SU'U TÂ`M 6

Home | CÚ'U TRO*. !!! | CÚ'U TRO*. [tt] | CÚ'U TRO'. 1 | CÚ'U TRO'. 2 | VA(N | VA(N (tt) | VA(N 1 | VA(N 2 | VA(N 3 | VA(N 4 | VA(N 5 | VA(N 6 | VA(N 7 | VA(N 8 | VA(N 9 | VA(N 10 | VA(N 11 | VA(N 12 | VA(N 13 | VA(N 14 | VA(N 15 | VA(N 16 | VA(N 17 | VA(N 18 | VA(N 19 | VA(N 20 | VA(N 21 | VA(N 22 | VA(N 23 | TA.P GHI | TA.P GHI [tt] | TA.P GHI 1 | TA.P GHI 2 | TA.P GHI 3 | TA.P GHI 4 | TA.P GHI 5 | TA.P GHI 6 | TA.P GHI 7 | TA.P GHI 8 | TA.P GHI 9 | TA.P GHI 10 | BÀI VIÊ'T | BÀI VIÊ'T [tt] | BÀI VIÊ'T 1 | BÀI VIÊ'T 2 | BÀI VIÊ'T 3 | NHA.C & HÌNH A?NH | VA(N VUI | VA(N VUI [tt]

TA.P GHI 1

hinhhuynhmai_chonghanquoc.jpg
(HUY`NH MAI & Chô`ng HÀN QUÔ'C)

Trích đoạn: Lẩm cẩm Sài Gòn thiên hạ sự

 

CÔ DÂU HÀN QUỐC

 

(Trích từ "Lẩm cẩm Sài Gòn thiên hạ sự"

Số 222 ngày 19-8-2007 * VĂN QUANG *)

 

 

Thảm kịch và hài kịch

 

Không hẹn mà gặp, trong tuần vừa qua, tại Việt Nam có hai chuyện làm xôn xao dư luận, đồng thời cũng gây phẫn nộ trong lòng người dân. Một chuyện xảy ra tại Đà Nẵng và một chuyện xảy ra tận bên xứ Hàn Quốc. Có lẽ nhiều bạn đọc đã biết đó là chuyện gì. Tuy nhiên có điều đáng chú ý là hai sự việc đó đã phản ảnh trung thực cuộc sống của người dân thành thị và người dân thôn quê, nhất là cuộc sống vương giả của con ông cháu cha và người dân nghèo lương thiện rõ nét như thế nào.

 

Nếu cậu ấm tác oai tác quái ở sân bay Đà Nẵng “hùng hồn, vương giả” được che chắn kỹ lưỡng bao nhiêu thì cuộc đời cô gái lấy chồng Hàn Quốc bị anh chồng sát hại thê thảm, và cô đơn bấy nhiêu.

 

Hai nghịch cảnh ấy vô tình “gặp nhau” trong cùng một thời điểm, do đó dư luận có cơ hội nhìn rõ hơn và phán xét chính xác hơn về cuộc sống và “số phận” của người dân VN hiện nay. Những mảnh đời được sinh ra trên cùng một mảnh đất, được hưởng thụ cùng một nền văn hóa, cùng có chung một lịch sử dân tộc, nhưng lại trái ngược nhau như trời với đất, như cọp với giun. Cái gì đã làm nên sự khác biệt ấy ? Sự bất công của xã hội hay sự lộng hành của quyền lực ? Xin để bạn đọc tự trả lời.

 

Thông tin từ đâu ?

 

Để dễ dàng nhận định, tôi xin sơ lược tường trình về hai câu chuyện ấy. Trước hết là chuyện của cô gái lấy chồng Hàn Quốc bị giết hại.

 

Ngày 9-8, Đài truyền hình KBS phát sóng về vụ cô Huỳnh Mai bị Jangamuke - chồng cô - sát hại dã man, chỉ vì cô muốn được trở về Việt Nam. Sau 8 ngày bị giết, người ta mới phát hiện xác nạn nhân trong tầng hầm căn nhà của Jangamuke ở phường Munhoa, thành phố Cheonan (Hàn Quốc).

Sau khi sát hại vợ, Jangamuke đã bỏ trốn và ngày 5-8 bị Cảnh sát thành phố Cheonan bắt giam.

