SU'U TÂ`M 6

Home | CÚ'U TRO*. !!! | CÚ'U TRO*. [tt] | CÚ'U TRO'. 1 | CÚ'U TRO'. 2 | VA(N | VA(N (tt) | VA(N 1 | VA(N 2 | VA(N 3 | VA(N 4 | VA(N 5 | VA(N 6 | VA(N 7 | VA(N 8 | VA(N 9 | VA(N 10 | VA(N 11 | VA(N 12 | VA(N 13 | VA(N 14 | VA(N 15 | VA(N 16 | VA(N 17 | VA(N 18 | VA(N 19 | VA(N 20 | VA(N 21 | VA(N 22 | VA(N 23 | TA.P GHI | TA.P GHI [tt] | TA.P GHI 1 | TA.P GHI 2 | TA.P GHI 3 | TA.P GHI 4 | TA.P GHI 5 | TA.P GHI 6 | TA.P GHI 7 | TA.P GHI 8 | TA.P GHI 9 | TA.P GHI 10 | BÀI VIÊ'T | BÀI VIÊ'T [tt] | BÀI VIÊ'T 1 | BÀI VIÊ'T 2 | BÀI VIÊ'T 3 | NHA.C & HÌNH A?NH | VA(N VUI | VA(N VUI [tt]

VA(N 21

Trận cầu chủ nhật

 

Trận cầu chủ nhật

(Phan)

 

 

Thời tôi còn nhỏ ở Việt Nam mà không biết đá banh thì bị bạn bè chọc là pê-đê. Từ “pê-đê” trong hiểu biết trẻ con của chúng tôi thuở ấy đơn giản là một đứa con trai mà thích hái hoa, bắt bướm và chơi bán đồ hàng với con gái. Một đứa con trai đúng nghĩa như Tự điển là nơi lưng quần tà lỏn có cái ná bắn chim, (bắn trật một con chim sâu - bằng ngón cẳng cái thì còn có thể bỏ qua chứ bắn trật một con chim chảo ở quê tôi thì coi như về nhà trùm mền hôm đó vì bị chọc quê đến độn thổ bởi con chim chảo bự cỡ nửa con bồ câu). Và những Đại trượng phu của tương lai thì luôn luôn đi đường thẳng. Một nhóm la cà đến sông thì lội qua sông để tiếp tục đi .. phá làng phá xóm, chứ một mình tách ra để đi vòng bờ ruộng mà không lội qua sông với đồng bọn, cũng bị chọc là pê-đê, luôn.

 

Trong một xóm lao động thì trò chơi chính của trẻ trai là đá banh vì trò chơi đó chơi được nhiều đứa mà tốn kém thì hoàn toàn không đáng kể vì toàn là giấy vụn, bịch ny-lon cũ, dây thun nhặt lại trên khắp các nẻo đường. Bọn trẻ ngồi hì hục ràng buộc những thứ vứt đi thành một khối tròn và gọi là trái banh để chơi cho hết tuổi thơ nhà nghèo. Những hôm Tết là dịp duy nhất chúng tôi có chút tiền lì xì từ người lớn thì hùn nhau mua một trái banh ny-lon. (Thằng nào lỡ chân đá vô bờ rào kẽm gai nhà ai thì tội nó lớn hơn tội phản đồ dân tộc - bán nước cho ngoại bang ! Mà thường là nó phải bồi thường bằng cách ra tiền mua hai cái bong bóng. Sau đó, lồng hai cái bong bóng vào nhau trước cho dày, nhét vô trong trái banh ny-lon đã hết hơi, dùng bơm xe đạp bơm bong bóng hai lớp đó lên, cột thật khéo và nhét khéo léo vô trong trái banh để tiếp tục những trận đấu hào hùng, oanh liệt đến nhà nhà lên đèn mới thôi).

