TƯỜNG TR̀NH CHUYẾN CÔNG TÁC CỨU TRỢ NẠN NHÂN BĂO LỤT TRONG
CHIẾN DỊCH "CHÉN GẠO T̀NH THƯƠNG"
CỦA PHONG TRÀO HƯNG CA VIỆT NAM
Ngay
sau khi phát hành số báo tuần rồi, Ban biên tập
tuần báo PhốNhỏ từ
vùng Hoa Thịnh Đốn
đă cùng một số anh
chị em Phong Trào Hưng Ca
Việt Nam đi tới thành
phố Houston hôm Thứ Bảy 17/9/2005, mang số tiền quyên góp
đợt 1 của chiến dịch "Chén Gạo T́nh Thương"
trao lại hai tổ chức Cộng đồng tại Houston (Texas) và Louisiana để tiếp tay trong công tác cứu trợ đồng bào nạn nhân băo lụt.
Cố gắng tận
dụng thời gian ngắn
ngủi của hai ngày cuối tuần, anh chị em Phố
Nhỏ và Hưng Ca vừa
phụ giúp việc cứu
trợ, vừa trực tiếp thăm hỏi bà con đồng hương từ ba tiểu bang bị băo Katrina
tàn phá (Louisiana, Mississippi,
Alabama) về tỵ nạn
tại Houston, đồng
thời gặp gỡ một
số thiện nguyện viên
đă sát cánh với đồng bào trong những ngày chạy băo, để t́m hiểu và cập nhật
về t́nh h́nh nạn nhân thiên tai.
Với
sự hỗ trợ
của kư giả Dương Phục, Giám đốc
đài phát thanh Saigon Houston -- là cơ quan truyền thông đă phát
động và tích cực góp phần vào công tác cứu trợ đồng bào ngay từ
ngày đầu tiên -- chúng tôi đă gặp ông Huỳnh
Hồng Quân (Chủ tịch Cộng đồng
người Việt tại Louisiana) và ông Huỳnh Quốc Văn (Tổng thư kư
Cộng đồng người Việt tại Houston) vào lúc 11 giờ sáng thứ Bảy để trao
lại những chi phiếu
với số tiền $9,670 US dollars do các thân hữu ở Canada,
California và vùng Hoa Thịnh Đốn đóng góp đợt
1 vào chiến dịch cứu
trợ. Ngoài các chi phiếu, số tiền
mặt gồm $1,998 US dollars (trong đó có $670 Canadian dollars đă đổi thành $568 US dollars),
được dùng để
mua 250 bao gạo thơm
Thái Lan (do bà Hà Dương,
chủ nhân Hồng Kông Market, bán với giá đặc
biệt để cứu trợ nạn nhân thiên tai). Phái
đoàn Phố Nhỏ và Hưng Ca ngay sau
đó đă cùng Ủy Ban
Cứu Trợ Nạn
Nhân Băo Katrina phát trực tiếp số gạo này
đến 250 gia đ́nh tỵ nạn tại thương
xá Hồng Kông.
Các
thiện nguyện viên của Ủy Ban Cứu Trợ --
một số thuộc những tổ chức Cộng
đồng ở nhiều nơi, một số khác chính là
các nạn nhân băo lụt từ Louisiana, Mississippi, Alabama chạy về và tự nguyện gia nhập
Ủy ban để tiếp tay giúp đỡ bà con đồng hương --
đă làm việc không ngừng nghỉ suốt ba tuần
lễ vừa qua. Những tấm "thẻ xanh"
đă được thực hiện cấp tốc với mục đích giúp đồng bào ghi danh theo từng
gia đ́nh để nhận lănh phẩm vật cứu trợ. Tên và
địa chỉ trên "thẻ
xanh" cho thấy,
ngoài một số
từ Biloxi và
Gulfport (Mississippi), đa số nạn nhân băo lụt phát xuất từ New Orleans. Thành phố này, với
con sông Mississippi cắt ngang, được chia thành hai vùng chính mang tên
"East Bank" và "West
Bank". Băo Katrina đă
làm vỡ bờ đê phía
đông, nên vùng East Bank (mà
người Việt tập
trung đông nhất
tại Versailles) bị
thiệt hại gần
như 100%. Vùng West Bank
(có hai thị trấn đông
người Việt là Gretna và Marrero) cũng bị
ảnh hưởng nặng không kém.
