SU'U TÂ`M (tt)

Home | VA(N | VA(N (tt) | VA(N 1 | VA(N 2 | VA(N 3 | VA(N 4 | VA(N 5 | VA(N 6 | VA(N 7 | VA(N 8 | VA(N 9 | VA(N 10 | VA(N 11 | VA(N 12 | VA(N 13 | VA(N 14 | VA(N 15 | THO* | THO* (tt) | THO* 1 | VA(N VUI | VA(N VUI (tt) | VA(N VUI 1 | VA(N VUI 2 | VA(N VUI 3 | VA(N VUI 4 | VA(N VUI 5 | BÀI VIÊ'T | BÀI VIÊ'T (tt) | BÀI VIÊ'T 1 | BÀI VIÊ'T 2 | BÀI VIÊ'T 3 | BÀI VIÊ'T 4 | BÀI VIÊ'T 5 | BÀI VIÊ'T 6 | BÀI VIÊ'T 7 | BÀI VIÊ'T 8 | BÀI VIÊ'T 9 | BÀI VIÊ'T 10 | BÀI VIÊ'T 11 | BA`I VIÊ'T 12 | BÀI VIÊ'T 13

VA(N VUI (tt)

VỢ LÀM NAIL, CHỒNG CẮT CỎ

 

VỢ LÀM NAIL, CHỒNG CẮT CỎ

(Ben Nguyễn)

 

Tác giả 36 tuổi, cho biết ông thuộc gia đ́nh HO, sang Mỹ cuối 1990, hiện là cư dân Barling, Arkansas, nghề nghiệp: accountant. Bài viết về nước Mỹ đầu tiên của ông gửi là chuyện một gia đ́nh Việt tại Mỹ: vợ làm nail, chồng cắt cỏ. Tựa đề được đặt theo nội dung bài viết.

 

*

Cuộc sống của gia đ́nh tôi trôi đều như nước chảy qua cầu. Nh́n lên không bằng ai nhưng liếc xuống coi cũng dư xài. Tôi cho như vậy là tốt và rất bằng ḷng với những ǵ ḿnh đang có. Cưới vợ được năm năm, "thu hoạch" được một thằng nhóc kháu khỉnh và giống tôi như đúc, chuyện này cứ làm bà xả tôi ấm ức hoài, có lúc bả c̣n đe dọa sẽ cho ra đời thêm đứa giống bả mới hả giận, nhưng nghĩ lại cảnh mang bụng thè lè, đi đâu cũng ́ ạch như vịt bầu, bả đâm ngán hổng dám hoặc tạm thời gác qua một bên .. chờ thời. Bả có tiệm tóc và nail, nhờ trời tiệm lúc nào cũng đông khách, công việc túi bụi suốt ngày làm bả mệt nhoài, đêm nào về cũng than nhức lưng, đau tay, mỏi chân .. Bả la đến đâu là cứ như cái máy, tôi đấm bóp, chườm nắn, xoa đến tháo mồ hôi hột vậy mà bả cứ chê bàn tay tôi nhám c̣n hơn cái dũa móng tay của bả.

 

Chả là tôi là dân labor, cắt cỏ dọn vườn là nghề chính, làm riết chân tay nó nổi u, nổi cục nhám rô. Công việc của tôi cũng không thua bả, nhờ chăm chỉ cẩn thận, giá cả phải chăng tôi có rất nhiều mối làm hoài không hết việc.

 

Công việc thấy dễ nhưng lắm lúc làm cho tôi phải nhức đầu v́ mấy thằng subcontractor làm ẩu bị khách hàng complain thế là tôi phải thân hành đi giải quyết, nói là giải quyết cho oai chứ phải đi dọn, cắt, và trim lại cho người ta vừa ḷng.

 

Dù bận rộn đến đâu đi nữa đến hai giờ rưỡi chiều là tôi gác bỏ mọi chuyện, đi đón thằng nhóc cái đă rồi tính sau. Về đến nhà, nh́n thằng con chạy nhảy phá phách tơi bời tôi quên hết mọi cực nhọc trong ngày, lắm lúc mệt ná thở nhưng phải làm partner chơi với nó, hết làm ngựa cho nó cỡi đến làm "Indian" cho nó bắn, mà nó bắn là phải giả chết giựt giựt vài cái rồi nằm xuống nhắm mắt nó mới chịu. Ngày nào cũng vậy, cha con tôi "quậy" tưng bừng rồi mới xuống bếp nấu nướng, dọn lên bàn xong ngồi lấy đũa gơ chén gơ bàn đợi .. mẹ nó về.

 

Khác với tôi, bà xă ngày nào cũng mang một mớ chuyện bực tức từ tiệm về trút hết "tâm sự" lên tôi, nào là con nhỏ làm chân tay nuớc nó chảnh quá chịu hổng nổi, càng chiều chuộng nó càng lấn tới, nay dọa nghỉ, mai đ̣i tăng lương. Cái bà khách kia giàu nứt tường đổ vách mà kẹo không bao giờ cho một đồng tiền tip, đă vậy c̣n khó giàn trời, đ̣i làm cái này cho đă rồi hổng chịu đ̣i thay cái khác ..

