phe ta" cũng xin phép tôi được
ăn trưa tại pḥng của tôi. Dĩ nhiên là tôi cho phép
v́ "càng đông càng vui nhiều". Học sinh của
tôi nhân dịp này thường hay tâm sự với tôi, than
thở rằng đă bỏ "bồ" hay buồn v́
"bồ" bỏ và không quên hỏi tôi đủ
mọi thứ chuyện trên trời dưới đất
ngay cả những chuyện thật riêng tư như
tiền lương của Thầy có đủ sống
không, Thầy có tiền savings không, trước khi lấy
vợ Thầy có sex với vị hôn thê không v..v... Chúng
tự nhiên giới thiệu gia cảnh của chúng, hồn
nhiên bảo là mẹ tôi hiện sống với bố
thằng này và ngược lại vv .. Có đứa lại
bạo mồm bạo miệng bảo là nếu Thầy c̣n
độc thân tôi sẽ giới thiệu với mẹ tôi
vừa ly dị cách đây mấy tháng. Tự nhiên
đến thế th́ thôi ! Thật thoải mái trong t́nh
cảm, trong nghĩ suy về cuộc sống !
Nói đến học sinh mà không
nói đến phụ huynh học sinh tưởng cũng là
một điều thiếu sót ! Tôi có một số học
sinh thật ngoan hiền nên chúng về nhà thường
bốc thơm tôi với bố mẹ chúng. Thế là quư
vị phụ huynh này gặp tôi tại siêu thị
độc nhất của thành phố, họ nh́n ra tôi ngay
v́ tôi là người Việt Nam duy nhất ỏ đây.
Thế là ân cần mời chào "rủ rê" tôi về
nhà họ thăm viếng hay đến nhà thờ sinh
hoạt cuối tuần và dĩ nhiên sinh hoạt là có ngay
màn ăn uống tiếp theo. Và miệng truyền
miệng, học sinh của tôi mè nheo, ganh tị, bảo là
tại sao tôi đến nhà thờ này mà không đến nhà
thờ kia và để cho công bằng và v́ lịch sự xă
giao và cũng v́ lười biếng bếp núc nên gần
như cuối tuần nào tôi cũng xách miệng đi
ăn pot luck tại nhà thờ như ngoan đạo
lắm nhưng thật ra là ngoan ăn và ham vui. Nhà thờ
ở thành phố này thật đa dạng và nhiều nhan
nhản, có khi hai nhà thờ chỉ cách nhau vài ba căn nhà.
Tôi ṭ ṃ hỏi học sinh của tôi th́ mới biết là
chẳng có ǵ khác biệt cho lắm. Nhà thờ này chấp
nhận đàn dương cầm, nhà thờ kia chỉ
chấp nhận ca ngợi Chúa bằng lời ca không có
nhạc đệm dương cầm. Chỉ có thế
thôi mà phải có đến hai nhà thờ và hai họ
đạo khác nhau. Lạy Chúa tôi ! Chúa có biết
điều này chăng ?
Sau cùng, phải nói đến các
đồng nghiệp của tôi chứ ! Xin nhắc lại
đây là một thành phố nhỏ nên mọi người
gần như đều biết nhau, do đó có một
sự gần gũi, thân thiện theo kiểu láng giềng
hay thôn quê Việt Nam chúng ta. Đặc biệt là trong
một ngôi trường nhỏ bé mà gần như 50% các
bạn đồng nghiệp của tôi đều đă
từng ly dị. Có nguời đang sống với
đồng nghiệp và người hôn phối cũ
của họ cũng đang sống với bạn
đồng nghiệp trong trường v́ dân số của
thành phố này quá nhỏ nên không thể "t́m bạn
bốn phương" dễ dàng như các thành phố
lớn. Họ sống tự nhiên bên cạnh nhau như
cảnh thay vợ đổi chồng trong những clubs
đặc biệt. Thật là một ḥa đồng hôn nhân
thoải mái chứ không như người Việt Nam ta sau
khi ly dị là xem nhau như kẻ thù. Tôi nghĩ đây là
một điểm son của phong tục tập quán Mỹ
mà ḿnh nên noi theo. Khi thấy không thể cùng sống bên nhau
th́ ly dị chứ đừng miễn cưỡng
sống với nhau mà không thèm nh́n mặt nhau như sống
trong cảnh địa ngục trần gian, nhưng
phải nên xem nhau là bạn v́ dầu sao th́ cũng đă
một thời là bạn đường của nhau. Các
bạn đồng nghiệp của tôi đối với
tôi thật dễ thương không một mảy may tị
hiềm hay kỳ thị. Tôi nhớ một "giai
thoại" mà cho măi đến bây giờ mỗi khi
nghĩ đến tôi vẫn c̣n thấy ăn năn.