Rời
thương xá Hồng Kông, anh chị em phái đoàn Phố
Nhỏ và Hưng Ca tới Nhà thờ St. Catherine
để gặp các vị nữ tu của Ḍng Đa Minh --
là nơi đă tiếp đón
trên 200 đồng bào từ nhiều nơi về Houston tỵ nạn từ những
ngày đầu tiên.
Làn
sóng người chạy băo đă làm thay đổi sinh
hoạt của các Sơ Ḍng Đa Minh. Nhà nguyện, nơi cử hành Thánh
Lễ mỗi Chủ
nhật, đă biến thành nơi tạm cư cho đồng bào
tỵ nạn, với
những tấm nệm do Nhà
Ḍng mua trải khắp trên sàn, giữa hành lang là chiếc
bàn chất đầy quần áo giày dép và đủ
loại thực phẩm được đồng
hương Houston chở đến để đóng góp
cứu trợ.
Sơ
bề trên Theresa Hằng
Nguyễn cho biết hiện
nay vẫn c̣n khoảng 60 gia đ́nh tạm trú trong Nhà
Ḍng sau khi một số đồng bào đă t́m
được nơi tạm cư bên ngoài; tất cả
đều mong ngóng chờ đợi tin tức, chưa
biết đến bao giờ mới có thể trở
về nhà. Trong t́nh trạng chờ đợi đó, Nhà Ḍng Đa Minh vừa lo sắp xếp nơi ăn chốn ở cho mọi người vừa lo
thủ tục giúp các trẻ
em của những gia đ́nh nạn nhân thiên tai ghi tên đi
học tại các
trường Công giáo địa phương cho kịp niên
học mới bắt
đầu. Theo Sơ Theresa, hầu hết các em nằm ở độ tuổi
lớp 2 đến lớp 9,
đă bắt đầu đến trường học từ tuần rồi.
Mặt khác, nhân rằm tháng Tám âm lịch
(ngày hôm sau, Chủ nhật
18/9) các Sơ cũng không quên mang tới cho các em đủ
thứ bánh kẹo, đầu lân,
lồng đèn v.v...
để đón mừng
Tết nhi đồng --
ngày Tết Trung Thu lần đầu tiên mà các em phải
sống cảnh đời tỵ nạn.
Buổi tối thứ Bảy, sau khi đến
thương xá Hồng
Kông trên đường Bellaire (trục lộ thương
mại của người
Việt ở thành phố Houston) để dự
lễ hội Trung Thu do
một số hội đoàn
tổ chức -- vừa trong
mục đích để các thiếu nhi và gia đ́nh đón mừng ngày
Tết nhi đồng theo truyền thống hàng năm,
vừa để gây quỹ
giúp nạn nhân băo lụt -- anh chị em phái đoàn Phố Nhỏ và Hưng Ca gấp rút liên lạc với đài phát thanh Saigon Houston để chuẩn bị cho chuyến
đi ngày hôm sau.
Ngày
Chủ nhật 18/9, chúng tôi
tiếp xúc qua điện thoại với
Thượng tọa Thích Nguyên Hạnh tại Trung Tâm Phật Giáo Việt Nam (vùng tây
nam Houston) và đến Chùa Linh Sơn (vùng đông bắc Houston) gặp Thượng tọa trụ tŕ để thăm hỏi t́nh h́nh cứu trợ nạn nhân băo lụt. Vào lúc 12 giờ 30 trưa, chúng tôi
có mặt tại Giáo xứ
Các Thánh Tử Đạo
để tham dự cuộc nói chuyện của Linh mục Nguyễn
Thế Viễn, Chánh xứ Giáo xứ Đức Mẹ La
Vang tại Versailles. Cha Viễn là người đă ở
lại vùng băo lụt này đến giờ chót để giúp đồng bào
chạy băo (tức sáng
thứ Hai 29 tháng 8, lúc băo
Katrina đánh vào New Orleans làm vỡ bờ đê East Bank). Sau khi cố gắng trở
lại New Orleans hai lần
để t́m hiểu t́nh
h́nh, Cha Viễn triệu tập các giáo dân đang tỵ
nạn tại Houston
để cập nhật tin tức và bàn thảo
về kế hoạch hồi cư.