 

Ê ẩm nhất là chuyện thiếu người làm. Ngày nào bả cũng bảo tôi làm sao đi t́m người làm cho bả. Giá mà bả cần người cắt cỏ dọn vườn tôi sẽ cung cấp cho bả ngay một lúc hai chục thằng Mễ to khỏe mà không có vấn đề ǵ. Tôi suốt ngày hết cắt, hốt, trim, tỉa, dọn .. đào đâu ra người làm nail cho bả?

 

Lúc đầu nghe bả lải nhải kể lể đủ mọi chuyện thượng vàng hạ cám, tôi đâm cáu. Tuy nhiên cái cáu của tôi không đủ power để stop câu chuyện "thương tâm" của bả. Riết rồi tôi đâm quen. Tệ nhất là thằng con ngồi chống cằm nh́n vẻ mặt thiểu năo của bố nó, chốc chốc lại mỉm cười khoái chí, cứ như là tôi đang bị "time out" như nó vậy. Cái thằng vậy mà cà chớn hết biết !

 

Một bữa nọ đi làm về mặt bả hầm hầm đi vào nhà chẳng nói chẳng rằng liệng cái xách cái đụi lên bàn rồi đi thẳng vào giường nằm. Thấy bả "sát khí đằng đằng" tôi nh́n thằng con nghi ngờ, nó lè lưỡi lắc đầu rồi rụt cổ giơ hai tay như muốn nói: "I didnt do it". Đợi một lúc cho bả hạ hỏa tôi rón rén vào ngồi nhẹ bên mép giựng, hít một hơi thật sâu rồi mới dám .. khều nhẹ. Bả liền quay lại nói:

- Anh đi học lấy bằng Nail rồi ra phụ với em, hổng có lôi thôi ǵ hết!

 

Tôi chưng hửng, không nói được lời nào. Tính tôi hồi nào tới giờ không thích bị g̣ bó, cái ǵ thích là tôi làm, không thích th́ đừng có ḥng. Sang Mỹ đă lâu nhưng có hăng nào tôi chịu làm đến hơn sáu tháng đâu. Hồi trước trong đám con trai theo bả, có khối người có bằng cấp đầy ḿnh, nhưng bả nhất định chọn tôi v́ cái tính bạt mạng và ngang tàng của tôi ấy chứ. Bả c̣n bảo tôi "anh như con ngựa chứng trong sân trường". Có lần tôi hỏi bả:

- Bộ em hổng sợ khi cưới về anh control em sao?

 

Bả chỉ nh́n tôi mỉm cuời không nói ǵ. Từ ngày lấy bả về, bận bịu với trăm công ngàn việc, với thằng nhóc, mà nhất là với bả nên tôi đă quên mất tôi là ai.

 

Lâu lâu nh́n vào gương chỉ thấy thằng nào lạ hoắc và hiền khô chứ không phải là cái thằng tôi ngang tàng bạt mạng của ngày xưa nữa. Tôi chợt thấy ḿnh đă thay đổi hẳn, kiên nhẫn hơn, tiết kiệm hơn, đi đâu làm việc ǵ xong là về ngay chứ không c̣n tạt ngang nhà mấy thằng bạn làm vài lon tán hươu tán vượn đă đời rồi mới về. Tôi đă bỏ hút thuốc. Cái này là do tôi tự nguyện v́ sức khỏe của thằng nhóc chứ chả ai ép tôi bỏ được, chắc chắn là như vậy ..

 

Tôi không bao giờ quên những cái véo đau điếng người khi bà xă bắt gặp ánh mắt của tôi đang lơ đăng dơi theo một bóng hồng nào đó. Tôi đâm sợ cái đau thấu tận tim gan phèo phổi ấy, chỉ khi nào chắc trăm phần trăm là bả không để ư mới dám liếc nhẹ một cái cho nó đỡ .. ghiền, âu cũng là phản xạ tự nhiên của giới mày râu mà, nhưng có ai thấu chăng nỗi ḷng này ?

 

Tóm lại ngày xưa tôi lăng tử giang hồ bao nhiêu th́ giờ tôi nề nếp nghiêm túc bấy nhiêu, vợ nói ǵ cũng cười cười hiền khô. Lư lẽ với bả có mà .. chết! Nói như vậy không có nghĩa là tôi không c̣n là thằng đàn ông nữa, nhưng cao hơn, thâm trầm hơn, tôi là một người đàn ông biết nhịn nhục để yêu thương, biết hy sinh để đổi lấy nụ cười bà xă chứ tự trong cơi thâm sâu tôi vẫn là tôi nguyên vẹn. Người khôn phải biết tùy thời, thời này mà chơi cái quần ống loe, áo cổ bự tổ chảng để hở ngực, đầu tóc bù xù dài chấm lưng .. gù th́ nh́n ra cái giống ǵ ! Biết cái tôi ngang tàng bạt mạng không c̣n xài được ít ra là trong giai đoạn này tôi đành xếp nó lại bỏ vào một ngăn kín đáo tận đáy ḷng. Để một lúc nào đó khi bị bà xă đ́ tôi lại lôi nó ra ôn lại rồi mỉm cười một ḿnh, ḿnh cũng oanh liệt một thời chứ có phải là đồ bỏ đâu.

