CON DAO XẾP
trong ngày Tết tây
(Phương
Hoa)
Chiều
cuối năm năm ấy ..
Ngoài
trời mưa bay lất phất. Như cuộc tẩy trần
cho sạch sẽ những ǵ c̣n sót lại của năm
qua, hầu đón chào một Tân Niên tinh khôi. Những người
khách sau cùng đă chào chúng tôi, về nhà chuẩn bị tiệc
"CountDown" năm mới. Tôi ra mở cửa sau để
hưởng chút không khí lạnh d́u dịu từ bên ngoài. Bỗng
một cô thợ gọi:
- Chị
ơi! "Bà già gân" tới ḱa! Chị đă chuẩn bị
mẫu mới cho bà ấy chưa?
Cô
không nói tôi cũng biết, Laura bà khách già người Đức
đang tới, v́ tiếng nổ ầm ầm quen thuộc
từ chiếc truck GMC bự chảng của bà nghe như
rung rinh cả ṭa nhà. Khổ rồi. Tôi than thầm. Mỗi
lần bà Laura tới là tôi phải tốn ít nhất hơn
một giờ đồng hồ cho bà, thay v́ nửa tiếng
như những khách hàng khác. Đă vậy, bà không bao giờ
làm hẹn, mà chỉ ghé lại bất cứ khi nào bà rảnh.
Nếu tôi bận th́ bà chạy đi, lát sau trở lại.
Tôi ra
đón cái thùng dụng cụ trên tay bà Laura. Bà tự mang theo
đồ nghề v́ không muốn dùng đồ của shop,
sợ lây bệnh. Bà vừa mừng sinh nhật thứ tám
mươi tư, nhưng nh́n bà người ta tưởng
chừng bảy chục. Da bà không trắng lắm. Người
cao ráo gọn gàng. Ăn mặc phù hợp "tông-xuyệc-tông"
từ quần áo đến nữ trang. Bà luôn trang điểm
kỹ, mày cong ṿng nguyệt, mắt xanh, má hồng, môi đỏ
thắm. Và mái tóc nâu luôn được chải xấy kiểu
cách. Bà khỏe nhiều so với độ tuổi v́ nhờ
biết ăn uống cẩn thận, và dù bận cỡ
nào, bà cũng cố gắng đi Gym tập thể dục.
Bà lái xe rất cừ khôi, mà toàn là xe tải hạng nặng.
Lần
đầu tiên đến, bà chạy chiếc GMC to kềnh
và đậu phát một vào chỗ trống giữa hai chiếc
xe trước cửa. Cả tiệm chúng tôi phục
lăn, trầm trồ bà dám lái chiếc truck to mà c̣n đậu
đẹp nữa. Bà cười: - Đó chỉ là chiếc
.. xe đạp của tôi! Tôi c̣n lái xe tải chở hàng thật
dài ḱa! Sau này chúng tôi biết, bà có rất nhiều xe tải
v́ làm chủ một cơ sở lớn, chuyên bán dụng cụ
bảo vệ sức khỏe (health therapy equipment) như
giường rung, nệm nước, ghế xoa bóp, máy
đấm lưng, mền điện, và nhiều dụng
cụ khác. Bà luôn lái xe tải dẫn đường để
các tài xế công nhân chở hàng chạy theo bà tham dự hội
chợ "State Fair" khắp nơi trong tiểu bang, và
giao hàng tận bên Nam Cali hoặc Lake Tahoe, Reno.
Chẳng
những bà Laura mạnh mẽ, lái xe tải chạy ầm ầm,
mà bà c̣n biết bắn súng. Khi ra ngoài, bà thường bỏ
trong xe khẩu súng nhỏ để đề pḥng cướp.
Lần nọ bà ghé shop mặt c̣n vương nét hoảng sợ,
nhưng lại cười rất thích thú. Bà nói vừa
đến ṭa án để lo một số giấy tờ.
Trên đường đi, bà có chở dùm ông khách hàng một
đoạn v́ xe ông hư. Ông ta từng là bạn học bắn
súng với bà, nên hai người lấy súng ra khoe với
nhau. Không biết bằng cách nào ông nọ đă cầm nhầm
súng của bà, và khẩu súng của ông ta th́ lại chui vào nằm
trong túi xách bà ấy.