 

Không bao lâu, lũ trẻ chiều chiều đã ra sân chiêu hồi (Ngã ba chiêu hồi trên đường liên tỉnh lộ 15 đi từ cầu Tân Thuận về mũi Nhà Bè. Nơi ngày xưa là chỗ tiếp nhận Việt cộng về hồi chánh nên gọi là Ngã ba chiêu hồi). Chúng tôi được hân hạnh tập banh với những danh thủ quốc gia như các chú: Tam Lang, Cù Sinh, Cù Hè, Trung đầu sói, Thà, Vinh đầu hói, Ngôn .. thủ môn mọi thời đại - Rạng và đôi tay vàng Lưu Kim Hoàng có tên thân mật là Hoàng đế (uống rượu đế thầy chạy luôn, uống giỏi hơn chụp banh). Tôi nhớ đời một tuyệt chiêu mà chú Thà dạy tôi cú đá phạt góc, đá xoáy vô góc chết khung thành làm thủ môn bó tay. Phải đá thật mạnh nhưng chính xác, vuốt bàn chân như vũ ba lê để trái banh đi cong vô góc chết khung thành trong sự bó tay của thủ môn và khán giả chỉ còn trố mắt, há họng .. hay chú Ngôn chỉ cú sút xỏ kim khi được phạt trực tiếp về phiá khung thành đối phương. (Một đồng đội của mình trong bờ rào chắn do đối phương xây thành, chỉ dạng háng ra, hay nhảy thẳng lên là ta xỏ kim bằng cú sút kẻ chỉ, sút má ngoài bàn chân để bóng đi thật mạnh và nửa đường bóng đi thì đổi hướng vì xoáy, mới làm bó tay thủ môn đối phương. Chú Ngôn còn chỉ cú sút phạt bằng má trong bàn chân, vuốt trái bóng sao cho đi qua bờ rào cản mà không bắn chim trên trời. Bóng đi lên rồi xoáy xuống xà ngang khung thành mới bó tay thủ môn ..

 

Ôi ! Kinh nghiệm trận mạc từ thế hệ trước để thế hệ sau tranh hùng với những đội bóng miền Bắc vào tranh giải quốc gia (A1). Những tên tuổi một thời của lớp chúng tôi như: Tùng móm (số 6) của Cảng Sàigòn; Phong - Sáu Sự (Ông bầu đội Cảng) ; Tuấn Em bên Tổng cục hoá chất .. nhiều lắm ! Để lại không bao lâu, thế hệ tiếp theo làm mưa làm gió trên sân với cú móc gót, đánh gót của Đặng Trần Chỉnh làm nên một nét hiện đại là bóng đá tốc độ trên những sân cỏ miền Nam.

 

Trái bóng và tuổi thơ như hình với bóng ở quê nhà đã theo tôi đi biết bao dặm đường cơm áo. Những thời gian gần đây, thỉnh thoảng bắt gặp những bài báo tường thuật và “bình loạn” bóng đá của chú Văn Quang còn ở bên nhà; chú Hà Xuân Du bên đây .. máu tôi lại rạo rực như những lần chuẩn bị ra sân trong niềm tin của những bậc tiền bối ngồi coi - xấp nhỏ làm ăn. Hình ảnh chăm lo từ sức khoẻ tới tinh thần quân sĩ của Huấn luyện viên (chú Tam Lang) sống lại một thời oanh liệt xa xưa.

 

Trưa nay, bà xã chở ra sân bóng để xem thằng út tôi thi đấu. Thảo nào từ sáng, tôi đang viết báo ngoài patio đã thấy chú nhóc đi tìm bố với gương mặt còn chưa tỉnh ngủ: “Bố ơi! Hôm nay con có game, bố chiên bột chiên cho con ăn được hôn ?” Làm sao từ chối được niềm tin: Ăn bột chiên với trứng kiểu hàng rong ở cổng trường tiểu học bên Việt Nam là niềm tin thắng trận của nó. Thế là chú nhóc lót bụng một dĩa bột chiên với hai cái trứng. (Ngày xưa, tuổi chín mười, tôi đi đá banh chay !) Đứng chiên bột cho con ăn, cũng ngoài patio, bên cái láp-dáp đang đa sự chuyện đời nhưng toàn tâm, toàn tưởng thì ở tận quê xa với bạn bè thơ ấu, những tiền bối nay đâu ? Xóm làng tôi đâu ?