 

Đi làm nail. Thiệt t́nh cái ư tưởng này chưa bao giờ tôi nghĩ tới, nói cho đúng là không dám nghĩ tới, sợ nó thành sự thật th́ chết .. bỏ bu. Tôi như vầy mà đi cầm tay, ôm chân mấy bà dũa dũa mài mài .. nghĩ đến đây tôi bỗng rùng ḿnh. Không thể được, nhất định là không được. Nhưng mà nghe bà xă ca bài "thiếu người làm" mỗi ngày tôi cũng ngán.

 

Tôi thương bà xă v́ bả là người có tấm ḷng vàng, tính rộng răi và biết hy sinh cho người khác. Nhớ hồi xưa tôi ở có một ḿnh, có hôm đau ốm nằm co ro một ḿnh trong góc pḥng chẳng có ai nấu cho miếng cháo, rót cho ly nước uống thuốc, mà chẳng có thuốc để uống bởi v́ tôi vốn khỏe như trâu, có mấy khi đau ốm đâu mà trữ thuốc thang. Đang lúc ngặt nghèo ấy bả lại xuất hiện, bả nấu cháo, bả đi mua thuốc, bả dọn dẹp nhà cửa, rồi đổ mấy đống rác cho tôi. Thỉnh thoảng đi làm về tôi thấy cái note ở cửa bảo rằng bả để đồ ăn trong hộp thư ra lấy vào ăn khỏi phải nấu.

 

Cái tính ngang tàng bạt mạng hại tôi hổng biết bao nhiêu lần. Ngày ấy tôi làm ở một hăng, job thơm th́ thôi, nhưng có thằng supervisor Mỹ trắng hay kỳ thị người Việt ḿnh, lần ấy nó đổ lỗi cho tôi, tức cành hông tôi tới chỉ thẳng vào mặt nó mắng một trận tơi tả rồi xách cái lunch box hiên ngang walk out không lời từ biệt. Nghe nói thằng supervisor ấy bị đuổi ngay sau đó. Lẽ ra tôi không bị đuổi nhưng lỡ .. quit rồi, tiếc cái job hùi hụi nhưng đành bấm bụng chịu vậy. Ngang tàng mà !

 

Đúng lúc thất nghiệp nằm ở nhà th́ bả lại xuất hiện tiếp tế lương thực cho tôi. Hồi c̣n học nail bả đi làm waitress ở nhà hàng Golden Corel ngày nào cũng mang về mấy bịch thức ăn mua rẻ của nhà hàng để .. nuôi tôi chờ thời. Bà xă tôi cũng xởi lởi vui vẻ lắm chứ nhưng phải cái tính lo xa, mà lo th́ hay kể lể chỉ có vậy thôi mà tôi phải hy sinh cả đời trai để chấp nhận sự thật "phũ phàng" ấy!

 

Tính tới suy lui mấy ngày tôi đành nhắm mắt đưa chân vậy. Chắc là v́ quá thương bả nên tôi chịu đi học nail, hơn nữa bù lại những hy sinh vật chất và tinh thần cho gia đ́nh tôi bên Việt Nam, bả giúp thẳng tay không thương tiếc hay đắn đo suy nghĩ ǵ cả. Ai cần bả giúp hầu như không bao giờ bị từ chối, bả sẵn sàng đóng cửa tiệm để chở gia đ́nh kia ở VN mới qua đi xin việc. Bả nói làm vậy mai mốt cho con được có phước. Nói cho cùng đi làm nail tiền cũng không thua kém cái nghề cắt, trim, dọn, đổ của tôi. Bả c̣n nói để cho anh dưỡng da; phơi nắng tối ngày ngoài trời đen đúa như Mỹ đen ấy. Thôi cũng được, coi như là đổi nghề cho đỡ chán, hơn nữa c̣n được ở gần bà xă mỗi ngày.

 

Tôi vốn tháo vát, bà xă chỉ cho vài lần là tôi làm nhuần nhuyễn như người làm lâu năm. Job mới của tôi là "chief of chân tay nước". Tiếng lành đồn xa, các bà các cô cứ gọi vào liên tiếp đ̣i tôi làm cho bằng được. Có nhỏ Mỹ trắng rất đẹp gái là khách ruột của tôi, mới làm có hơn một tháng mà nó đến với tôi ba lần rồi. Mỗi lần làm nó cho ít nhất là $10.00 tiền típ có hôm nó cho $20.00 luôn.

