SU'U TÂ`M 6

Home | CÚ'U TRO*. !!! | CÚ'U TRO*. [tt] | CÚ'U TRO'. 1 | CÚ'U TRO'. 2 | VA(N | VA(N (tt) | VA(N 1 | VA(N 2 | VA(N 3 | VA(N 4 | VA(N 5 | VA(N 6 | VA(N 7 | VA(N 8 | VA(N 9 | VA(N 10 | VA(N 11 | VA(N 12 | VA(N 13 | VA(N 14 | VA(N 15 | VA(N 16 | VA(N 17 | VA(N 18 | VA(N 19 | VA(N 20 | VA(N 21 | VA(N 22 | VA(N 23 | TA.P GHI | TA.P GHI [tt] | TA.P GHI 1 | TA.P GHI 2 | TA.P GHI 3 | TA.P GHI 4 | TA.P GHI 5 | TA.P GHI 6 | TA.P GHI 7 | TA.P GHI 8 | TA.P GHI 9 | TA.P GHI 10 | BÀI VIÊ'T | BÀI VIÊ'T [tt] | BÀI VIÊ'T 1 | BÀI VIÊ'T 2 | BÀI VIÊ'T 3 | NHA.C & HÌNH A?NH | VA(N VUI | VA(N VUI [tt]

TA.P GHI 2

lethikimdong_hanquoc.jpg
(Chô`ng HQ - Cô dâu Viê.t KIM -DÔ`NG)

Lẩm cẩm Sài Gòn thiên hạ sự

 

CÔ DÂU HÀN QUỐC (tt)

 

Trích: Lẩm cẩm Sài Gòn thiên hạ sự

Số 223 Ngày 26-8-2007 * VĂN QUANG

 

 

Không ra đi mới là lạ

 

Trong loạt bài này, số trước (222), khi tường trình về cái chết thê thảm của HUỲNH MAI, tôi đề cập đến một trong những trường hợp khác của cô dâu Việt bị hành hạ tàn nhẫn tại Hàn Quốc. Vì bài báo có hạn nên chưa thể tường trình hết những chi tiết về người con gái bất hạnh ấy. Xin tóm tắt lại để bạn đọc tiện theo dõi.

 

“Một cô gái trẻ quê Cần Thơ, khi sang Hàn Quốc thì bị người chồng ép buộc quan hệ sinh lý triền miên, lại giam kín trong nhà không cho tiếp xúc với thế giới bên ngoài. Chịu không nổi sự bức bối về tinh thần lẫn thể xác, cô gái xé màn cửa tìm cách thoát ra ngoài bằng đường cửa sổ. Nhưng nửa chừng thì dây đứt, cô gái bị rơi từ lầu cao xuống đất tử nạn. Hơn ba tháng xác cô gái không đưa về được Việt Nam, vì gia đình cô nghèo không đủ tiền, trong khi phía chồng cô vẫn từ chối đưa ra một số tiền thích đáng để lo hậu sự”.

 

Đó là trường hợp thứ hai, sau Huỳnh Mai mà ở Việt Nam chúng tôi cũng mù tịt mọi tin tức. Thật ra hầu như người Việt Nam nào ở thành phố hay thôn quê, sau một thời gian có những cô gái quê lấy chồng Đài Loan hay Hàn Quốc, đều hiểu rằng không phải ai sang xứ người cũng sẵn sàng có hạnh phúc đón ở đầu ngõ, có đô la nhét túi để hàng tháng gửi về cho gia đình xây nhà lầu giữa ruộng nước. Ngoài một số ít cô may mắn tìm được cuộc sống tương đối gọi là sung túc, số còn lại đều long đong, mỗi người một kiểu khác nhau. Nhưng bề ngoài cố làm ra vẻ … sung sướng tràn trề cho mát mặt.

 

Còn những nỗi khổ âm thầm

 

Tuy nhiên, người dân ở VN vẫn chỉ tưởng tượng sự khổ sở đó đến một giới hạn nào đó, chứ không thể hình dung nổi có những cái trên cả sự khổ sở mà người con gái có thể phải hứng chịu. Những anh chồng đó không nhiều trong số những người đàn ông lấy vợ VN, dù ở Hàn Quốc hay Đài Loan, song chắc chắn không ít những anh - và cả gia đình anh ta - mang vẫn nhăm nhe với ý nghĩ: “đã bỏ công tốn tiền thì phải đòi lại cho đáng đồng tiền bát gạo”. Chắc chắn còn rất nhiều những “nàng dâu hiền” VN hiện nay đang phải sống trong cảnh bị hành hạ đó. Thậm chí có ba anh em trai cùng… hưởng chung một cô dâu, chuyện này tôi đã diễn tả ngay từ ba bốn năm trước, trong tiểu thuyết phóng sự Lên Đời (2 tập - do nhà XB Tiếng Quê Hương Virginia phát hành)*.