 

Trở lại với năng lực từ niềm tin bột chiên là: “lucky food” có làm nên thắng trận ?

 

Như bạn thấy đó ! Gương mặt bột chiên hớn hở trước khung thành. Báo hiệu một trận banh tư bản nhiều năng lượng. Những đứa trẻ được mặc quần áo bóng đá đẹp như mơ, mang giày đinh-Nike bóng lưỡng .. tôi nhớ đôi chân trần của mình dạo nọ, ở trần là đương nhiên, cái tà lỏn - dây thun giãn phải vo cục nhét bên hông cho khỏi tuột.

 

(Ba mươi năm đi qua một đời người không phải là ngắn. Nhưng với lịch sử thì có là bao ? Khác chăng là khác biệt giữa hai chủ nghĩa Cộng sản và Tư bản. Bây giờ, tôi cũng là người lao động như cha mẹ tôi, xưa. Nhưng tôi sống ở Mỹ nên con tôi ăn no, mặc đẹp. Đến sân bóng bằng xe hơi có máy lạnh trong trạng thái no nê từ vật chất tới tinh thần. Đặc biệt là cha mẹ đưa con đến sân trong tâm trạng: Con mình rèn luyện thân thể một cách khoa học, có bảo đảm về an ninh sân bãi, có bảo hiểm về tai nạn thể thao .. Nếu ngày xưa, tôi bị rộp bẻ lúc lội qua sông để đến sân banh thì ai hay khi cha mẹ tôi còn chúi mũi đi cày để kiếm cơm. Tuổi thơ tôi sống trong xã hội xhcn là như thế ! Nhưng cái còn của tôi bây giờ là một ký ức đẹp đẽ về những tiền bối bóng đá Việt Nam, những bạn bè rồi xa theo giòng cơm áo nhưng niềm tin nhớ nhau thật nhiều khi từng chú bé năm xưa - đầu đã hai thứ tóc, ngồi nhìn đàn con trong đủ đầy mà thương về bạn bè như thương chính tuổi thơ nghèo khổ của mình. Tôi tin các bạn tôi trên mọi nẻo đường sinh nhai cũng cùng tâm trạng như tôi khi nhìn về quá khứ.

 

Ngồi nhìn các cháu nhỏ chơi bóng hòa nhã, có trọng tài hẳn hoi là một cô bé trung học đi làm thêm vì ham thích thể thao hơn là cần tiền sinh sống. Đám con nít chơi banh thi đấu hoàn toàn không có tiếng chửi thề ! Không có những trò gian manh như tôi khi xưa là giật chỏ, đốn chân .. con nít bên Mỹ không biết ma le - chơi bóng bằng tay khi cần gỡ những bàn thua trông thấy ! Là giáo dục căn bản mà chúng được học từ trong nhà trường. Nếu ở đây cũng dạy năm điều Bác dạy thiếu niên như tôi học ngày xưa thì trận bóng hôm nay có gì là dấu ấn cho một cựu cầu thủ thiếu niên ngồi nhớ về quá khứ buồn tênh của một thời kỳ lịch sử. Tinh thần chiến đấu của chúng tôi khi xưa là: Bằng mọi giá phải thắng nên bất chấp thủ đoạn từ ăn gian tới chơi xấu. Ở đây, bây giờ. Con nít không có áp lực: Phải thắng ! Nên chúng chơi bóng ôn hoà và tao nhã hơn. Một lần bóng vô lưới thì bên bị vô lưới cũng vỗ tay hoan nghênh ! Ở sân bóng Mỹ quốc - dù là trẻ con thôi nhưng thật sự có tinh thần thể thao, bạn ạ!