 

Hôm nay nó lại đến, ngồi ngả người trên chiếc ghế spa, mắt nó lim dim tận hưởng những giây phút thư giăn qua tài nghệ nắn bóp của tôi. Thật t́nh tôi rất ái ngại khi đụng chạm da thịt người phụ nữ khác, nhất là con nhỏ này, cặp gị của nó trắng muốt nơn nà từ trên xuống dưới cứ như là .. lợn cạo ấy. Tôi không dám nh́n ngang nh́n ngửa mà chú tâm và công việc, xoa, bóp, vuốt, day huyệt .. Không biết tôi vô t́nh bấm trúng huyệt đạo nào của nó mà bỗng dưng nó rên khe khẽ, lúc đầu nhỏ sau lớn dần cứ như nó đang lang thang trên đỉnh vu sơn không bằng. Mọi cặp mắt của khách hàng đổ dồn về phía chúng tôi, nhưng nó vẫn lim dim không hề hay biết.

 

Cứ thế tiếng rên của nó âm ỉ cường độ biến thiên tỷ lệ thuận theo màu đỏ của da mặt tôi. Tôi liếc xéo nh́n bà xă vừa cầu cứu vừa thanh minh rằng ḿnh vô can trong tiếng rên thảm thiết đến chết người này. Tôi đoán không sai, bà xă bỏ ngang bà khách cắt tóc trên ghế bước lại chỗ tôi mỉm cười nhẹ nhàng bảo:

- Anh về cắt cỏ lại đi, để em làm ở đây được rồi!

 

Tôi như cái máy đứng lên đi về, không biết ḿnh là ai, tỉnh hay mê. Ôi người vợ thân yêu của tôi !

 

BEN NGUYỄN

(Sưu Tầm Liên Mạng chuyển)

 

X̀ BÔNG XOA

 

X̀ BÔNG XOA

(Hoàng Đức)

 

(Tác giả đă được trao tặng một giải thưởng đặc biệt Viết Về Nước Mỹ 2005. Ông sinh năm 1940. Trước ở Việt Nam làm nghề dạy học, sang Mỹ làm đủ mọi nghề thượng vàng hạ cám trước khi lại tiếp tục nghề dạy học ở cấp Trung học và Đại Học Cộng Đồng. Hiện là cư dân Westminster, đang hưu trí và đùa giỡn cùng bạn bè qua Email).

 

*

Sự h́nh thành của từ ngữ mới này là một kết hợp thật khéo léo có tính cách b́nh dân đại chúng mà các nhà ngôn ngữ học chỉ biết cúi đầu chào thua.

 

"X́ bông xoa". Nghe văng vẳng bên tai như tên gọi âu yếm của một cô bé xinh xắn, nhí nhảnh và nũng nịu "Bống Bồng Bông". Nhưng không, đây là từ ngữ Sponsor của Anh văn. Giới b́nh dân Việt Nam không rành ngoại ngữ, không muốn uốn lưỡi, nghiến răng lôi thôi khi phát âm chữ S của Pháp văn và Anh văn, họ bèn thay thế bằng hai chữ XI cọng thêm một dấu huyền. Bây giờ đến phụ âm P mà chúng ta thường gọi là P phở để phân biệt với B ḅ. Chữ P phở này ngay các nhà khoa bảng nhất là mấy ông ngườ́ Nam cũng không ít người phát âm sai thành B ḅ. Do đó, để tiện việc sổ sách, dân ta bèn phang ngay chữ B vào để thay thế. Tiếp theo là chữ Sor th́ thật là rắc rối v́ phải uốn éo mồm miệng sao cho vừa đủ tṛn, không vuông, không méo, mới phát âm đuợc. Thế tại sao không thay thế bằng chữ Xoa vốn đă có sẵn trong ngôn từ Việt Nam ta.

 

Phiên âm sponsor thành "x́ bông xoa" thật là khôn khéo. Nhờ vậy mà trong ngôn ngữ của ta có thêm một danh từ mới mẻ rất thông dụng sau 1975 nhất là ở các trại tỵ nạn của Liên hiệp quốc tại Mă Lai và Nam Dưong.

 

Thời đó, suốt ngày, đi đến đâu cũng nghe nói đến "X́ bông xoa" như một thuật ngữ, như một phù chú mà khi nói lên th́ dân tỵ nạn thấy trong ḷng phấn khởi, nét mặt rạng rỡ.

 

Vâng, phải có "X́ bông xoa" mới mong định cư, mới mong rời khỏi trại tỵ nạn, mới mong đến được bến bờ tự do, mới mong xây dựng tương lai, sự nghiệp trên xứ người.

 

"X́ bông xoa" là ân nhân, là Mạnh thường Quân, là lá bùa hộ mạng của người Việt tỵ nạn trên xứ Cờ Hoa. Tôi nhớ có một cựu sĩ quan chúng tôi gặp ở trại tỵ nạn Galang đi đâu cũng khoe ca sĩ TT một tên tuổi lẫy lừng trong ngành ca nhạc trước đây tại quê nhà là "X́ bông xoa"của ông ta. Lúc bấy giờ, thú thực tôi cũng ao ước có được một "X́ bông xoa" sáng giá như thế để nhờ cậy trong cảnh túng thiếu của trại tỵ nạn và sau này, lúc định cư tại Mỹ vào "cái thuở ban đầu lưu luyến ấy".