Trả
lời các câu hỏi của tuần báo Phố Nhỏ,
Cha Viễn và Cha Phó xứ cho biết, theo t́nh h́nh hiện
tại [ghi chú: tức là ngày 18/9, lúc chưa có tin về trận băo Rita] nếu muốn tiến hành kế hoạch đưa
đồng bào trở về
lại New Orleans, phải
chờ ít nhất 6 đến 9 tuần lễ. Lư do: Mặc dù nước
đă được bơm ra khỏi các vùng bị lụt
v́ băo Katrina, nhưng hầu
hết nhà cửa vẫn chưa thể vào ở được, phần
v́ lớp śnh lầy hôi
thối đến mức không chịu đựng nổi, phần khác v́ hệ
thống điện nước chưa phục hồi, chẳng những ảnh
hưởng đến sinh hoạt mà c̣n đưa tới
t́nh trạng an ninh thiếu
bảo đảm. Do đó, tuy một số
đồng bào rất nôn nóng
về lại nơi cư trú
để t́m cách sửa
chữa nhà cửa, Linh
mục Viễn khuyên mọi
người nên kiên nhẫn
chờ đợi thêm một thời gian.
Qua
các cuộc tiếp xúc với một số thiện
nguyện viên của Ủy Ban Cứu Trợ cũng như
khi thăm hỏi các
đồng bào tỵ nạn
chờ lănh phẩm vật cứu trợ tại
thương xá Hồng Kông hôm thứ Bảy, hoặc có
mặt tại Giáo xứ Các Thánh Tử Đạo trưa Chủ nhật, hoặc
đang tạm trú ở Nhà
Ḍng Đa Minh, chúng tôi ghi
nhận biết bao nhiêu câu
chuyện năo ḷng. Quả đúng là trận băo lụt
kinh hoàng cuối tháng 8 đă
đẩy các đồng bào ruột thịt vào cảnh "tỵ nạn
lần thứ hai" sau ngày
rời bỏ quê hương, v́ tất cả những ǵ
gây dựng được bằng mồ hôi nước
mắt suốt 30 năm
trời chỉ một
sớm một chiều
đă bị phá hủy
tan tành, tay trắng lại
hoàn tay trắng. Đáng
thương hơn cả là
những đồng bào sống bằng nghề biển ở Biloxi hoặc Bayou Labatre (Mississippi), nơi mà phóng viên đài Việt Nam Hải
Ngoại đă nhận xét
"có nhiều người
Việt tỵ nạn
nghèo nhất Hoa
Kỳ; có người
chỉ làm được
$120.00 một tuần". Băo
lụt đă phá hủy 100%
nhà cửa tại đây, nhẹ nhất là tróc nóc, nặng th́ sập và không thể
ở được; hầu
hết các nhà bị lụt từ
4 feet đến 8 feet nên tất cả đồ dùng bị hư
hại và phải khiêng bỏ ra đường.
Băo
Katrina không phải chỉ gây
mưa gió lụt lội làm
tan nát nhà cửa và giết
hại hàng ngàn sinh mạng, mà
c̣n là nguyên nhân đưa
tới bao thảm cảnh hăi
hùng khác, và chính các đồng
bào Việt Nam cũng trở thành nạn nhân của t́nh
trạng hỗn loạn tại thành phố New Orleans. Nhà
văn Giao Chỉ Vũ
Văn Lộc đă ghi
lại một trong những trường hợp ấy, chúng ta đă đọc và không thể nào quên: "Trên tờ Newsweek có tường thuật
hai vụ hăm hiếp tại Superdome. Thực sự đă có
7 vụ hăm hiếp các em
gái nhỏ. Trong đó có 3 em bị chết. Một trong
số các em bị tai nạn đó là em bé Việt Nam 7 tuổi. Có bà ngoại ở San
Jose. Em bị thương
hấp hối. Phải nằm
chờ và đem đến nhà thương th́ chết.