 

Thôi, nhắc lại làm chi cho thêm đau lòng một tuổi thơ chó chết chốn quê nhà chỉ vì “đồng minh tháo chạy” nên mới ra nông nỗi. Tôi ngồi mê mẩn những bộ quần áo, giày đá banh mà một thời tôi mê hơn mê… gái. (Cặp bồ làm gì để tình phí lấy hết khoản tiền ít ỏi có được - không bao giờ đủ để mua đôi giày đá banh cho ra hồn). Không biết về sau, những đứa trẻ Việt trên đất Mỹ hôm nay có biết gì về cái giá mà cha mẹ chúng trả cho hai chữ “Tự do” để chúng có mặt nơi đây ?! Chúng trả ơn đất nước cưu mang này bằng những đóng góp xã hội của người di dân thế hệ thứ hai, thứ ba .. thì có thể tin tưởng được ở chất xám Việt Nam. Phải không các bạn ?

 

Tôi ngồi nghĩ miên man, nhìn đám con nít gái Mỹ đá banh ở sân bên cạnh. Coi bộ, người Mỹ thì nữ đá banh hay hơn nam ! Những cô bé cột tóc đuôi ngựa, hai gò má ửng hồng .. chạy như bay trong gió mới đẹp làm sao ! Đặc biệt là Mễ, trai gái gì đá banh cũng giỏi. Tôi tính tuổi nhỏ của tôi và bạn bè tôi - dưới sự dìu dắt của những danh thủ Việt Nam thì đám con nít Mễ này không thắng nổi chúng tôi đâu ! Tiếc là con nít Việt Nam ở Mỹ, đá banh không hay bằng những thế hệ trước. (Có thể, chúng được giáo dục ôn hoà hơn thế hệ tôi nên không có những sáng tạo ngoài sách vở và ma mảnh phát sinh từ tiền thưởng ! Tôi càng nghĩ, càng buồn phiền về một dĩ vãng đã xa).

 

Quay lại, thấy chú nhóc nhà tôi ném biên như nó ném đi cho bố những muộn phiền về một hồi ức không mấy gì vui. Tôi chụp nhanh được tấm ảnh - hên là còn thấy trái banh chứ không thì chẳng biết nó đang múa điệu múa gì trên sân ? Trận banh hào hứng không ít với tiếng reo hò của đôi bên phụ huynh, hai ông Huấn luyện viên chạy theo banh lên-xuống còn hơn cầu thủ trong sân, miệng la hét còn hơn ông già chăn vịt ở quê tôi. Ông Huấn luyện viên bên kia vừa nói tiếng Anh với cầu thủ Mỹ của ông, tiếng Mễ với cầu thủ Mễ của ông. Sự ồn ào không gây khó chịu mà vui nhộn. Bên tôi có ông Huấn luyện viên xuất thân từ Texas Tech, nay đã về hưu. Ông dẫn theo cả người con trai của ông cũng vừa tốt nghiệp Đại học và đang làm Giáo viên thể dục thể thao cho trường Namman Hight School ở địa phương. Hai cha con cầm quân không lương nên họ rất nhiệt tình. Người Mỹ họ thế !

 

Rất tiếc là đội bóng của con tôi như cháu kể: “.. team của con có hai thằng biết chạy thì không biết đá. Hai thằng biết đá thì không biết chạy. Một thằng leader thì nó chỉ chạy theo để nói thôi ! Nó không phải đá. Thằng goalie làm biếng chụp banh lắm ! Thằng John Nguyễn thì té hoài à ! Con thì .. đâu thích giành ! Chừng nào có ball thì mình đá ..” Thử hỏi, một đội bóng có thành phần tên tuổi cỡ đó thì đi thi đấu - không đem theo càn-xế đựng banh sao được ? Tôi chú ý đến John Nguyễn là một chú bé Việt Nam, đẹp trai, lanh lợi, đá banh rất có nét nhưng chỉ tội nhỏ con quá nên không chen vai thích cánh với Mỹ được. Nó 9 tuổi, lớp 4 với con tôi mà hai đứa thì một 8, một 10. Bảo đảm bạn đọc nhìn mặt John Nguyễn là thấy thương ngay. 