 

Lại có một ông Bác sĩ sung sướng khoe "X́ bông xoa"của ông là giám đốc USCC tại một thành phố lớn ở Mỹ v́ vậy ông hy vọng rằng ông sẽ sớm được đi định cư trước những thuyền nhân khác. Thế rồi sau đó, lúc tôi sang định cư ở Mỹ (sau ông ta v́ tôi đến Galang sau ông ta), bắt liên lạc được với ông, tôi hỏi thăm t́nh h́nh công việc của ông, ông đă ngậm ngùi thú nhận là chức vụ giám đốc USCC của ông "X́ bông xoa" không phải "to" và quan trọng như ông nghĩ nên ông này cũng chẳng giúp ǵ được cho gia đ́nh ông ta ngoài việc kiếm cho ông một công việc thật khiêm nhường chả liên quan ǵ đến văn bằng Bác sĩ của ông và vợ ông ta th́ chỉ làm được một công việc lằng nhằng với mức lương tối thiểu theo luật định.

 

Sang đến Mỹ, tiếp xúc với thực tế ta mới thấy những sai lầm trong nghĩ suy đơn giản của ta. Chức vụ giám đốc như trong hệ thống hành chánh của ta thật là quan trọng. Trái lại, ở Mỹ, ví dụ như trong cơ quan USCC, chỉ cần phụ trách một chương tŕnh nào đó như Chương tŕnh làm thẻ xanh, chương tŕnh t́m kiếm việc làm (nhân dụng) hay chương tŕnh đoàn tụ ODP cũng được gọi là Program Manager và nếu dịch ra tiếng Việt Nam tức là Giám đốc chương tŕnh và để đơn giản hóa vấn đề v́ ta làm việc cho USCC ta có thể tự phong là Giám đốc USCC cũng chẳng có ai bắt bẻ ǵ và những người Việt Nam không am hiểu hệ thống hành chánh Mỹ rất dễ nhầm lẫn về giá trị, tầm mức quan trọng và giới hạn quyền hành của các chức vụ tại những cơ quan công quyền hay tư nhân Mỹ.

 

Không biết trước tôi, trong mục "Viết Về Nước Mỹ" đă có ai viết về "X́ bông xoa" chưa, tôi không nhớ rơ. Sở dĩ tôi muốn viết về "X́ bông xoa" v́ vợ chồng ông "X́ bông xoa" của chúng tôi sau 19 năm xa cách gia đ́nh tôi, kẻ Bắc (ông ta ở New Hampshire) ngựi Nam (chúng tôi ở California) đă vừa lái xe xuyên bang qua thăm chúng tôi trong sự vui mừng đượm t́nh thương yêu thắm thiết.

 

Không biết những ai trong chúng ta c̣n liên lạc mật thiết với người bảo trợ đă có một thời giúp chúng ta sang định cư ở Mỹ. Riêng tôi vẫn nhớ đến Joe Doran, tên người bảo trợ gia đ́nh tôi, nhớ như nhớ đến một ân nhân, một người bạn, một người em (Joe nhỏ hơn tôi 7 tuổi). Joe là một giáo sư Trung học, dạy môn Sử kư, vóc người tầm thước, có chiều cao khiêm nhượng so với người Mỹ nên đứng bên cạnh Joe tôi không mang mặc cảm "nhược tiểu" và lúc nói chuyện, tôi khỏi phải ngước mặt nh́n lên như khi nói chuyện với những người Mỹ cao to.

 

Joe thật ḥa nhă và vui tính, anh giúp đỡ chúng tôi tận t́nh trong tất cả mọi sinh hoạt liên quan đến việc hội nhập vào xă hội Mỹ. Ngày đầu tiên tôi đến Mỹ, Joe đă mang đến biếu chúng tôi một chiếc bánh Pizza to tướng mà tôi nhớ măi cho đến bây giờ. Ôi ngon ơi là ngon, lạ ơi là lạ. Chưa bao giờ chúng tôi được thưởng thức một chiếc bánh như thế. Màu vàng rộm ngon mắt, những lát nấm mềm mại mà mới nh́n, nước miếng đă ứa ra trong mồm. Fromage dẻo quẹo quyện vào những "phụ tùng" trên bánh làm lúc cắt pizza thành những lát theo h́nh rẻ quạt tôi liên tưởng đến mạch nha xứ Quảng, đến kẹo kéo Bắc Kỳ vừa ngon, vừa ngọt, vừa dẻo, vừa dai, vừa mềm lại thêm những lát ớt nằm thênh thang trên chiếc bánh mang lại hương vị của quê hương tôi (Tôi là người Việt gốc ớt, tôi là dân Huế, ăn ớt nhiều đến nỗi ớt không bao giờ kịp chín).