Bây giờ xác em vẫn c̣n nằm chờ
ở New Orleans. Chôn cất
cũng phải chờ. Hỏa táng cũng c̣n phải
chờ".
Chờ và chờ. Không biết đến bao giờ. Băo Katrina đă
đi qua hơn hai tuần rồi mà người dân ở những vùng bị băo tàn phá vẫn chưa thể trở về,
trong khi đó th́ trận băo cấp 5 Rita lại đang
đánh vào bờ biển Galveston
và có thể sẽ càn
quét vùng Vịnh Mexico thêm
một lần nữa. Cho
đến khi chúng tôi
viết bài tường
tŕnh này, hàng trăm đồng
bào vẫn lây lất sống
tại những trung tâm tiếp cư hay ở nhà bà
con họ hàng, vẫn ngày ngày
trông đợi thực phẩm cứu trợ từ
những tấm ḷng
từ thiện. Florida,
Louisiana, Mississippi và Alabama đă di tản chạy băo.
Bây giờ lại đến
lượt Texas cũng di tản chạy băo. Và mùa băo măi cuối đến tháng
11 mới kết thúc. Ba
mươi năm về trước, cả triệu
đồng bào đă v́ "ách
nước" mà phải bỏ lại tất cả
những ǵ quư giá nhất trên mảnh đất quê nhà bên
kia bờ đại
dương, nay lại
tiếp tục khốn đốn với "tai trời" trên quê
hương thứ hai.
Chỉ c̣n biết cầu
nguyện thiên tai đừng làm khổ người Việt
Nam thêm nữa.
Chiến
dịch "Chén Gạo T́nh Thương" được tuần báo Phố Nhỏ và Phong Trào
Hưng Ca Việt Nam phát động kể từ ngày 9/9
để góp một bàn tay cùng cộng đồng
người Việt khắp nơi thể hiện tinh
thần "nhường cơm sẻ áo" với các đồng bào ruột thịt đang lâm cơn hoạn nạn. Chiến
dịch sẽ được tiếp tục cho đến khi các đồng bào lánh nạn có điều kiện
để rời nơi
tạm cư trở về
lại các tiểu bang đă
bị trận băo Katrina tàn phá. Quư độc giả,
quư thân hữu và đồng
hương nếu gửi chi phiếu đóng góp cho
"Chén Gạo T́nh Thương", xin đề: Vietnamese
Community in Louisiana, và gửi
về hộp thư của Phố Nhỏ (P.O. Box 4003,
Falls Church, VA 20044),
hoặc liên lạc trực
tiếp với ṭa
soạn
tại 6269 Leesburg Pike, #306, Falls Church, VA 20044.
----
GHI CHÚ: Anh chị em
Ban biên tập Tuần báo
Phố Nhỏ cùng các thành viên, cảm t́nh viên Phong Trào
Hưng Ca Việt Nam
đóng góp trong chiến dịch "Chén Gạo T́nh
Thương" qua chuyến
công tác ngày 17 và 18/9
gồm: Nguyệt Ánh,
Đào Trường Phúc (Virginia), Trương Sĩ
Lương, Lê Lam Ngọc, Nguyễn Kiều Thanh, Lê Chi Huệ,
Minh Huy (Dallas), Trần
Văn Thuần, Mỹ
Chương, Hồ Sĩ
Thư Linh, Hoàng Yến, Viễn Phương, Huỳnh Công Ánh, Nguyễn Viên Đoan, Diệu Minh, Xuân Hương
(Houston).
(NGUYỄN HỮU
NGHĨA chuyển)