Cuộc
Viếng Thăm Trại Mai Hòa (HIV)
(Thu An)
Mai Hòa là một
trại dành cho những người HIV ở giai đọan
cuối của cuộc đời . Những bệnh nhân
nơi đây bị thân nhân từ bỏ
không nơi nương tựa . Những người
giúp việc ở đây hướng dẫn cho bệnh
nhân sống một cuộc sống có ý nghĩa
bằng cách tương trợ và giúp đỡ
những người có chung một hoàn cảnh,
để họ cảm thấy rằng trong những
ngày tháng cuối cùng của cuộc đời,
họ cũng có khả năng mang lại niềm vui
và hy vọng cho kẻ khác . Nếu không được
hướng dẫn, có lẽ sẽ có rất nhiều
bệnh nhân sống một cách căm hờn (why me ?) và họ sẽ âm thầm truyền
bịnh cho những người vô tội khác .
Dưới sự
hướng dẫn của Frère Phong, đoàn
chúng tôi có cơ hội đến thăm trại
Mai Hòa .
Trước khi đến, Frère dặn chúng
tôi nên có thái độ hòa mình
với bịnh nhân, để họ không cảm
thấy bị tủi thân .
Khi đến nơi,
chúng tôi được sự đón tiếp
nồng nhiệt của Soeur Tuệ Linh. Qua hình ảnh
của Soeur Linh, tôi đã thấy được
tấm lòng khoan dung từ đại của Thiên
Chúa. Tôi thầm
nghĩ, có lẽ Soeur đã chọn lựa sống
chung với những bệnh nhân HIV để sơ
có thể cảm nhận và an ủi nỗi
đau về sự hành hạ của thể xác
và cô đơn về tinh thần khi họ bị
thế giới bên ngoài cô lập, không
dám tới gần
Chúng
tôi có cơ hội nói chuyện với những
bệnh nhân trong trại. Có người chỉ
còn lại da bọc xương nằm trên giường
bịnh, một hình ảnh quá gần gũi với
cái chết làm cho tôi ngần ngại
không dám tới gần, Nhưng Soeur Linh đã
đến cầm tay người bịnh một cách
thật thân mật và khuyên cô ấy cố
gắng lên để được về
đoàn tụ với gia đình. Tôi
đã thấy được thiên đàng
trên trái đất qua lòng từ bi vô bờ
bến của Soeur Linh đối với những bệnh
nhân HIV . Chúng tôi cũng
được tiếp xúc với một bịnh
nhân mà chính cô ta là nạn nhân
trong sự sắp xếp của gia đình bên chồng,
vì không muốn con trai của họ sống
và chết cô đơn, nên họ đã
âm thầm dấu bịnh và đã cưới
cô cho cậu con trai đang mang bịnh HIV . Cuối cùng cô
đã sanh được môt con trai, đến khi
con trai cô được 2 tuổi thì chồng
và con cô chết, còn cô bây giờ
đang chờ chết . Khi hay tin cô bị HIV, gia
đình và những người thân xa
lánh vì sợ bị lây . Trong số những bệnh
nhân, có một bịnh nhân cụt cả 2
chân, anh đã để lại trong lòng
chúng tôi khá nhiều xao xuyến
. Anh kể lại cuộc
đời thăng trầm của anh cho chúng tôi
nghe như là một phim chuyện khá ly kỳ .
Trước đây anh là con trai của một
sĩ quan cao cấp của thời Quân Lực VietNam Cộng Hòa, sau khi hay tin bị HIV,
anh đã tìm đủ mọi cách để
kết thúc cuộc sống mà anh biết sẽ
là những ngày tháng đau đớn
và cô đơn.
Anh đã nằm ở đường rầy xe
lửa để tự tử, nhưng anh không chết,
mà chỉ bị xe lửa cắt đi đôi
chân, giờ đây anh vô trại mong chia sẻ
những ngày tháng còn lại với những
người có chung số phận . Anh cũng đã đi nhiều
trường học để chia sẻ kinh nghiệm bản
thân anh cho các học sinh về HIV . Trong cuộc nói chuyện, anh cầm đàn guitar vừa
đàn vừa ca cho đoàn chúng tôi nghe
nhạc phẩm "Quê Hương Tuổi Thơ
Tôi", với giọng trầm buồn, anh
đã ca những lời ca thật tha thiết như
sự khao khát của riêng anh "Ngày
ấy đâu rồi ? cho tôi
tìm lại một ngày ấu thơ, như
câu chuyện cổ mẹ kể năm nào ..." Chúng tôi từ
giã anh với những xót xa khó tả trong mỗi
người.
Sau khi từ giã
những bịnh nhân người lớn, chúng
tôi đi ra sau vườn của trại, nơi
đó có một nhà xác nhỏ để
giữ những tử thi trong khi chờ xe
đến đưa đi hỏa thiêu. Bên cạnh nhà
xác có trên 30 chiếc hộp chứa tro của
xác những người chết mà không
có thân nhân nhận lãnh, trên hộp
có khắc tên và hình của người
chết .
Chúng tôi đứng đọc kinh cho những
người quá cố mà không có thân
nhân nhớ đến trong những câu kinh mỗi ngày . Một
cảm giác rùng rợn đến với tôi,
khi cảm thấy cái chết quá gần gũi với
sự sống . Tôi tự nghĩ
không biết là những bệnh nhân ở
đây nghĩ thế nào mỗi khi nhìn thấy
nhà xác sau vườn ?
Kế đó
chúng tôi được vui chơi với mấy
trẻ em HIV, các em bịnh nhân thi đua trổ
tài ca múa líu lo một cách thật hồn
nhiên .
Các em không được tới trường
học vì sợ bị lây cho người khác .
Các em được huấn luyện dạy dỗ
để chấp nhận cho số phận và
thái độ cô lập của loài người,
các em cũng học cách tự cầm máu lấy
nếu bị đứt tay, vấp té hay bất cứ
lúc nào bị chảy máu . Với những giọng
hát nghêu ngao "bà ơi bà, cháu
thương bà lắm, tóc bà trắng ...v.v... " với những tiếng hát
cười thật hồn nhiên, tôi thấy
các em như những thiên thần, các em
không có một chút gì tủi thân, cay
đắng hay trách móc . Thỉnh thoảng tôi quay
mặt đi chỗ khác để cố nuốt
đi những xúc động của riêng mình .
Chúng tôi cõng các em trên vai
chơi cỡi ngựa, các em hôm đó vui lắm .
Tôi thiết nghĩ giây phút ngắn ngủi
này đây, các em có cơ hội
đùa giỡn với đoàn chúng tôi
để có thể quên đi cái nhà
xác ở sau vườn đang chờ đón
các em, và thỉnh thoảng cũng có những
tấm lòng bao la quảng đại cũng tìm
đến thăm các em.
Với sự hướng dẫn
của Frère Phong đoàn chúng tôi đại
diện cho hội "Cho Em Một Nụ Cười"
đã trao cho Sơ Linh $10,000.00 dollars của những tấm
lòng quảng đại của các mạnh thường
quân ở Mỹ đã gởi đến cho
các em . Tôi cảm
thấy vui vui vì trại đã có thêm ngân
quĩ để lo cho những sinh họat và chi
phí thuốc men hằng ngày cho những chuyện
cần thiết, tôi cũng hằng khâm phục những
tấm lòng của những người chưa một
lần gặp các em nhưng cũng hy sinh để
giúp các em có được một cuộc sống
thoải mái trong những ngày cuối của cuộc
đời .
Hy vọng những bệnh
nhân nơi đây không bị bỏ rơi .
San Jose
Oct 15, 2007
Thu-An