 

Tôi mê Pizza từ dạo đó! Tôi muốn nói với Pizza như trong ca khúc "Biết nói ǵ đây": " Hôm nao anh đă nói ḿnh yêu nhau rồi đó." Tôi ghiền Pizza măi cho đến một ngày tôi phải bôn ba trên dặm đường thiên lư, ngồi trên xe bus 36 tiếng đồng hồ đi kiếm job từ New Hampshire đến Kentucky. Trong suốt cuộc hành tŕnh tôi chỉ ngồi gặm Pizza đến nỗi tôi ứ lên tận cổ và bỗng thấy thèm cơm, thèm phở, thèm da diết.

 

Đến Kentucky, vào nhà người quen, tôi yêu cầu cho tôi một dĩa cơm nóng với một chén nước mắm ngon và 1 kilo ớt trái tươi để tôi khoản đăi con t́ con vị của tôi sau một ngày một đêm thiếu cơm.

 

Xin trở về với Joe v́ tôi đă đi lạc đề quá xa do cái bánh Pizza.

 

Joe là một người đa cảm ! Ngày chúng tôi từ giă Joe để sang Cali t́m nắng ấm và khí hậu ôn ḥa, Joe đă khóc tức tưởi, nước mắt nước mũi nhồm nhoàm ướt cả bộ râu xồm và dù trong lúc cảm động v́ t́nh nghĩa của Joe đối với gia đ́nh chúng tôi, tôi cũng không thể không liên tưởng đến mấy câu hát lúc c̣n niên thiếu v́ gương mặt của Joe lúc bấy giờ trông "khôi hài" không chịu được:

 

Râu chi râu mọc trên mồm , râu xồm

Râu chi râu mọc trên tai, râu quai

Cái râu lồm xồm là cái râu mọc trên cái mồm.

 

Joe lại rất thật t́nh, không màu mè, kiểu cách, sống thật b́nh dị nếu không muốn nói là đạm bạc. Tôi nhớ lúc chúng tôi rời New Hampshire, Joe đă hỏi xin vợ tôi bao gạo c̣n thừa mà chúng tôi đă để lại trong nhà v́ không muốn mang theo mà cũng không dám đề nghị tặng lại Joe và Joe đă tỏ vẻ vui mừng ra mặt bảo với tôi là Joe rất thích cơm v́ đă từng được gia đ́nh chúng tôi mời đến nhà ăn cơm Việt Nam gần như thường xuyên. Thế là chúng tôi lại tặng cho Joe cái nồi cơm điện và chỉ cho Joe cách nấu cơm thế nào cho không khô và không nhăo. Tôi nghĩ cũng không nhiều người Việt nam tỵ nạn được một "X́bôngxoa" dễ thương như Joe.

 

Cũng nên nói đến một khía cạnh khác của người bảo trợ. Một số đă dở khóc dở cười với người mà họ bảo trợ. Tôi có một anh bạn bảo trợ cho ông anh ruột sang Mỹ định cư, đă cho gia đ́nh ông anh tá túc trong nhà, đối xử như bát nước đầy thế mà một hôm ông anh hội họp gia đ́nh và trịnh trọng bảo người em:

 

"Từ bao lâu nay Chú đă giúp gia đ́nh anh thật nhiều, anh rất cảm ơn chú nhưng đă đến lúc anh muốn ra ở riêng để khỏi làm phiền chú thím, vậy anh xin chú giao lại cho anh số tiền trợ cấp và tiền hưu mà chính phủ Mỹ đă trả cho anh trong thời gian anh phục vụ trong quân lực Việt Nam Cộng Ḥa trước đây mà chú đang cất giữ."

 

Thế là t́nh nghĩa anh em đă chấm dứt từ hôm đó dù sau này ông anh đă biết ḿnh hiểu nhầm v́ những tin đồn bịa đăt, nhảm nhí lúc c̣n ở quê nhà. Ông ta đă hổ thẹn và v́ tự ái nên không muốn nh́n mặt người em. Đấy là nỗi khổ tâm của "X́ bông xoa".

 

Lúc ở trại tỵ nạn th́ đi đâu và bất cứ lúc nào cũng nói về quyền thế, (trong tưởng tượng sai lầm) về sự giàu sang, về nhiệt t́nh, về ḷng tốt của "X́ bông xoa". Đặt quá nhiều hy vọng vào người bảo trợ, đến lúc va chạm với thực tế, v́ không được những ǵ họ mong muốn từ người bảo trợ nên một số người Việt Nam chúng ta đă quên đi t́nh nghĩa của những ân nhân ít nhất cũng đă giúp họ hoàn tất hồ sơ đưa họ vào định cư trên đất Mỹ. Âu cũng là một điều đáng tiếc trong những" vui buồn đời tỵ nạn."