Thế
mà khi bà vào cửa, máy rà an ninh của ṭa án không phát hiện
khẩu súng mới lạ. Bà nói trong tiếng cười sảng
khoái. - Vô trong ngồi, tôi mở xách lấy cây son môi th́ thấy
khẩu súng nên hết hồn vội vă đứng lên
đi ra. Bà nói "hết hồn" nhưng mặt vẫn
tỉnh bơ: -Nếu họ thấy khẩu súng th́ tôi ..
tiêu tùng. V́ chẳng những phạm tội mang vũ khí vào
nơi công quyền, mà tệ hơn nữa, khẩu súng
đó không có giấy tờ v́ nó là của người khác.
Có lẽ mấy chiếc lược, cái máy sấy tí hon, và
số phấn son trong xách đă che chắn cho khẩu súng của
bà. Quả là cái tính "xí xọn" lúc nào cũng mang theo
đồ làm đẹp đă cứu bà thoát được
một "kiếp nạn" ngồi tù rất hy hữu.
Do đó mà chúng tôi gọi bà là "Bà Già Gân."
Bà
Laura rất khó tính, nhưng lại tốt bụng và
thương người. Một lần cận Tết Âm Lịch,
bà đến gặp lúc tôi đang ngồi ghi cái list gửi
tiền về Việt Nam. Tôi kêu bà chờ để tôi hoàn
tất danh sách gửi tiền giúp mấy người già yếu
bạn của mẹ tôi ở quê ngày xưa. Tôi tiện miệng
kể, dù mẹ tôi không c̣n nhưng thuở sinh tiền bà rất
thương những bạn già trước 1975 từng có
ruộng đất c̣ bay thẳng cánh, sau này không đủ
cơm ăn áo mặc, cho nên năm nào chúng tôi cũng gửi
giúp chút đỉnh để họ ăn Tết. Tôi chỉ
nói để bà khỏi giận v́ phải chờ. Không ngờ
nghe xong bà đứng dậy ra xe lấy vào một tờ
trăm đưa cho tôi và nói bà cũng muốn giúp họ.
Người
nhà bên Việt Nam nhận được tiền của tôi
và của bà Laura, đem đổi cả ra tiền Việt,
bỏ vào phong b́ mang về làng cũ tặng những
người già nghèo khổ ốm đau, và chụp h́nh gửi
qua. Bà Laura rất xúc động khi nh́n h́nh ảnh những
ông bà già hom hem áo quần rách rưới nhưng cười
móm mém trong hạnh phúc khi cầm lấy bao thư. Từ
đó về sau, đến Tết tôi chưa kịp nói bà
đă hỏi chừng nào th́ gửi tiền Tết cho mấy
người già.
Dù là
người gan dạ, nhưng có lẽ sống một ḿnh
bà Laura cũng rất cô đơn. Bà thường trao đổi
tâm sự với tôi. Độc đáo và ly kỳ nhất
là câu chuyện vượt thoát kinh hoàng khỏi nước
Đức của bà. Nghe chuyện, tôi mới biết bà là
một trong những nhân chứng sống từ thời
Đệ Nhị Thế Chiến c̣n lại đến bây
giờ. Chuyến đi của bà cũng thật dễ sợ,
hiểm nguy không kém những chuyến vượt biên của
người Việt tị nạn. Sự giết người
man rợ của lính Đức Quốc Xă thời Hitler làm
cho chính người dân của họ cũng phải bỏ
chạy.
Năm
1944, thời điểm quân Hitler sắp thua, Laura mới
hơn 15 tuổi. Bà được cha dắt trốn
đi tị nạn. Nhưng giữa đường hai cha
con bị bọn lính Đức Quốc Xă bắt lại.
Để bảo vệ cô con gái nhỏ, người cha dặn
ḍ bà cách t́m đường đến trại tị nạn
rồi ông bỏ chạy qua hướng khác để cho bọn
lính rượt theo. Họ bắt ông lại và bắn chết
trước mắt cô con gái đang run rẩy núp trong bụi
rậm gần đó. Nh́n cha bị giết, bà quá kinh hăi nên
đă ngất xỉu.