 

Tôi nói có sai đâu ? John Nguyễn đá tiền đạo mà về cứu nguy khung thành đội nhà - một bàn thua trông thấy ! Chú nhỏ áo xám là một amigo - đá tiền đạo rất bén. Một mình một bóng áp sát khung thành đối phương, đang tính lừa thủ môn nòng nọc của phe ta thì bị John Nguyễn về kịp - cứu nguy.

 

Ngồi xem trận bóng mà tỷ số càng lúc càng đậm - nghiêng về phe ta mới chết ngắc ! Tôi cũng tà tà ra biên để bỏ nhỏ John Nguyễn và Jimmy Phan (hai con gà nhà). Cuối cùng, John Nguyễn đi “rơ” một hai với Micheal, xâm nhập vùng cấm địa đối phương ..  Jimmy Phan (biết chạy chỗ) từ cánh trái lao vào vùng cấm địa với đồng đội, Micheal đưa bóng rất thông minh cho Jimmy - trống trải. Với đà lao xuống như xe tăng Việt Nam. Jimmy tung cú sút - banh sống rất mạnh về khung thành đối phương và làm nên lịch sử cho đội bóng từ đầu mùa tới nay - chưa chọc thủng lưới ai để giữ hoà khí ! (Đội nào ra sân với đội Jimmy cũng cứ nắm chắc phần thắng vì đội này hiền lắm !) Với thành phần ôn hoà như kể ở trên thì bàn thắng của Jimmy hôm nay là “Chuyện khó tin nhưng có thật” ! Tỷ số chung cuộc là 4 - 1 . Nhưng với Jimmy: “Hôm nay thắng !” Đội thua là chuyện của đội, bao nhiêu không cần biết ! Ta ghi được một bàn thắng thì coi như ta thắng hôm nay ! Để giành đó mà nhớ về tuổi thơ và bóng đá khi Jimmy ra sân với con cháu của nó, sau này. Phải chăng ? Đó là một sự thay đổi tận gốc rễ của những gia đình di dân mà gia đình tôi (tôi với Jimmy) là điển hình.

 

Thì thôi. Trong cuộc đổi dời nào cũng có cái mất, cái được. Những gì tôi mất đã mất. Tôi bằng lòng với cái được hôm nay là tuổi nhỏ Việt Nam thì chơi bóng đá. Hai hoàn cảnh chơi bóng của tôi với con tôi đã đủ công tôi bỏ nước ra đi. Những vấn đề nan giải hơn, to lớn hơn thuộc về nhiều người chứ sức một người đâu làm nổi đại sự về Tự do, Dân chủ cho quê nhà. Ở một hoàn cảnh đã ổn định cuộc sống trên quê hương thứ hai nghĩa là có công ăn việc làm, gia đình có nơi ăn chốn ở, con cái cái có chỗ học hành vui chơi .. đã đến lúc những người chủ gia đình như thế, giữ vững hiện tại để đầu tư cho tương lai ổn định hơn. Nhưng đây là thời điểm đã tạm ổn việc nhà thì chúng ta nên giành thời gian và tốn kém tiền của trong khả năng cho phép để hỗ trợ đồng bào trong nước cũng là một việc làm đúng đắn với quê hương.

 

 

Nhìn các cháu có nước uống, bánh trái để ăn, sau khi thi đấu một trận banh con nít. Ông Huấn luyện viên ngồi giảng giải một cách kiên nhẫn về “thất bại là mẹ thành công” để kỳ vọng lần sau ! Ở đâu có sự quan tâm, chia sẻ với trẻ con như ở đây ? Lòng tôi thấy mang ơn nước Mỹ ..

 

 

Phan

(Bai Chuyen)

website counter