 

Tôi viết bài này để vinh danh những nhà hảo tâm đă giúp chúng ta vào định cư tại Mỹ, đă giúp chúng ta hội nhập vào xă hội tân tiến thật xa lạ với chúng ta trong lúc chúng ta ngỡ ngàng, chân ướt chân ráo trên xứ lạ quê người. Một lúc nào đó, khi niềm hứng dâng cao, tôi sẽ rị mọ dịch bài này ra Anh văn để gửi cho Joe Doran, người "X́ bông xoa" quư mến của gia đ́nh tôi. Mong rằng tôi sẽ có th́ giờ và đủ khả năng để "X́ bông xoa" của tôi nở nụ cười thoải mái thấy việc làm của anh ta ít ra cũng không đến nỗi vô nghĩa.

 

HOÀNG ĐỨC

(Thi Đàn VN chuyển)

HAI PHƯƠNG THUỐC GIA TRUYỀN

 

HAI PHƯƠNG THUỐC GIA TRUYỀN
(Thiên Nga)

 

Tác giả cho biết bà là cư dân Tucson, AZ. Nghề nghiệp: Chủ tiệm Nail. Sau đây là bài viết về nước Mỹ thứ tư của bà.

 

*

Tôi và anh yêu nhau 3 năm, thời gian đủ để biết t́nh yêu giữa tôi và anh có nồng thắm hay là phai nhạt. Về phần anh th́ tôi không biết, nhưng riêng tôi .. t́nh yêu của tôi dành cho anh thật lớn, tôi yêu anh mỗi ngày một nhiều hơn, đậm đà hơn. Cho nên chuyện của anh tôi xem như chính nó đă xảy ra cho tôi.

Tuy chúng tôi yêu nhau, nhưng cả 2 đều né tránh không nhắc đến chuyện hôn nhân, bởi v́ .. chúng tôi đều mộng mơ tới thiên đàng Mỹ Quốc!

Có lần anh đến giă từ để đi vượt biên, tôi âm thầm tiễn anh và cầu chúc anh lên đường gặp nhiều may mắn. Nhưng .. chỉ 1 tuần sau th́ tôi lại nhớ nhung anh quá quắt. Thế là tôi lại cầu mong anh đừng đi được, hăy trở về với tôi. Không biết lời cầu xin ấy có được ứng nghiệm hay là số anh chưa đi được mà vài tuần sau có tin đưa đến: Anh đă bị bắt ở "Vĩnh Châu".

Ngày gặp lại nhau anh đen và gầy g̣ hơn, tôi rơi nước mắt khi được ở trong ṿng tay êm ái của anh, thầm cầu mong sao cho chúng tôi đừng bao giờ chia cách nữa ! Gia đ́nh anh là người Bắc, cho nên thay v́ gọi là ba má (theo người Nam) th́ anh lại gọi là cậu mợ. Cậu của anh đang khỏe mạnh to lớn, vậy mà chỉ trong vài tuần đă ngă bệnh, đi vào nhà thương. Kiểm tra th́ mới hay ông cụ bị ung thư phổi (thời kỳ cuối) cả nhà đều u buồn ủ rũ, chạy chữa thuốc Tây hoài hoài không khỏi, và không hiểu gia đ́nh nghe lời mách nước của ai mà liền đổi qua thuốc ta để chữa trị. Thế là lệnh được phán ra, mỗi người trong nhà đều được phân công đi t́m "diệu thuốc gia truyền" và tôi là 1 trong những thành phần hăng hái nhất "xung phong đi hái trộm thuốc!"

Theo sự phân công, cho nên anh có nhiều cơ hội chở tôi đi khắp nơi t́m ṭi cây thuốc. May sao ở ngay bến Bạch Đằng cây này trồng rất nhiều .. Tôi không biết nó tên gọi là cây hoa ǵ, nhưng thuở c̣n nhỏ tôi thường hay hái bông và xé ra từng cánh chỉ để lấy nhụy hoa rồi đặt nhẹ vào ḷng bàn tay, nhẹ nhàng thổi cho nó chạy ṿng ṿng, rồi gọi nó là cây "bông đồng hồ" c̣n bên xứ Mỹ này th́ gọi nó là hoa "Vinca".

Sau khi anh chở tôi đến bồn bông bến Bạch Đằng, cả hai chúng tôi ngồi đó giả đ̣ tâm sự, sau đó anh lấy tấm thân bồ tượng ngó quanh dáo dác, khi thấy đă vắng người anh khẽ khàng khều khều mấy cái, gật đầu mấy cái, là tôi thẳng tay bứt vài cụm bông, rồi sau đó lẹ làng leo lên đằng sau cho anh chở tôi chạy trối chết. Thế mà có lần tôi bị "tổ trác" không phải bị bắt quả tang hái trộm bông đâu nhé (đừng có mà hiểu lầm) tôi đang hái trộm bông ngon lành, bỗng sao có rất nhiều kiến lửa chui ra cắn, đau ơi là đau, làm tôi nhớ đời cho măi tới bây giờ.

Đi thăm mộ mẹ thấy cây bông đồng hồ cũng hái đem về cho cậu chữa bệnh, nằm mơ cũng thấy cây bông đồng hồ rượt đuổi tôi chạy trối chết. Đúng là "ác mộng" (night mare) bông đồng hồ!