 

Ngày 18-7 vừa qua, xác nạn nhân được hỏa táng và tro của Mai hiện đang được lưu giữ tại Cheonan. Sự việc này ngay lập tức gây chấn động dư luận Hàn Quốc và sôi sục tại VN cũng như Việt kiều hải ngoại và trên toàn thế giới.

 

Cần phải khẳng định ngay, người Việt Nam chúng ta ở trong nước cũng như ngoài nước biết được nguồn tin đau thương này là do chính những thông tin từ Hàn Quốc, chứ chẳng phải của “Đại sứ quán VN” hoặc một nguồn tin nào của Việt Nam. Giả thử không có những nguồn tin từ Hàn Quốc thì liệu chúng ta có biết hay không hoặc đến bao giờ mới biết ? Và đây có phải là lần thứ nhất những vụ việc bi đát như thế xảy ra không và còn có thể xảy ra ở đâu nữa ? Hàn Quốc, Đài Loan, Trung Quốc, Malaysia, Singapore là nơi có rất nhiều, rất nhiều những cô gái VN bị mang bán dưới hình thức môi giới hôn nhân ? Không ai trả lời câu hỏi đó.

 

Chúng ta phẫn nộ với hành động thú vật của gã chồng Hàn Quốc nhưng nên cảm ơn những người làm thông tin Hàn Quốc đã đưa ra thông tin này. Dù đã có rất nhiều người Hàn Quốc tỏ thái độ phẫn nộ, lên án hành động điên rồ của người “đồng hương” của mình, nhưng dù thế nào thì cái nhìn của người Việt Nam với những người đàn ông Hàn cũng mất đi nhiều tình cảm và những giấc mơ xứ Hàn cũng đã trở nên tối tăm. Mặc dầu đó chỉ là hành động của một cá nhân, nhưng ít nhiều nó làm tổn hại đến uy tín của cả một dân tộc. Từ hơn một thập kỷ nay, những cuốn phim Hàn Quốc mang theo hơi thở, cách sống, phong tục, lễ giáo cũng như đời sống thường nhật của người Hàn đã mang đến cho nhiều khán giả Việt Nam những cảm tình sâu đậm và không thiếu gì những cô gái thôn quê mơ ước được sống trong môi trường tốt đẹp đó. Song đến nay thì dường như họ đã hiểu ra đó chỉ là phim ảnh. Đời sống qua phim ảnh được tô son vẽ phấn khá nhiều. Nó khác hẳn với thực tế. Nó còn nhiều điều bí ẩn phía sau những phong tục, những tính cách, những thói quen của con người trong xã hội đó. Những bí ẩn ấy luôn là mối nguy cơ rình rập từng ngày từng giờ trong một cuộc sống chung giữa một người dân tộc này với dân tộc khác. Đến ngay người trong một nước nhưng khác vùng, như giữa miền Nam và miền Trung, cũng đã có những khác biệt, đừng nói đến một đất nước xa xôi mà ta chẳng biết đến bao giờ.

 

Bắt nguồn từ đâu ?

 

Thảm cảnh xảy ra của Huỳnh Mai xảy ra chính là vì những khác biệt ấy. May mà trước khi chết Huỳnh Mai còn để lại một lá thư. Nếu không, có lẽ sẽ chẳng ai biết được chuyện gì đã xảy ra. Lá thư của Huỳnh Mai viết trước khi bị sát hại một ngày và để trong hộc bàn, chồng cô đã không phát hiện. Từ đó chúng ta mới biết được một số chi tiết để nhìn ra sự việc. Tất nhiên, “thư bất tận ngôn”, Mai không thể kể hết người gì cô đã phải âm thầm chịu đựng:

 

“Em rất buồn vì chồng của mình, khi đến Hàn Quốc em đã không biết đời sống Hàn Quốc ra sao. Khi em buồn anh, anh phải hỏi em lý do chứ, anh giận em sao ? Anh không biết rằng khi khó khăn thì cả hai đều phải bàn bạc với nhau và anh phải che chở cho phụ nữ sao ? Khi em mệt mỏi, gặp khó khăn, em muốn nói chuyện với anh, nhưng mỗi khi trở về nhà anh đều thấy không vui. Mặc dù em nhỏ tuổi hơn anh nhưng chúng ta phải sống cho nhau tình cảm vợ chồng chứ …”.