Laura tỉnh
lại th́ bọn lính bỏ đi hết. Nhớ lời
cha dặn, bà đành bỏ mặc xác cha nằm trong đống
xác người, lần ṃ đi tiếp. Trong sợ hăi và
đói khát, nhiều lần bà phải rúc vào nằm chung với
các xác chết bên đường, lấy máu của họ
bôi vào mặt giả chết, chờ bọn lính của
Hitler qua khỏi mới đứng dậy đi tiếp.
Lê lết đến mười mấy ngày, thường
xuyên liếm những giọt sương bên đường
cho đỡ khát và nhai cả cỏ để đỡ
đói. Laura theo một nhóm người vượt qua biên
giới, tới được cổng trại tị nạn
th́ ngă vật ra v́ kiệt sức.
Cuối
cùng, cô bé mồ côi được nhận đến tị
nạn ở San Francisco, Hoa Kỳ. Laura kể, bà tồn tại
được cũng nhờ vào lời căn dặn sau
cùng của cha trước khi ông lao ḿnh chạy đi:
- Con
hăy nhớ đừng bao giờ bỏ cuộc! Nếu ngă
xuống th́ hăy đứng lên và đi tiếp!
Bà nói
lời căn dặn đó đă theo bà suốt đời.
Bà chưa bao giờ biết bỏ cuộc dù trong việc
làm ăn hay bất cứ việc ǵ, cho nên sự nghiệp
ngày hôm nay của bà cũng nhờ đó mà có. Hồi mới
đến Mỹ, bà vừa học vừa làm ở McDonald
cho đến khi lấy được bằng High School rồi
lấy chồng.
Chồng
bà Laura, Steve, là người Mỹ, cấp bậc trung úy
quân đội Hoa Kỳ. Ông mất tích trong cuộc chiến
Nam Bắc Triều Tiên, để lại cho bà hai người
con, một trai một gái. Dù khi ấy mới hai mươi
hai tuổi, bà vẫn ở vậy một ḿnh nuôi con chờ
tin tức chồng. Người con gái lớn của bà hiện
là một bác sĩ Tâm Lư, người con trai là thạc sĩ
Khoa Học và bà có năm đứa cháu nội ngoại.
Dù chồng
mất tích hơn năm chục năm, bà Laura vẫn đợi,
vẫn nghĩ Bắc Hàn c̣n giam giữ ông. Mỗi khi có ai hỏi
cuộc chiến Triều Tiên qua lâu rồi, sao bà vẫn nghĩ
chồng bà c̣n sống, bà trả lời, "Không có tin nghĩa
là tin tốt (No news is good news), chưa có tin ông ấy tử
trận th́ tôi c̣n hy vọng. Biết đâu bọn Bắc
Hàn điên khùng c̣n giữ ông ấy chờ dịp đ̣i
điều kiện với Hoa Kỳ th́ sao?"
Tuy bà
Laura đến shop gần chục năm, quen biết hết
mọi người, nhưng chẳng ai dám "lănh" bà
khách này, trừ tôi, v́ bà rất khó tính trong việc làm móng.
Móng tay móng chân của bà đều giả và rất dài. Mùa
nào kiểu nấy, từ ngày bà đến tiệm, tôi phải
tự "design" cho bộ móng tay và cả mười
móng chân cho bà. Những mẫu bà đ̣i nhiều khi thật
lạ kỳ, khó vẽ. Lúc th́ chiếc lá shamrock màu xanh trong
ngày Thánh Patrick, khi th́ con thỏ trong lễ Phục Sinh. Có lần
bà mang đến một chiếc móng ngựa thật, là một
cục sắt nặng ch́nh chịch, rồi kêu tôi vẽ
design y như vậy cho bà. Dù cái mẫu móng ngựa nom kỳ
cục, tức cười, bà nói mang nó sẽ đem lại
may mắn. Phiền nhất, mặc kệ tôi bận cỡ
nào bà cũng không tha, mà bắt tôi phải vẽ trực tiếp
bằng sơn chứ không chịu dán mẫu
"sticker" có sẵn. - Tôi muốn độc quyền mẫu
của tôi, không muốn giống kiểu với ai hết!