Không hiểu cây thuốc có công hiệu như thế nào, mà chỉ vài tháng sau cậu đă ra người Thiên Cổ, bệnh đă đau, thuốc đă đắng, chết vẫn chết, chỉ thế thôi!

 

*
Thắm thoát mới đó mà đă 20 năm tôi tha hương nơi xứ người, có đôi khi ngồi nhớ lại tôi chợt bật cười v́ thuở non dại đó ! Kỷ niệm c̣n đong đầy .. mà người xưa giờ ở nơi mô ?

Và lại một phương thuốc gia truyền được truyền bá như sau: Ba tôi năm nay 84 tuổi, cái tuổi gần đất xa trời, vậy mà ông cụ không bị lẫn, vẫn ăn được, răng không rụng, vẫn c̣n cười giỡn sảng khoái, phải nói đúng là may mắn !

Một hôm trở trời, cụ cảm thấy khó thở, người tự nhiên run rẩy phải chở vào nhà thương gấp, bác sĩ nói cụ bị cuống phổi, và cổ của cụ bỗng bị nổi 1 cục hạch lớn. Điều trị xong bác sĩ cho về và đề nghị vài ngày sau trở lại để họ cắt lấy một miếng hạch nhỏ để thử xem có bị ung thư không, nếu có .. th́ phải đi mổ gấp !

Buổi sáng hôm sau, bàn đi tính lại, chị B́nh đưa ư kiến: Ông cụ sống đă 84 tuổi kể ra cũng thọ, nếu bị ung thư có mổ th́ cũng không chịu đựng nổi, thôi th́ cứ phó mặc, để cụ được yên tâm, nghĩ thấy có lư, cho nên cả nhà đều đồng ư.

Vào trưa hôm ấy, chị Mai (bạn) đến chỗ làm trao vào tay tôi 8 nhánh cây trông như nhánh xương rồng, tiếng Mỹ gọi là cây "Aloe Vera" và nói: đem về làm theo công thức chị chỉ, th́ ba Vân sẽ lành, cây này trị bá bệnh "phương thuốc gia truyền" đấy nhé ! Ráng cho ông cụ uống đều, có tin ǵ vui th́ báo cho chị biết.

Chiều hôm đó, đem mấy nhánh cây Aloe Vera về nhà, sau khi gọt bỏ những gai góc, rửa sạch và cắt khúc, tôi bỏ vào máy sinh tố để xay nhuyễn, tiếp theo đó là bỏ đường, 1 chút mật ong .v..v.. khi hoàn tất tôi đổ vào chai chuẩn bị đem lên cho ông cụ uống. Quá vui mừng v́ "phương thuốc gia truyền" tôi vừa làm vừa hát nghêu ngao. Nhưng .. sau vài giây suy nghĩ, tôi chợt chùn bước. Ông cụ đă lớn tuổi, không hiểu uống thuốc này nó sẽ công hiệu ra sao ? Có ảnh hưởng đến sức khỏe cụ không ? Lợi hay hại ? Có dễ uống không ? Có quá nhiều thắc mắc, thôi th́ .. tôi đành thử thuốc trước tiên vậy.

Rót 1 muỗng "bí phương gia truyền" tôi run run cho vào miệng nhắm mắt đưa chân nuốt vội vào, ôi chao ơi, chất nước sền sệt trôi đến đâu là tôi ớn lạnh tới đó, cổ họng tôi bắt đầu cảm thấy ngứa ngáy khó chịu, tôi vội vàng uống hết nước nóng rồi đổi sang nước lạnh, sau cùng là tôi đem tất cả công tŕnh đổ váo cái sink cho trôi đi hết. Buồn ơi ! ta xin chào mi khi "phương thuốc gia truyền" đă bỏ ta đi ..

 

*
Sau bao kinh nghiệm về "phương thuốc gia truyền" giờ đă 2 năm trôi qua .. cụ ông cũng đă 86 tuổi, và trong 2 năm nay, mỗi khi cảm thấy khó ở, cụ chỉ việc gọi phone, và tôi chỉ việc vào pḥng, lựa đại 1 cuốn sách (tôi có thú đọc truyện, cho nên nhà có đến 4 tủ sách lớn, sau khi cầm 1 cuốn sách thật dầy, tôi đến đón cụ chở thẳng vào nhà thương cấp cứu. Ở đấy chờ độ khoảng 8 tiếng 9 có khi hơn 8 tiếng) ông cụ được truyền nước biển, truyền thuốc và cụ được cho về với 1 toa thuốc "không gia truyền."

Cụ hân hoan thơi thới v́ đă được khỏe lại, c̣n tôi th́ ra về với cơi ḷng phơi phới, v́ khỏi c̣n phải bận tâm pha chế thuốc hoặc đi hái trộm thuốc nữa. Điều may mắn nhất là khỏi cần phải làm thái giám để thử lại thuốc "bí phương gia truyền" làm ngứa ngáy cổ họng, và khó nuốt thêm một lần nữa !



THIÊN NGA

(Thi Đàn VN chuyển)

website counter