 

Mai còn viết : Thật sự là em muốn về lại VN. Em mong rằng ước mơ của anh sẽ thành hiện thực và mong anh sống đàng hoàng. Khi về VN em sẽ làm lại từ đầu và đối xử tốt với ba mẹ em”.

 

Không cần phải đọc hết lá thư, ai cũng có thể hình dung ra cuộc sống “địa ngục” đó của người vợ VN như thế nào trong một đất nước xa lạ với người chồng lạnh lùng vô cảm. Những dòng chữ chân thành mộc mạc đó với nỗi ước mong lớn nhất là được “nói chuyện với chồng” chứ chưa nói đến một sự thông cảm nào. Một ước mong rất đơn sơ không thể thực hiện được, chưa phải là vì cái hàng rào “bất đồng ngôn ngữ” mà vì chính lương tâm con người. Ngay từ khi bước chân vào nhà chồng, Huỳnh Mai đã bị chồng bắt nhốt trong nhà, không cho tiếp xúc với hàng xóm. Mai muốn đi học tiếng Hàn chồng cũng không cho đi. Mai cứ hỏi điều gì liên quan đến tiếng Hàn là bị chồng chửi bới, đánh đập ...

 

Thái độ này của người chồng bắt nguồn từ ý nghĩ và cũng là sự thật, khi anh ta đối với vợ chỉ như một món hàng mua ngoài chợ trời. Hay nói khác đi là không khác gì đi chợ mua một con vật. Con chó hay con mèo hoặc một chú gà mang về phục vụ cho một nhu cầu nào đó của gia đình. Ở đây là phục vụ cho chính bản thân anh ta.

 

Có lẽ tất cả những hành động vũ phu, man rợ của những người đàn ông “mua vợ” từ VN cũng bắt nguồn từ sự thật này. Vậy VN đã làm gì để ngăn chặn tình trạng “mua bán người” đúng hệt như thời nô lệ này ?

 

Thật ra ở VN và phía Hàn Quốc cũng đã có một số biện pháp ngăn chặn. Nhưng trên thực tế thì pháp luật lại “vướng luật”. Bởi một cặp trai gái đến tuổi được phép thành hôn, khi cả hai cùng xác nhận “đồng ý lấy nhau” vì … tình cảm thì chẳng ai có quyền cấm đoán họ. Tất nhiên muốn lấy chồng Hàn Quốc hay Đài Loan thì cặp nào cũng phải khai như thế. Pháp luật cũng chỉ thở dài mà ngó, chứ làm gì hơn được ?

 

Những “trung tâm môi giới hôn nhân lậu” đầy rẫy

 

Tuy nhiên đó chỉ là tính pháp lý. Muốn ngăn chặn có hiệu quả thì phải ngăn chặn từ trước khi họ đưa nhau ra làm đơn “đăng ký kết hôn”. Muốn kết hôn kiểu này phải có người môi giới. Tất cả những cô gái quê này chẳng hề quen biết một ông Hàn Quốc nào bao giờ. Ngoại trừ những người đã từng có cơ hội làm việc với những công ty xí nghiệp có người Hàn Quốc. Con số này rất ít, tôi không đề cập đến. Bởi vậy phải có những trung tâm môi giới, những tổ chức môi giới “lậu” đầy rẫy ở thành phố, nhất là TP. Sài Gòn. Những vụ bắt bớ hàng trăm cô gái quê lên tỉnh chờ được “tuyển” như kiểu mua bán heo, vẫn lẻ tẻ xảy ra.

 

Không thể cho rằng những “trung tâm môi giới lậu” ấy làm việc bí mật quá, cảnh sát không thể khám phá ra hết. Một trung tâm như thế được tổ chức rất tinh vi, nhưng dù tinh vi cách nào thì họ cũng phải có thời gian tìm kiếm, nuôi dưỡng những cô gái từ nhà quê lên thành phố. Vài chục cô phải có nơi chốn ăn ở, mua sắm, và một đội ngũ “mặt rô” bảo vệ canh giữ. Ngoài ra còn phải đón tiếp, giao thiệp với những người nước ngoài để chuẩn bị tuyển chọn và lo thủ tục kết hôn. Những hoạt động ấy không thể qua mắt những người hàng xóm và nhất là những cảnh sát khu vực. Nhất cử nhất động của các tổ dân phố đều được canh chừng rất kỹ. Vậy thì không thể nói cảnh sát và chính quyền địa phương không biết. Có chăng chính là sự thờ ơ của những cơ quan này, nếu không muốn nói là “có cái gì đó qua lại” giữa những tổ chức môi giới này với cơ quan chức năng. Bao nhiêu vụ khám phá ra rồi, chính quyền địa phương và cảnh sát khu vực vẫn yên vị. Sự ngăn chặn trở nên kém hiệu quả và lâu dần rồi trở nên vô hiệu. Mọi chuyện đâu lại vào đấy. Pháp luât cũng được thực thi theo phong trào. Khi nào nó bùng lên thì tích cực hô cho lớn, hết phong trào lại xẹp lép.