Bà nói.
Ngoài
những mẫu "quái dị" trong dịp đặc
biệt của riêng bà, các ngày lễ lớn trong năm bà
Laura thích design theo biểu tượng. Giáng Sinh vẽ cây
thông, Tạ Ơn th́ gà tây, lễ Ma trái bí đỏ ..
Nhưng thật lạ, ngày Tết Tây bà không cho tôi vẽ ly
rượu hay chữ "Happy New Year" như mọi
người. Bà bắt tôi phải vẽ h́nh con dao xếp
trên móng tay và móng chân, kể cả những móng chân út nhỏ
xíu. Việc ấy quả là một cực h́nh cho tôi. Phần
th́ khách hẹn đang chờ, phần v́ phải nín thở
vẽ để khỏi bị lem mất công chùi đi vẽ
lại, nên tôi rất căng thẳng. Lúc nào vẽ cho bà,
trong bụng tôi cũng kêu khổ và rủa thầm "bà
già chằng ăn!" Một điều làm tôi khổ sở
hơn, là mỗi Tết Tây bà Laura bắt tôi phải vẽ
những con dao xếp kiểu mẫu khác nhau, không
được trùng lập với các mẫu design năm
trước.
Chúng
tôi có ṭ ṃ "tra gạn" để t́m hiểu tại
sao bà thích vẽ con dao xếp. Nhưng bà không nói. Riết rồi
chúng tôi không hỏi nữa v́ biết đó là điều
riêng tư của bà.
Năm
nay tôi đă chuẩn bị từ sớm một mẫu vẽ
rất mới cho bà Laura. H́nh con dao xếp nhỏ xíu, bầu
dục, chính giữa hơi eo lại nh́n rất uyển chuyển,
theo một mẫu tôi t́m thấy trên online. Vỏ con dao màu
huyết dụ, lóng lánh kim tuyến vàng, trên có viết tên
"Laura" màu trắng. Một đầu mở ra lưỡi
dao bé tí, cây dũa răng cưa bên phải, và một cái
đinh xoắn khui rượu mở ra bên trái. Mới thoạt
nh́n, nó giống như con rùa tí hon màu đỏ với cái
đầu và hai chân trước óng ánh bạc.
- Wow!
Đẹp quá! Bà Laura trầm trồ, lộ vẻ xúc động
khi tôi vẽ xong con dao đầu tiên trên móng tay cái của
bà. Đây là mẫu đẹp nhất từ trước tới
giờ đấy. Nh́n giống như thật!
Trước
khi ra về, bà bỗng nh́n tôi: - Này! Ngày mai là New Year, cô có rảnh
không? Nếu rảnh trưa mai đến nhà tôi chơi, tôi
sẽ cho cô xem một thứ, bảo đảm là cô sẽ
thích!
Đây
quả là một lời mời bất ngờ. Tôi rất
thân với bà Laura, từng nhiều lần mời bà đến
nhà tôi dự tiệc, năm mới, đám giỗ, và cả
đám cưới các con tôi. Nhưng bà chưa một lần
mời tôi đến nhà riêng ở thành phố lân cận.
Bà chỉ mời tôi đến cơ sở kinh doanh của
bà, v́ nó nằm cùng con đường với tiệm của
tôi. Tôi thích thú nhận lời ngay không chút do dự.
Ngày Tết
Tây shop đóng cửa, tôi lái xe một ḿnh đến nhà bà
Laura. Ngôi nhà hai tầng nằm bên trong hàng rào cây xanh kín mít dọc
con đường lớn ở vùng ngoại ô thành phố,
nhưng cửa chính th́ quay vào mặt đường nhỏ
phía trong. Một ngôi nhà kiểu cổ (Victorian house) rất
đẹp. Nhà lớn, nhưng nó như lọt thơm vào giữa
khu vườn rộng thênh thang rậm rạp cây cối.