Một hôm, ông hiệu trưởng trường tôi đích
thân lại chiếc school bus to tổ bố đưa chúng
tôi đi du khảo. Lúc chiều về, trong buổi party có
khiêu vũ, một cô (hay bà, tôi không rơ) thư kư của
trường đă mời tôi ra sàn nhảy v́ bà không c̣n có
partner nào khác, tôi đă không có can đảm nhận lời
v́ tôi quê mùa không biết nhảy. Cô ta năn nỉ và trấn
an tôi rằng cô ta sẽ d́u tôi đi v́ điệu nhảy
này không khó. Đây là một điệu nhảy biến thể
của dân thiểu số nơi chúng tôi đến khảo
sát. Tôi v́ e lệ rụt rè nên nhất định không ra sàn
nhảy, chỉ ngồi xem và "phá mồi". Sau đó,
về nhà, tôi ân hận măi là đă không hào hoa phong nhă một
tí nào để cho một người đàn bà phải
năn nỉ ḿnh và phải tẽn ṭ v́ bị từ
chối. Không biết cô ta có rủa tôi không và tôi nghĩ tôi
cũng đáng bị rủa lắm. Tôi tự hỏi
nếu cô này là một người đẹp th́ tôi có
cư xử như thế hay không. Và lẩn thẩn suy
nghiệm rằng nếu cô ta đẹp th́ đâu cần
đến tôi. Âu cũng là một kỷ niệm
đẹp cho một đời cù lần !
Nghiệp dĩ
"godautre"của tôi đă chấm dứt không kèn không
trống sau khi tôi làm một con tính so sánh những buồn
vui trong nghề giáo trên xứ Cờ Hoa. V́ thấy buồn
nhiều hơn vui và v́ một thầy giáo chịu nhiều
ảnh hưởng của Cửa Khổng, Sân Tŕnh không
thể nào chấp nhận những t́nh huống "trái tai
gai mắt" nên cuối năm đó tôi đă viết
đơn xin từ nhiệm dù ông hiệu trưởng và
một số học sinh ngoan của tôi đă khẩn
thiết yêu cầu tôi ở lại. Việc từ
nhiệm của tôi cũng một phần do câu chuyện
sau đây:
V́ không thể chấp nhận thái
độ hỗn láo của một học sinh, tôi đă
mời phụ huynh của em này đến trường nói
chuyện với tôi cùng với sự hiện diện
của ông hiệu trưởng. Sau khi nghe tôi tŕnh bày câu
chuyện vô lễ của cậu bé học sinh, ông hiệu
trưởng đă đồng ư với tôi và đồng
thời cũng xác nhận là cậu bé đă có thái
độ và lời lẽ hỗn xược ngay
đối với ông hiệu trưởng trước khi
bố của cậu đến văn pḥng ông hiệu
trưởng, khi cậu nhỏ trả lời những câu
hỏi của ông mà không biết dùng chữ "Sir",
một bắt buộc tối thiểu trong phép lịch
sự. Ông bố của cậu bé, sau khi nghe câu chuyện
của chúng tôi đă cười khẩy và bảo chúng tôi
rằng: "Con tôi mới 14 tuổi (cậu bé to cao như
một thanh niên) quư ông nếu muốn nó lễ độ
th́ trước tiên phải lễ độ đối
với nó".
Giọt nước cuối cùng làm
tràn ly nước. Tôi đă ngán ngẩm và ngậm ngù́
quyết định từ nhiệm ngay từ lúc đó
nhưng phải đợi đến cuối niên học
mới ra đi.
Học sinh của tôi đă
tiễn đưa tôi trong t́nh thân ái thầy tṛ cùng một
quà tặng tôi vẫn c̣n giữ măi đến bây gị.
Đấy là quyển Year Book với nhiều h́nh ảnh
của trường, của lớp, của học sinh,
của thầy cô giáo và rất nhiều những nét chữ
gà bới (học sinh Mỹ đa số đều
viết chữ xấu v́ đă có máy vi tính và máy đánh
chữ) của học sinh viết tặng tôi, ghi lại
những kỷ niệm và những tán tụng "công
ơn" của tôi. Thật cảm động ! Tôi
vẫn thỉnh thoảng lấy ra đọc lại
những ḍng chữ quư báu này và trên bàn làm việc của tôi
hiện nay là một tấm plaque mạ vàng do một nhóm
học sinh lớp 12 thân tặng, ghi ḍng chữ :
"To: Mr... Outstanding Teacher "
một niềm hănh diện của cuộc đời nhà
giáo trên xứ người.
Xa rồi phấn
trắng bảng đen
Buồn vui nghiệp
dĩ bao phen ngậm ngùi
Quê hương xa cách
ngàn khơi
Vời trông cố
quận chơi vơi hồn nầy
HOÀNG ĐỨC
(BAI
CHUYEN sưu tầm)