 

Nhưng đó chỉ là một mặt của vấn đề. Quan trọng hơn vẫn là sự nghèo đói ở những vùng quê. Bên cạnh đó là sự tác oai tác quái của những ông kẹ nông thôn, sự bất công xã hội còn đầy rẫy. Người dân không chịu nổi phải tìm con đường sống cho mình. Vươn ra những thành phố công nghiệp và những cô gái muốn cứu gia đình mình và chính mình thì con đường ngắn nhất là lấy chồng nước ngoài.

 

Phải nhanh chóng lấy chồng bất kể là ai

 

Hãy nhìn thẳng vào gia đình cô gái vừa bị sát hại ở Hàn Quốc. Xã Ngọc Chúc (huyện Giồng Riềng, Kiên Giang) là một xã nghèo. Ấp Ngọc An nơi gia đình của Huỳnh Mai sinh sống là xóm cũng thuộc dạng cực nghèo, công việc chính là làm thuê hoặc nông nghiệp. Căn nhà nơi Huỳnh Mai sinh sống trước khi ra đi bằng lá đơn sơ, rách nát. Gia đình có năm người, hai vợ chồng và ba người con, trong đó Huỳnh Mai là con gái lớn. Nhà chẳng có cục đất chọi chim, đến ngôi nhà đang ở cũng phải ở nhờ trên đất mẹ vợ.

 

Cái nghèo “mạt rệp” đã khiến Huỳnh Mai bỏ học sớm, rời xa gia đình xuống tận Bạc Liêu làm công nhân thủy sản từ năm 15 tuổi. Bốn năm sau, Mai chuyển về Bình Dương làm ở một xưởng gỗ trước khi trở về quê lấy chồng Hàn Quốc.

 

Sau những cuộc “tuyển chọn”, đám cưới được tổ chức nhanh chóng. Những cô gái tham gia đường dây tuyển chọn, ban đầu còn một chút lựa chọn ông chồng tạm thời có thể chấp nhận được. Nhưng ăn ở nhà người dắt mối quá lâu sẽ rất tốn kém, công nợ ngập đầu, nên dần dà rồi gặp một anh đui què mẻ sứt, thậm chí bị bệnh tâm thần hoặc một ông lão lọm khọm cũng phải gật đầu đồng ý … cho xong chuyện. Đỡ được đồng nào hay đồng ấy cho gia đình có chút vốn trước khi “theo chàng về dinh”. Nhưng cuối cùng rồi số tiền được chồng mua cũng bị bóc sạch.

 

Như trường hợp của Huỳnh Mai, tiệc cưới chỉ có ... hai bàn. Ra về gia đình cô dâu được chú rể cho 400 USD, tới cửa bị "trưởng đoàn" môi giới - là một phụ nữ có tên Yến - thu lại 200 USD. Còn lại 200 USD không đủ trả tiền thuê xe và ăn uống dọc đường.

 

Vậy “trưởng đoàn” tên Yến là ai ? Đường dây này được tổ chức như thế nào ? Mãi đến nay hầu như vẫn “bình an vô sự” chẳng thấy ai nhắc nhở gì đến “nhân vật trung tâm” này.

 

Trong khi đó, gia đình Huỳnh Mai cứ yên tâm con mình đã đến bến bờ hạnh phúc. Bởi khi về đến xứ chồng, Mai liên tục gọi điện thoại về thăm gia đình. Khi được người nhà hỏi, Mai đều nói cuộc sống bên này rất hạnh phúc, được chồng thương yêu, mỗi lần chồng đi làm về mua đồ ăn cho gia đình rất nhiều, để đầy trong tủ lạnh... . Nhưng bà Nguyễn Thị Đẹp, ngoại của Huỳnh Mai, khóc không thành lời kể: "Vì thương gia đình nên nó mới nói như thế. Chứ nó ở bên đó khổ sở lắm, chồng không cho đi ra ngoài, không được học tiếng Hàn, suốt ngày chẳng nói chuyện được với ai. Nó điện thoại về cho hàng xóm thì khóc nức nở trong điện thoại, nhưng mọi người không dám nói thẳng với gia đình.”.