Chào đón khách ngay cổng là một chiếc xe RV
(Recreational Vehicle) thật to, cửa đang mở.
Tôi vừa
ngừng xe, bà Laura từ trong chiếc RV bước ra chào
đón. Bà nói đang dọn dẹp và trang bị các thứ
trong xe để đến chiều các con cháu bà về sẽ
cùng bọn họ đi chơi xa một chuyến nhân dịp
nghỉ lễ.
Vừa
đi vào nhà với bà Laura, tôi vừa hỏi bà có sợ khi ở
một ḿnh nơi vắng vẻ thế này. Bà cười,
tuyên bố một câu "xanh dờn":
- Tôi bật
Alarm trước khi lên lầu ngủ. Đứa nào lạng
quạng ṃ vô, hệ thống báo động réo, tôi sẽ bắn
chết chúng!
Chỉ
tôi ngồi ở sofa trong pḥng khách, bà Laura nói chờ một
chút, rồi đi ra phía sau. Gian pḥng thật ấm áp với
ánh lửa bập bùng trong ḷ sưởi. Tôi nh́n quanh, thầm
khen bà chủ nhà có con mắt thẩm mỹ, đă sưu tập
những bộ ly tách, b́nh hoa, các bộ đồ trà kiểu
Á Châu rất độc đáo chưng trong tủ kính.
- Qua
đây Linda! Tiếng bà gọi từ pḥng ăn. Tôi bước
lại và suưt chút nữa không nhận ra đó là bà. Trước
mặt tôi là bà Laura kiều diễm trong chiếc áo đầm
trắng dài lướt thướt kiểu cô dâu. Mái tóc nâu
của bà được bới lên cẩn thận. Đầu
đội lệch chiếc mũ trắng có vành, đóa hoa
trắng lớn với hai dây tua lấp lánh kim tuyến nằm
bên phải, rũ dài theo gương mặt sáng ngời
trang điểm của bà.
- Wow!
Bà đẹp quá! Tôi buột miệng trầm trồ. Trông
giống một cô dâu!
- Th́
hôm nay tôi là cô dâu mà! Bà cười nói. Mồng một Tết
năm nào tôi cũng kỷ niệm ngày cưới của
tôi. Rồi bà lẩm bẩm: - Năm mươi mấy
năm rồi ..
Tôi
đứng sững sờ. Không ngờ một người
có cá tính mạnh mẽ như bà Laura lại là người
dạt dào t́nh cảm. Vậy mà trước giờ tôi cứ
nghĩ bà cứng rắn như đàn ông.
Mời
tôi ngồi vào ghế xong bà lại ngồi phía đối
diện. Trên chiếc bàn ăn dài bằng gỗ nâu bóng
loáng, mấy món ăn đơn giản được bày
sẵn. Một ổ bánh CornBread, đĩa bắp cải
muối chua, khay xà lách trộn pho mát bào và các loại hạt,
tô thịt ḅ hầm đậu, và một khúc thịt xông
khói. Bà lúc nào cũng chọn món ăn tốt cho sức khỏe,
tôi thầm khen.
Nh́n về
phía đầu bàn, tôi ngạc nhiên thấy một khung ảnh
lớn lộng tấm h́nh trắng đen. Bên cạnh là một
lá cờ Mỹ được gấp gọn gàng, và một
chiếc hộp nhỏ màu đen h́nh chữ nhật đặt
bên trên lá cờ.
Đó
là h́nh một cái đám cưới nhà binh. Chú rể cao lớn
đẹp trai, oai nghi trong bộ quân phục sĩ quan,
khoác tay cô dâu đang cầm bó hoa trắng, áo đầm trắng
dài kiểu xưa không chấm đất, eo thật nhỏ
bên dưới x̣e bung, đầu đội lệch chiếc
mũ trắng có hoa, giống hệt trang phục bà Laura hiện
giờ. Một điều rất kỳ lạ, là cặp
đôi này bước đi giữa hai hàng lính. Đối mặt
với nhau, quân phục chỉnh tề, đứng nghiêm thẳng
tắp, trên tay mỗi người lính đều cầm một
thanh kiếm dài sáng choang. Hai hàng quân cùng đưa cao kiếm
lên khỏi đầu, bên này đâu chéo kiếm lại với
bên kia tạo thành một mái che cho cô dâu chú rể bước
đi bên dưới.