 

Các cô dâu này mới chỉ ở gần cái mức dở sống dở chết, nên chưa dám hoặc chưa đến nỗi phải tìm đến tâm sự với những nơi gọi là “cơ quan tư vấn” cho những cô dâu gặp khó khăn. Bởi khi đã phải giãi bày sự việc như vậy là đã phải có một quyết định dứt khoát “không thể ở lại cái gia đình này nữa”. Mọi chuyện sẽ tan vỡ. Chẳng khác gì khi người vợ đòi ly dị, mà nếu không thoát khỏi được cái “nhà tù” ấy thì còn khổ hơn là ... đi cải tạo. Cô sẽ trở thành cái đích ngắm của tất cả những con mắt thù địch của mọi con người trong gia đình này suốt cuộc đời còn lại.

 

Tôi không biết những cơ quan tư vấn và những người có thẩm quyền có chú ý đến tình trạng này không ?

 

Ngồi đó mà chờ các cô dâu Việt đến “xin ý kiến” có lẽ là quá muộn. Cho nên không thể coi như thành lập một cơ quan tư vấn hoặc cho số điện thoại của một bộ phận nào đó là xong việc. Điều đó chỉ đúng với những vấn đề về thương mại, còn cuộc sống không phải là như vậy.

 

Tôi không có tham vọng nêu lên vấn đề phải giải quyết tình trạng đó ra sao, chỉ xin nói cho rõ hơn vấn đề đang âm ỷ như lòng núi lửa trong xã hội chúng ta đang sống mà thôi.

 

Kịch bản y chang

 

Xin trở lại với thông tin cô gái thứ hai sau Huỳnh Mai bị chết thảm. Cũng may lần này không phải do bàn tay người chồng mà do cô đào tẩu theo kiểu “phim trinh thám” mà bây giờ ở VN gọi là “phim hình sự”. Người chồng chỉ là thủ phạm gián tiếp gây ra tai nạn này.

 

Ngày 10-7, trong chương trình “Nhật ký phóng viên”, Đài truyền hình MBC của Hàn Quốc, đã phát một bản tin về cái chết đáng thương của một cô dâu Việt. Theo MBC, cô dâu có tên “Trần Thị Thu An (thật ra tên cô là Kim Đồng đã được MBC đổi tên) đang có thai và do bị gia đình nhà chồng hành hạ, đã tìm mọi cách trốn khỏi nhà chồng. Cô gái trẻ trút hơi thở cuối cùng ngày 30-4-2007, sau cuộc đào thoát bất thành từ nhà chồng trước đó năm ngày.

 

Kịch bản cuộc đời cũng giống y chang như hầu hết người cô gái quê, muốn đổi đời bằng cách lấy chồng Hàn Quốc, cô Kim Đồng phải lên TP Sài Gòn theo một đường dây tuyển chọn cô dâu cho các chú rể Hàn.

 

Do có nhan sắc nên cô may mắn được phía “nhà trai” ưng ý ngay cuộc “thi tuyển vợ” đầu tiên. Không hẩm hiu như rất nhiều cô gái khác phải ăn chực nằm chờ ở “trung tâm nuôi dưỡng cô dâu” giữa TP. Sài Gòn. Có cô phải nằm chờ vài ba tháng là chuyện thường tình. Mỗi lần đi thi tuyển là một lần phải đi tới đi lui, trình diễn cận cảnh hơn là thi hoa hậu. Sau đó lại bị nắn bóp kỹ lưỡng xem có khuyết điểm gì trong thân thể hay không với cái cớ là “kiểm tra” cô dâu có khả năng sinh con hay không. Qua hàng chục lần như thế may ra mới trúng tuyển. Khó đấy chứ đâu có phải chuyện đùa.

 

Nhưng với Kim Đồng thì vài ngày sau đó là một đám cưới tập thể với ba đôi vợ Việt chồng Hàn Quốc khác, được tổ chức tại Đầm Sen ngày 13-9-2006. Xong đám cưới nhà gái chỉ nhận được 300 USD và duy nhất một tấm hình cưới tập thể khổ to. Sau đó cô dâu trở về quê làm giấy tờ, còn chú rể quay về Hàn Quốc. Đến ngày 14-1-2007 Kim Đồng được rước qua Hàn Quốc, sau đó sáu ngày cô làm đám cưới tại xứ kim chi. Qua xứ Hàn được một tháng, cô gửi về cho gia đình được 300 USD lo sửa lại căn nhà lá vốn đã mục nát.

 

“Mất tiền mua mâm thì đâm cho thủng”

 

Nhưng tiếp sau đó là những bi kịch dồn dập đến. Chồng nhốt trong nhà không cho ra ngoài, đánh đập cô tàn nhẫn và bắt “phục vụ” suốt đêm không cho ngủ khiến cô hoảng loạn ...

 

Chính vì thế nên người dân quê cứ nói “nôm na” là chú rể Hàn Quốc luôn mang ý nghĩ “mất tiền mua mâm thì đâm cho thủng”. Tuy nghe hơi thô lỗ song chẳng còn cách ví von nào hay hơn thế, thật hơn thế.