 

Thảm kịch trong lòng người con gái trẻ xứ quê này, khó có thể hình dung ra hết. Nhưng không phải chỉ một Huỳnh Mai hàng ngày phải chịu đựng nỗi đau nhục này.

 

Còn nhiều nữa những thảm cảnh như thế

 

Ở Hàn Quốc hiện có đường dây nóng đầu tiên và duy nhất của Trung tâm nhân quyền phụ nữ di trú Hàn Quốc (thuộc Bộ Phụ nữ - Gia đình Hàn Quốc) chuyên hỗ trợ tư vấn 24/24 giờ trong suốt 365 ngày cho các vấn đề bạo lực gia đình, cưỡng hiếp, mại dâm ... của các cô gái nước ngoài lấy chồng Hàn ở khắp nơi trên đất nước Hàn Quốc. Họ thẳng thắn cho biết:

 

“Chuyện phụ nữ Việt lấy chồng Hàn bị hành hạ, bị đánh chết, sau khi đẻ con thì bị chồng bắt con giấu đi, hoặc bị chồng đánh đập rồi đưa lên xe chở đi đến chỗ vắng vứt ra đường ... thì bên này nhiều lắm !". Xin tạm kể hai vụ gần đây nhất:

 

1- Trường hợp đầu tiên là một cô gái trẻ quê Cần Thơ, khi sang Hàn Quốc thì bị người chồng ép buộc quan hệ sinh lý triền miên, lại giam kín trong nhà không cho tiếp xúc với thế giới bên ngoài. Chịu không nổi sự bức bối về tinh thần lẫn thể xác, cô gái xé mành cửa tìm cách thoát ra ngoài bằng đường cửa sổ. Nhưng nửa chừng thì dây đứt, cô gái bị rơi từ lầu cao xuống đất tử nạn. Hơn ba tháng xác cô gái không đưa về được Việt Nam, vì gia đình cô nghèo không đủ tiền, trong khi phía chồng cô vẫn từ chối đưa ra một số tiền thích đáng để lo hậu sự.

 

2- Một câu chuyện khác là một cô gái Hà Nội lấy một người đàn ông Hàn Quốc đã một lần ly hôn, có một đứa con trai riêng. Cô gọi đến đường dây nóng khóc lóc nói rằng chồng cô quý con hơn vợ, nhiều lần đánh đập cô. Quá phẫn uất, cô gái đã đóng đinh lên bậu cửa, chuẩn bị một sợi dây thòng lọng để tự tử. Người chồng phát hiện được, đem giấu sợi dây đi, nhưng tình trạng đánh đập vẫn xảy ra. Cô muốn báo cảnh sát cũng không được, vì những lần như thế người chồng luôn giật lấy điện thoại không cho cô gọi. Khi cô có mang phải vào bệnh viện cấp cứu, bác sĩ chẩn đoán rằng vì bị đánh đập nên thai nhi đã bị chết trong bụng mẹ. Lúc rời bệnh viện về nhà thì người chồng đóng sập cửa, đuổi cô đi ... Tứ cố vô thân là nỗi lo lớn nhất của những cô gái bị nhà chồng xua đuổi.

 

Chỉ cần nghe hai chuyện này thôi, người Việt Nam dù ở đâu cũng thấy nghẹn đắng, căm phẫn. Chính quyền VN và Hàn Quốc và kể cả những nước khác như Đài Loan, Singapore sẽ làm gì để ngăn chặn tình trạng này ? Đã đến lúc không thể chấp nhận nỗi đau nhục này nữa. Trước hết, Việt Nam phải là nước đầu tiên có những biện pháp cụ thể hơn, quyết liệt hơn. Ngay từ những địa phương và ngay từ những làng xã nông thôn, những phường khóm ở thành phố.

 

 

VĂN QUANG

(Sưu Tầm Liên Mạng chuyển)

(Còn tiếp)


website counter