- Ô!
Đây là đám cưới của bà ngày xưa hả? Tôi hỏi.
Cô dâu chú rể trông oai quá!
- Ừ,
đám cưới của tôi đấy. Cô nh́n kỹ tấm
h́nh đi, xem có thấy ǵ lạ không?
Tôi
quan sát thật kỹ tấm h́nh, nhưng không thấy ǵ
ngoài cặp tân lang tân giai nhân đang đi dưới
"rừng gươm" giữa hai hàng lính và một cây
kiếm ai bỏ nằm dưới đất sau lưng họ.
Tôi nói
cho bà biết.
-
Đúng rồi! Cô đă thấy nó! Bà Laura gật đầu
nói tiếp: Đó là cây kiếm của một trong những
người lính của Steve chồng tôi. Anh ta là lính mới,
và không biết v́ run hay v́ lạnh mà khi chúng tôi vừa bước
qua khỏi anh ta là thanh kiếm vụt rời khỏi tay
anh ta bay cái vèo xuống đất. Xém chút nữa là chúng tôi
đă bị chém trúng rồi!
- Trời!
Tôi kêu lên, người nổi đầy gai ốc. Thật
là một điềm rất xấu cho đám cưới.
Bà
Laura kể, có lẽ v́ điềm xấu đó đă báo hiệu
trong ngày cưới, mà chưa đầy hai năm sau, khi
bà vừa có thai đứa con thứ nh́, th́ chồng bà bị
mất tích ở Đại Hàn. -Anh lính đó đă ân hận
và khóc đến mù mắt khi Steve bị mất tích, v́ cho
là lỗi tại anh ta mang điềm xui tới cho chúng tôi
trong ngày cưới. Bà thẫn thờ nói.
-
Đó có phải là thời kỳ chiến tranh Nam Bắc
Triều Tiên? Tôi hỏi.
-
Đúng rồi! Steve mất tích trong trận Hồ Nước
Chosin (Battle of Chosin Reservoir) ở Triều Tiên, tháng Mười
Hai năm 1950. Anh ấy thuộc Sư đoàn 7 Bộ Binh
Hoa Kỳ. Là cấp chỉ huy, khi trung đội anh bị
vây hăm nhiều ngày và có lệnh rút lui, Steve đă cho binh sĩ
rút trước. Anh t́nh nguyện một ḿnh ở lại
ngăn chặn địch quân.
- Vậy
sao? Trận Hồ Nước Chosin?
Ǵ chứ
trận Hồ Nước Chosin nổi tiếng trong chiến
tranh Triều Tiên th́ cả thế giới đều biết.
Nhiều tài liệu cho thấy khi ấy Bắc Hàn đă
thua đậm các lực lượng của Nam Hàn và Liên Hiệp
Quốc đuổi đến tận vùng biên giới
Đông Bắc của Bắc Hàn, nhưng nhờ đại
quân Trung Quốc tràn sang trợ giúp nên mới cầm cự
được. Đầu tháng 12, 1950, trong trận Hồ
Nước Chosin - the Changjin Lake Campaigne - 30,000 quân Nam Hàn và
quân Liên Hiệp Quốc, trong đó có Sư đoàn 7 Bộ
Binh và Thủy Quân Lục Chiến Hoa Kỳ, đă bị 67,000 quân Trung Quốc
vây hăm nặng nề. Sau 17 ngày chiến trận với số
thương vong lớn cho cả hai phía, quân Mỹ vẫn
phá được ṿng vây để rút lui. Đây là trận
đánh đưa tới kết cục là quân Liên Hiệp
Quốc cho thoả hiệp ngưng chiến, và Hàn Quốc
bị chia đôi.