 

Hôm thứ năm (23-8), lần đầu tiên, rất bất ngờ tôi gặp ông Trần Mạnh Hảo ở nhà một người bạn, ông này còn “búa” những câu “khủng” hơn thế khi đề cập đến chuyện “thiên hạ sự” trong những ngày ông còn sống ở miền Bắc. Có những ông “văn nghệ sĩ đàn anh” còn chửi tục hơn vì uất quá chịu không được.

 

Tôi đọc Trần Mạnh Hảo nhiều qua net, nhưng nay mới gặp. Lối nói chuyện của ông cứ như lúc nào cũng có lửa, cháy bùng bùng. Ông nói toạc móng heo, không nề hà chữ nghĩa thanh tục, lý luận như dao cạo khiến câu chuyện của ông luôn hấp dẫn người nghe. Thế nên có những cái tôi đọc rồi, nhưng cứ ú ớ, để tự ông nói ra mới sướng. Đôi khi tôi không biết ông này nói hay hơn hay viết hay hơn.

 

Tôi nói thế để chứng minh rằng tục ngữ, thành ngữ, ca dao VN cũng có những câu “thô thiển”; những câu ví von thông tục vẫn có giá trị riêng của nó. Và, dường như chỉ có “nó” mới diễn tả được hết ý nghĩa của điều mình muốn nói. Nếu cứ “nho nhã” quá e không thể lột tả hết cái “thần” của cách diễn tả VN.

 

Cũng trên quan niệm ấy, người dân quê nói thế nào, tôi tường trình lại như thế. Và thật tình, có muốn sửa cũng không được. Sửa chữa đôi khi lại làm hỏng văn hoá.

 

Nén hương cho người xấu số

 

Trở lại với tai nạn của Kim Đồng, 12g đêm 25-4-2007, từ chung cư ở Daegu (một thành phố miền trung Hàn Quốc, cách Seoul 400km), cô đã tìm cách trốn khỏi nhà nhưng không dám đi thang máy vì sợ camera của thang máy phát hiện nên đã buộc rèm cửa vào người và nhảy xuống từ ban công lầu 9. Không may rèm cửa bị tuột và Kim Đồng rơi từ trên trời xuống đất, bị thương rất nặng. Cô được đưa vào bệnh viện cứu chữa nhưng đến ngày 30-4 thì không qua khỏi.

 

Trong 5 ngày thoi thóp đó, Kim Đồng suy nghĩ những gì ? Nỗi đau thể xác lớn hơn hay nỗi đau trong trái tim khờ dại kia lớn hơn ? Lúc đó cô nhìn những thành phố văn minh sạch đẹp của Hàn Quốc như thế nào và nhìn về cánh đồng quê hương với căn nhà rách mướp của cô như thế nào ?

 

Mỗi bạn đọc có cách suy nghĩ, cách hình dung riêng của mình. Đó cũng là sự cảm thông, là nén hương cho người xấu số.

 

Trong khi đó ở quê nhà, ông Thắng - bố cô - chỉ biết cô con gái của ông được đưa vào Bệnh viện Đại học tôn giáo Daegu ngày 25-4-2007 trong tình trạng não bộ xuất huyết do chấn thương, sau đó năm ngày thì qua đời tại bệnh viện ngày 30-4. Đến ngày 8-5 ông nhận được điện thoại từ đại sứ quán Hàn Quốc báo tin con ông đã chết. Ông Thắng than thở: “Đến nay gia đình tôi chưa biết nhiều thông tin về vụ việc này. Con chúng tôi vì sao chết ? Hài cốt bao giờ gia đình mới được nhận ? Gia đình chúng tôi nghèo quá, không thể tự đi lo được chuyện hậu sự của con gái mình. Gia đình chỉ biết nhờ vào các cơ quan chức năng của hai nước giải quyết, nhưng hơn ba tháng rồi vẫn chưa biết kết quả ra sao...”

 

Mắt ông Thắng đỏ hoe khi nhắc đến lời kêu cứu của con gái trước khi chết: “Chồng con lại đánh con nữa rồi, ba ơi !”.

 

Bà Huệ - mẹ Kim Đồng - vật vã: “Từ ngày con tôi chết, tôi khóc hết nước mắt. Đời sao quá đen bạc với con. Cũng vì cái khó của gia đình mà Đồng nhất quyết ra đi để cha mẹ già ở nhà bớt khổ. Lấy chồng Hàn Quốc tôi cứ tưởng đâu con sẽ hạnh phúc ...”

 

Đến bao giờ ông Thắng và bà Huệ mới nhận được nắm tro tàn của người con gái vĩnh viễn không bao giờ gặp lại ?

 

Sự “ra đi” của những người con gái quê, ngoài sự nghèo khổ ra, còn những lý do khác nữa. Một trong những lý do đó là sự bất công và sự lạm dụng quyền lực trắng trợn …. (Chấm dứt trích đăng ở đây về "CÔ DÂU HÀN QUỐC" !!!)



VĂN QUANG

(Bai Chuyen)


website counter