Bà
Laura bắt đầu kể về trận đánh cuối
cùng của ông chồng, trong khi tôi ngồi im, mắt nh́n
chăm chăm vào h́nh Steve vị chỉ huy anh hùng với
ḷng ngưỡng mộ. Người ta nói lại với bà
Laura, khi Steve lệnh cho quân sĩ của anh chạy đi,
không ai chịu bỏ đi v́ họ rất thương quư
cấp chỉ huy của họ. Mọi người đều
nói anh không đi th́ họ cũng liều chết ở lại
chiến đấu đến cùng. Nhưng Steve buộc tất
cả phải rút, và nói cùng lắm anh sẽ t́nh nguyện
chịu bị bắt rồi sau trao đổi tù binh chứ
anh không để mất mạng đâu. Nghe vậy mọi
người mới rút đi.
Bà
Laura dừng lại, vói tay cầm lấy chiếc hộp
màu đen bên trên lá cờ, vừa mở hộp ra vừa
nói tiếp với giọng trầm khác thường:
- Sau
khi quân đội b́nh định, họ trở lại chỗ
bụi cây, nơi Steve đă nằm bắn chận cho quân sĩ
rút, th́ không t́m thấy anh đâu cả. Họ lục lạo
cùng khắp nhưng chỉ t́m được cái này. Bà
đưa chiếc hộp cho tôi.
Tôi
đón lấy chiếc hộp đen mở náp nh́n vào. Và bỗng
lặng người há hốc. Tôi nín thở, muốn kêu
"Trời ơi!" Nhưng không phát ra lời.
Trong hộp
là một con dao xếp vỏ màu đỏ đậm, lóng
lánh kim tuyến vàng, trên có khắc tên "Laura" màu trắng.
Lưỡi dao trên đầu đă được mở
ra, cây dũa răng cưa cũng mở ra bên phải, và một
cái đinh xoắn mở ra bên trái. Nó giống hệt con dao
xếp tôi đă vẽ trên móng tay bà Laura năm này. Thảo
nào bà đă xúc động khi tôi vẽ xong con dao và nẩy
ra ư định mời tôi đến nhà để cho tôi xem
con dao thật. Tôi cầm con dao lên ngắm nghía với tâm trạng
bồi hồi, xúc động, lẫn ngưỡng mộ.
Quả
là một sự trùng hợp ngẫu nhiên đầy thú vị
và cảm động. Tôi chỉ vẽ theo mẫu h́nh con
dao xếp tôi t́m thấy trên Google. Không ngờ nó lại giống
y chang con dao mà mấy chục năm về trước vị
sĩ quan kiêu dũng của dân tộc Hoa Kỳ đă bỏ
lại cho vợ anh. Steve người chỉ huy ấy
đă can đảm hy sinh để cứu binh sĩ của
ḿnh. Vợ anh Laura mất đi người chồng, con
anh mất cha, nhưng anh đă được tổ quốc
ghi công lưu danh thiên sử.
-
Đây là con dao tôi tặng Steve trong lần cuối cùng chúng
tôi ở với nhau. Bà Laura chợt lên tiếng sau một
lúc yên lặng. - Anh ấy đă lén bỏ nó lại như
là lời nhắn nhủ trước khi bị bắt
đi. Người ta đem nó đến cho tôi lúc báo tin anh
mất tích. Con dao bảo tôi là anh ấy c̣n sống.
- Từ
đó đến giờ bà có nghe tin tức ǵ của ông ấy
không? Tôi hỏi khi đă qua cơn xúc động.
-
Không. Tôi luôn luôn hy vọng và chờ đợi. Nhưng mà
.. Bà dừng lại, chỉ vào lá cờ gấp để
trên bàn: - Trước lễ Memorial Day năm nay, tổng thống
Goerge W. Bush đă duyệt lại danh sách những quân nhân mất
tích trong cuộc chiến Triều Tiên. Và ông ấy sai
người đem đến lá cờ Mỹ này trao cho tôi
cùng với lời tuyên bố là Steve đă chết. Tổng
thống Bush cũng mời tôi đi Washington một chuyến
để dự buổi lễ tuyên dương. Bà dừng
lại một lát rồi nói giọng quả quyết: -
Nhưng tôi vẫn không tin Steve đă chết!
-
Điều ǵ làm cho bà nghĩ vậy? Tôi hỏi.
- Bỡi
v́ chính phủ cũng chưa có thông tin ǵ về cái chết
của Steve. Khi tôi hỏi nếu anh ấy đă chết
th́ bằng chứng đâu, hài cốt đâu, họ không có
được câu trả lời. Tôi biết là v́ thời
gian quá lâu nên họ đoán vậy thôi. Hiện tại c̣n
nhiều ngh́n quân nhân Mỹ, MIA (Mising In Action) mất tích
trong cuộc chiến Triều Tiên chưa có tin tức, nên
tôi vẫn c̣n hy vọng.
Tôi
đứng lên, bước lại ôm lấy vai người
vợ lính tám mươi bốn tuổi, xúc động
đến nghẹn lời. Sự thủy chung của
người phụ nữ phương Tây đă quá bát tuần
này cũng đâu thua kém người thiếu phụ trong
"Ḥn Vọng Phu" của Việt Nam tôi ngày trước.
-
Laura, bà nói rất đúng! Tôi cũng nghĩ như thế!
Tôi th́ thầm bên tai bà. - Cho nên bà cần phải giữ niềm
hy vọng ấy.
Người
vợ của vị sĩ quan anh hùng đưa tay lên vỗ
vỗ vào bàn tay tôi như muốn nói lời cám ơn. Dưới
ánh sáng của chùm đèn hoa thủy tinh kiểu cách treo trên
trần nhà tỏa xuống bàn ăn, những con dao xếp
trên bộ móng tay bà Laura lấp lánh lung linh như những
đôi cánh Thiên Thần, đang dang ra che chở cho niềm
tin và hy vọng của bà.
Tôi
đứng im bên bà một lúc. Trong cái tĩnh lặng của
buổi trưa ngày đầu năm, tiếng củi cháy
tí tách từ ḷ sưởi vọng sang cộng với tiếng
gơ tích tắc của chiếc đồng hồ cổ trên
tường, b́nh yên như một khúc ḥa tấu êm đềm,
sao tôi lại cảm thấy ḷng ḿnh sóng dậy ..
Lát sau
bà Laura mời tôi cùng bà dùng bữa. Bà nói năm nào vào ngày Tết
Tây bà và các con cháu cũng đều làm tiệc kỷ niệm
ngày cưới của bà rất linh đ́nh thay cho tiệc
Tết. Bữa trưa nho nhỏ này bà chuẩn bị chỉ
để đăi tôi, tiệc dinner vào tối nay mới là tiệc
chính. Sau đó th́ cả nhà sẽ đi chơi xa.
Khi tôi
từ giă, Laura tiễn tôi ra xe. Trời đă quá trưa
nhưng vẫn hiu hiu lạnh. Chúng tôi sóng bước trong
hương gió đầu năm. Hương gió thoang thoảng
nhẹ nhàng, quyện cùng mùi gỗ đốt từ ḷ
sưởi trong nhà đưa vào không khí một mùi
hương đặc thù mùa lạnh
- Lái
xe cẩn thận! Bà nói và vẫy tay chào khi tôi ngồi vào
xe.
Tôi hạ
kính xuống vẫy lại bà. Xe ra khỏi cổng tôi vẫn
c̣n thấy bà Laura đứng nh́n theo. Vạt áo đầm
trắng của cô dâu năm xưa, sau cả nửa thế
kỷ, vẫn bay bay trong cơn gió đầu năm. H́nh ảnh
bà Laura vẫn liêu xiêu, bà trông thật cô độc bên ngôi
nhà to lớn và khu vườn rậm rạp thênh thang.
Nhưng tôi biết, bà không cảm thấy cô độc tí
nào. Bà đang sống với một niềm hy vọng vô
biên. Niềm hy vọng có ngày được biết tin về
Steve, chủ nhân của con dao xếp đỏ gửi lại
trên chiến trường trận Chosin, Korea.
Chúc bà
may mắn. Tôi nói thầm và nhấn ga.
Tết Dương Lịch 2015
PHƯƠNG
HOA
(Ngọc
Thúy sưu tầm, Vương H. chuyển)